Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Thác Pongour và thác Cam Ly ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.41 KB, 6 trang )

Thác Pongour
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã
nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên
được thác Pongour.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung
tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm
Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8
km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là
thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai. Về tên gọi Pongour có hai giả
thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa
(K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài
liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy,
Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.

Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến:
Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon:
bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng
truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Nội dung truyện cổ ấy như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai
làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả
thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc
biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến
bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để
khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc
Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên
quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm
xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm
giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré,
Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác


cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga
để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được
hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua
chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người
K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không
chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã
có gia đình tại quê nhà.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những
ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho
buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để
tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng.
Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để
mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.
Thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có
ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi
sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của
thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên
Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng
tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản
địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày,
Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào
rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên
Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel,
Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm
nượp trẩy hội thác Pongour.
Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-
Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong
vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt
Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục
truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất

tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi
giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên
tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ...
Có người không dám đến Pongour là vì thế. Nhưng đến Đà Lạt mà không
đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ
màng hoang dã của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại
gì. Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều
và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour
đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng
người?
Thác Cam Ly
Vị trí: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành
phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây.
Đặc điểm: Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao
quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà
Lạt.
Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách.
Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía
nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng
suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam
Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một
đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác
Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa,
nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng
trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi
vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí
“Revue indochine” và kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.
Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn
gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của
một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’

Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi
nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày
người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam
Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa
rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm
say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng
thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày

×