Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.01 KB, 100 trang )

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa của
lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Cho đến nay, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của nhiều tộc người. Nhưng sự đánh giá ý nghĩa, vai trò của nó trong từng
giai đoạn lịch sử và ở mỗi quốc gia lại rất khác nhau.
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian phổ
biến. Nó phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hố dân gian, thấm đượm đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hướng vào việc củng cố
và tăng cường ý thức cộng đồng. Nhưng bản thân hình thức tín ngưỡng này
cũng tiềm tàng những yếu tố dẫn đến hiện tượng mê tín dị đoan, những hủ
tục gây tổn hại về tiền của, sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Nó là vấn đề
phức tạp và nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để gây
chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm tổn hại đến an ninh chính trị- xã hội và sự phát
triển của đất nước. Vừa qua, Nghị quyết Hội nghị TW Bẩy (khố IX) về
cơng tác tơn giáo, đã xem việc “giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực
của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có cơng
với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân” là một bộ phận quan trọng trong hệ quan
điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng [17,52]. Vì vậy,
nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đặc biệt,
quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là
vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần làm lành mạnh hố
các hoạt động tín ngưỡng, hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” do Nhà nước phát động theo tinh thần Nghị quyết



3

TW Năm (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trên, tôi đã chọn vấn đề
"Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt”
làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học triết học, chuyên ngành CNDVBC và
CNDVLS.
2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, như : “Các hình thức tơn giáo sơ
khai và sự phát triển của chúng” của Tơ-ca-rev (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội 1994); “Nếp cũ- tín ngưỡng Việt Nam” (quyển thượng) của Toan Ánh
(Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1997); “Việt Nam phong tục” của Phan Kế
Bính (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1995); “Các hình thái tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy (Nxb Văn hố thơng tin Hà Nội
2001); “Thờ thần ở Việt Nam” của Lê Xuân Quang (Nxb Hải Phòng 1996); “
Về tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” của Đặng Nghiêm Vạn chủ biên
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996; “Những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” của
Trần Đăng Sinh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002; “Tín ngưỡng dân
gian Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hố dân tộc, Hà Nội 2001...
Ngồi ra, cịn nhiều bài viết cơng bố trên báo và tạp chí, như: Tạp chí
Triết học, Cộng sản, Nghiên cứu lý luận, Thơng tin lý luận, Tư tưởng văn
hố, Văn hoá nghệ thuật, Dân tộc học, Xưa và nay... của nhiều tác giả như
Nguyễn Hữu Vui, Ngô Hữu Thảo, Nguyễn Đức Lữ, Ngơ Đức Thịnh, Nguyễn
Tài Thư... Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ khác
nhau về tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên của người Việt là vấn đề phức tạp, khó khăn, cần tiếp tục được nghiên


4

cứu. Mặt khác, dưới góc độ triết học, chưa có một tác giả nào bàn sâu vấn đề
quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Vì vậy, tơi mạnh dạn đi sâu khai thác vấn đề này trong luận văn.
3- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Mục đích : Bước đầu nghiên cứu và trình bày những quan niệm về
nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Thông qua việc
khảo sát thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay, từ
đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những yếu tố tích cực,
khắc phục những yếu tố tiêu cực của quan niệm về nhân sinh trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, góp phần xây dựng nền văn hố mới
ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ : Để hoàn thành được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt. Trình bày những quan niệm về nhân sinh qua nội dung, nghi lễ
thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Từ thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay,
rút ra một cách khái quát mặt tích cực và mặt tiêu cực, đề xuất những giải
pháp chủ yếu để góp phần định hướng đúng đắn quan niệm về nhân sinh
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
4- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
Phạm vi nghiên cứu : Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

trong lịch sử và đánh giá thực trạng từ năm 1986 đến nay.
5- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và
Nhà nước ta về tín ngưỡng, tơn giáo.


5

Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
là chính; ngồi ra, cịn vận dụng các phương pháp khác, như : phân tích và
tổng hợp, lơgíc và lịch sử, so sánh...
6- NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn góp phần trình bày một số khía cạnh về nhân sinh trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ thực trạng của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt hiện nay đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm từng bước phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu
cực của quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hố truyền thống của dân tộc, góp phần định hướng
đúng đắn quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tôn giáo học... trong các trường đại
học và cao đẳng.

8- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.


6

CHƢƠNG I

TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT VÀ KHÍA CẠNH
NHÂN SINH CỦA NĨ
1.1- TÍN NGƢỠNG, TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

1.1.1- Tín ngưỡng
Trong lịch sử phát triển của nhân loại có hàng ngàn các loại hình tín
ngưỡng khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Song, để có một cách hiểu khoa
học về tín ngưỡng, cần phải xem xét một số quan điểm khác nhau trong giới
nghiên cứu để có thể đi đến khái quát được nét đặc trưng nhất của tín
ngưỡng.
Các quan điểm ngồi mác-xít về tín ngưỡng
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với đại biểu như Pla-tôn, Hê-ghen ...
đã xuất phát từ thực thể tinh thần, “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải các
hiện tượng tơn giáo, tín ngưỡng. Hê-ghen cho rằng, khởi ngun của thế giới
là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới ”. Tính phong phú, đa dạng của
thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của “ý niệm tuyệt
đối”. “Ý niệm tuyệt đối” tồn tại vĩnh viễn. Theo nhận xét của Lê-nin, “ý niệm
tuyệt đối” chỉ là một cách nói theo đường vịng, một cách nói khác về
Thượng đế mà thơi. Do đó, quan điểm của các nhà triết học duy tâm là sự
biện hộ cho tín ngưỡng, tơn giáo, họ xem tín ngưỡng, tơn giáo là sức mạnh

thần bí thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại sinh khí
cho con người.


7

Các nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng, tín ngưỡng là thuộc
tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không phụ thuộc vào hiện
thực khách quan.
Các nhà triết học duy vật lại có quan điểm hồn tồn khác với quan
điểm duy tâm. Xê-nơ-phan, nhà triết học duy vật cổ đại, cho rằng thần do con
người tạo ra, vì thế, con người như thế nào thì thần giống như thế. Cịn đại
biểu kiệt xuất của nền triết học cổ điển Đức, Phoi-ơ-bắc, lại khẳng định:
“Không phải như trong Kinh thánh nói Thượng đế tạo ra con người theo hình
ảnh của mình mà là con người tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của họ[37,23].
Trong tác phẩm “Bản chất của Kitô giáo”, Phoi-ơ-bắc chứng minh
rằng, hiểu một cách nhân bản, cái mà ý thức tín ngưỡng, tơn giáo quan niệm
là Thượng đế khơng phải cái gì khác hơn sự “phóng rọi” của chính bản thân
con người, với tư cách là loài, và được thể hiện bằng tư duy, bằng mong
muốn, bằng cảm xúc. Ông viết:
Con người suy nghĩ ra sao, tâm tư thế nào, thì Thượng đế của họ
đúng như vậy; con người có bao nhiêu giá trị thì Thượng đế của
họ cũng chỉ có bấy nhiêu, không hơn. Ý thức về Thượng đế là sự
tự ý thức của con người, sự nhận thức Thượng đế là sự nhận
thức của con người. Từ Thượng đế có thể suy ra con người, và
từ con người có thể suy ra Thượng đế của họ, hai thứ chỉ là một.
Cái mà con người cho là Thượng đế, đấy chính là tinh thần, là
tâm hồn của con người và cái gọi là tinh thần, là tâm hồn, trái
tim của con người, đấy chính là Thượng đế ... [38,103].
Như vậy, con người đã phản ánh bản chất thật của mình vào Thượng đế.

Sau khi đã thực hiện việc đó, Thượng đế khơng cịn đồng nhất tuyệt đối với
bản chất con người nữa. Ở đây, Thượng đế trở thành một khách thể của con
người, thành một cái nằm ngoài con người, và đến lượt mình, con người


8

nhắm mắt phục tùng cái Thượng đế do họ đã sinh ra với một tinh thần hoàn
toàn thụ động.
Khác với Hê-ghen, nói đến sự tha hố của “ý niệm tuyệt đối”, Phoi- ơbắc nói đến sự tha hố của bản chất con người vào Thượng đế. Ông cho rằng,
bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện, cái
đẹp, nghĩa là muốn hướng tới những giá trị đẹp nhất trong một hình tượng
đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế, những cái đó con người không
đạt được, nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng
đế.
Nhìn chung, các quan điểm trên về tín ngưỡng do điều kiện lịch sử và
do lợi ích giai cấp đã có những hạn chế, thiếu cơ sở khoa học. Quan điểm
duy tâm cho tín ngưỡng là những hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể
cảm nhận và tin chứ khơng lý giải được. Các nhà triết học duy tâm đã sai
lầm, vì họ đã lấy ý thức, tinh thần để lý giải một hiện tượng cũng thuộc lĩnh
vực tinh thần là tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm duy vật của Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra nguồn gốc nhận thức của
tín ngưỡng, tơn giáo, góp phần đấu tranh chống các quan điểm duy tâm, tôn
giáo trong quan niệm về con người, về Thượng đế. Song, trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, Phoi-ơ-bắc chỉ phê phán một thứ
tôn giáo cụ thể là đạo Cơ Đốc. Cịn tơn giáo nói chung, theo ơng, vẫn là điều
cần thiết đối với cuộc sống con người, chỉ có tín ngưỡng, niềm tin mới an ủi
được chúng ta khỏi những nỗi bất hạnh trong cuộc đời con người. Mặc dù sự
an ủi đó là giả dối, là khơng có thật, nhưng theo ơng, khơng thể làm gì hơn,
mà đành phải chấp nhận. Phoi- ơ- bắc chưa chỉ ra được nguồn gốc xã hội,

chức năng “đền bù hư ảo” và những mặt tiêu cực của tơn giáo, tín ngưỡng.
Vì vậy, ông đã rơi vào lập trường duy tâm trong việc lý giải vấn đề tơn giáo,
tín ngưỡng.


9

Để có cách nhìn khách quan, khoa học đối với hiện tượng tín ngưỡng,
cần có phương pháp tiếp cận khoa học, đó là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin
Quan điểm triết học mác- xít về tín ngưỡng
C. Mác khẳng định con người đã sáng tạo ra tín ngưỡng, tơn giáo chứ
khơng phải chỉ sáng tạo ra biểu tượng của tín ngưỡng, tôn giáo như các nhà
duy vật trước Mác đã thừa nhận. Tín ngưỡng, về bản chất, là sản phẩm của
con người sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hố cụ
thể nào đó. Tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại
xã hội và chịu sự qui định của tồn tại xã hội. Chính con người đã thần thánh
hố, khốc cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên, tạo thành cái bản chất
khác mình và trở thành chỗ dựa cho chính mình.Vì vậy, Mác cho rằng, cần
phải “xuất phát từ con người trong hành động, hiện thực của họ mà chúng ta
mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của
quá trình ấy” [33, 37- 38].
Trong quá trình hoạt động của mình, C. Mác và Ph. Ăng- ghen đã chỉ
ra sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện
tượng mang tính chất lịch sử xã hội, trong đó có tín ngưỡng, tơn giáo. Thời
đại C. Mác, Ph.Ăng-ghen sống, trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường
được hiểu là tín ngưỡng tơn giáo, và cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Tuy
nhiên, trong q trình nghiên cứu, C.Mác, Ph. Ăng-ghen đã đề cập tới vấn đề
tín ngưỡng tơn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong các hoàn cảnh lịch sử
cụ thể khác nhau, với các khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng tơn giáo, tín

ngưỡng Cơ Đốc giáo. Các ông cho rằng, về cơ bản, tín ngưỡng khơng khác
gì thần linh, hai cái đều là tơn giáo đang ngự trị con người. Ở đây, tín ngưỡng
với hàm nghĩa tín ngưỡng tơn giáo [42,9].


10

Song, C. Mác, Ph. Ăng- ghen không dừng lại xem xét tín ngưỡng với
hàm nghĩa tín ngưỡng tơn giáo, các ơng cịn sử dụng khái niệm “tín ngưỡng
triết học” và “tín ngưỡng chính trị”.
Trong q trình sử dụng khái niệm “tín ngưỡng”, dần dần C.Mác, Ph.
Ăng-ghen đã phá vỡ cách dùng quen thuộc với hàm nghĩa “tín ngưỡng tơn
giáo”. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”, C.Mác cho tự do tín
ngưỡng của giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là các loại tự do tín ngưỡng tơn
giáo. Chính đảng của giai cấp cơng nhân muốn giải thốt con người ra khỏi
cái ma thuật của tín ngưỡng tơn giáo. Vì vậy, C.Mác, Ph. Ăng-ghen đã
khẳng định, tự do tín ngưỡng có nội dung rất rộng lớn. Người ta khơng chỉ có
tự do tín ngưỡng của tơn giáo này hay tơn giáo khác, mà cịn có tự do tín
ngưỡng khơng tơn giáo, nghĩa là tự do tín ngưỡng vơ thần.
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin chính là niềm tin của giai cấp vơ
sản, là niềm tin khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản và quần
chúng nhân dân bị áp bức. Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, C.Mác,
Ph.Ăng-ghen cho rằng : “chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái
cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo.
Chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản là phong trào hiện thực, nó xố bỏ trạng
thái hiện nay”[33, 51]. Theo C.Mác, vấn đề là ở chỗ phải tổ chức, giáo dục
giai cấp vơ sản, làm cho họ có niềm tin vững chắc vào tương lai của xã hội
mới do chính họ tạo lên. Thực tế, đây chính là hình thức đi sâu vào lòng
người, trở thành lý tưởng và niềm tin của chủ nghĩa cộng sản.
Nếu các nhà triết học duy tâm lấy ý thức, tín ngưỡng tơn giáo để giải

thích lịch sử, coi tín ngưỡng, tơn giáo là phạm trù vượt qua lịch sử, lấy sự
thay đổi của tín ngưỡng, tôn giáo để phân định lịch sử nhân loại, thì các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác đã lấy lịch sử để giải thích tín ngưỡng và đi đến kết
luận khoa học: Tín ngưỡng cũng là một hiện tượng lịch sử, là sự phản ánh


11

điều kiện kinh tế-xã hội của các thời đại, có q trình hình thành, biến đổi và
có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử.
Cùng với việc nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển, cũng cần
xem xét các quan điểm của một số học giả Việt Nam về tín ngưỡng.
Từ điển tiếng Việt xác định: Tín ngưỡng là “sự tin tưởng vào sức
mạnh của một đấng thiêng liêng và những giáo lý của một tôn giáo” [57,
823].
Đặng Nghiêm Vạn xem tín ngưỡng là một yếu tố chính của tơn giáo,
qui định sức mạnh của tơn giáo với cộng đồng [62].
Ngơ Hữu Thảo, trong bài “Góp phần tìm hiểu các khái niệm tơn giáo
và tín ngưỡng” cho rằng :
Tín ngưỡng được hiểu theo hai cách : cách hiểu thứ nhất, tín ngưỡng là
một động từ hoặc một động ngữ (khái niệm tôn giáo không hiểu theo
cách này mà chỉ là danh từ). Với nghĩa thứ nhất này, tín ngưỡng là tin
theo một tơn giáo nào đó.
Cách hiểu thứ hai, tín ngưỡng là một danh từ (cách hiểu này rất ít được
bàn đến), nên phải dựa vào thực tiễn để tìm hiểu về nó.
Muốn vậy, cần dùng phương pháp phân loại các hiện tượng trong
đời sống tâm linh để xem hiện tượng nào không phải là tôn giáo,
không phải là mê tín dị đoan (tương đối) ... thì có thể xem đó là hiện
tượng tín ngưỡng.
Từ phương pháp đó, tác giả chỉ ra một số đặc trưng của hiện tượng tín

ngưỡng là :
1- Niềm tin và việc thờ cúng khơng có sự đối lập tuyệt đối giữa cõi
trần và siêu trần thế, vừa là sự tôn thờ, vừa là thái độ biết ơn đối với
chế độ và thế hệ trước.
2- Thể hiện đạo lý, sắc thái dân tộc, đóng góp vào việc bảo lưu truyền
thống văn hố cộng đồng, dân tộc.


12

3- Có sự dung hồ, đan xen, hồ quyện với các tín ngưỡng, tơn giáo
khác, thậm chí với cả những hiện tượng tâm linh phản văn hoá[48,
42].
Các nhà nghiên cứu như Toan Ánh, Phan Kế Bính từ giác độ văn hố
dân gian, xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các lễ nghi thờ cúng thể
hiện qua lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trần Đăng Sinh lại đi sâu phân tích khái niệm tín ngưỡng trên cơ sở
năm đặc trưng:
1) Xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung.
2) Xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và phát triển
các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ đó.
3) Xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện niềm tin của con
người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức mạnh
thống trị của lực lượng tự nhiên và xã hội.
4) Xem xét tín ngưỡng như một hiện tượng lịch sử- văn hố có qui luật
hình thành và vận động, biến đổi riêng.
5) Xem tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội trong quan
hệ với tơn giáo, văn hố, ngơn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật,
khoa học. Sự tổng hợp, đan xen của năm đặc trưng trên tạo thành lát
cắt bởi điểm giao nhau nói lên đặc trưng chung nhất của tín

ngưỡng[45,32-33].
Tín ngưỡng, theo cách hiểu thơng thường, là tín ngưỡng tơn giáo. Tuy
nhiên, tín ngưỡng và tơn giáo về nội dung và hình thức phản ánh, tuy có sự
tương đồng, song cũng có sự khác biệt. Sự tương đồng biểu hiện ở chỗ :
1- Tín ngưỡng và tơn giáo là hình thái ý thức xã hội, đều là sự phản
ánh hư ảo tồn tại xã hội, thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên và
xã hội. Tín ngưỡng và tơn giáo đều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận


13

thức và nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại; đều có chức
năng đền bù hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng con người tới sự
giải thốt về tinh thần.
2- Tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ
của con người vào một thực thể siêu việt nào đó như Thượng đế, Thần, Phật,
Tổ tiên... Tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ nhận thức mà niềm tin và tơn
giáo được thể hiện khác nhau. Vì vậy, niềm tin vào đấng thiêng liêng là hạt
nhân của tín ngưỡng và tơn giáo.
3- Tín ngưỡng và tơn giáo đều có hệ thống lễ nghi là hình thức,
phương tiện để hiện thực hố ý thức, niềm tin tơn giáo.
Bên cạnh những yếu tố tương đồng, giữa tín ngưỡng và tơn giáo có
những điểm khác biệt nhất định:
1- Tín ngưỡng, xét theo nghĩa rộng là khái niệm rộng hơn tôn giáo.
Bất kỳ tơn giáo nào cũng đều là tín ngưỡng, nhưng khơng phải mọi hình thức
tín ngưỡng đều là tơn giáo.
2- Tín ngưỡng được hình thành từ cuộc sống phong phú, đa dạng, chủ
yếu do cảm xúc, kinh nghiệm mang lại. Tín ngưỡng thường mang tính dân
gian; phản ánh thiếu sự khái quát và thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ. Cịn tơn
giáo thường được hình thành và tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ, có cơ sở

thế giới quan là chủ nghĩa duy tâm.
3- Tín ngưỡng có kết cấu đơn giản, nó hình thành và tồn tại dựa trên
cơ sở niềm tin vào các phép lạ, thần linh, tổ tiên, cịn tơn giáo có kết cấu
phức tạp. Các yếu tố lễ nghi được thực hiện trong tín ngưỡng mang tính đơn
giản; cịn với tơn giáo nghi lễ được đặc biệt coi trọng, nó mang tính hệ thống.
Căn cứ vào quan điểm của các nhà kinh điển, các nhà nghiên cứu, căn
cứ vào đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng trên cơ sở phân biệt sự giống nhau
và khác nhau giữa tín ngưỡng và tơn giáo, có thể quan niệm : tín ngưỡng là
một bộ phận của ý thức xã hội, là sản phẩm của các quan hệ xã hội được


14

hình thành trong quá trình lịch sử, là niềm tin của con người đối với cái
thiêng liêng. Nó thể hiện tính chất phong phú, song cũng rất đặc thù trong
sinh hoạt văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và của mỗi
cá nhân .
Cùng với khái niệm tín ngưỡng, tác giả luận văn xem xét khái niệm
thờ cúng tổ tiên
1.1.2- Thờ cúng tổ tiên
Tổ tiên, theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học xuất bản,
là: “Tổng thể nói chung những người coi là thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời đã
lâu, của một dòng họ hay một dân tộc trong mối quan hệ với các thế hệ về
sau này” [58,973].
Khái niệm tổ tiên có thể tiếp cận ở giác độ rộng, hẹp khác nhau. Theo
nghĩa hẹp, Trần Đăng Sinh cho tổ tiên là khái niệm chỉ những người có cùng
huyết thống, đã mất như kỵ, cụ, ơng, bà, cha, mẹ... là những người có cơng
sinh thành và ni dưỡng, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất và tinh
thần của các thế hệ con cháu [45,33-34].
Tổ tiên trong xã hội nguyên thuỷ là tổ tiên tơ tem giáo của thị tộc. Tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên tô tem giáo ra đời rất sớm. Các thị tộc mẫu hệ
thường tôn sùng một biểu tượng tơ tem như tổ tiên của mình, đó có thể là
biểu tượng thực vật, động vật (phần lớn là một lồi vật nào đó) hoặc nửa
người nửa vật được thần thánh hoá. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những
người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy, khi mất đi, họ trở thành thần che chở
cho gia đình thị tộc.
Trong xã hội có giai cấp, khái niệm thờ cúng tổ tiên được mở rộng và
phát triển hơn. Khái niệm tổ tiên ban đầu được giới hạn trong trục huyết
thống, bằng quan hệ thân tộc: Tổ nhà, Tổ họ. Nhưng trong quá trình phát
triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Tổ tiên
không chỉ trong phạm vi huyết thống từ gia đình đến họ tộc, mà cịn mở rộng


15

ra cả làng xã, đất nước. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Đạo thờ tổ tiên theo
nghĩa rộng không chỉ thờ những người có cơng sinh dưỡng đã khuất, nghĩa
là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những người có cơng với
cộng đồng, làng xã và đất nước” [60,315].

Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến. Nó
được thể hiện ở bốn cấp độ chủ yếu. Một là, thờ cúng cha mẹ, ông bà. Hai là,
thờ ơng tổ dịng họ theo huyết thống. Ba là, thờ những tổ nghề, những người
có cơng khai phá những vùng đất mới, dựng làng lập ấp, đánh giặc cứu dân
... đã được dân làng tôn vinh thờ phụng là Thành Hoàng. Bốn là, thờ Vua
như một vị thần của quốc gia dân tộc, mà điển hình là thờ Hùng Vương. Ở
nước ta, vua Hùng được xem là ông Tổ của người Việt và cũng là ông Tổ của
54 dân tộc, là người có cơng khai quốc, được thờ ở Đền Hùng-Phú Thọ và
nhiều nơi trên cả nước.
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người. Từ điển Tiếng

Việt đã chỉ rõ: “ Thờ được hiểu theo hai nghĩa : 1- Tỏ lịng tơn kính thần
thánh, vật thiêng hay linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghi, cúng bái
theo phong tục hay theo tín ngưỡng; 2- Tơn kính và coi là thiêng liêng. Cịn
cúng thì được hiểu : Dâng lễ vật lên thần thánh hay linh hồn người chết theo
tín ngưỡng ” [58,921].
Thờ cúng tổ tiên là thể thống nhất của các yếu tố: ý thức về tổ tiên,
biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng. Yếu tố ý thức về tổ tiên chính là sự
“thờ” của con cháu đối với tổ tiên. Thờ tổ tiên là tâm linh, là tình cảm tri ân
của con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Con cháu thể hiện sự thành kính,
lịng biết ơn tổ tông, ông bà, cha mẹ đã sinh thành, gây dựng cuộc sống cho
mình. Đồng thời, đó cũng là lịng mong mỏi, niềm tin thiêng liêng vào sự che
chở, giúp đỡ của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin
về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết song linh hồn vẫn sống thường lui tới
gia đình ngự trên bàn thờ. Khi nghiên cứu về mối quan hệ huyền bí và mạnh


16

mẽ giữa người sống và người chết trong ý thức về tổ tiên, nhà sử học người
Pháp Edousd Chavaunes đã viết:
Người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ
gia đình, nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức, ngược lại,
người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi những ảnh hưởng tốt
lành của người chết đang che chở cho họ một cách bí ẩn” [11,184].

Ý thức về tổ tiên được hình thành và củng cố qua nghi lễ thờ cúng tổ
tiên và biểu tượng về tổ tiên. Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh đẹp, là
những người tài giỏi - có cơng có đức được con cháu gán cho tổ tiên và luôn
tôn vinh, khắc hoạ trong tâm tưởng. Biểu tượng về tổ tiên có thể được thể
hiện bằng bài vị, tượng, ảnh và được trang trí, bày đặt một cách tơn kính,

trang trọng tại nơi thờ cúng.
Nghi lễ thờ cúng là hoạt động dưới hình thức hành lễ, được qui định
do quan niệm, phong tục tập quán của mỗi gia đình, dịng họ, mỗi cộng đồng,
dân tộc. Nghi lễ cúng là phương tiện để con người có thể giao tiếp với tổ
tiên, “lấy lịng” tổ tiên, nó được thực hiện bởi người trưởng gia đình, dịng
họ, với các động tác như dâng lễ vật, khấn, lễ...
Như vậy, thờ và cúng là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trong đó, yếu tố ý thức, tư tưởng, tình
cảm tơn thờ tổ tiên là nội dung cốt lõi, cịn cúng là hình thức biểu đạt của nội
dung, là phương tiện chuyển tải ý thức, tình cảm của con cháu đối với tổ tiên.
Vì vậy, bàn đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cần phải chú ý tới cả hai yếu tố ý
thức và lễ nghi. Trên cơ sở khái niệm thờ cúng tổ tiên, tác giả luận văn làm
rõ khái niệm, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt.
1.2- TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT

1.2.1- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt


17

Tơn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một bộ phận
thuộc ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự qui định của tồn tại
xã hội. Nguồn gốc xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là toàn bộ những
nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội, trong đó, một số
nguyên nhân và điều kiện gắn liền với mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, một số khác thì gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, sự bất lực của con người trong sự
đấu tranh với tự nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên. Nó được sinh ra bởi sự hạn chế trong mối quan hệ giữa con

người với tự nhiên, sự hạn chế đó được bắt nguồn từ trình độ thấp của lực
lượng sản xuất. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người sống gần như lệ thuộc
hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. Thế giới bao quanh người ngun thuỷ
ln bí hiểm, đe dọa cuộc sống hàng ngày của họ. Con người càng yếu đuối,
bất lực trước giới tự nhiên bao nhiêu, thì những lực lượng tự nhiên càng
thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Chính trình độ thấp của sự phát triển
sản xuất đã làm cho người ngun thuỷ khơng có khả năng nắm bắt được bản
chất, qui luật vận động của giới tự nhiên. Họ cảm thấy đằng sau những hiện
tượng tự nhiên, có một sức mạnh huyền bí nào đó chi phối, mà họ khơng giải
thích nổi. Để chế ngự những sức mạnh huyền bí này, người nguyên thuỷ đã
tìm đến những phương tiện tưởng tượng hư ảo, ý tưởng về thần linh sống
trong sự vật, có thể tách khỏi sự vật và tác động đến đời sống con người.
Những biểu tượng về các thần linh, về tổ tiên tô tem bắt đầu xuất hiện.
Bên cạnh mối quan hệ với tự nhiên, con người trong q trình tồn tại
và phát triển cịn có các mối quan hệ với nhau. Khi xã hội diễn ra sự phân
chia giai cấp, tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp
cùng chế độ người bóc lột người cũng là một trong những nguồn gốc xã hội
chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Khi nghiên cứu về điều này, Lê nin
đã chỉ rõ: “ Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn


18

bóc lột tất nhiên đẻ ra lịng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên
kia, cũng giống y như sự bất lực của những người dã man trong cuộc đấu
tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỉ, vào những
phép màu[71,46].
Tuy nhiên, khi lý giải sự bất lực của quần chúng bị bóc lột trong cuộc
đấu tranh để tự giải phóng là một trong những nguồn gốc xã hội của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là theo nghĩa tương đối. Chính bản thân giai cấp

thống trị cũng tìm đến tín ngưỡng này và cũng có nhu cầu thờ cúng tổ tiên.
Bởi vì, trong xã hội có giai cấp, tính chất tự phát của sự phát triển xã hội
không chỉ tác động vào giai cấp bị trị, mà còn tác động tới giai cấp thống trị .
Đó là sự bất lực của tồn xã hội. Nó bị hạn chế trong khn khổ, trình độ,
năng lực còn hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Vì vậy, bản thân quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội không sản sinh ra tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, mà chính sự hạn chế của các mối quan hệ đó mới là nguồn gốc xã hội
của tín ngưỡng này.
Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rõ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
được hình thành từ xa xưa và tồn tại phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới,
trong đó có dân tộc Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được duy trì và tiếp tục
tồn tại , phát triển, tồn tại đan xen cùng với các tín ngưỡng, tơn giáo khác.
Bên cạnh nguồn gốc xã hội mang tính khách quan, thì nhân tố chủ quan là
nhận thức và tâm lý cũng là một nguồn gốc quan trọng dẫn đến sự ra đời và
tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn có ngun nhân từ
bản thân q trình nhận thức cùng những đặc điểm của nó. Bàn đến nguồn
gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết là bàn đến khả năng
lý giải những hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người. Ở đây có hai
phương diện cần lưu ý đó là: trình độ nhận thức sơ khai của con người và


19

những nhận thức sai lầm của họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời do trình
độ nhận thức cịn hạn chế của con người về tự nhiên và xã hội, nhận thức
chưa đạt đến sự thấu hiểu bản chất của sự vật và hiện tượng. Như Ăng ghen
đã nhận xét: “ Tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên
thuỷ của con người về bản chất chính họ và về thế giới tự nhiên bên ngồi,

xung quanh họ” [34,445].
Phân tích những cơ sở nhận thức sai lầm của con người, chúng ta thấy
nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn gắn liền với đặc
điểm của quá trình nhận thức. Nhận thức là một q trình phức tạp, mâu
thuẫn, nó là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức
chủ quan. Hình thức phản ánh thế giới càng đa dạng, phong phú, thì con
người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ.
Nhưng mỗi hình thức mới của sự phản ánh thế giới hiện thực không những
tạo ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu hơn, mà còn tạo ra khả
năng phản ánh xa rời thế giới hiện thực, phản ánh sai lầm nó. Phân tích đặc
điểm của q trình nhận thức, Lê nin cho rằng, thực chất nguồn gốc nhận
thức của tôn giáo, của những quan niệm về thần chính là sự tuyệt đối hố, sự
cường điệu một mặt của quá trình nhận thức của con người - mặt hình thức
chủ quan, làm mất đi nội dung khách quan, khơng cịn cơ sở “thế gian”nghĩa là thành cái siêu nhiên, thần thánh. Lê nin viết:
Thượng đế siêu hình khơng phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là
tồn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con
người, nhờ vào sức tưởng tượng, tức chính bằng phương pháp tách
rời như thế khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên,
lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc
lập [68,34].
Như vậy, năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá của tư duy con người
là một tiền đề nhận thức quan trọng cho sự hình thành niềm tin vào linh hồn


20

và sự tồn tại của linh hồn, những biểu tượng về tổ tiên. Mặc dù sự khái quát
đó có thể là sai lầm, nhưng nếu thiếu nó thì tơn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên khơng thể xuất hiện.
Cùng với nhận thức, đặc điểm tâm lý, tình cảm của con người cũng là

một nguyên nhân quan trọng của sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt. Các nhà duy vật thời cổ đại đã cho rằng: “Sự sợ
hãi sinh ra thần thánh”. Trong cuộc đời của con người, cái chết luôn là nỗi
ám ảnh kinh hoàng. Nhưng theo qui luật sinh học, khơng ai có thể trốn tránh
được cái chết. Bằng nghi thức thờ cúng tổ tiên, với niềm tin vào sự tồn tại bất
tử của linh hồn, con người đã tìm cách lý giải về cái chết và cuộc sống sau
khi chết, góp phần làm cân bằng trạng thái tâm lý, giảm bớt nỗi sợ hãi, sự bất
hạnh của con người trước cái chết. Nhiều người cho rằng, tổ tiên tuy đã chết,
song linh hồn vẫn sống và thường lui tới gia đình. Niềm tin đó, xét về mặt tư
duy lơ gíc của lý trí là phi lý, song nó vẫn xuất hiện và tồn tại, vì nó được bắt
nguồn từ ước muốn trường thọ của con người, con người đã thiêng liêng hố
tình cảm tiếc thương, thái độ kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
Nhưng, nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ
bao gồm những tình cảm tiêu cực như sự sợ hãi, lệ thuộc, đau khổ, cơ đơn,
mà cịn cả những tình cảm tích cực như niềm vui, tình u, sự kính trọng,
lịng biết ơn; lịng mong muốn, nhu cầu, ước vọng. Qua thờ cúng tổ tiên, con
người thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo tơn kính đối với cha mẹ, ơng bà,
những người có cơng sinh thành và tạo dựng cuộc sống cho con cháu. Mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cháu trong hiện tại là hiện thân của mối quan hệ
giữa tổ tiên với con cháu trong tương lai. Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối
bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là nhằm thiết lập, giữ gìn
mối quan hệ gần gũi về huyết thống giữa người đang sống và người đã chết,
giữa con cháu ở nơi dương thế với ông bà, tổ tiên ở cõi âm, giữa thế giới hiện


21

hữu và thế giới vơ hình, làm cho người chết “mát lịng” nơi chín suối và
người sống hạnh phúc nơi trần gian.
Trên đây là những nguồn gốc xã hội, nhận thức và tâm lý của tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các dân tộc trên thế giới nói chung và của người
Việt nói riêng. Tuy nhiên, q trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa lý
tự nhiên, kinh tế-xã hội, lịch sử-văn hoá ở Việt Nam.
Là một quốc gia ở vùng Đông Nam châu Á, Việt Nam có địa hình rừng
núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
nắng lắm, mưa nhiều với bốn mùa xn, hạ, thu, đơng. Chính đặc điểm địa lý
tự nhiên này đã tạo nên sắc thái riêng của nền văn minh lúa nước Việt Nam
với tập quán canh tác, đặc điểm cư trú, các thiết chế xã hội, thói quen tâm lý,
cách ứng xử và các hình thái tín ngưỡng, tơn giáo.
Theo các tư liệu về khảo cổ học thì cách đây trên dưới một vạn năm, ở
các tỉnh miền núi nước ta ( Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình...) đã xảy ra một
cuộc cách mạng về kinh tế do thời kỳ đồ đá mới mang lại. Đây là cuộc cách
mạng đã tạo ra sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản
xuất của người Việt cổ. Là giai đoạn đánh dấu thời kỳ sơ khai của một nền
nông nghiệp - cội nguồn của nền văn minh lúa nước sau này.
Giai đoạn đầu của thời kỳ đồ đá, nền kinh tế của người Hồ Bình chủ
yếu là săn bắt và hái lượm. Nhưng do nhu cầu của cuộc sống, cùng với
những kinh nghiệm được tích luỹ ngày càng nhiều, sự tiến bộ trong việc chế
tác cơng cụ lao động đã giúp người ngun thuỷ Hồ Bình chuyển từ săn
bắt, hái lượm sang sản xuất, đi vào nền văn minh nông nghiệp. Tuy nhiên,
các hoạt động kinh tế cổ truyền như săn bắt, hái lượm vẫn được coi trọng và
duy trì.
Việc phát hiện ra đồ đồng, đồ sắt của người Việt cổ đã tạo ra một cuộc
cách mạng nữa trong lực lượng sản xuất, dẫn tới việc thay đổi quan trọng


22

trong cơ cấu kinh tế -xã hội lúc đó. Với công cụ lao động mới và kỹ năng sản

xuất đã phát triển cao hơn, cư dân người Việt cổ đã có điều kiện để mở rộng
địa bàn cư trú, rời bỏ miền núi cao, tiến xuống vùng trung du và đồng bằng,
vùng đầm lầy và vùng ngập nước. Do đất đai canh tác có độ mầu mỡ cao
hơn, năng suất lao động ngày càng tăng cao, đời sống kinh tế ngày càng ổn
định.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, những sức ép to lớn,
liên tục về dân số và chính trị đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tiến xuống
đồng bằng của người Việt cổ. Những cuộc hành quân trên qui mô lớn của
nhà Tây Hán, xâm lược Nam Việt của Triệu Đà vào thế kỷ II trước cơng
ngun đã mở đầu cho q trình liên tục bành trướng xuống phía Nam của
các triều đại phong kiến Trung Quốc. Trước sức ép từ phía Bắc đó, người
Việt phải tiến xuống đồng bằng trong điều kiện kỹ thuật chưa cho phép, biển
chưa thoái hẳn, đồng bằng chưa định hình. Vì vậy, người Việt đã phải chọn
những doi đất cao ven sông hoặc giữa vùng nước lớn, chung lưng đấu cật để
quai đê, lấn biển, lập làng để tạo nên những điểm tụ cư mới. Từ đặc điểm đó,
nên ngay từ đầu làng của người Việt đã có tính chất biệt lập về mặt địa lý.
Cùng với quá trình đấu tranh liên tục chống thiên tai thì quá trình kiên
trì đấu tranh chống trả sự áp bức xâm lược và đồng hoá văn hoá của kẻ thù
phương Bắc, là yếu tố có ý nghĩa sống cịn đối với người Việt. Trong ý thức
của người Việt đã sớm hình thành ý thức tưởng nhớ về cội nguồn, lòng biết
ơn những người có cơng sinh thành, những người có cơng tạo dựng cuộc
sống, giữ làng, giữ nước. Đó chính là ý thức đoàn kết, tự lực, tự cường của
dân tộc Việt Nam để chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Điều
này như Trần Văn Giàu đã nhấn mạnh: “Núi cao, sơng sâu, biển rộng, rừng
già đều như có hồn thiêng góp phần vào việc chống giặc; thực ra ấy là tinh
thần của các thế hệ đã đổ mồ hôi, xương máu xây dựng nước non nhà. Non


23


sông linh tú và con người đang chiến đấu, các thế hệ đã chết và các thế hệ
đang sống đã trở thành một khối thống nhất ” [19,169].
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, người Việt đã hình
thành nên những thiết chế và hình thái cộng cư phù hợp- đó là làng. Làng
Việt Nam có một cấu trúc chặt chẽ, là những đơn vị hành chính, kinh tế- xã
hội, qn sự, văn hố hồn chỉnh. Làng là nơi tập hợp của một hay nhiều họ,
lấy gia đình hạt nhân làm nền tảng. Về tổ chức xã hội, ngoài những tổ chức
và chức danh do nhà nước qui định, ở các làng xã cịn có những tổ chức,
những hội tự nguyện khác, đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong làng xã,
cộng đồng. Có những hội được thành lập trên nguyên tắc theo nghề nghiệp,
có hội theo lứa tuổi, có hội theo tín ngưỡng... Đình, chùa, nhà thờ, từ
đường... là những trung tâm thờ tự công cộng nhằm thoả mãn nhu cầu tín
ngưỡng, tâm linh của các thành viên trong làng. Trong lịch sử cũng như hiện
tại, làng xã Việt Nam có vai trị hết sức quan trọng, là nơi tập hợp những
dịng họ, là cái nơi hình thành, di dưỡng và giữ gìn những giá trị văn hố
truyền thống, trong đó có ý thức về cội nguồn, lịng biết ơn, thành kính đối
với tổ tiên.
Bên cạnh những yếu tố đã phân tích trên, các tín ngưỡng nội sinh và
các tơn giáo ngoại nhập đã có những ảnh hưởng và có tác động sâu sắc tới
q trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt.
Tín ngưỡng, tơn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là sự
phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự qui định của tồn tại xã hội. Nhưng nó cũng
có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động trở lại tồn tại xã hội và tác động
lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. Vì vậy, khi xem xét nguồn gốc
hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, bên cạnh việc đề cập
đến điều kiện địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế - xã hội, thì khơng thể khơng xem
xét những đặc điểm về văn hố, tín ngưỡng, tơn giáo của người Việt.



24

Trong quá trình dựng nước và giữ nước của mình, người Việt đã xây
dựng được một hệ thống những biểu tượng, tín ngưỡng, tơn giáo rất đa dạng
trên cơ sở kinh tế của một nền nông nghiệp lúa nước và một thế giới quan
cịn hạn chế. Những biểu tượng tín ngưỡng đó là cốt lõi của một thực tiễn xã
hội, phản ánh tâm thức tôn giáo, phản ánh cái thiêng để tìm cách chứng minh
về tổ tiên cội nguồn, củng cố cộng đồng, sùng bái và chinh phục sức mạnh tự
nhiên, cầu mùa phồn thực, đề cao, ca ngợi những biểu tượng anh hùng.
Người Việt cho rằng mình có nguồn gốc từ “con rồng cháu tiên”, tổ
tiên của mình là các vị thần. Trong chuyện Họ Hồng Bàng chép: Kinh
Dương Vương có tài ở Thuỷ phủ, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân
(Rồng) lấy bà Âu Cơ (Tiên) và đẻ ra một bọc trăm trứng- 100 người con, 50
người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển- đó chính là
tổ tiên của các dân tộc trên đất Việt Nam hiện nay. Truyền thuyết này mang
đậm tính chất tín ngưỡng tơ tem của người ngun thuỷ. Truyền thuyết về
Lạc Long Quân và Âu Cơ là sự phản ánh mong muốn, khát vọng tìm về cội
nguồn, tìm về sự tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau như anh em của
một cộng đồng dân cư đã buộc phải rời bỏ nơi cư trú quen thuộc đến miền
đất mới đầy khó khăn gian khổ. Với niềm tin cho rằng mình là con Rồng
cháu Tiên nên thời Hùng Vương các ngư dân có tục săm trên mình hình con
Giao Long với hy vọng không bị các giống khác làm hại. Các q tộc đời
Trần thường săm hình con rồng trên mình với mong ước rằng tổ tiên sẽ phù
hộ cho mình trong việc bảo vệ và mở rộng bờ cõi đất nước, che chở cho
mình khi gặp nguy hiểm. Chính niềm tin này, cùng với những tư tưởng tín
ngưỡng tơn giáo khác đã góp phần tăng thêm sức mạnh tinh thần trong quá
trình dựng nước và giữ nước, củng cố khối đồn kết trong cộng đồng làng
xóm và quốc gia.
Trong các tín ngưỡng dân gian thì tín ngưỡng thờ Mẹ (thờ Mẫu) là một
tín ngưỡng điển hình của người Việt và là tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu đậm



25

đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thực chất biểu hiện thiêng liêng thờ
Mẫu ban đầu là những nhiên thần sinh ra từ quan niệm của cư dân nông
nghiệp về cây, đất, nước, trời được tôn lên thành Mẹ (Mẫu) - Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ, Mẫu Thiên. Nhưng, thờ Mẫu là những đối tượng
tự nhiên chưa đủ, người Việt Nam còn cho xuất hiện thêm Mẫu Nhân từ trên
trời giáng xuống- đó chính là Mẫu Liễu Hạnh. Ở Mẫu Liễu Hạnh hội tụ tất cả
những đức tính quí báu của người phụ nữ Việt Nam: Yêu chồng, thương con,
có trách nhiệm cao với gia đình, chịu thương, chịu khó, biết căm ghét điều ác
và biết yêu cái thiện, cái đẹp. Mẫu Liễu Hạnh được người Việt tôn vinh là
Tiên, Thánh đứng đầu trong hàng Mẫu. Điều đó thể hiện rõ tư duy triết học
phương Đông là thiên địa nhân nhất thể và âm dương ngũ hành hoà hợp biến
hoá, sinh thành tất cả. Với nếp nghĩ, nếp sống theo tư duy đối ngẫu của triết
học phương Đông, sự vận hành của trời đất, vũ trụ bao giờ cũng phải có âm,
có dương, có trời, có đất, có cha, có mẹ. Cha mẹ ln đi liền với nhau. Vì
vậy đã có Thánh Mẹ thì phải có Thánh Cha. Từ thực tế lịch sử oai hùng và từ
khát vọng nhu cầu tâm linh thiêng liêng của mình, người Việt đã tôn Đức
Thánh Trần Hưng Đạo thành Thánh Cha.
Lễ hội “Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ” (Trần Hưng Đạo mất
ngày hai mươi tháng tám, Liễu Hạnh mất ngày ba tháng ba), trở thành lễ hội
dân gian truyền thống, phản ánh tình cảm u thương, sự tơn vinh vị trí, vai
trị của cha, mẹ trong gia đình, xã hội. Hình tượng người mẹ trong tín
ngưỡng thờ Mẫu là sự phóng đại mơ thức thờ Mẹ trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên:
“Một lịng thờ Mẹ, kính Cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
Bên cạnh tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thần cũng có ảnh

hưởng lớn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Các
thần có nguồn gốc khác nhau: Nhiên thần và nhân thần, có nữ thần và nam


26

thần. Nhiên thần có thể là các thần thiên nhiên, linh khí sơng núi được nhân
hố như Thần Cây, Sơn thần, Thổ thần, Thuỷ thần, Pháp Vân, Pháp Vũ,
Pháp Lôi, Pháp Điện, hoặc các vị tinh tú như thần Nam Tào, Bắc Đẩu, thần
ánh sáng như Thống lĩnh hào quang, Tích lịch hào quang. Nhân thần là
những người khi sống thì khơn, khi chết thì thiêng, được người đời sau thần
thánh hố, tơn thờ. Họ thường là những người có công dựng nước, giữ nước
như : các vua Hùng, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngơ Quyền, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... là những người có cơng tụ dân lập làng, là
các vị tổ sư các nghề thủ công, là những hiền sĩ có cơng mở mang dân trí...
Người Việt quan niệm an cư mới có lạc nghiệp, chỗ ở có n ổn thì
cơng việc làm ăn mới tiến tới. Vì vậy, trong gia đình người Việt thường thờ
nhiều thần như Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ... Tổ tiên cũng được người Việt
“thần hoá” xem như vị “thần bản mệnh” trong gia đình và được coi trọng
nhất.
Cùng với các tín ngưỡng dân gian thì việc Phật giáo, Nho giáo và Đạo
giáo (với tư cách là những hệ thống tôn giáo- tư tưởng, văn hoá du nhập vào
Giao châu) đã có những ảnh hưởng sâu đậm tới sự hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt.
Phật giáo vào Giao Châu bằng con đường hồ bình, theo chân các
thương nhân và tăng sĩ, tư tưởng từ, bi, hỉ, xả ... trong giáo lý Phật giáo khá
gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc nhau trong
truyền thống của người Việt. Ở gia đình Phật tử, bàn thờ Phật có thể đặt
ngang hàng với bàn thờ tổ tiên, hoặc thờ chung trên một bàn thờ. Trong lời
khấn tổ tiên, dường như người Việt khấn “Nam mô a di đà Phật” ba lần, sau

đó mới cầu đến các vị tổ tiên của mình. Chính vì biết uyển chuyển dung hợp
với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Phật giáo có ngày lễ Vu Lan xá tội cho
những linh hồn tổ tiên được trở về, và cả những vong hồn lang thang không
người thờ cúng), lễ thức lại đơn giản, dễ thực hiện, nên Phật giáo đã nhanh


×