Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một số từ chuyên ngành pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 5 trang )

Một số từ chuyên ngành
SLR: chữ viết tắt của Single Lens Reflex mà ở Việt nam nó được biết
đến với tên gọi phổ thông là "Máy ảnh Cơ" dùng để chụp phim với ống kính
có thể thay đổi được.
dCam: thuật ngữ mới được sử dụng gần đây trong các tạp chí nhiếp
ảnh nhằm chỉ định loại máy "Digital Compact Camera" sử dụng kỹ thuật số
để ghi hình ảnh thay cho phim thông thường. Ta có thể hiểu dCam tương
đương với "Compact" của máy chụp phim.
BCam: tên viết tắt của "Bridge Digital Camera" do cấu tạo của ống
kính zoom dài có hình dáng giống như một chiếc "cầu" nhỏ vậy. Đây là
dòng máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hơn dòng dCam nhờ vào cấu tạo của ống
kính gần với máy ảnh cơ SLR.
dSLR: tên viết tắt của "Digital Single Lens Reflex" hay còn gọi là
"Máy ảnh cơ kỹ thuật số". Dòng máy ảnh này sử dụng những kỹ thuật cơ
học tương đương với máy ảnh cơ SLR điểm duy nhất khác biệt là hệ thống
xử lý hình ảnh số rất phức tạp thay thế cho phim cổ điển.
====
Hoá ra chữ B là " cái cầu " đấy ! , Bây giờ mấy thằng như Sony T7
hay Casio EX Z750 ( theo định nghĩa là D cam ) nhưng nhấn zoom một cái
nó cũng thò ra cái ống kính dài như cái "cầu" cho nên phân biệt kiểu này e
không ổn .
Cứ gọi là 3 dòng digital :
1- Cỡ nhỏ( T7 , EZ 40 , 55, 750 ..)
2- Cỡ trung ( Nikon coolpix 5400 , 5800 )
3- Cỡ lớn ( DSLR ) như Canon 20D , Nikon D70S , Fuji S3 Pro
Lấy nét - chế độ màu
dangngockhanh viết:
1. Căn nét tự động (AF) : Em đặt chế độ này để căn nét vào cái tủ bên
dưới bức tường và chiếc đèn phía trên thì được nhưng khi căn nét vào chính
gữa bức tường thi ống kính cứ chạy đi chạy lại không thể nào mà căn nét
được (chú ý : bức tường màu xanh nhạt).


Bác diễn tả thế này hơi chung chung. Vì canh AF nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhất là điều kiện ánh sáng. Nếu ánh sáng yếu và tương phản
thấp thì cái máy nó bị "trượt pa tanh" là thường thôi. Nhiều trường hợp bác
vẫn phải buộc canh nét bằng tay vì AF không hoạt động được.
Trích dẫn:
2. Trong AF - area mode : có 2 cách đó là Single Area AF và Center
Focus Area. Luc nào thì dùng 1 trong hai cách đó ?
Cái này phải chờ bác NTL thôi, tớ không biết mấy cái này.
Trích dẫn:
3. Mettering : 3D, Center và Spot : Các anh chi cho em biết cách
dùng của 3 phương pháp này nhé.
3D là kiểu đo matrix cải tiến. Thông thường nếu không phải trong một
số trường hợp đặc biệt (như ngược sáng nghiêm trọng chẳng hạn) thì cách
đo matrix của Nikon có tiếng là vô cùng tốt. Theo tớ, ban đầu dùng matrix
để cho tiện, cũng để làm quen với máy và dành thời gian tập trung tìm hiểu
những cái khác. Sau này khi bạn muốn tìm hiểu sâu thì nghiên cứu dùng spot.
Cái center weight nếu đã có spot thì có thể bỏ qua.
Trích dẫn:
4. Color Mode : Mình sẽ đặt ở chế độ nào thì tốt trong 3 modes đó là I
sRGB, II AdobeRGB và III sRGB. Hiện tại em dang đặt ở chế độ II
AdobeRGB.
Sao cái số 1 và 3 lại giống nhau nhỉ ? Thực ra vấn đề này cũng phức
tạp nếu bạn tìm hiểu sâu. Cái này gọi là các không gian màu sắc. Nói nôm na
thì AdobeRGB có nhiều màu hơn Adobe sRGB. Adobe RGB là không gian
gần với không gian dùng trong in ấn (máy in ảnh) còn Adobe sRGB là chuẩn
của Internet (xem ảnh trên web). Tuy nhiên, sự khác biệt bằng mắt thường
không cao lắm đâu, nếu bạn không thực sự yêu cầu cao (kiểu như làm đồ
họa) thì thực ra bạn dùng cái nào cũng được. Nếu bạn thực sự quan tâm thì
bạn còn phải chú ý khi dùng các phần mềm để chỉnh sửa ảnh cũng như khi
in ấn nữa.

2. Trong AF - area mode : có 2 cách đó là Single Area AF và Center
Focus Area. Luc nào thì dùng 1 trong hai cách đó ?

Trả lời: trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của Nikon D100 có xếp loại
các mode canh nét như sau:
Focus Mode:
- S: Single-servo AF (dùng cho các chủ thể tĩnh nói chung)
- C: Continuousservo AF (dùng cho các chủ thể động)
- M: Manual (dùng trong trường hợp ánh sáng yếu, thiếu độ tương
phản để có thể dùng AF)
AF-Area Mode:
- Single-area AF: máy ảnh sẽ canh nét vào điểm AF mà em lựa chọn
- Dynamic-area AF: máy ảnh sẽ chủ động thay đổi điểm AF tuỳ theo
chuyển động của chủ thể
Closest Subject Priority (Dynamic Area AF): với chế độ này máy ảnh
sẽ hoàn toàn nắm quyền chủ động trọng việc canh nét vào chủ thể gần máy
ảnh nhất. Thông thường em nên chọn "Single-area AF" với chế độ này. 3.
Mettering : 3D, Center và Spot : Các anh chi cho em biết cách dùng của 3
phương pháp này nhé.
Trả lời: NTL bổ sung thêm ý của bác A.E: đo sáng trung tâm
"Center" cho phép lấy kết quả "trung bình" của vùng ảnh nằm trong vòng
tròn đo sáng trung tâm tuỳ theo lựa chọn của người chụp. Nó cho kết quả ít
"chính xác" hơn "Spot" nhưng cũng đỡ nguy hiểm hơn vì Spot đòi hỏi kinh
nghiệm rất cao.
dangngockhanh viết:
4. Color Mode : Mình sẽ đặt ở chế độ nào thì tốt trong 3 modes đó là I
sRGB, II AdobeRGB và III sRGB. Hiện tại em dang đặt ở chế độ II
AdobeRGB.
Trả lời: tại trang 60 em có thể tìm thấy các thông tin cần thiết sau:
- I (sRGB) (default): dùng cho thể loại ảnh chân dung được in ra trực

tiếp sau khi chụp không qua chỉnh sửa
- II (Adobe RGB): có gam mầu "gamut" rộng nhất, dùng cho ảnh sẽ
được chỉnh sửa trước khi in
- III (sRGB): dùng cho ảnh phong cảnh in ra trực tiếp sau khi chụp
Nói chung "sRGB" thường dùng cho ảnh thông dụng, "Adobe RGB"
dùng cho ảnh nghệ thuật hay ảnh có đòi hỏi chất lượng cao.
Alter_Ego viết: Sao cái số 1 và 3 lại giống nhau nhỉ ?
--> Sự khác nhau của hai sRGB này nằm trong độ tương phản của
ảnh: ảnh chân dung có độ tương phản nhẹ, ảnh phong cảnh có độ tương phản
cao và mầu sắc rực rỡ hơn


×