Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu từ mới với sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng Việt thời kỳ đổi mới (1986 – nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------------------

DƢƠNG NHẬT BÌNH

NGHIÊN CỨU TỪ MỚI VỚI SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
TRONG BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------------------

DƢƠNG NHẬT BÌNH

NGHIÊN CỨU TỪ MỚI VỚI SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
TRONG BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – NAY)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Lê Quang Thiêm

Hà nội – 2016




Lời cảm ơn !
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn thầy
giáo hướng dẫn GS. TS Lê Quang Thiêm, người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết để đưa ra những định hướng khoa học, tận tình hướng dẫn và cung cấp
nhiều tài liệu q báu cho tơi hồn thành cơng trình khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ đã truyền
thụ cho tôi kiến thức q báu trong thời gian tơi học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã ln sát
cánh bên cạnh và động viên tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện để
tôi vững vàng hơn trong học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những người bạn
thân thiết đã giúp đỡ động viên, góp ý và tìm kiếm tư liệu để tơi hồn thành
tốt luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Dƣơng Nhật Bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3
5. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Cái mới của luận văn .................................................................................. 6

7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TỪ MỚI ......................................................................................... 8
1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 8
1.1. Lịch sử tình hình nghiên cứu về từ mới ................................................. 8
1.1.1. Trong Việt ngữ học ................................................................................. 8
1.1.2. Trong Hán ngữ học.............................................................................. 12
1.2. Quan niệm của luận văn về từ ngữ mới ............................................... 17
1.3. Quan niệm về văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình ................ 19
1.3.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................... 20
1.3.2. Văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình ...................................... 22
1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 25


CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG TỪ MỚI THUỘC VỀ VĂN HĨA
HỮU HÌNH PHẢN ÁNH SỰ BIỂN ĐỔI XÃ HỘI VIỆT NAM ............... 28
2.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 28
2.2. Ba từ loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ) thuộc văn hóa hữu hình....... 28
2.2.1. Từ mới trong phạm vi văn hóa hữu hình là các danh từ ................... 30
2.2.2. Từ mới trong phạm vi văn hóa hữu hình là các động từ ................... 49
2.2.3. Từ mới trong phạm vi văn hóa hữu hình là các t nh từ ..................... 58
2.3. Những từ mới thuộc phạm vi văn hóa hữu hình với sự biến đổi của
xã hội Việt Nam ............................................................................................. 62
2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: NHỮNG NỘI DUNG TỪ MỚI THUỘC VỀ VĂN HĨA
PHI HỮU HÌNH PHẢN ÁNH SỰ BIỂN ĐỔI XÃ HỘI VIỆT NAM ....... 67
3.1. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tƣợng tơn giáo, tín ngƣỡng ........ 68
3.2. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tƣợng văn học, nghệ thuật, âm
nhạc ................................................................................................................. 73
3.2.1. Khái niệm về văn học, nghệ thuật, âm nhạc....................................... 73

3.2.2. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tượng văn học, nghệ thuật, âm nhạc .... 74
3.3. Những từ mới thuộc về sự vật hiện tƣợng thể thao ............................ 79
3.3.1. Khái niệm thể thao ............................................................................... 79
3.3.2. Từ mới thuộc về sự vật hiện tượng thể thao ....................................... 80
3.4. Những từ mới thuộc phạm vi văn hóa phi hữu hình với sự biến đổi


của xã hội Việt Nam ...................................................................................... 83
3.5. Tiểu kết .................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 SỐ LIỆU VỀ TỪ MỚI THUỘC PHẠM VI VĂN HĨA HỮU
HÌNH .............................................................................................................. 30
Bảng 2.2 SỐ LIỆU DANH TỪ MỚI............................................................ 30
Bảng 2.3 SỐ LIỆU VỀ ĐỘNG TỪ MỚI THUỘC PHẠM VI VĂN HĨA
HỮU HÌNH ..................................................................................................... 50
Bảng 2.4 TỪ MỚI LÀ CÁC TÍNH TỪ ....................................................... 59
Bảng 3.1 TỪ MỚI THUỘC PHẠM VI VĂN HĨA HỮU HÌNH.................. 68
Bảng 3.2 TỪ MỚI THUỘC LĨNH VỰC TÍN NGƢỠNG/ TƠN GIÁO ... 70
Bảng 3.3 TỪ MỚI THUỘC LĨNH VỰC VĂN HỌC/ NGHỆ THUẬT/ ÂM
NHẠC ............................................................................................................. 75
Bảng 3.4 TỪ MỚI THUỘC LĨNH VỰC THỂ THAO............................... 80


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội, ln ln có những sự vật, hiện tượng mới xuất hiện,
đồng thời lại có những sự vật, hiện tượng ít được chú ý đến hơn hoặc dần dần
mất đi. Những hiện tượng này thường được phản ánh trong vốn từ vựng: có
những từ ngữ, những nghĩa mới xuất hiện lại có những từ ngữ mới, nghĩa mới
bị thu hẹp dần hoặc mất đi sự hoạt động của nó, tần số xuất hiện nhỏ đi hoặc
biến mất hẳn [7, tr.iii].
Từ ngữ là tên gọi để biết được một sự vật hiện tượng trong cuộc sống
xã hội. Khi có một sự vật hoặc một hiện tượng mới xuất hiện thì mới có một
từ để gọi tên cho nó, cũng giống khi có một người mới ra đời thì phải có một
tên gọi cho người đấy. Trong từ ngữ có những từ ra đời từ lâu, ngược lại có
những từ ngữ ra đời gần đây. Vì là mới ra đời cho nên thường là chỉ những sự
vật hiện tượng cụ thể và trừu tượng mới. Vậy thế nào là ―mới‖? Nên đánh giá
cái ―mới‖ như thế nào? Theo chúng tôi, việc đánh giá một từ nào đó là ―mới‖
chỉ được xem xét trên cơ sở đặt các từ đó trong một khoảng thời gian nhất
định, tức là ―mới‖ so với một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, đại đa số các từ
ngữ mới xuất hiện khơng được nhiều người nói nhận thức ra là có màu sắc
mới, bởi lẽ khi những từ đó đã có giá trị giao tiếp thì chúng sẽ nhanh chóng đi
vào đời sống xã hội, được mọi người sử dụng như những người bình thường
khác. Mặc dù những từ ngữ đấy chưa được nhiều người biết đến, nhưng đã là

1


từ mới thì được coi như là có một hiện tượng, sự vật hay tên gọi mới, ý nghĩa
mới ra đời. Khi có từ mới xuất hiện, chứng tỏ trong xã hội đã xuất hiện một
hiện tượng mới, sự việc mới hoặc một tên gọi mới, ý nghĩa mới. Và những cái
mới này hễ có giá trị giao tiếp hoặc có giá trị sử dụng thì tốc độ đi vào cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày của chúng sẽ nhanh đến mức chúng ta không thể
tưởng tượng được. Sự ra đời của những cái mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của xã hội. Do đó, việc nghiên cứu những từ này sẽ giúp chúng ta

hiểu được những sự vật hiện tượng mới xuất hiện như thế nào, và tác động
của nó đối với sự phát triển của xã hội ra sao?
Từ những lí do phân tích ở trên, luận văn của chúng tôi lựa chọn đề tài
NGHIÊN CỨU TỪ MỚI VỚI SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG BÁO CHÍ
TIẾNG VIỆT THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – NAY).
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những từ mới (bao gồm cả những từ
mới xuất hiện cũng như những từ đã có từ thời kì trước đã mất dần rồi lại được xuất
hiện trong giai đoạn nghiên cứu của chúng tôi) trong tiếng Việt. Ngữ liệu khảo sát
của chúng tôi là những từ mới trong lĩnh vực báo chí mới xuất bản. Bên cạnh việc
khảo sát, thu thập tư liệu trên các báo xuất bản trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam,
tức là từ năm 1986 trở lại đây, chúng tôi chủ yếu tham khảo, sử dụng những từ mới
trong cuốn TỪ ĐIỂN TỪ MỚI TIẾNG VIỆT (do Phòng Từ điển học – Viện Ngơn
ngữ học đã thu thập trong báo chí tiếng Việt từ năm 1986 cho đến nay).

2


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những từ mới (3 loại thực từ: danh
từ, động từ, tính từ) thuộc hai phạm vi nghiên cứu, tức là văn hóa hữu hình và
văn hóa phi hữu hình. Cụ thể là những từ mới được dùng để gọi tên cho
những sự vật hiện tượng mới thuộc về vật chất, và những từ mới được dùng
để gọi tên cho những sự vật hiện tượng mới thuộc về tinh thần.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn tiến hành nghiên cứu sự biến đổi của các từ mới xuất hiện trong
báo chí tiếng Việt thời kỳ đổi mới (1986 –nay) để từ đó rút ra những kết luận về sự
phát triển của lớp từ mới này đối với sự biến đổi của xã hội Việt Nam theo hai mặt
xác định: văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình được biểu đạt.
Nhiệm vụ:

Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành khảo
sát và thống kê các đơn vị từ mới trong báo chí tiếng Việt thời kỳ đổi mới (1986
–nay), mà chủ yếu là ba từ loại thực từ trong cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt. Sau
đó phân loại chúng theo 3 nhóm thực từ (danh từ, động từ, tính từ) thuộc 2 phạm
vi lớn là hữu hình và phi hữu hình. Cuối cùng là miêu tả, phân tích và đánh giá
sự biến đổi của lớp từ mới này đồng thời rút ra những kết luận về sự phát triển
của chúng đối với sự biến đổi của xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có tư liệu là những từ ngữ mới, chúng tôi chấp nhận cách hiểu từ

3


ngữ mới đó là những từ ngữ mới xuất hiện trong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam
mà trước giai đoạn nghiên cứu chưa có. Và có thể căn cứ vào những từ được
tìm ra trong báo chí nhưng chưa được xuất hiện trong từ điển đã xuất bản,
hoặc là đã xuất hiện trong các từ điển đó nhưng nội dung nghĩa là mới trong
phạm vi giai đoạn nghiên cứu. Trong trường hợp hiện nay, ở viện Ngôn ngữ
học đã có cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt do một nhóm tập thể các nhà Ngơn
ngữ học sưu tập và biên soạn. Chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu này để chọn
lựa và phân tích theo phạm vi nghiên cứu của luận văn. Chúng tôi thông qua
một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp đánh dấu, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích nghĩa, phương pháp lịch sử - so sánh để
khảo sát các vấn đề về từ mới trên báo chí tiếng Việt. Thực hiện các phương
pháp nghiên cứu về từ mới trong hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa
phi hữu hình.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp và thủ pháp
cụ thể sau đây:
Một là phương pháp thống kê, xác định từ mới. Vì từ mới là những từ
ngữ mới xuất hiện cho nên trước hết chúng tôi điều tra khảo sát những từ mới

đã được thu thập do tập thể khoa học đã có, đó là một bộ phận từ mới ở trong cuốn
Từ điển Từ mới tiếng Việt do viện Ngôn ngữ học sưu tầm, điều tra và xuất bản.
Hai là áp dụng phương pháp thống kê phân loại từ mới. Chúng tôi tổng
hợp nguồn tư liệu từ mới có số lượng bao nhiêu và sau đó tiến hành phân loại

4


tiếp. Trước hết là tiến hành phân loại theo hai phạm vi nội dung, có bao nhiêu
từ thuộc về nội dung phạm vi văn hóa hữu hình và có bao nhiêu từ thuộc về
nội dung phạm vi văn hóa phi hữu hình, bởi vì chúng tơi quan niệm văn hóa
là một phạm vi rộng bao gồm tất cả mọi sự biến đổi xã hội, tức là có thể phân
theo hai phạm vi vật chất và tinh thần.
Thứ ba, tiến hành phân tích theo hai phạm vi tương ứng với những bộ
phận từ mới. Về phân loại, có bao nhiêu từ mới thuộc về văn hóa hữu hình và
văn hóa phi hữu hình và những từ mới này trong hai phạm vi gồm có bao
nhiêu từ là danh từ, động từ, tính từ, chúng tơi phải thống kê rõ ràng. Từ các
từ mới được phân loại đó tiến hành phân loại nhỏ tiếp theo nhóm về các chức
năng hay lĩnh vực trong xã hội, sau đó tiến hành tổng hợp phân tích, so sánh
trong hai phạm vi nghiên cứu phân tích trong nội bộ của cuốn từ điển từ mới
tiếng Việt, tức là so sánh với những từ chưa phải là từ mới trong khung lượng
nhất định để nhận diện sự biến đổi xã hội thông qua hai phạm vi văn hóa hữu
hình và văn hóa phi hữu hình. Tất nhiên, khi thực hiện phương pháp chúng tôi
luôn luôn thực hiện theo tư duy khoa học là phân tích định lượng kết hợp với
phân tích định tính, là tư duy khoa học thì sẽ quán triệt cái tư duy nhận diện
và quy luật.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, như đầu đề ghi rõ thì việc xác định từ mới
(tức là nguồn ngữ liệu cho phân tích của luận văn) là có vị trí hàng đầu. Và


5


như trên trong phần phương pháp chúng tơi đã nói rõ là nguồn ngữ liệu mà
chúng tôi thu thập là trong Từ điển từ mới tiếng Việt do viện Ngôn ngữ học
công bố và xuất bản. Đây là cuốn Từ điển được một tập thể các tác giả và là
những nhà chuyên môn Ngôn ngữ học sưu tầm, nghiên cứu và công bố năm
2002. Để phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ lựa chọn
những từ thuộc về văn hóa hữu hình và những từ thuộc về văn hóa phi hữu
hình xuất hiện trong từ điển này. Và đó là một nguồn ngữ liệu quan trọng,
phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay. Và
những từ ngữ được lựa chọn nghiên cứu này sẽ phản ánh một cách cụ thể,
rõ ràng và chính xác nhất về sự phát triển của xã hội Việt Nam trong một
giai đoạn nhất định.
6. Cái mới của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu từ mới trong mối quan hệ với sự
biến đổi của xã hội Việt Nam trong báo chí xuất bản từ năm 1986 – nay. Bởi
vì, thơng qua điều tra, chúng tôi nhận thấy mỗi từ mới là một thực từ (danh từ,
động từ, tính từ), là tên gọi, hoạt động, tính chất của sự vật. Do đó, thơng qua
tên gọi sự vật, hoạt động, tính chất được gọi tên, được biểu đạt, chúng ta có
thể biết được sự vật hiện tượng mà nó đánh dấu, phản ánh. Từ ngữ mới đi đôi
với sự vật hiện tượng, hoạt động, tính chất mới. Phân tích nghiên cứu chuyên
thuộc về hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình cũng chính là
phân tích xác định sự tồn tại biến đổi của xã hội thông qua từ ngữ mới. Chúng

6


tôi nhận thấy, từ trước đến nay, vấn đề này chưa có cơng trình nào thực hiện
cũng như nghiên cứu, nhất là trong Việt ngữ học. Vì vậy thực hiện đề tài này

là việc làm mới mẻ và có ý nghĩa và mong rằng cơng trình này có sự đóng
góp nhất định cho việc nghiên cứu khoa học tương lai.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung luận văn chúng tơi
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về từ mới
Chương 2: Những nội dung từ mới thuộc về văn hóa hữu hình phản ánh
sự biến đổi xã hội Việt Nam
Chương 3: Những nội dung từ mới thuộc về văn hóa phi hữu hình phản
ánh sự biến đổi xã hội Việt Nam

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỪ MỚI
1. Dẫn nhập
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ. Do tính chất hiển
nhiên, có sẵn của các từ cho nên ngơn ngữ của lồi người bao giờ cũng được
coi là ngơn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng nên
thiếu nó thì khơng thể hình dung được một ngơn ngữ. Có thể thừa nhận một
định nghĩa chung về từ như sau: ―Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập
về ý nghĩa và hình thức‖ [3, tr.440]. Các nhà nghiên cứu ngơn ngữ quan niệm
về từ mới như thế nào trong hệ thống lĩnh vực nghiên cứu từ mới? Chúng tôi
sẽ tiến hành thảo luận cụ thể trong luận văn.
1.1. Lịch sử tình hình nghiên cứu về từ mới
1.1.1. Trong Việt ngữ học
Xét về lịch sử vấn đề, chúng ta đề cập đến từ mới như là một lớp từ để phân
biệt với lớp từ cổ. Như vậy, các lớp từ mới ở trên trục lịch đại phân biệt với từ cổ

là những từ đã được dùng một thời và bây giờ không còn được dùng nữa, còn từ
mới là những từ mới được xuất hiện và có thể thuộc nhiều loại khác nhau, nhưng
tính về thời gian là những từ xuất hiện chưa lâu trong ngôn ngữ nghiên cứu.
Trong Việt ngữ học, theo hiểu biết của chúng tơi, có lẽ người đầu tiên
đề cập đến từ mới là Nguyễn Văn Tu trong cuốn giáo trình Từ và vốn từ tiếng

8


Việt xuất bản năm 1976. Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Tu nhận diện từ
mới và phân chia từ mới thành hai loại chính:
- Những từ mới chỉ tên mới để chỉ những sự vật, hiện tượng mới xuất
hiện trong xã hội như: máy kéo, nguyên tử, tên lửa….
- Những từ mới dùng để chỉ những sự vật hoặc hiện tượng, trước đây
đã xuất hiện, nay lại được tạo ra một tên gọi hoặc một từ mới để thay thế hoặc
tồn tại song song với những từ đã có. Ví dụ: tên lửa thay cho hỏa điện, máy
thu thanh thay cho radio, chắn bùn thay cho gác - đơ - bu, chắn xích thay cho
gác – đơ – xen, bởi vì những từ này là từ thường do người Việt tạo ra để thay
thế cho những từ tiếng nước ngồi.
Cịn một loại nữa theo Nguyễn Văn Tu là những từ dùng để thay thế
những từ đã có cách diễn đạt mới. Đó là loại từ mới thuộc về tu từ học hay là
những từ ngữ nghệ thuật. Ví dụ: bà tiên hịa bình, ga trăng… thường tồn tại
trong tác phẩm văn học [8, tr.232].
Sau Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp cũng có quan niệm về từ mới.
Ơng cho rằng: từ mới là những từ thực sự được coi như là mang màu sắc mới,
được thừa nhận từ là vừa mới xuất hiện, tính chất riêng của nó vẫn cịn được
mọi người thừa nhận. Đại đa số từ mới xuất hiện khơng được người nói nhận
thức là có màu sắc mới, bởi vì nếu đó là những từ sáng tạo ngơn ngữ thành
công và nếu đối tượng hoặc hiện tượng mà chúng biểu thị chắc chắn đã đi vào
đời sống xã hội thì những từ ngữ đó nhanh chóng được mọi người sử dụng


9


như những từ bình thường khác, được nhanh chóng nhập vào lớp từ vựng tích
cực của tồn dân hay nghề nghiệp nào đó. Như: đài phát thanh, báo chí, máy
thu hình... là những phương tiện có thể truyền bá thơng tin đại chúng một
cách nhanh chóng và rộng rãi. Những từ ngữ mới có thể chỉ là những tên gọi
định danh thuần túy, ví dụ: bộ nhớ ngồi, bộ nhớ trong, bộ vi xử lý, cổ đông,
cổ phần, cổ phiếu...; cũng có thể là những tên gọi định danh tu từ của đối
tượng, như: ăng ten rổ rá, đề bạt chui, văn minh tắm, viêm mạng túi... [2,
tr.283]. Trong cuốn sách 777 Khái niệm Ngơn ngữ học, ơng cũng có nhắc đến:
―từ ngữ mới là những từ xuất hiện gần đây nhất, là từ xuất hiện mới nhất, cho
nên chưa được quen thuộc và chưa được dùng phổ biến‖. Do đó, căn cứ vào
đối tượng mà những từ ngữ này biểu thị có thể chia chúng thành hai loại:
Thứ nhất là từ ngữ mới biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm
mới nảy sinh. Thí dụ: lưu sinh học, cổ đông, trường sinh học, tên lửa, vệ tinh,
điện thoại di động, v.v… Những từ ngữ này cần thiết trong giao tiếp nên
chúng dễ dàng trở thành từ vựng tích cực.
Những từ ngữ là tên gọi mới của những đối tượng đã có tên gọi. Những
từ này phổ biến và quen dùng, sẽ nhập vào từ vựng tích cực nếu chúng hay
hơn những tên gọi cũ, và đặc biệt chúng phản ánh đúng bản chất của đối
tượng hơn những tên gọi cũ. Chẳng hạn, chúng ta thay cu li bằng công nhân,
dân cày bằng nông dân, người ở bằng người giúp việc, đầu bếp bằng cấp
dưỡng, địa dư bằng địa lí, địa đồ bằng bản đồ, v.v. Những từ ngữ này sẽ có

10


thể phản ánh bản chất thực tế của đối tượng hơn những từ ngữ trước đã có.

Thứ hai là chúng ta cần phân biệt tên gọi thuần túy định danh và tên gọi
mới có tính chất định danh – tu từ. Những thí dụ vừa dẫn ở trên là những tên gọi
mới thuần túy định danh, còn tên gọi mới có tính chất định danh – tu từ, chẳng
hạn như ga trăng “mặt trăng”, đường mây “đường bay của máy bay”, sao lửa
“lửa đạn trên không”, phi vũ công “phi cơng‖… ngồi nội dung trí tuệ, những
tên gọi định danh – tu từ còn mang cả giá trị biểu cảm nữa [3, tr.460].
Quan niệm của một nhóm tác giả gần đây nhất trong cuốn sách Nhập môn
Ngôn ngữ học do Mai Ngọc Chừ chủ biên cũng đã có quan niệm về từ mới. Đó
là: ― từ vựng mới là từ vựng mới xuất hiện từ những năm gần đây, từ vựng mới
có thể có phạm vi phổ biến chưa cần và mới chỉ được dùng ở một phạm vi nào
đó‖ [1, tr.251]. Ví dụ: hộ chiếu, cổ phiếu, thị trường, chứng khoán, lên sàn... là
những từ mới xuất hiện trong từ vựng tiếng Việt. Với sự phát triển của xã hội, từ
vựng mới dễ dàng trở thành từ vựng tích cực của ngơn ngữ. Từ vựng mới có thể
được xuất hiện theo nhiều phương thức khác nhau, ví dụ như:
- Vay mượn: imeo, chat,...
- Cấu tạo mới theo phương thức cấu tạo từ của ngôn ngữ: đầu tư cổ
phiếu, giao dịch cổ phiếu, ...
- Rút gọn: vấn nạn, ...
- Chuyển nghĩa: máy sống, sàn giao dịch...‖
Trong lịch sử tiếng Việt có lẽ việc nghiên cứu từ mới cơng phu hơn cả

11


là luận án của Bùi Thị Thanh Lương với tiêu đề: ―Từ mới xuất hiện trong
tiếng Việt giai đoạn 1986 -2005‖ [5]. Tác giả luận án sau khi khảo sát qua tình
hình nghiên cứu từ mới trong và ngồi nước, đã nhìn nhận và đi đến nhiều kết
luận có ý nghĩa về từ mới. Đây là những kết luận mà chúng tơi coi là rất có
giá trị, đồng thời chúng tơi cũng sử dụng đó làm cơ sở lí luận cho việc nghiên
cứu luận văn của mình.

Khái niệm từ mới được nhiều nhà nghiên cứu cũng như chúng tôi đặc
biệt quan tâm. Vấn đề này được coi là phức tạp và nhạy cảm bởi có nhiều ý
kiến trái chiều của nhiều người với nhiều quan điểm khác nhau. Trước tình
hình đó, để việc thu tập tư liệu và triển khai nội dung luận văn được nhất
quán, rõ ràng, chúng tôi kế thừa và phát triển quan niệm về từ ngữ mới của
tập thể tác giả cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt của viện Ngơn ngữ học do Chu
Bích Thu chủ biên.
1.1.2. Trong Hán ngữ học
Trong Hán ngữ học cũng có nhiều tác giả bàn thảo về từ mới. Ở đây,
trong luận văn này, do thời gian có hạn, trong tiếng Hán, chúng tôi chỉ dẫn
quan điểm của tác giả Diêu Hán Minh – một tác giả có nhiều đóng góp trong
cơng tác nghiên cứu tiếng Hán.
Diêu Hán Minh có quan niệm về từ ngữ mới như sau: ―từ ngữ mới là
những từ ngữ chưa từng xuất hiện trong kho từ vựng vốn có của ngơn ngữ và
sự xuất hiện của từ mới là sự phá vỡ những chuẩn mực vốn có của ngơn ngữ‖.

12


Đồng thời, ông khẳng định: ―vốn từ vựng phải không ngừng tạo ra những từ mới
để phản ánh những sự vật mới, quan điểm mới liên tục xuất hiện cũng cần phải
không ngừng đào thải những từ cũ, nghĩa cũ hay thay đổi nghĩa từ về độ sâu, về
phạm vi sử dụng và sắc thái tốt xấu để có thể giao tiếp một cách thích hợp, phải
khơng ngừng sử dụng những hàm nghĩa và cách dùng mới của những từ vốn có
cũng như cách kết hợp mới giữa các từ mới hay sự biến đổi sắc thái các tu từ để
làm phong phú cách diễn đạt ngơn ngữ và hồn thiện chức năng làm công cụ
giao tiếp của ngôn ngữ‖ [6, tr.185]. Để quan điểm của mình được rõ ràng hơn,
Diêu Hán Minh đưa ra bốn nguyên tắc mà ông gọi là: ―ngun tắc chuẩn hóa từ
ngữ mới‖. Đây chính là những tiêu chí xác định từ mới, cụ thể là:
1) Nguyên tắc lấp chỗ trống, tức là: ―Trong vốn từ vựng của tiếng Phổ

thơng khơng có những từ mới như vậy, nhưng do sự phát sinh của sự vật mới,
khái niệm mới, cần có những từ ngữ diễn đạt sự vật mới, khái niệm mới này,
nếu khơng có những từ ngữ đó sẽ dẫn đến sự thiếu sót trong giao tiếp‖ [6, tr.
187 - 188]. Những từ mới chính là những từ lấp vào chỗ trống, chúng là một
loạt những từ ngữ bức thiết nhất trong số những từ mới.
2) Nguyên tắc tính minh xác: ―là điều kiện cơ bản của từ mới để xã hội
có thể chấp nhận‖. Vì các từ mới được hình thành trên cơ sở các ―ngữ tố‖ –
yếu tố cấu tạo từ - đều là những ngữ tố đã được nhiều người quen biết và
được dùng trong thế đối lập với những từ ngữ đã hình thành trước đó, nên
người sử dụng tiếng Hán có thể tiếp nhận rất nhanh [6, tr.189].

13


3) Ngun tắc tính hiệu xuất giúp ―truyền đạt thơng tin chính xác,
khơng sai lạc, giảm được thời gian và sức lực, sử dụng những phương tiện tiết
kiệm nhất để đạt được mục đích giao tiếp‖. Tác giả chỉ rõ: ―nhiều từ mới phù
hợp với nguyên tắc tính hiệu xuất, mặc dù khơng có tính lấp chỗ trống, một số
từ ý nghĩa lại không rõ ràng lắm nhưng vẫn được xã hội sử dụng‖ [6, tr. 190].
4) Nguyên tắc tính bổ sung lẫn nhau ―hình thành nên những trường hợp
sử dụng khác nhau và phong cách đặc biệt, hình thành được tính bổ sung lẫn
nhau, hình thành nên các diện về ngữ dụng và sắc thái đối với những từ đồng
nghĩa vốn có‖ [6, tr.194]. Nói một cách khác, nguyên tắc tính bổ sung lẫn nhau
đề cập tới sự phân công về nghĩa giữa từ mới và từ cũ đồng nghĩa với nó.
Ơng cho rằng, bốn ngun tắc trên đều quan trọng như nhau, tùy theo
từng trường hợp có thể lựa chọn một nguyên tắc nào đó hoặc có thể sử dụng
đồng thời.
Thơng qua lịch sử phân tích và căn cứ vào các quan điểm của các tác
giả như trên và tư liệu khảo sát, luận văn xác định từ mới với những chuẩn
mực như sau:

1)

Các từ được gọi là mới khi chúng biểu đạt những khái niệm, sự vật

mới xuất hiện, mới được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
2)

Các từ đã có được dùng với nghĩa mới.

3)

Các từ có ý nghĩa mới nhờ được tác giả sử dụng thơng qua các

biện pháp tu từ như ẩn dụ, hốn dụ, chuyển nghĩa. [4, tr.35].

14


Do yêu cầu nghiên cứu của luận văn chính là nghiên cứu từ mới trong
sự biến đổi xã hội trong báo chí tiếng Việt thời kỳ đổi mới. Cho nên, chúng tôi
giới hạn tập trung nguồn ngữ liệu trong cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt của
viện Ngôn ngữ học được điều tra kỹ trên các tờ báo từ năm 1986 trở lại đây.
Để giải đáp mối quan hệ về từ mới với sự biến đổi xã hội biểu hiện trong báo
chí, chúng tơi quan niệm rằng trong xã hội có tồn tại vật chất và tồn tại tinh
thần, trong quan niệm trước đây là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Chúng tơi khẳng định rằng, biến đổi xã hội sẽ được phản ánh trong sự biến
đổi của hai phạm vi này, tức là biến đổi về vật chất và biển đổi về tinh thần.
Với quan niệm như vậy, cho nên, chúng tôi thấy rằng phải khảo sát tập trung
vào những từ mới của hai bình diện đó trong xã hội, từ mặt vật chất và mặt
tinh thần, nhưng trên hết là để gắn vào một phạm vi sâu sắc hơn, chính là văn

hóa. Như vậy cũng chính là để gắn liền những từ thể hiện văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần. Theo một cách hiểu khác là văn hóa hữu hình và văn hóa
phi hữu hình, và theo cách gọi mới ngày nay, thể hiện trong từ vựng ngày nay
chính là văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình. Và do đó, những từ mới
được chọn trong báo chí từ Từ điển từ mới tiếng Việt cũng chính là các từ mới
thuộc về hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phân biệt thế nào là văn hóa hữu
hình và thế nào là văn hóa phi hữu hình.
Văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình thực ra là một cách nói khác

15


nhau tương đương như văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần theo cách gọi
của Liên hiệp quốc.
Và để hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu thì văn hóa hữu hình chính là
văn hóa vật chất, thể hiện ở từ mới và cách gọi tên định danh của những sự
vật hiện tượng cụ thể, như là nhà, đất, đường, xe... Còn phạm vi khác trừu
tượng hơn thuộc về văn hóa phi hữu hình, tức là sản phẩm tinh thần cá thể do sự
sáng tạo của con người mà có, ví dụ như là hiệp định thương mại, nghị quyết về
môi trường, khởi nghiệp... là một sản phẩm vừa là vật chất lại vừa là tinh thần.
Những từ mới thuộc về phạm vi vật chất và tinh thần, tức là văn hóa hữu hình và
phi hữu hình là quan niệm đơn thuần để cho chúng tôi đi vào xác định phân loại
những từ mới theo hai phạm vi văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình.
Trong tương ứng với sự biến đổi xã hội Việt Nam, thông qua những từ
này và thể hiện sự biến đổi xã hội trong báo chí. Như vậy, có một cách hiểu
như văn hóa hữu hình và văn hóa phi hữu hình là mối quan hệ của sự biến đổi
văn hóa hữu hình và phi hữu hình với sự biến đổi xã hội, trong đó sự biến đổi
văn hóa hữu hình và phi hữu hình là sự biến đổi có tính chất tập trung từ bên
trong, thể hiện sự biến đổi của xã hội Việt Nam từ sau năm 1986 cho đến nay.

Theo chúng tôi, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đồng thời cũng rất khó
khăn, do đó, trong luận văn, chúng tơi sẽ cố gắng tìm hiểu và quan sát vấn đề
này trong khả năng có thể của mình.

16


1.2.

Quan niệm của luận văn về từ ngữ mới
Về định nghĩa của từ ngữ mới, cho dù là bây giờ hay là trong tương lai,

chúng tơi tin rằng sẽ cịn xuất hiện nhiều lý giải khác nhau, nhưng về cơ bản,
vẫn có điểm chung được nhiều người thừa nhận. Từ điển bách khoa coi từ
mới là: ―từ, nghĩa của từ hoặc tổ hợp từ xuất hiện trong một giai đoạn nhất
định trong một ngơn ngữ nào đó hoặc được sử dụng một lần trong một văn
bản hoặc một hành vi nói năng‖ [10, tr.331]. Thơng qua phân tích các quan
niệm về từ ngữ mới, chúng tơi thấy có thể quy làm hai hướng chính:
Hướng thứ nhất – cách quan niệm cực đoan: đó là những quan niệm chỉ
coi những từ ngữ chưa từng xuất hiện, xét ở một thời điểm nào đó mới được
coi là từ ngữ mới.
Hướng thứ hai – cách quan niệm mềm dẻo hơn: từ ngữ mới được xác
định trong một giai đoạn và một phạm vi tương đối nào đó, tức là đề cập đến
tính tương đối và tính lịch sử của khái niệm ―mới‖. Cách quan niệm này được
đa số các tác giả ủng hộ, tuy nhiên ở những mức độ khác nhau.
Kế thừa quan điểm về từ ngữ mới của nhóm tác giả trong cuốn Từ điển
từ mới tiếng Việt [7], trong luận văn của chúng tôi xác định từ ngữ mới gồm:
- Các đơn vị hoàn toàn mới xuất hiện trong giai đoạn gần đây: bao tiêu,
cơi nới, doanh nhân, đề đóm, kiểm ngư, nổi cộm, tiếp thị, tín chấp...
- Các đơn vị đã từng có mặt ở trong vốn từ vựng tiếng Việt nhưng do ít

dùng hoặc mang đặc trưng phương ngữ, nên chưa được đưa vào từ điển: ẩn

17


ức, bạo liệt, cảm thức, cao thủ, chế tài, chỉnh trang, chối bỏ, chung cuộc,
chung cư,… Trong nhóm các từ kiểu này có thể bao gồm:
+ Những từ mới xuất hiện, nhưng thời gian trước chưa được dùng phổ biến.
+ Những trường hợp do quan niệm người làm từ điển nên chưa được
thu thập vào từ điển hoặc bị bỏ sót: am tường, bẩn tưởi, biện giải, cao nhã,
chính trường, hiệu ích, hịa đồng, hội sở, hướng thiện, …
- Các từ đã có mặt trong từ điển, nhưng đến nay có thêm nghĩa mới
hoặc nghĩa đã có biến đổi, thí dụ: vương miện, lên ngôi, chuyển dịch, chuyển đổi,…
- Các từ đã có trong vốn từ vựng, được thu thập vào từ điển, nhưng có
những biến đổi về phong cách và phạm vi sử dụng như: bố cáo, du học, dung
dị, đặc nhiệm, đương nhiệm, sung mãn,…
- Các đơn vị hình thành do nhu cầu tiết kiệm và tăng hiệu suất thơng tin,
đó là tên tắt và chữ viết tắt. Ví dụ: UNDP, UNICEF, GDP,…
Có thể nói, ngơn ngữ ln luôn biến đổi và phát triển. Xã hội liên tục
tạo ra những từ ngữ mới để phản ánh những sự vật, hiện tượng mới, những
khái niệm quan điểm mới không ngừng xuất hiện. Đồng thời, người bản ngữ
cũng tiến hành đào thải những từ ngữ cũ, nghĩa cũ khi chúng khơng cịn thích
hợp trong xã hội hoặc thay đổi nghĩa của từ về độ sâu, về phạm vi sử dụng, về
sắc thái ý nghĩa, để hoạt động giao tiếp có thể diễn ra thuận lợi, để ngơn ngữ
nói chung và từ vựng nói riêng hồn thành chức năng giao tiếp của mình.

18



×