Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đề tài " Phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với lạm phát " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.47 KB, 8 trang )

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ


Học viên : Nguyễn Văn A
Lớp : Cao học - Đêm AB - K18
Bộ môn : Kinh tế vĩ mô
GVHD : Châu Văn Thành


Nội dung yêu cầu : Thiết kế một bài tiểu luận/nghiên cứu chuyên ngành.

Cơ cấu bài viết :

1. Vấn đề lựa chọn : Bội chi ngân sách và lạm phát.
2. Tên đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với lạm
phát
3. Mục tiêu của bài viết : nhằm tìm ra một lời giải nhỏ trong lời giải tổng thể cho
kiềm chề lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu : Xem xét trường hợp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết :
9 Giữa lạm phát và bội chi ngân sách có mối quan hệ tác động như thế nào?.
9 Liệu bội chi ngân sách có phải là yếu tố quan trọng dẫn đến lạm phát ?.
9 Liệu có kiểm soát được bội chi và kiếm chề lạm phát trong thời gian ?.
6. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp tổng hợp.
7. Nội dung nghiên cứu trong bài viết này, cần phải nêu bật những vấn đề sau
:
7.1.Khái niệm lạm phát là gì ?.Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạm phát ở Việt
Nam trong thời gian qua.
9 Lạm phát là một sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung ( P ) hoặc
là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá.
9 Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian


qua.
• Do chi phí đẩy (giá dầu tăng cao, nhập siêu lớn trong điều kiện tỷ giá
biến động, chi phí sử dụng vốn tăng, tác động của các chính sách vĩ
mô...);
• Do cầu kéo ( khủng hoảng lương thực thế giới, dịch bệnh triền miên...
làm lượng nhiều loại hàng hóa bị suy giảm, tuy nhiên tổng lượng cầu
hàng hóa vẫn có xu hướng gia tăng);
• Do tác động của chính sách tiền tệ : (riêng năm 2007, cung tiền M2
tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây, với con số
35%, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối lớn, sự thiếu
kiên quyết , thiếu nhất quán của NHNN trong việc thực thi chính sách
thắt chặt tiền tệ trong những tháng đầu quí II/2008..).
• Do yếu tố tâm lý (người tiêu dùng chạy theo các tin đồn từ đó làm
tăng lượng cầu đột biến, không chuyển tiền của mình sang đầu tư sản
xuất - kinh doanh mà mua vàng, kim loại quý...).
7.2. Bội chi ngân sách là gì ?. Nguyên nhân bội chi ngân sách ?.
9 Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch
giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó.
9 Nguyên nhân bội chi ngân sách có thể chia làm 2 nhóm cơ bản
• Nhóm thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh : Khủng hoảng làm
cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để
giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho
mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của
Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều
đó làm giảm mức bội chi NSNN
• Nhóm thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà
nước : Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích
thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện
chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi
NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu

thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
7.3. Lạm phát nhìn từ góc độ thu, chi ngân sách :
9 Xét về mặt thu ngân sách : Thất thu ngân sách hằng năm dẫn đến một lượng
tiền không nhỏ chưa được thu vào ngân sách nhà nước để đáp ứng chi ngân
sách, làm mất cân đối thu, chi ngân sách, tức là bội chi ngân sách. Bội chi
ngân sách làm tăng số nợ của Chính phủ (nếu Chính phủ phải vay trong nước
và vay nước ngoài để bù đắp) hoặc phải phát hành tiền. Lượng tiền không
nhỏ còn thất thu ở trên cộng với lượng tiền mới đưa ra lưu thông sẽ tạo sức
ép đối với lạm phát.
9 Xét về mặt chi ngân sách : có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát
thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà
nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ
nần của Chính phủ và tạo sức ép lạm phát.
9 Xét về bội chi ngân sách : tỷ lệ bội chi so với GDP hằng năm vẫn còn cao,
chiếm trên dưới 5%. Việc xử lý số thu vượt dự toán cần được dành cho việc
trả nợ, dành cho việc giảm bội chi ngân sách, dành cho việc tăng số dự
phòng, quỹ dự trữ của quốc gia; trong khi số chi thường xuyên thường vượt
dự toán cao hơn cũng tạo sức ép lạm phát.
7.4. Thực trạng bội chi gân sách nhà nước với lạm phát ở Việt Nam :
9 Giai đoạn từ năm 1986 – 1990 : bội chi ngân sách là một yếu tố quan trọng
gây nên lạm phát cao trong thập kỷ này trong đó có việc bù đắp thâm hụt
ngân sách bằng sự phát hành tiền : 59,7% mức thâm hụt trong thời gian 5
năm được thanh toán bằng cách phát hành tiền : 9,3 tỷ đồng năm 1985; 22,9
tỷ đồng năm 1986; 89,1 tỷ đồng năm 1987; 450 tỷ đồng năm 1988; 1.655 tỷ
đồng năm 1989 và 1.200 tỷ đồng năm 1990….
9 Giai đoạn từ năm 1991 – 1995 : tình trạng thâm hụt ngân sách có xu hướng
giảm qua các năm nhưng lạm phát vẫn còn cao, và được bù đắp bằng vay của
dân và vay nước ngoài. Tỷ lệ bội chi ngân sách bình quân giai đoạn này so
với GDP chỉ ở mức 2,63 %.

9 Giai đoạn từ năm 1996 – 2000 : tỷ lệ bội chi bình quân 3,87% GDP, đây là
thời kỳ suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước
Đông Nam Á, mức bội chi ngân sách không tác động gây ra lạm phát.
9 Giai đoạn 2001 – nay : bội chi ngân sách về cơ bản được cân đối ở mức 5%
GDP. Tốc độ tăng bội chi khá cao, ở mức 17 – 18 %/năm. Tốc độ này nếu
loại bỏ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm ( 0,2%
năm 2001; 9,7% năm 2003; 9% năm 2005; 11,1 % năm 2006; 7,8% năm
2007; và dự kiến đến cuối năm 2008 trên 20% ).
⇒ Bội chi ngân sách tăng cao thể hiện chính sách tài khoá lỏng lẻo, nói lên sự
chi tiêu của chính phủ cho đầu tư và thường xuyên vượt quá mức có thể của
nền kinh tế.
7.5. Một số giải pháp kiểm soát bội chi ngân sách và kiếm chế lạm phát trong thời
gian tới:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như khủng hoảng tài
chính tại Mỹ, dấu hiệu suy thoái đang lan rộng từ các nước Châu Âu ( Anh, Pháp,
Ý, Đức… ) cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc…, vấn đề kiềm chế lạm phát đang trở nên
cấp bách không chỉ riêng Việt Nam. Một số giải pháp đề xuất chủ yếu cho trường
hợp Việt Nam như sau :
9 Tiếp tục rà soát lại toàn bộ dự án, công trình có vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước, kiên quyết xử lí, đình chỉ thậm chí rút giấy phép xây dựng đối với các
công trình, dự án kéo dài, kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cấp bách. Tránh
tình trạng đầu tư dàn trãi, lãng phí trong khi nguồn lực có hạn.
9 Tập trung, ưu tiên vào những công trình có tính cấp bách mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao như : đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật…
9 Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý và giám sát chặt chẽ
trong việc phân bổ ngân sách Trung ương đến các địa phương, tránh tình
trạng bội ngân sách địa phương trở thành gánh nặng nợ cho ngân sách TW,
triệt để thực hiện chính sách có thu mới có chi.
9 Về chi thường xuyên, tiếp tục rà soát, tổ chức lại tất cả các khâu hoạt động
của bộ máy vận hành quốc gia, đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp

×