Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 2 trang )
ĐẠO NHO
(Phần 1)
Kho cử kén người ra làm quan hỏi về thuật trị nước, an dân của đạo
Nho. Nho giáo manh nha từ từ thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn). Nho sĩ là
hạng người cần thiết, chờ đợi người ta cần đến mình thì đem tài trí, sở học ra
làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội (chữ Nho gồm hai chữ: Nhân =
người, và Nhu = cần dùng, lại có nghĩa là chờ đợi). Nho sĩ là hạng người tích
cực nhập thế, ra làm quan là mong có cơ hội thực hành cái đạo học của
mình.
Người đời thường lẫn lộn đạo Nho với đạo Khổng là một, coi Khổng
Tử là thủy thổ của đạo Nho. Sự thật, Khổng giáo thoát thai từ Nho giáo,
Khổng Tử chỉ khôi phục lại cái học Tu Tề Trị bình, Nhân Nghĩa Lễ Nhạc…
sắp xếp lại thành một học thuyết có hệ thống, tôn chỉ rõ rệt, nhấn mạnh vào
chữ Đức.
Nho giáo, nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền sang Việt Nam
cùng một lúc với Hán học.
I/ NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC
1. Thòi Thượng cổ đã áp dụng chính sách coi dân là trọng và thuận
theo Trời mà hành động.
- Phục Hi (4486 – 4365 tr.TL) vạch ra 8 quẻ (Bát quái, tức là: Càn =
trời, Khôn = đất, Tốn = gió, Khảm = nước, Ly = lửa, Chân = sấm, Cấn =
núi, Đoài = đầm) tượng trưng cho thiên hạ thái bình. Lại đặt ra các nghi thức
hôn lễ: bạp thái, vấn danh…
- Hoàng đế (2698 – 2597 tr.TL) là người khởi xướng nghia trật tự trên
dưới trog xã hội: giữa vua tôi có nghĩa, giữa cha con có thân ái, giữa vợ
chồng có phân biệt, anh em có thứ tự, bằng hữa có lòng tin (Ngũ luân).
- Vua Nghiêu (2357 – 2257 tr.TL), tức nhà Đào Đường, trongj “đức
trị”, coi vua chỉ là công bộc, có nghĩa vụ chăm sóc cho dân. Vua Nghiêu
theo chính sách “truyền hiền” chứ không “truyền tử”, nhường ngôi cho
Thuấn vì thấy Thuấn là người hiền, chứ không nhường cho con.
- Vua Thuấn (2256 – 2208 tr.TL): họ Ngu, lấy đức hạnh làm gương