Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.75 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
* <i>Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể không nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử. Trong</i>
<i>thập niên 70 của thế kỷ trước, một học giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ sau chúa Giê-xu, </i>
<i>Thính-ca-mâu-ni...trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử. Đối với người Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của </i>
<i>Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất. Mỗi con người ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử.</i>
<i> * Khổng Tử là người sáng lập học thuyết nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo </i>
<i>ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá...mà còn thể hiện trong hành vi và phương thức tư</i>
<i>duy của mỗi con người Trung Quốc. Có học giả nước ngoài thậm chí coi tư tưởng nho giáo là tư tưởng tôn giáo </i>
<i>của Trung Quốc. Trong thực tế, trường phái nho giáo chỉ là một chi trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung </i>
<i>Quốc, nó là một tư tưởng triết học chứ không phải là tôn giáo, chẳng qua là do được coi là tư tưởng chính thống </i>
<i>trong xã hội phong kiến hơn 2 nghìn năm ở Trung Quốc và có ảnh hưởng tới một số nước ở châu Á. Bởi vì người </i>
<i>Hoa và Hoa kiều có mặt trên toàn thế giới, có thể nói sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đã không còn giới </i>
<i>hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa.</i>
<i> Khổng Tử sống trong thời xuân thu, thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước </i>
<i>Chư hầu lớn nhỏ. Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó.</i>
<i> * Khổng Tử hầu như không làm quan lớn, nhưng ông rất có học vấn. Trong thời cổ đại Trung Quốc, tiếp thụ </i>
<i>giáo dục là đặc quyền của tầng lớp qúi tộc. Song Khổng Tử đã phá vỡ đặc quyền này, ông tự tiếp nhận học sinh </i>
<i>đến học, bất cứ thuộc tầng lớp nào, miễn là đóng một số ít vật phẩm và học phi là đều có thể tới theo học. Khổng </i>
<i>Tử tuyên truyền chủ trương chính trị và lý luận tư tưởng của mình cho học sinh. Được biết ông có tới 3 nghìn học</i>
<i>trò, trong đó có mấy người trở thành những đại học sĩ như ông. Những người này đã kế thừa và phát triển tư </i>
<i>tưởng Khổng Tử, và truyền bá rộng rãi.</i>
<i> * Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc? Đây là vấn </i>
<i>đề không dễ giải thích trong một vài câu. Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư tưởng </i>
<i>cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc </i>
<i> * Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế kỷ thứ 2 trước </i>
<i>công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một nhà nước theo thế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. </i>
<i>Kẻ thống trị phát hiện lý luận của Khổng Tử rất thích hợp cho giữ gìn sự ổn định của xã hội phong kiến nên xác </i>
<i>định nó là tư tưởng học thuyết chính thống của quốc gia.</i>
<i> * Luận Ngữ là cuốn sách ghi lại tư tưởng và lời nói của Khổng Tử. Cuốn sách này trong thời cổ đại Trung Quốc</i>
<i>chẳng khác nào như “Kinh thánh” của phương tây. Nếu là dân thường phải lấy tư tưởng của cuốn sách này để </i>
<i>qui phạm đời sống của mình, nếu là một quan lại cũng phải am hiểu sâu cuốn sách này. Trong lịch sử Trung </i>
<i>Quốc có cách nói rằng nửa cuốn Luận ngữ có thể thống trị thiên hạ, ý nói chỉ cần biết một nửa trong Luận ngữ là</i>
<i>đủ để quản lý đất nước.</i>
<i> * Trong thực tế “Luận ngữ” không phải là cuốn sách tràn đầy giáo thuyết mà là một cuốn sách nội dung phong</i>
<i>phú, ngôn ngữ sinh động, lấp lánh ánh hào quang trí tuệ. Trong cuốn sách này những lời nói của Khổng Tử đề </i>
<i>cập tới rất nhiều mặt, như đọc sách, âm nhạ, du ngoạn, kết bạn...Trong đó có ghi lại lời hỏi của một học trò tên </i>
<i>là Tử Cống, hỏi về việc quản lý đất nước, nói rằng quân đội, lương thực và nhân dân nếu cần bỏ đi một thứ thì </i>
<i>nên bỏ đi cái nào? Khổng Tử không do dự trả lời là quân đội.</i>
<i> * Học thuyết Khổng Tử có nội dung phong phú, trong đó có nhiều thứ đến nay vẫn có giá trị rất cao. Trong luận</i>
<i>ngữ có nhiều lời nói đến nay đã trở thành tục ngữ được người Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Ví dụ “trong </i>
<i>ba người đồng hành ắt có thầy của ta”, ý nói mỗi người đều có sở trường riêng, bởi vậy giữa con người cần phải </i>
<i>học tập lẫn nhau.</i>