Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Tich hop giao duc su dung NLTKHQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.48 KB, 64 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG. TẬP HUẤN TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ MÔN: THỦ CÔNG VÀ KĨ THUẬT. Hải Dương, tháng 12 năm 2012. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường học là nơi tập trung nguồn nhân lực cơ bản, rộng lớn cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung theo chương trình, hệ thống giáo dục nghiêm ngặt với mọi hình thức đa dạng. Trường học là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng. Mỗi học sinh được giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng có nghĩa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đến được với mỗi gia đình. Trường học là nơi chúng ta có thể gửi thông điệp sử dụng tiết kiệm năng lượng tốt nhất đến học sinh lứa tuổi 6 - 11 tuổi. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, học sinh tiểu học dễ tiếp thu những giá trị mới. Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng hùng mạnh nhất trong hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Việc đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào cấp tiểu học giúp cho các em học sinh bắt đầu có ý thức tiết kiệm năng lượng ngay từ nhỏ. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ MÔN: THỦ CÔNG (LỚP 1; 2; 3) VÀ KĨ THUẬT(LỚP 4; 5). NỘI DUNG, PHƯƠNG. ĐỊA CHỈ. MỤC. PHÁP. TIÊU. VÀ. TÍCH. MỨC ĐỘ. HỢP. TÍCH HỢP GIÁO DỤC. MỘT MỘT SỐ SỐ HOẠT HOẠT ĐỘNG ĐỘNG TÍCH TÍCH HỢP HỢP GIÁO GIÁO DỤC DỤC SỬ SỬ DỤNG DỤNG NLTK&HQ NLTK&HQ. SỬ DỤNG NLTK&HQ 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. MỤC TIÊU Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học và mục tiêu GDSDTK và HQ trong trường tiểu học: Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học Thủ công, Kĩ thuật.. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Về kiến thức. Mục tiêu tích hợp giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn Thủ công, môn Kĩ thuật tiểu học. Về kĩ năng - hành vi:. Về thái độ - tình cảm: 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Về kiến thức: Giúp cho học sinh bước đầu biết được: + Thế nào là năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. + Mối quan hệ giữa con người và năng lượng. Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cuộc sống của con người. + Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các hoạt động dạy học Thủ công, Kĩ thuật và các hoạt động ngoại khoá từ các chủ đề môn học. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Về kĩ năng- hành vi: + Tham gia hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với lứa tuổi. + Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. + Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với mọi người.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Về thái độ - tình cảm: + Biết quý trọng, sử dụng năng lượng tiết kiệm cho bản thân, gia đình quê hương và đất nước. + Có thái độ tích cực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thân thiện với môi trường sống. Phê phán các hành vi lãng phí năng lượng . + Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Từ mục tiêu trên, việc tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách nhẹ nhàng vào các bài học môn Thủ công, Kĩ thuật không những đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức môn học mà còn hình thành cho các em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công và môn Kĩ thuật tiểu học và mục tiêu tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng vào môn học cần trao đổi 2 vấn đề sau: 1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học như thế nào? 2. Nêu một số phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn Thủ công , Kĩ thuật tiểu học. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nội dung chương trình môn Thủ công, môn Kĩ thuật có các chủ đề sau: Lớp 1: + Xé, dán giấy. + Gấp hình. + Cắt, dán giấy.. Lớp 2: + Gấp hình. + Phối hợp gấp, cắt, dán hình.. Lớp 3: + Làm đồ chơi đơn giản. + Cắt, dán chữ cái đơn giản. + Đan nan.. Lớp 4: + Cắt, khâu. + Thêu + Trồng rau, hoa. + Lắp ghép mô hình kĩ thuật.. Lớp 5: + Khâu , thêu. + Nấu ăn. + Nuôi gà. + Lắp ghép mô hình kĩ 13 thuật..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP. 1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp. 1.2. Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.. 2. Một số phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2.1. Phương pháp thảo luận: Thảo luận cả lớp; thảo luận nhóm. 2.2. Phương pháp quan sát. 2.3. Phương pháp trò chơi. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng vào môn Thủ công, môn Kĩ thuật, có thể tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh như sau: 1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp Căn cứ vào nội dung các bài học môn Thủ công, môn Kĩ thuật, có thể tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các bài học có nội dung liên quan, gần gũi. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Có 2 mức độ tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng vào các bài học Thủ công, Kĩ thuật như sau: - Mức độ bộ phận: Là mức độ tích hợp cho các bài học có một nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Để nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Thủ công, Kĩ thuật có tích hợp hiệu quả, giáo viên cần lưu ý: - Lựa chọn các bài học có khả năng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Xác định mức độ, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh. - Đảm bảo mục tiêu bài học của môn Thủ công, Kĩ thuật, đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức lồng ghép, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có ý thức và kĩ năng sống, học tập tiết kiệm trong môi trường phát triển bền vững. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ví dụ: - Bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” ( Môn Thủ công lớp 1). Mục tiêu của bài học Thủ công là học sinh biết cách cắt, dán và trang trí được ngôi nhà; cắt, dán và trang trí được ngôi nhà. Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên tổ chức 3 hoạt động chủ yếu: + Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu ngôi nhà đã cắt, dán và trang trí. Trong hoạt động này, học sinh phải quan sát và nhận biết được ngôi nhà có những bộ phận nào? Hình dáng và màu sắc các bộ phận của ngôi nhà ra sao ? 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác mẫu Ở hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách cắt, dán và trang trí để làm được ngôi nhà. + Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành cắt, dán, trang trí ngôi nhà Đây là hoạt động học sinh thực hành để làm ra ngôi nhà. Học sinh sẽ phải tư duy từ những biểu tượng thu nhận được, những hiểu biết ở hoạt động 1 và 2 để cắt, dán, trang trí được ngôi nhà.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Từ các hoạt động của bài học Thủ công, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng ngay trong hoạt động 1. Học sinh biết rằng, một ngôi nhà có những cửa sổ, cửa ra vào không những làm cho nhà có đủ ánh sáng, không khí trong nhà thoáng mát, mà còn tiết kiệm được năng lượng điện sử dụng chiếu sáng, làm mát như đèn điện, quạt điện, máy điều hòa không khí. Khi tổ chức hoạt động 2 và 3, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng khi hướng dẫn học sinh trang trí ngôi nhà. Giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời thay thế cho việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Như vậy, với 3 hoạt động dạy học chủ yếu của bài học Thủ công trên, chúng ta đã tích hợp vào bài học để giáo dục tiết kiệm năng lượng điện và có thể khai thác năng lượng mặt trời phục vụ cuộc sống con người . - Bài “ Gấp cái quạt”, sau khi học sinh đã làm được cái quạt bằng giấy, giáo viên cho học sinh sử dụng quạt để tạo gió mát. Từ đó, giáo viên liên hệ với việc dùng sức gió để tiết kiệm năng lượng điện. - Các bài học gấp cắt, dán biển báo giao thông (lớp 2), có thể tích hợp giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm nhiên liệu khi xe chạy; chấp hành luật lệ giao thông, chống ùn tắc là tiết kiệm năng lượng xăng dầu của các phương tiện giao thông trên đường phố. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Các bài lắp ghép mô hình xe (lớp 4,5) , có thể lồng ghép giáo dục học sinh việc tiết kiệm xăng, dầu, ga bằng việc gắn thêm trên phía đầu xe tấm pin mặt trời để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Trên thực tế, nước ta và các nước khác trên thế giới đang cố gắng khai thác nguồn năng lượng mặt trời để phục vụ cuộc sống của con người... - Các bài học lắp ghép mô hình tự chọn, có thể hướng dẫn học sinh chọn lắp cối xay gió và giáo dục cho học sinh biết rằng: sử dụng sức gió sẽ tiết kiệm điện năng. - Các bài học của chủ đề nấu ăn, có thể tích hợp giáo dục cho học sinh biết: khi cơm đã cạn, cần nhỏ lửa để cơm không bị cháy mà tiết kiệm củi, ga trong quá trình nấu ăn. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.2. Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động. Những hoạt động này có thể tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2 buổi/ngày hoặc vào các buổi học ngoại khóa. Ví dụ: - Hoạt động : Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi Ở trường học, rác thải chủ yếu là giấy, hộp giấy, lá cây và chai lọ nhựa do các em thải ra. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lao động: nhặt rác bỏ vào thùng rác; phân loại và tái sử dụng các rác thải có thể dùng được ở trường, lớp. Học sinh có thể dùng những tờ giấy đã sử dụng một mặt để làm giấy nháp, làm thủ công tạo ra đồ chơi; sử dụng những chai, hộp bằng giấy, 24 nhựa, lá cây để làm các đồ chơi theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Cũng có thể tổ chức thành trò chơi Tái sử dụng rác thải bằng giấy để giáo dục cho học sinh hành vi tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm công năng, một dạng năng lượng của con người khi sản xuất giấy và điện năng cần thiết để làm giấy phục vụ việc học tập, sinh hoạt của con người. - Hoạt động: Tiết kiệm chất đốt trong nấu ăn Khi dạy học chủ đề Nấu ăn, có thể tổ chức chuyên đề “ Tiết kiệm chất đốt trong nấu ăn ”.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tổ chức hoạt động này vừa giúp học sinh có được buổi thực hành nấu ăn. Buổi học vừa giúp học sinh có được thực hành nấu ăn (ở trong giờ học không thể thực hiện được), vừa giúp học sinh biết được ý nghĩa, cách tiết kiệm củi, ga, điện. Đây là việc làm cần thiết để giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm chất đốt ngay từ nhỏ. Tiết kiệm chất đốt chính là tiết kiệm năng lượng.. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Hoạt động: Trò chơi “ Xe nào tiết kiệm nhiên liệu” Khi dạy học các bài học về Lắp ghép mô hình kĩ thuật, có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ chọn loại xe tiết kiệm năng lượng”. Hoặc chơi trò chơi “ An toàn giao thông đường bộ” để qua đó giáo dục học sinh về tiết kiệm năng lượng xăng, dầu khi tham gia giao thông. - Hoạt động: Trò chơi đóng vai tuyên truyền viên nhỏ về các đề tài: + Tiết kiệm giấy (sau khi học các bài học Thủ công) + Tiết kiệm vải (sau khi học các bài học khâu, thêu) + Tiết kiệm củi, ga (sau khi học các bài học nấu ăn) +Tiết kiệm xăng, dầu chạy xe (sau khi học các bài học Lắp ghép mô hình xe). 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP. 1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp. 1.2. Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.. 2. Một số phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2.1. Phương pháp thảo luận: Thảo luận cả lớp; thảo luận nhóm. 2.2. Phương pháp quan sát. 2.3. Phương pháp trò chơi. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.1. Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. - Thảo luận cả lớp Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học môn Thủ công và nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để xác định nội dung cần thảo luận. Giáo viên cho học sinh thảo luận phải là những vấn đề cần thiết, phù hợp với nội dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng 29 lượng tiết kiệm và hiệu quả vào bài học ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Ví dụ: Khi dạy bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” (Lớp 1), giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vấn đề sau: + Ngôi nhà có những bộ phận nào? + Ngôi nhà có nhiều cửa có ích lợi gì? - Thảo luận nhóm Khi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nội dung bài học môn Thủ công, môn Kĩ thuật hay tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm; vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận của nhóm; tổng kết của giáo viên). 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Căn cứ vào các bài học Thủ công, Kĩ thuật có nội dung tổng hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo viên thiết kế các câu hỏi về giáo dục tiết kiệm năng lượng và hiệu quả cho học sinh thảo luận nhóm. Ví dụ : - Dạy bài “ Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình” (môn Kĩ thuật lớp 5), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau: + Hãy kể tên các loại bếp đun trong gia đình. + Loại bếp nào tiết kiệm năng lượng? - Dạy bài “ Nấu cơm” (môn Kĩ thuật lớp 5), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : + Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Theo em, cách nấu cơm như vậy đã tiết kiệm năng lượng chưa? Vì sao? + Cần tiết kiệm năng lượng như thế nào khi nấu 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2.2. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Thủ công và môn Kĩ thuật và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực tế môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức cần thiết về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục đích quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát). 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Khi dạy các bài học thực hành với 3 hoạt động dạy học chủ yếu (đã nêu ở phần trên), hoạt động 1 là hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu, giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để lồng ghép những nội dung cần quan sát về GDSDNLTK&HQ. Nội dung cần quan sát phải phù hợp, đúng nơi, đúng chỗ, không gò bó áp đặt một cách khiên cưỡng cho việc GDSDNLTK&HQ.. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2.3. Phương pháp trò chơi Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDSDNLTK&HQ nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý tổ chức thực hiện theo trình tự sau: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tuỳ nội dung từng chủ đề của môn học, giáo viên có thể chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để lồng ghép GDSDNLTK&HQ. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với các tình huống về SDNLTK&HQ.. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> III. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GDSDNLTK&HQ VÀO CÁC BÀI HỌC MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT.. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật, các đồng chí hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ. 2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó. 3. Trình bày 1 giáo án minh họa cho mỗi lớp. Trình bày theo bảng sau: Lớp. Tên bài. Nội dung. Mức độ. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 1. Các bài học tích hợp SDNLTK&HQ, nội dung và mức độ tích hợp: Lớp 1. 1. 2. Tên bài. Nội dung GDTKNL. - Giới thiệu một số loại giấy, - Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực bìa và dụng cụ học Thủ công hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy. - Tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ... để dùng trong các bài học Thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng. - Cắt, dán và trang trí ngôi nhà. Mức độ Liên hệ. - Nhà có các cửa sẽ có đủ ánh sáng và không khí, tiết kiệm năng lượng điện sử dụng chiếu sáng và sử dụng quạt, máy điều hoà. - Trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời trên mái nhà để phục vụ cuộc sống con người .. Bộ phận.. Gấp, cắt, dán biển báo giao Biển báo giao thông giúp cho người thông chỉ lối đi thuận chiều tham gia giao thông chấp hành đúng luật và cấm xe đi ngược chiều. giao thông, góp phần giảm tai nạn và còn tiết kiệm nhiên liệu.. Liên hệ. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. - Gấp thuyền phẳng đáy Muốn di chuyển thuyền có thể dùng không mui. sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền) - Gấp thuyền phẳng đáy có hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái mui. chèo)). Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.. Liên hệ.. 3. Gấp tàu thuỷ hai ống khói. Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu.. Liên hệ. 3. Làm quạt giấy tròn. Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện.. Liên hệ. 4. Lợi ích của viêc trồng cây - Cây xanh cân bằng không khí, giúp rau, hoa. giảm thiểu việc dùng năng lượng làm sạch không khí trong môi trường sống. - Cây cung cấp chất đốt, giảm tiêu thu điện dùng để đun nấu.. Liên hệ. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4. - Lắp xe ô tô tải. - Lắp ghép mô hình tự chọn ( nếu chọn lắp xe). - Lắp thêm thiết bị thu năng lượng mặt trời để chạy xe ô tô tiết kiệm xăng, dầu. - Tiết kiệm xăng, dầu khi sử dụng xe.. Liên hệ.. 5. - Một số dụng cụ nấu ăn - Chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm và ăn uống. năng lượng. - Nấu ăn như thế nào để tiết kiệm năng lượng. - Có thể dùng năng lượng mặt trời, khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.. Bộ phận.. 5. - Nấu cơm. - Luộc rau.. - Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi, bếp ga cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga. - Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.. Bộ phận.. 5. - Lắp xe cần cẩu. - Lắp xe ben. - Lắp máy bay trực thăng. - Lắp ghép mô hình tự chọn ( nếu chọn lắp xe). - Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu. - Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.. Liên hệ. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA CÁC CHỦ ĐỀ MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT.. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: 1.Liệt kê một số hoạt động có thể tổ chức lồng ghép GDTKNL. 2. Trình bày nội dung và cách tổ chức các mô đun. Mỗi tổ chọn 1 mô đun và trình bày cách tổ chức thực hiện (5 tổ).. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 1. Gợi ý một số hoạt động giáo dục lồng ghép tiết kiệm năng lượng ngoài các bài học. - Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi - Sử dụng chất đốt trong nấu ăn - Xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu - Tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng. - Tham quan tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng điện ở địa phương.. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2. Nội dung và cách tổ chức một số hoạt động tích hợp GDTKNL và HĐ ngoài bài học. Các hoạt động GDTKNL và HĐ ngoài các bài học (đã trình bày ở phần trên) là các hoạt động mang tính cộng đồng. Các hoạt động này được thực hiện trong mối quan hệ cộng đồng. Trong đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Các hoạt động này nên tổ chức theo nhóm. Một nhóm học sinh sẽ có các kĩ năng bù trừ, chung một mục đích, chung trách nhiệm. Sự hợp tác của từng thành viên trong nhóm sẽ đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động.. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Một hoạt động dù đơn giản hay phức tạp đều cần có ý tưởng, mục tiêu rõ ràng và hình thức thực hiện phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao. Thiết kế một hoạt động theo những điểm cơ bản sau: 1. Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được. 2. Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được. 3. Thời gian dự kiến: cần xác định và phân bố thời gian thích hợp. 4. Chuẩn bị: - Địa điểm hoạt động. - Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết. 5. Các bước tiến hành. 6. Củng cố, đánh giá. 7. Tài liệu tham khảo. 43 8. Gợi ý cho người sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> VÍ DỤ MINH HỌA VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG: TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI I. MỤC TIÊU: - Thấy rõ lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng qua việc tái sử dụng rác thải. - Làm được một số đồ chơi từ việc tái sử dụng rác thải. - Tuyên truyền, vận động gia đình trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường từ việc phân loại, tái sử dụng rác thải. II. THỜI GIAN DỰ KIẾN Tổng thời gian hoạt động: 40 phút. Trong đó, ước tính trung bình thời gian như sau: + Hướng dẫn: 5 phút. + Chia nhóm hoạt động: 20 phút. + Các nhóm trình bày kết quả thảo luận: 10 phút. + Giáo viên tổng kết: 5 phút. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> III. CHUẨN BỊ: 1. Một số thùng rác với các loại giấy đã sử dụng, một số giấy báo cũ, một số hộp bìa, một số chai nhựa,...(5 thùng) 2. Một số giỏ nhỏ hoặc rổ, rá để học sinh các tổ phân loại rác. 3. Một số dụng cụ cần thiết: Kéo, thước, hồ dán, bút màu... 4. Phiếu giao việc cho các nhóm.. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:. Giáo viên. Học sinh. - Chia học sinh thành 5 nhóm, mỗi - Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm khoảng 5-7 học sinh. Yêu nhóm. cầu các nhóm cử thư kí, tổ trưởng. - Phát phiếu giao việc cho các Nhận phiếu ghi công việc của nhóm. nhóm. Bước 2: Giáo viên - Hướng dẫn các nhóm làm việc với công việc được giao.. Học sinh - Tổ trưởng đọc phiếu giao việc của nhóm. - Cả nhóm thảo luận về công việc của nhóm, dự kiến kế hoạch, phân công việc cho các thành viên của nhóm. - Thực hiện công việc của nhóm: + Phân loại rác thải. + Chọn lựa rác thải còn sử dụng được . 46 + Làm đồ chơi từ rác thải đã chọn lựa để sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Bước 3: Giáo viên. Học sinh. Hướng dẫn các nhóm ghi tên và trưng - Thư kí của nhóm ghi bày đồ chơi của nhóm đã làm được từ rác tên đồ chơi của nhóm đã thải tái chế. làm. - Cả nhóm trưng bày đồ chơi tạo được của nhóm. Bước 4: Giáo viên. Học sinh. - Tập trung cả lớp để tham - Tham quan sản phẩm của các quan sản phẩm của các nhóm. nhóm. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> V. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ 1. Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: - Sản phẩm mà các nhóm làm được từ nguyên vật liệu lấy từ đâu? - Những đồ chơi mà các em làm được từ vật liệu gì? 2. Giáo viên kết luận: Rác thải được bỏ đúng nơi quy định là bảo vệ môi trường sạch, đẹp. Ngay khi bỏ rác, chúng ta cần phân loại rác thải để xử lí hợp lí. Rác thải có thể tái sử dụng. Khi làm thủ công, nếu không có giấy thủ công, các em có thể tìm kiếm, tận dụng những tờ giấy đã dùng như giấy báo cũ, giấy đã viết một mặt, những lá khô to... để làm thủ công. Khi học chủ đề Cắt, khâu, thêu, các em có thể tìm kiếm những mảnh vài thừa của thợ may, hoặc từ áo quần cũ đã bỏ giặt sạch để sử dụng. 3. Cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ hoặc tạo thành vòng tròn múa hát tập thể một bài hát yêu thích của lớp. 4. Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh cá nhân và thu dọn rác thải. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ MÔN: THỦ CÔNG (LỚP 1; 2; 3) VÀ KĨ THUẬT(LỚP 4; 5). NỘI DUNG, PHƯƠNG. ĐỊA CHỈ. MỤC. PHÁP. TIÊU. VÀ. TÍCH. MỨC ĐỘ. HỢP. TÍCH HỢP GIÁO DỤC. MỘT MỘT MỘT SỐ SỐ SỐ HOẠT HOẠT HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐỘNG TÍCH TÍCH TÍCH HỢP HỢP HỢP GIÁO GIÁO GIÁO DỤC DỤC DỤC SỬ SỬ SỬ DỤNG DỤNG DỤNG NLTK&HQ NLTK&HQ NLTK&HQ. SỬ DỤNG NLTK&HQ 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> GIÁO ÁN MINH HỌA Lớp 1: Bài: CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (2 tiết) I - MỤC TIÊU - HS biết cắt, dán và trang trí hình ngôi nhà. - Cắt, dán, trang trí được hình ngôi nhà. Kiến thức, kĩ năng đã biết - Kẻ, cắt, dán hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Vẽ trang trí.. Kiến thức, kĩ năng mới, khó - Sắp xếp các hình để dán thành hình ngôi nhà. - Chọn màu và kết hợp màu để trang trí hình ngôi nhà. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> II - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV - Mẫu hình ngôi nhà được cắt, dán và trang trí đẹp. - Tranh quy trình cắt, dán và trang trí ngôi nhà. - 1 tờ giấy trắng làm nền và giấy thủ công các màu có kích thước ô lớn. - Bút dạ, hồ dán, khăn lau tay. - Ti vi, đầu DVD hoặc VCD và đĩa hình hướng dẫn cắt, dán và trang trí ngôi nhà (nếu có điều kiện). - Một vài sản phẩm đẹp của HS năm trước. - Một số tờ giấy A2 hoặc A3 để các nhóm trình bày sản phẩm. 2. Chuẩn bị của HS - Giấy thủ công nhiều màu. - Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, khăn lau tay. 51 - Vở thủ công để dán sản phẩm ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Giới thiệu bài : Dùng tranh ảnh hoặc liên hệ thực tế để giới thiệu bài học “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu Cách tiến hành - Giới thiệu hình mẫu, hướng dẫn HS quan sát. - Yêu cầu HS trả lời : + Ngôi nhà gồm những bộ phận nào ? + Ngôi nhà có nhiều cửa có tác dụng gì? + Nêu nhận xét về hình dạng và màu sắc của từng bộ phận của ngôi nhà. (GV có thể chỉ dẫn để HS có thể nhận ra được các bộ phận của ngôi nhà) - Nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận: Ngôi nhà gồm có thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ. Thân nhà hình chữ nhật, thường có màu hồng, xanh, vàng,… Mái nhà hình chữ nhật được cắt vát hai bên. Các cửa sổ hình vuông, thường có màu xanh, tím, nâu,… Cửa ra vào hình chữ nhật. Nhà có nhiều cửa sẽ làm cho ngôi nhà có nhiều ánh sáng, không cần dùng đến điện chiếu sáng. Về mùa hè, mở các cửa, không khí trong nhà thoáng mát, có thể không cần dùng quạt, máy điều hòa không khí nên tiết kiệm được điện sinh hoạt. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác mẫu Cách tiến hành - Mở đĩa hình hoặc treo tranh quy trình bài Cắt, dán và trang trí ngôi nhà. - Hướng dẫn học sinh quan sát các bước thực hiện - Nêu tóm lược các bước : + Kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà. + Dán thành hình ngôi nhà. + Trang trí ngôi nhà. 1. Hướng dẫn kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà - Yêu cầu HS nêu cách kẻ, cắt từng bộ phận của ngôi nhà. - Nhận xét câu trả lời của HS và tóm tắt cách kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà kết hợp với hình ảnh của tranh quy trình : + Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô để làm thân nhà (hình 1). chèn thêm + Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 3 ô, sau đó kẻ, cắt vát 2 bên để làm mái nhà (hình 2). + Kẻ, cắt hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ (hình 3). + Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô để làm cửa ra vào (hình 3). - Yêu cầu một số HS lên bảng kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà. GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm (nếu cần). 2. Hướng dẫn dán và trang trí ngôi nhà - Yêu cầu HS quan sát hình 4 trong tranh quy trình và nêu trình tự dán các bộ phận của ngôi nhà. - Nhận xét, tóm tắt : Các bộ phận được dán theo trình tự thân nhà - mái nhà - cửa ra vào và cửa sổ. - Lưu ý khi dán mép cửa sổ và cửa ra vào phải thẳng hàng nhau. - Gợi ý một số cách trang trí ngôi nhà bằng những hình cắt, hình xé đã học hoặc dùng bút màu vẽ trang trí. - Có thể làm thêm nhiều cửa sổ để cho ngôi nhà có nhiều ánh sáng thoáng mát. Có thể vẽ hoặc cắt thêm một hình chữ nhật hoặc hình tròn làm thiết bị thu năng lượng mặt trời để thay thế năng lượng điện. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Hoạt động 3 : HS thực hành kẻ, cắt các bộ phận của hình ngôi nhà. Cách tiến hành: - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. - Nêu nhiệm vụ thực hành : Kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà. - Tổ chức cho HS thực hành, nhắc HS cần lưu ý lựa chọn màu giấy phù hợp với từng bộ phận của ngôi nhà. GV đến các bàn quan sát HS thực hành. Có thể uốn nắn hoặc hướng dẫn thêm nếu thấy cần. - Chọn một vài sản phẩm để nhận xét. - Nhắc HS lưu giữ sản phẩm để giờ sau học tiếp.. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tiết 2 Hoạt động 4 : HS thực hành dán và trang trí hình ngôi nhà Cách tiến hành: - Chia nhóm thực hành. Đề nghị các nhóm bầu nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm và báo cáo. - Nêu nhiệm vụ thực hành : + Dán ngôi nhà. + Trang trí ngôi nhà. - Cho HS xem sản phẩm đẹp của HS năm trước và gợi ý cách trang trí sản phẩm. - Phát tờ giấy trắng khổ A2 hoặc A3 cho các nhóm để trình bày sản phẩm. - Cho HS thực hành, GV đến các nhóm quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm nếu thấy cần. - Đến từng nhóm quan sát HS thực hành, nhắc nhở, uốn nắn hoặc hướng dẫn thêm nếu thấy cần. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Hoạt động 5 : Trưng bày, đánh giá sản phẩm. độ .. Cách tiến hành: - Nêu các yêu cầu cần đạt của sản phẩm : + Cắt, dán và trang trí được hình ngôi nhà. + Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng Với học sinh kkhéo tay: + Cắt, dán được hình ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp. + Đường cắt thẳng, hình dán phẳng - Bố trí vị trí trưng bày cho các nhóm. - Cử đại diện 3 - 4 nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm theo yêu cầu . - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của một vài nhóm trên bảng theo các mức. - Trả lại sản phẩm cho các nhóm trưng bày vào góc bộ môn trong phòng học của lớp.. IV - NHẬN XÉT, DẶN DÒ - Nhận xét chung về tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn dò HS xem lại nội dung các bài đã học và lựa chọn một 56 trong các bài đó để giờ học sau làm bài ôn tập..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> LỚP 2 BÀI : GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU - HS biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - HS gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. - HS yêu thích sản phẩm ; có ý thức nhận biết biển báo khi tham gia giao thông thông Kiến thức, kĩ năng HS đã biết. Kiến thức, kĩ năng mới, khó. Biết gấp, cắt, dán biển báo giao Nhận biết sự giống và khác nhau thông chỉ lối đi thuận chiều và về hình dạng, kích thưước, màu biển báo cấm xe đi ngược chiều. sắc của các biển báo để biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Giấy màu đỏ, xanh và màu khác. - Kéo, hồ dán, thước kẻ. - Một số sản phẩm của học sinh năm trước. - Tranh ảnh về biển báo giao thông. - Các bộ phận biển báo giao thông đã gấp, cắt để rời. - Ti vi, đầu đĩa, đĩa hình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 2. Chuẩn bị của học sinh - Giấy thủ công màu, giấy trắng. - Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. 58 - Tập vở Thủ công để trình bày sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều. II. Giới thiệu bài : Ngoài biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, trên đường giao thông còn có nhiều loại biển báo giao thông khác. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết "Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe".. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu Cách tiến hành: - Giới thiệu mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe và định hướng cho học sinh quan sát, so sánh hình dạng, kích thước, màu sắc các bộ phận của biển báo này với biển báo cấm xe đi ngược chiều đã học. - Yêu cầu học sinh so sánh và nêu: + Những điểm giống nhau. + Những điểm khác nhau . - Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận : + Điểm giống nhau: Các biển báo đều có mặt biển báo và chân biển báo. Mặt của 2 biển báo là hình tròn, kích thước bằng nhau. Chân của biển báo là hình chữ nhật, kích thước bằng nhau. + Điểm khác nhau : Màu sắc của hai biển báo khác nhau. Mặt của biển báo cấm xe đi ngược chiều là một hình tròn màu đỏ, giữa có hình chữ nhật màu trắng. Mặt của biển báo cấm đỗ xe là hình tròn màu xanh, dán giữa hình tròn màu đỏ, giữa có hình chữ nhật màu 60 đỏ..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Hoạt động 2. Hướng dẫn mẫu các thao tác Cách tiến hành: Bước 1 : Gấp, cắt biển báo - Treo tranh quy trình lên bảng. - Đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời : + Cần phải gấp, cắt những hình gì ? + Các hình này có kích thước và màu sắc như thế nào? - Nhận xét câu trả lời của HS và yêu cầu : + 1 HS cắt hình tròn màu đỏ. + 1 HS cắt hình tròn màu xanh + 1 HS cắt hình chữ nhật màu đỏ. + 1 HS cắt hình chữ nhật màu sẫm làm chân biển báo. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Bước 2 : Dán các bộ phận thành biển báo. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 1, hình 2, hình 3, hình 4 của quy trình dán và yêu cầu 1-2 HS nêu cách dán. - Yêu cầu học sinh nêu cách dán và một vài học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và nhắc lại : + Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (Hình 1). + Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (Hình 2). + Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ (Hình3). + Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh (Hình4) Khi dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ, lu ý sao cho đường cong cách đều; hình chữ nhật màu đỏ ở giữa hình tròn màu xanh và chia hình tròn màu xanh thành hai nửa bằng nhau; bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình phẳng. - Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Cho HS xem đĩa hình thực hiện gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe và nêu kết luận khái quát các bước gấp, cắt, dán biển báo. Thời gian còn lại của tiết 1, hướng dẫn học sinh tập gấp, cắt các bộ phận của biển báo. Quan sát để biết mức độ tiếp thu của học sinh và rút kinh nghiệm chung. Cuối tiết 1, dặn học sinh chuẩn bị giấy để giờ học Thủ công tuần sau thực hành62gấp, cắt, dán hai biển báo..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Hoạt động 3. Tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt biển báo. Cách tiến hành: - Treo tranh quy trình gấp, cắt, dán biển báo. Hoặc xem đĩa hình gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. - Yêu cầu học sinh quan sát và nhắc lại cách gấp, cắt, dán đã học ở tiết 1. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và nhắc lại (nếu cần) - Cho xem những sản phẩm của học sinh năm trước để kích thích sự hứng thú của HS. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Tổ chức cho học sinh thực hành : Nêu yêu cầu thực hành: Mỗi HS gấp, cắt, dán được một biển báo giao thông cấm đỗ xe. Biển báo đúng màu sắc. Hình dán cân đối, phẳng. - Trong khi học sinh thực hành, đến từng bàn để quan sát, giúp đỡ, động viên học sinh hoàn thành sản phẩm - Hướng dẫn học sinh dán sản phẩm vào tập vở trình bày sản phẩm.63Sau đó, yêu cầu HS một số bàn nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh. + Loại hoàn thành xuất sắc (A+): Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Biển báo cân đối. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng. + Loại Hoàn thành(A) : Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Biển báo tương đối cân đối. Đường cắt có thể mấp mô. + Loại chưa hoàn thành (B): Chưa hoàn thành được sản phẩm. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” Mỗi HS được phát 3 biển báo giao thông đã học. Khi GV đọc tên loại biển báo nào, HS chọn biển báo ấy. Nghe hiệu lệnh của GV, HS đưa biển báo lên. Ai nhanh nhất được cô và các bạn tuyên dương. - Tuyên dương học sinh thực hiện nhanh và liên hệ: Biển báo giao thông giúp cho người tham gia giao thông chấp hành đúng luật giao thông. Chấp hành đúng luật giao thông là góp phần giảm tai nạn và tiết kiệm nhiên liệu xăng, dầu. Bởi vì, nếu không chấp hành đúng luật, người tham gia giao thông có thể làm tắc đường, gây lãng phí xăng, dầu của phương tiện giao thông khi phải chờ hoặc di chuyển với tốc độ chậm.. IV. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - Nhận xét chung về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh - Dặn học sinh chuẩn bị giấy màu, giấy trắng, thước kẻ, kéo, bút chì, hồ 64 dán để tuần sau học bài Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.

<span class='text_page_counter'>(65)</span>

×