Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

de an 1928 Hoajupiter

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.13 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CHƯ SÊ TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN. Số:. /BC. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Chư Sê, ngày 20 tháng 12 năm 2012. V/v Báo cáo Tổng kết đề án 1928,. BÁO CÁO kết quả thực hiện đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Thực hiện công văn thông tư số 23/2012/TT-BCA, ngày 27 tháng 4 năm 2012 của bộ công an Quy định về khu dân cư xã phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn và an ninh, trật tự”. Căn cứ kế hoạch số 06/Kh-CCL về công tác đảm bảo an ninh, trật tự năm học 2012-2013. Căn cứ vào cuộc họp lãnh đạo trường THCS Cù Chính Lan lúc 14 giờ ngày 27/12/2012 về đánh giá sơ kết thực hiện đề án 1928, như sau: I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN. 1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 1928 tại các cơ sở giáo dục Thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 1928/QĐ-TTg của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, trường THCS Cù Chính Lan đã thành lập Ban Điều hành Đề án 1928 do đồng chí Nguyễn Ngọc Vàng phó Hiệu trưởng trực tiếp làm Trưởng ban. Thành phần Ban Điều hành Đề án gồm đại diện Ban Giám Hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công nhà trường. Sau khi thành lập, Ban Điều hành Đề án đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Đề án 1928 và các văn bản chỉ đạo việc triển khai Đề án cụ thể như: - Kế hoạch số 06 /KH-CCL ngày 05/11/2012 về việc thực hiện Đề án 1928 trong trường THCS Cù Chính Lan..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Các thông báo về việc chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp GDPL trong các môn học. Nhà trường cũng đã tích cực chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung quán triệt Đề án 1928 vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ đề từng tháng, trong các dịp kỷ niệm… và qua hệ thống thông tin nội bộ. Về kinh phí triển khai thực hiện Đề án 1928: Nhà trường đã sử dụng ngân sách được cấp để chi cho việc triển khai thực hiện đề án, trong đó: - Chi cho Hội nghị quán triệt, triển khai đề án là : - Chi mua tài liệu phổ biến GDPL trang cấp cho Thư viện: - Chi cho các hoạt động ngoại khóa về GD PBPL: 2. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện Đề án 1928: - Đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD: hiện tại 02GV, đạt chuẩn đào tạo, có năng lực, đủ điều kiện dạy tốt môn GDCD theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã cử giáo viên GDCD tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về GD PBPL do Sở GD&ĐT tổ chức. Sau tập huấn nhà trường đã tổ chức triển khai các chuyên đề trên tới toàn bộ cán bộ giáo viên nhà trường. - Nhà trường đã tăng cường mua bổ sung các loại sách về GDPL cho thư viện Nhà trường phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh. - Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp, lồng ghép dạy GD PBPL trong các giờ chính khóa, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã chú trọng đưa nội dung GDPL vào trong các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã phối hợp CA xã Ia Blang tổ chức 02 buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật, Luật ATGT cho học sinh. Đoàn trường đã sử dụng có hiệu quả hệ thống phát thanh của nhà trường trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. - Từ đầu năm học 2012-2013, nhà trường đã chỉ đạo CBGV thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD theo hướng cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ GD&ĐT quy định. Tổ chức dạy học linh hoạt theo hướng tích.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hợp bằng nhiều hình thức (như: kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, xem tư liệu,…) nhằm gây hứng thú cho học sinh. Khuyên khích giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD, tăng cường ra đề theo hướng "mở" để học sinh liên hệ, phân tích, bình luận, biểu đạt chính kiến và định hướng hành vi của mình; đánh giá tinh thần tự giác, trung thực của học sinh trong tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, sự tiến bộ đạt được của học sinh trong ý thức công dân, trong hành vi tuân thủ kỷ luật, pháp luật.. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ SAU 03 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1928 TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRỰC THUỘC BỘ, NGÀNH. 1. Về mức độ đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Đề án Việc triển khai Đề án 1928 qua đã mang lại những kết quả quan trọng, tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức của cấp ủy Đảng, BGH, các tổ chức đoàn thể về ý nghĩa và sự cần thiết của việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Nhà trường đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục công dân và việc dạy học tích hợp giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa, chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều đổi mới. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhà giáo, người học được đa dạng hóa. Trong các năm học vừa qua, nhà trường không có cán bộ giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật. 2. Tồn tại, khó khăn và nguyên nhân a. Tồn tại: - Công tác phối hợp thực hiện đề án của các tổ chức, đoàn thể trong trường chưa chặt chẽ. - Chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra. - Tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy môn học giáo dục pháp luật còn thiếu nên gặp khó khăn cho việc giảng dạy và học tập pháp luật của học sinh. Chưa hệ thống hóa sách và tài liệu về pháp luật trong thư viện. - Kinh phí thực hiện công tác PBGDPL còn hạn hẹp nên các hoạt động như: tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên, sinh hoạt các câu lạc bộ, sinh hoạt tìm hiểu pháp luật ngoại khoá… chưa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> được tổ chức thường xuyên (thường lồng ghép với các nội dung, chương trình khác) nên đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án. - Công tác tư vấn cho học sinh đôi khi chưa thường xuyên, kịp thời. b. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan: - Chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp, học sinh đa số ở vùng KTXH đặc biệt khó khăn, ít được tiếp xúc với báo chí, internet, hiểu biết xã hội và hiểu biết pháp luật còn hạn chế. - Các tài liệu hướng dẫn về tích hợp GD PBPL trong nhà trường còn ít. * Nguyên nhân chủ quan - Các thành viên Ban chỉ đạo đều kiêm nhiệm, bận nhiều việc khác nên chưa quan tâm được nhiều đến công tác thực hiện Đề án - Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của CBGV, của các tổ chuyên môn đôi khi chưa kịp thời. - Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc PBGDPL cho học sinh. - Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số còn trẻ, ít kinh nghiệm trong công tác, đội ngũ cốt cán nhà trường mỏng. 3. Bài học kinh nghiệm. - Có sự phân công công việc cụ thể trong Ban Điều hành Đề án; xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế của đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chức, đoàn thể và của cán bộ giáo viên. - Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa nhà trường – công đoàn – Đoàn thanh niên trong việc giáo dục phổ biến pháp luật cho CBGV và học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học GDCD. Cử cán bộ phụ trách công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật của đơn vị. - Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để phổ biến cho học sinh trong “tuần lễ sinh hoạt đầu năm học”; Thực hiện tốt “Ngày pháp luật” theo hướng dẫn. Lồng ghép nội dung PBGDPL trong các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác. Thông qua các HĐGDNGLL, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động ngoại khoá để tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành giáo dục pháp luật trong các nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tăng cường việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên bản tin và hệ thống phát thanh của nhà trường. Xây dựng và bổ sung tủ sách, ngăn sách pháp luật trong nhà trường. III. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. 1. Phương hướng Kiện toàn Ban Điều hành Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trong năm 2013 phù hợp với điều kiện nhà trường. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập nội dung và các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khoá cho học sinh. Triển khai tốt chuyên đề tích hợp phổ biến giáo dục trong môn Giáo dục công dân cấp THCS. Lồng ghép nội dung PBGDPL trong các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác. Thông qua các HĐGDNGLL, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động ngoại khoá để tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Tổ chức tốt công tác tư vấn học đường trong các nhà trường. 2. Kiến nghị và đề xuất - Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác PBGDPL trong nhà trường. - Hướng dẫn danh mục tài liệu cần thiết và các tài liệu giáo dục phổ biến pháp luật cho thư viện các nhà trường. Nơi nhận: -. Như kính gửi; Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×