Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định sức chịu đựng (Stress Testing) đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HÀ AN

KIỂM ĐỊNH SỨC CHỊU ĐỰNG ĐỐI VỚI
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HÀ AN

KIỂM ĐỊNH SỨC CHỊU ĐỰNG ĐỐI VỚI
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:

60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Phạm Văn Năng

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Kiểm định sức chịu đựng (Stress Testing)
đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam " là kết quả của
quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Phạm Văn Năng.
Các số liệu được nêu trong luận văn được trích dẫn nguồn rõ ràng và được
thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

TPHCM, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Hà An


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. ..............................................................................1
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. .....................................................................1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu. .............................................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................4
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu. .............................................................5
1.8. Kết cấu dự kiến của luận văn. ..............................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM ĐỊNH SỨC CHỊU ĐỰNG ĐỐI
VỚI RỦI RO TÍN DỤNG. ........................................................................................7
Giới thiệu chương........................................................................................................7
2.1. Lý thuyết rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ...........................................7
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. .................................................................................7
2.1.2 Đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. .........................................8
2.1.3. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ...11
2.2. Kiểm định sức chịu đựng ...................................................................................16
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................16
2.2.2. Vai trò của Stress Testing. ..............................................................................17
2.2.3. Các phương pháp thực hiện Stress Testing. ....................................................19
2.2.3.1. Phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản................................19
2.2.3.2. Phương pháp Top-down và Bottom-up........................................................20
2.2.3.3. Phương pháp thực hiện Stress Testing theo từng loại rủi ro. .......................20
2.3. Lược khảo các nghiên cứu về Stress Testing đối với rủi ro tín dụng. ...............22
2.4. Đóng góp mới của đề tài. ...................................................................................27


Tóm tắt chương 2. .....................................................................................................28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI LỚN TẠI VIỆT NAM. ...............................................................30
Giới thiệu chương......................................................................................................30
3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam. ...............................................................30
3.1.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. ............................................................30
3.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng.........................................................................................32
3.1.3. Thị trường chứng khốn. .................................................................................35
3.1.4. Tăng trưởng tín dụng và lãi suất. ....................................................................37
3.1.5. Tỷ giá. .............................................................................................................39
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại lớn. ..........................41
Tóm tắt chương 3. .....................................................................................................44
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM. ....................................................................................................45
Giới thiệu chương......................................................................................................45
4.1. Mơ hình nghiên cứu. ..........................................................................................45
4.2. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................48
4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu. ..................................................................................51
4.4. Thống kê mô tả...................................................................................................52
4.5. Kết quả ước lượng mơ hình................................................................................53
4.6. Xây dựng các kịch bản kinh tế vĩ mô cho giai đoạn 2016 – 2020. ....................58
4.7. Kiểm định sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng. ..............................................60
Tóm tắt chương 4. .....................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CHỊU ĐỰNG
ĐỐI VỚI RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LỚN TẠI VIỆT NAM .............................................................................................68
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài. .................................................................68
5.2. Giải pháp nâng cao sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại lớn tại Việt Nam. ...................................................................................69
5.2.1. Xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng. .......................................................69
5.2.2. Sáp nhập với ngân hàng khác..........................................................................70

5.2.3. Tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng. .......................................................71


5.2.4. Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tín dụng trước các biến
động của nền kinh tế vĩ mô. ......................................................................................72
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH
PHỤ LỤC 3: CÁC KIỂM ĐỊNH
PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU CHẠY MƠ HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu
viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Từ gốc tiếng Anh

1

TMCP

Thương mại cổ phần


2

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

3

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

NPL

Nợ xấu

Non-performing loans

5

VaR

Giá trị chịu rủi ro

Value at Risk

6


VAR

Mơ hình vector tự hồi quy

Vector Autoregression

7

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam

8

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam

Consumer Price Index

9 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
10

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam


11

FSAP

Chương trình đánh giá khu vực tài
chính

12

QTRR

Quản trị rủi ro

13

PD

Xác suất khách hàng khơng trả được
nợ

14

LGD

Tỷ trọng tổn thất ước tính

15

EAD


Tổng dư nợ của khách hàng tại thời
điểm khách hàng không trả được nợ

Financial Sector
Assessment Program


16

EL

Tổn thất kỳ vọng

17

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

18

Stress
Testing

Kiểm định sức chịu đựng

Gross Domestic Product



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1. Các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ...................................... 12
Hình 2.2. Ứng dụng Stress Testing vào việc phân bổ vốn ngân hàng ...................... 18
Bảng 2.3. tóm tác các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 25
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý ......................... 31
Biểu đồ 3.2. Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng theo quý................................................. 33
Biểu đồ 3.3. Chỉ số VN – Index ................................................................................ 35
Biểu đồ 3.4. tăng trưởng tín dụng và lãi suất tái cấp vốn ......................................... 38
Biểu đồ 3.5. Biến động tỷ giá hối đoái...................................................................... 40
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo quý của các ngân hàng ................... 41
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2007 – 2012 .................................................. 42
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình ................................................... 53
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 53
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp fixed effects ............ 54
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp random effects ........ 54
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp Feasible General Least
Square – FGLS .......................................................................................................... 56
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng lần 2 mơ hình (1) bằng phương pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................ 57
Bảng 4.7. Tóm tắt các kịch bản cho giai đoạn 2016 – 2020 ..................................... 60
Bảng 4.8. Kiểm định phân bố xác suất của các biến trong mơ hình ......................... 60
Hình 4.9. Phân bố xác suất của các biến độc lập trong mơ hình .............................. 61
Hình 4.10. Biến động của tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ................... 61
Bảng 4.11. Thống kê phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................... 62
Bảng 4.12. Biến động tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2016 – 2020 ............. 62
Hình 4.13. Phân bố xác suất của các biến độc lập trong mơ hình ............................ 63
Hình 4.14. Biến động của tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ................... 63
Bảng 4.15. Thống kê phân tích mơ phỏng Monte Carlo ........................................... 63
Bảng 4.16. Biến động tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2016 – 2020 ............. 64



Hình 4.17. Phân bố xác suất của các biến độc lập trong mơ hình ............................ 65
Hình 4.18. Biến động của tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ................... 65
Bảng 4.19. Thống kê phân tích mơ phỏng Monte Carlo ........................................... 65
Bảng 4.20. Biến động tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2016 – 2020. ............ 66
Hình 5.1. Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu ........................................................ 70
Hình 5.2. Sơ đồ nghiệp vụ hốn đổi tín dụng ........................................................... 74
Hình 5.3. Sơ đồ phương thức thanh tốn của nghiệp vụ hốn đổi tín dụng.............. 74
Hình 5.4. Sơ đồ nghiệp vụ trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng ................................... 75


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Kiểm định sức chịu đựng, thuật ngữ quốc tế gọi là Stress Testing, là tập hợp
các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro
hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước những sự kiện,
hồn cảnh bất lợi. Diễn đạt theo một cách khác, Stress Testing giống như các thử
nghiệm về sức mạnh phòng thủ của các tổ chức tín dụng đối với các cú sốc tài chính
của nền kinh tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả thực hiện Stress Testing đối
với rủi ro tín dụng của các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Để thực hiện Stress Testing,
tác giả tiến hành xây dựng mơ hình thể hiện mối tương quan giữa biến đại diện cho
rủi ro tín dụng và các biến vĩ mơ của nền kinh tế có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Sau đó, tác giả đặt hoạt động kinh doanh của bốn ngân hàng Thương mại lớn tại
Việt Nam, bao gồm: Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV trong các kịch
bản khác nhau của môi trường kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2016 - 2020 từ bất lợi
đến thuận lợi với khả năng xảy ra cao và sử dụng mơ hình được xây dựng để đánh

giá khả năng chịu đựng đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng này theo các kịch
bản đó.
Kết quả Stress Testing sẽ cho thấy rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại lớn thay đổi như thế nào trong bối cảnh nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Từ
đó, các giải pháp nâng cao sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng sẽ được tác giả đề
xuất.
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Trên các diễn đàn kinh tế, cũng như trong thực tiễn hoạt động ngân hàng, rủi
ro tín dụng được đánh giá như là một mắt xích quan trọng trong quản trị ngân hàng.
Là một thị trường đang phát triển nhưng kinh nghiệm quản lý rủi ro chưa nhiều, các
ngân hàng tại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như tỷ lệ nợ xấu gia
tăng, trình độ quản trị cịn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển đa dạng và phong phú. Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đặt
ra vấn đề cấp bách là cần phải có một nghiên cứu để kiểm định mức độ chịu đựng


2

đối với rủi ro tín dụng. Có nhiều ngun nhân để Việt Nam cần thực hiện nghiên
cứu này như:
Một là, trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu năm 2008, nội dung kiểm định sức chịu đựng càng được nhấn mạnh
thường xuyên hơn trên các diễn đàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý
rủi ro. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tổ chức tài chính mặc dù thực hiện
Stress Testing thường xuyên nhưng những kịch bản thử nghiệm của các ngân hàng
khơng đủ “nghiêm trọng” hoặc khơng có tính thực tiễn cao. Vì vậy khi xảy ra khủng
hoảng năm 2008 bắt nguồn từ các khoản nợ xấu cho vay mua nhà dưới chuẩn ở Mỹ
(Subprime market), các kế hoạch dự phịng của các tổ chức tài chính tỏ ra kém hiệu
quả. Các cú sốc thực tế năm 2008 đã có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với
các kịch bản mà ngân hàng thử nghiệm.

Hai là, từ năm 2012 Việt Nam triển khai chương trình đánh giá khu vực tài
chính (FSAP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Việc
triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và khuyến nghị của
chương trình FSAP sẽ góp phần lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và
hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng
nhỏ, yếu kém. Chương trình FSAP đã giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý nhận
diện rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống ngân
hàng Việt Nam, cũng như có những khuyến nghị chính sách để xem xét triển khai,
hỗ trợ cho quá trình cải cách và từng bước nâng cao sức mạnh và hướng tới sự phát
triển bền vững của hệ thống. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của
chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động cho vay của ngân hàng,
công tác thanh tra giám sát ngân hàng… vẫn chưa thực sự phản ánh triệt để, chính
xác hoạt động này và đặt ra những lo ngại về sức khỏe cho hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Một trong các cấu phần quan trọng nhất của chương trình FSAP là cấu phần
kiểm định sức chịu đựng hệ thống tài chính ngân hàng. Trước khi đoàn đánh giá của
IMF/WB thực hiện chính thức, các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
tiến hành Stress Testing.
Ba là, trên thế giới, phần lớn các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám
sát tài chính đều sử dụng cơng cụ Stress Testing để chuẩn đoán và dự báo sức khỏe
của hệ thống ngân hàng. Theo đó, các các ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát


3

tài chính sẽ ban hành các quy định về Stress Testing và yêu cầu các ngân hàng thực
hiện, đồng thời báo cáo kết quả để chủ động đi trước đón đầu trong các việc phòng
ngừa và giải quyết những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trước những
biến động về kinh tế vĩ mô.
Bốn là, trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam đang từng
bước hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và thế giới, hệ

thống ngân hàng Việt Nam sẽ phát triển nhanh cả theo chiều sâu và chiều rộng. Sự
phát triển đa dạng các công cụ tài chính và hoạt động ngân hàng cũng đưa các ngân
hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam rất cần
phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến để nâng cao khả năng
phát triển bền vững, chủ động ứng phó trước những tình huống bất lợi trong tương
lai.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả cho rằng đề tài “Kiểm định sức chịu
đựng đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” cần thiết
được thực hiện.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các mục tiêu sau:
Kiểm định sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng lớn tại Việt
Nam theo các kịch bản đã được xây dựng.
Đề xuất các giải pháp nâng cao sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng cho 4
ngân hàng lớn tại Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi
sau:
Các biến vĩ mô nào của nền kinh tế tác động đến rủi ro tín dụng của 4 ngân
hàng lớn tại Việt Nam?
Kịch bản cho các biến vĩ mô này trong giai đoạn 2016 - 2020 như thế nào?
Mơ hình nào phù hợp để lượng hóa rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng lớn tại
Việt Nam theo các biến vĩ mơ đó của nền kinh tế?
Thực trạng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào?


4

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng

lớn tại Việt Nam theo các kịch bản đã xây dựng cho các biến vĩ mô này trong giai
đoạn 2016 - 2020 như thế nào?
Cần những giải pháp gì để nâng cao sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng
cho 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng của các ngân
hàng thương mại lớn tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại 4 ngân hàng lớn là Eximbank,
Vietinbank, Vietcombank, BIDV.
Dữ liệu được thu thập theo quý từ quý 4/2006 đến quý 1/2015.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định
lượng:
 Phương pháp định tính được sử dụng để tổng hợp các lý thuyết về rủi ro
tín dụng, kiểm định sức chịu đựng (Stress Testing), ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mơ
đến rủi ro tín dụng.
 Phương pháp định lượng được sử dụng nhằm xây dựng mơ hình đo lường
rủi ro tín dụng thơng qua các biến số kinh tế vĩ mô bằng phần mềm Stata với dữ liệu
bảng (Panel Data), đồng thời kết hợp với phần mềm Crystal Ball để phân tích mơ
phỏng Montle Carlo nhằm xác định khả năng rủi ro tín dụng của các ngân hàng
vượt quá mức cho phép. Mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Trong đó y là biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro tín dụng. Do rủi ro tín dụng
khơng được xác định cụ thể nên các nghiên cứu (Antonella, 2009; Bank of Japan,
2007) thường sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ NPL thay thế.
X1, X2, …, Xn là các biến vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng.
Các kịch bản được xây dựng dựa trên dự báo kinh tế Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020 được nêu ra trong bài thảo luận chính sách của viện nghiên cứu kinh tế
và chính sách VEPR.
 Nguồn dữ liệu: dữ liệu được lấy từ các nguồn đáng tin cậy như Ngân
hàng nhà nước (SBV), Tổng cục thống kê (GSO), Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc tế



5

(IMF), Báo cáo tài chính từ quý 4 năm 2006 đến quý 1 năm 2015 của các ngân hàng
Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV.
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực nghiệm như sau:
Thứ nhất, xây dựng mơ hình định lượng và kiểm tra mức độ chịu đựng trước
tác động của các yếu tố kinh tố vĩ mô đối với rủi ro tín dụng của các Ngân hàng
thương mại lớn tại Việt Nam nhằm cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối
quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại và
các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Bài nghiên cứu khẳng định mối tương quan của
các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, nghiên cứu cũng mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu của tác giả đã xây dựng mơ hình định lượng và kiểm tra mức độ chịu
đựng trước tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ đối với rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục
mở rộng nghiên cứu này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Về chiều rộng, các nghiên
cứu tiếp theo có thể mở rộng việc kiểm tra mức độ chịu đựng trước tác động của các
biến kinh tế vĩ mô đối với các loại rủi ro khác của hệ thống ngân hàng. Về chiều
sâu, các nghiên cứu khác có thể mở rộng kích thước mẫu với toàn bộ các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam hoặc có thể nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn.
1.8. Kết cấu dự kiến của luận văn.
Luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm giới thiệu vấn đề nghiên
cứu, sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn, ý nghĩa khoa học của đề tài
nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm định sức chịu đựng đối với rủi ro tín
dụng.
Đưa ra các lý thuyết liên quan và lược khảo các nghiên cứu liên quan đã
được thực hiện để hình thành mơ hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại lớn
tại Việt Nam.


6

Trình bày và phân tích thực trạng rủi ro rín dụng của các ngân hàng thương
mại lớn tại Việt Nam và biến động của môi trường vĩ mô tại Việt Nam.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Ước tính số
lượng mẫu cần thu thập. Trình bày phương pháp, mơ tả dữ liệu, và kết quả nghiên
cứu thực nghiệm kiểm định sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại 4 ngân hàng
Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV.
Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao sức chịu đựng đối với rủi ro tín
dụng của các ngân hàng thương mại lớn tại việt nam
Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để ứng phó với các kịch bản có
thể xảy ra trong tương lai.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM ĐỊNH SỨC CHỊU ĐỰNG
ĐỐI VỚI RỦI RO TÍN DỤNG
Giới thiệu chương.
Một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và lâu đời của ngân hàng là

hoạt động tín dụng. Đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng tại các nước đang phát
triển, hoạt động này đóng một vai trị quan trọng trong tổng thu nhập của các ngân
hàng. Trên thực tế, đẩy mạnh hoạt động tín dụng khơng chỉ mang lại nguồn thu
nhập cho các ngân hàng mà còn giúp cho các thành phần kinh tế khác tiếp cận được
nguồn vốn để hoạt động kinh doanh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi
ro.
Nguyên nhân rủi ro tín dụng đến từ các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ
quan. Nguyên nhân chủ quan gồm các yếu tố thuộc về năng lực quản trị của Ngân
hàng và các nguyên nhân thuộc về khách hàng. Trong chương này, tác giả tập trung
trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, cách thức đo lường rủi ro tín dụng, các
yếu tố kinh tế vĩ mô như: tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, chỉ
số giá chứng khoán,… ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng
trình bày lý thuyết về kiểm định sức chịu đựng (Stress Testing), đồng thời tóm tắt
các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới về tác động của các yếu tố
vĩ mơ đối với rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng.
2.1. Lý thuyết rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro là những biến cố khơng mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài
sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm
một khoản chi phí để có thể hồn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà đối tác hoặc người giao ước sẽ không thực hiện
được hợp đồng pháp lý. Nó tập trung vào rủi ro mà dịng tiền của tài sản sẽ khơng
được trả đủ, theo điều khoản hợp đồng (Blaschke và cộng sự, 2001)


8

Theo uỷ ban Basel (2009) thì: “rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng
vay hoặc bên đối tác khơng thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều

khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người
giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm
nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.
Như vậy, rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng vay hoặc
đối tác của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã
thỏa thuận trước trong hợp đồng với ngân hàng. Từ đó, dịng tiền của một số tài sản
trong danh mục của ngân hàng sẽ không được thanh tốn đầy đủ.
2.1.2 Đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc tính tốn ra con số cụ thể về
mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và những tổn thất mà nó gây ra. Có rất
nhiều phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng, một số phương pháp tiêu biểu gồm:
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức dự phịng (Bangladesh
Bank, 2010). Phương pháp này được thực hiện thông qua đánh giá ảnh hưởng của
sự gia tăng nợ xấu (NPL) của ngân hàng/tổ chức tài chính và từ đó làm gia tăng các
khoản dự phòng tương ứng.
Tăng tỷ lệ nợ xấu theo một tỷ lệ giả định (%) và theo đó là tăng trích lập dự
phịng rủi ro tương ứng. Phần nợ xấu tăng thêm này được giả định sẽ chuyển thẳng
sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), phải trích lập dự phịng 100%.
Chuyển nhóm phân loại nợ xấu theo tỷ lệ giả định và hệ quả là tăng trích lập
dự phịng rủi ro. Các phần nợ chuyển nhóm phải tăng trích lập dự phịng rủi ro theo
tỷ lệ tương ứng. Chẳng hạn, 50% nợ cần chú ý được chuyển thành nợ dưới tiêu
chuẩn, 50% nợ dưới tiêu chuẩn được chuyển thành nợ nghi ngờ và 50% nợ nghi ngờ
chuyển thành nợ có khả năng mất vốn, khi đó các ngân hàng thương mại phải gia
tăng việc trích lập dự phịng đối với các khoản nợ chuyển nhóm này theo tỷ lệ trích
lập tương ứng với nhóm nợ mới.
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu
đánh giá nội bộ - IRB (Basel II): các ngân hàng sẽ sử dụng các mơ hình dựa trên hệ
thống dữ liệu nội bộ để xác định tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các
biến số như xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính
(LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ



9

(EAD). Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được tổn thất kỳ vọng
(EL) dựa trên công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
Thứ nhất, việc xác định PD từ số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của
khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu
hồi được. Theo u cầu của Basel II, để tính tốn được nợ trong vòng một năm của
khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vịng ít
nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:
Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của
ngành,...
Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả
năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn, từ đó tính
được xác suất khơng trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mơ hình tuyến tính,
mơ hình probit và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ hai, EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không
trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định khơng q khó khăn.
Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hồn thì vấn đề
lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ,
khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp.
Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
EAD = Dư nợ bình qn + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn
Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có

nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm khơng trả được nợ. “LEQ
x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn” chính là phần dư nợ khách hàng rút
thêm tại thời điểm không trả được nợ ngồi mức dư nợ bình qn.
Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối
với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả
được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó


10

khăn lớn trong tính tốn. Chẳng hạn, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm
khi rơi vào tình trạng này. Do đó, khơng thể tính chính xác được LEQ của một
khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể cịn
gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị
trường tài chính, quy mơ hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn
mức,...
Thứ ba, LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn
thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ
bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng khơng được thanh tốn
và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các
chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổn thất ước tính
có thể tính tốn theo cơng thức sau đây:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được
coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ
thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Do
đó, khơng nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân trong việc tính tốn. Theo nghiên
cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng

thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của
khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.
Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu
tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải
phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản
vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có
quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế
trong tình trạng suy thối, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh
cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng
kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính
LGD:


11

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp
này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân
hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản
vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng khơng trả được nợ. Giá
này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện giá tất cả
các dịng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.
Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín
dụng khơng trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các dịng tiền trong tương lai,
khoảng thời gian dự kiến thu hồi được dòng tiền và chiết khấu các dòng tiền này.
Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.
Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các
trái phiếu rủi ro trên thị trường.
Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định
được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay.

Do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên rủi ro tín dụng trong nghiên cứu
này được tác giả tính tốn theo phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức
dự phòng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ được tác giả sử dụng để đại diện
cho rủi ro tín dụng.
2.1.3. Các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng
xuất phát từ việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh
doanh do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế (Gertler và Gilchrist, 1994). Ba nhóm yếu
tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng: (1) yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô; (2) yếu tố rủi ro của
từng công ty cụ thể; và (3) chất lượng thể chế (các yếu tố thể chế/cấu trúc liên quan
đến các quy định về tài chính và cơng tác giám sát ngành tài chính).


12

Hình 2.1. Các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Nguồn: nghiên cứu của tác giả
Từ các nhóm yếu tố nêu trên, các mơ hình rủi ro tín dụng được phát triển.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu biến động của các
yếu tố kinh tế vĩ mơ đến rủi ro tín dụng. Mơ hình này cũng được gọi là mơ hình tín
dụng vĩ mơ, thường được các ngân hàng trung ương sử dụng để đưa ra các dự báo
về chất lượng tín dụng khi có các cú sốc vĩ mơ xảy ra (Macro Stress Testing).
Những yếu tố vĩ mô dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm:
 Tổng sản phẩm quốc nội.
Theo Fungáčová & Jakubík (2013) tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tổng sản phẩm quốc nội có tác
động mạnh mẽ tới đời sống dân cư và công việc sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng ổn định của tổng sản phẩm quốc nội tạo tâm lý tốt cho

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng
đến dòng tiền thu vào của các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế này nếu
có quan hệ tín dụng với hệ thống ngân hàng thì việc biến động tổng sản phẩm quốc
nội sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.


13

Sự biến động của tổng sản phẩm quốc nội phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
thường theo thứ tự: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong thời kỳ kinh tế tăng
trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng
đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu.
Ngược lại, trong thời kỳ suy thối, các ngành kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn, các
món vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng
sẽ trở thành nợ khó địi vài năm sau đó.
 Lạm phát.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của lạm phát tới rủi ro tín dụng
của khu vực ngân hàng như Settor Amediku (2006), Pesaran và cộng sự (2004). Cụ
thể:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: trong điều kiện lạm phát, hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, giá cả hàng hóa nguyên
vật liệu đầu vào gia tăng, chi phí sản xuất tăng, kết quả kinh doanh sụt giảm. Chênh
lệch doanh thu và chi phí thu hẹp, thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh
thậm chí nhiều doanh nghiệp bị lỗ. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, tốc
độ tăng trưởng và phát triển chậm lại, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa
và nhỏ gặp khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ … Tất cả những khó khăn trên
đều tiềm ẩn và chứa đựng rủi ro đối với ngân hàng, khi khả năng trả nợ vay của các
khách hàng doanh nghiệp giảm đi, thậm chí là khơng trả được nợ vay khi đến hạn.
Khi đó, rủi ro tín dụng của các ngân hàng sẽ gia tăng.
Đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình: lạm phát có tác động đến

nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất kinh
doanh và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến nguồn
thu nhập từ lương của người lao động, đa phần là khách hàng của các ngân hàng. Từ
đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của khách hàng cá nhân đối với
các ngân hàng. Khi đó rủi ro tín dụng của các ngân hàng sẽ gia tăng.


14

 Lãi suất.
Lãi suất là cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội của các quốc gia. Sự biến động của lãi suất tác động đến nhiều
mặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm, tỷ giá…
Lãi suất tái cấp vốn phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung
ương khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó. Lãi suất này thay đổi sẽ ảnh hưởng tới
sự thay đổi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Khi lãi suất tái cấp vốn tăng, điều này cho thấy ngân hàng trung ương muốn
hạn chế cung tiền để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh
tăng lãi suất cho vay, điều kiện cho vay khắt khe hơn. Do đó, các khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn này dẫn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ gặp khó khăn, nguồn thu nhập để trả nợ vay bị ảnh hưởng. Các ngân
hàng thương mại sẽ gặp rủi ro tín dụng. Và điều này đã được kiểm chứng thực
nghiệm qua các nghiên cứu của Pesaran và cộng sự (2004), Jakubík và Schmieder
(2008).
Mặt khác, khi lãi suất tái cấp vốn giảm, điều này cho thấy ngân hàng trung
ương muốn mở rộng cung tiền cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh, các ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũng như
điều kiện vay vốn dễ dàng hơn. Do đó, các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận
lợi hơn. Nguồn thu nhập của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sẽ được cải

thiện. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ ít gặp rủi ro tín dụng hơn.
 Tỷ giá hối đối.
Tỷ giá có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương
mại. Khi tỷ giá tăng, sức mua đồng tiền của quốc gia yếu khiến sản xuất đình đốn,
khơng có đầu ra đã kéo theo nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thấp.
Khi điều chỉnh tỷ giá cũng phần nào gây ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp
nhập khẩu của nền kinh tế. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí đầu vào của các doanh
nghiệp nhập khẩu, dẫn đến giảm khả năng sinh lời và ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của nhóm khách hàng này. Ngồi ra, đối với doanh nghiệp vay ngoại tệ, nhưng
nguồn thu là nội tệ thì tỷ giá tăng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán
nợ của khách hàng.


15

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ lệ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất- nhập
khẩu chiếm một tỷ lệ cao. Một sự tăng lên hay giảm xuống tỷ giá hối đối sẽ ảnh
hưởng tới dịng tiền doanh nghiệp hoạt động và giá trị tài sản cầm cố thế chấp của
lô hàng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng. Sự bất ổn này kéo theo sự bất ổn trong khả
năng trả nợ vay của các doanh nghiệp này.
Tại các quốc gia có tỷ lệ nhập siêu cao, một sự giảm trong tỷ giá gây ảnh
hưởng tới gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do sử dụng máy
móc và nguyên vật liệu nhập khẩu. Sự gia tăng chi phí do đồng tiền trong nước bị
đánh giá thấp có thể ảnh hưởng có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm đi. Tình
trạng này sẽ gây ra sự rủi ro cho các khoản tài trợ tín dụng của Ngân hàng khi thu
nhập của khách hàng giảm.
Do đó, rủi ro tỷ giá thường được đưa vào phân tích khi thực hiện Stress
testing (Jakubík & Schmieder, 2008).
 Tăng trưởng tín dụng.
Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy khi các ngân hàng đẩy mạnh hoạt

động tín dụng thì cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng (Fungáčová & Jakubík, 2013).
Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế không ngừng gia
tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Trước áp lực cạnh tranh, để
có được khách hàng, duy trì và phát triển thị phần, các ngân hàng khơng ngại nới
lỏng chính sách tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn cấp tín dụng. Trong ngắn hạn, điều này
sẽ giúp hoạt động tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng tuy nhiên trong dài hạn
các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là rủi ro tín dụng.
 Thị trường chứng khoán.
Theo các nghiên cứu của Elsinger, Lehar và Summer (2006), Pesaran và
cộng sự (2004), Alves (2004) thì sự biến động của thị trường chứng khốn có ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Sự gia tăng của thị trường
chứng khốn có tác động trực tiếp đến các khoản vay đầu tư chứng khoán của khách
hàng tại các ngân hàng thương mại. Sự gia tăng của thị trường chứng khoán phản
ánh sự gia tăng tài sản của các khách hàng, điều này dẫn đến khả năng trả nợ của
khách hàng gia tăng và do đó nợ xấu sẽ giảm. Ngồi ra, với vai trị là “phong vũ
biểu” của nền kinh tế, sự gia tăng của thị trường chứng khoán cũng cho thấy sự tăng


×