Tải bản đầy đủ (.pdf) (281 trang)

Văn hóa của dân tộc bản địa ở australia từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.99 MB, 281 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************

TRẦN CAO BỘI NGỌC

VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC BẢN ĐỊA
Ở AUSTRALIA
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************

TRẦN CAO BỘI NGỌC

VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC BẢN ĐỊA
Ở AUSTRALIA
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUY N NGÀNH DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUY N VĂN TIỆP



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


MỤC LỤC
N LU N
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 11
7. Bố cục của luận án ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ AUSTRALIA, CỘNG ĐỒNG THỔ ÂN AUSTRALIA ........................ 13
1.1. NH NG CƠ SỞ LÝ LU N C A V N ĐỀ NGHIÊN C U ................ 13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 13
1.1.2. Những hướng tiếp cận lý thuyết nhân học văn hóa ........................ 21
1.2. TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA VÀ CỘNG ĐỒNG THỔ DÂN .......... 31
1.2.1. Tổng quan về Australia .................................................................... 31
1.2.2. Cộng đồng thổ dân Australia .......................................................... 40
CHƯƠNG 2
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG C A CỘNG ĐỒNG THỔ ÂN ................. 63
2.1. H

T ĐỘNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG C A THỔ DÂN ............ 63

2.1.1. Săn bắt, hái lượm và đánh bắt ......................................................... 63
2.1.2. Quản lý đất đai, kinh nghiệm bảo vệ nguồn sống động vật

hoang dại và thuần hóa động vật ...................................................... 70
2.1.3. Trao đổi sản vật ................................................................................. 71


2.2. VĂN HÓA V T CH T C A THỔ DÂN ................................................ 73
2.2.1. Công cụ sản xuất và phương tiện đi lại ........................................... 73
2.2.2. Nhà ở và cư trú .................................................................................. 75
2.2.3. Y phục và trang sức .......................................................................... 76
2.2.4. Ăn uống .............................................................................................. 77
2.2.5. Thuốc và điều trị bệnh ...................................................................... 84
2.3. VĂN HÓA

HỘI .................................................................................... 86

2.3.1. Các bộ lạc và thị tộc .......................................................................... 86
2.3.2. Gia đình và giáo dục trẻ em ............................................................ 92
2.4. VĂN HĨA TINH TH N............................................................................ 97
2.4.1. Tín ngưỡng và lễ hội ........................................................................ 97
2.4.2. Ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ và biểu tượng .................................... 107
2.4.3. Lịch sử truyền khẩu ........................................................................ 110
2.4.4. Các nghi lễ vịng đời ........................................................................ 112
2.4.5. Giới tính, tuổi tác và những điều cấm kỵ ...................................... 114
2.4.6. Nghệ thuật ........................................................................................ 116
CHƯƠNG 3
CHÍNH SÁCH ĐA VĂN H Á VÀ TÁC ĐỘNG C A CHÍNH SÁCH ĐA
VĂN HĨA VỚI V N ĐỀ BẢ

TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THỔ

ÂN HIỆN NAY.............................................................................................. 135

3.1. CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HĨA C A CHÍNH PH AUSTRALIA ..... 135
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa dẫn tới sự ra đời
của chính sách đa văn hóa ở Australia .......................................... 135
3.1.2. Những nội dung cơ bản của chính sách đa văn hóa của chính
phủ Australia ................................................................................... 137
3.2. TÁC ĐỘNG C A CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA AUSTRALIA ĐỐI
VỚI VĂN H Á CỘNG ĐỒNG THỔ ÂN ............................................. 139
3.2.1. Tác động của chính sách đa văn hóa đối với chính trị................. 139


3.2.2. Tác động của chính sách đa văn hóa đối với đất đai thổ dân .... 140
3.2.3. Tác động của chính sách đa văn hóa đối với văn hóa-giáo dục .. 142
3.3. THỰC TR NG C A VIỆC BẢ

TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN

HÓA THỔ ÂN ............................................................................................. 148
3.3.1. Đời sống xã hội và văn hóa cộng đồng .......................................... 148
3.3.2. iện mạo văn hóa thổ dân hiện nay .............................................. 153
3.4. VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA THỔ ÂN, KINH
NGHIỆM T

CHÍNH SÁCH ĐA VĂN HÓA AUSTRALIA ................ 181

3.4.1. Bảo tồn phát triển văn hóa thổ dân qua xem xét kinh nghiệm từ
chính sách đa văn hóa Australia .................................................................... 181
3.4.2. Những giải pháp về việc bảo tồn và phát triển văn hoá thổ dân,
và bài học về việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc ít người ở
Việt Nam .......................................................................................................... 182
KẾT LU N ...................................................................................................... 190

TÀI LIỆU THAM KHẢ ............................................................................... 199
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 209


1

DẪN LUẬN
1. L D

N

N

N

U

Trong những thập niên gần đây, quan hệ Việt Nam – Australia ngày càng
đẩy mạnh, nhu cầu của người Việt Nam tìm hiểu về văn hóa Australia trong đó có
cộng đồng thổ dân ngày càng cấp thiết. Lâu nay, ở Việt Nam đã có những cơng
trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Australia, nhưng tiếp cận nghiên cứu Nhân
học về cộng đồng thổ dân chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, luận án này như
là cơng trình nghiên cứu cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về diện mạo đời
sống văn hóa cũng như xã hội truyền thống của thổ dân Australia và sự biến đổi của
nó qua các thời kỳ lịch sử, nhất là sau thập niên 70 của thế kỷ XX dưới tác động của
chính sách đa văn hóa nhằm góp phần nào vào việc phác họa và làm sống lại bức
tranh văn hóa sống động, đặc sắc của một nền văn hóa tưởng chừng như đã bị mất
đi, và của một cộng đồng cư dân còn lại với số lượng khơng nhiều do chính sách
diệt chủng gây nên.
Văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của thổ dân Australia đã từng tồn

tại trong một thời gian dài trong lịch sử. Nhưng từ khi thực dân Anh xâm lược và
tiến hành chính sách diệt tộc (genocid), chính sách phân biệt chủng tộc và chính
sách đồng hóa đã làm cho văn hóa của cộng đồng thổ dân bị mai một, bị đồng hóa,
và đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX với sự ra đời của chính sách đa văn hóa đã
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa thổ dân. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, việc bảo tồn và phát triển văn hóa thổ
dân Australia cũng gặp phải những khó khăn thách đố mà nhà nước Australia cũng
như cộng đồng thổ dân phải đối mặt giải quyết..
Từ những lí do nêu trên, mục đích nghiên cứu của đề tài là :
- Cung cấp một lượng thông tin khoa học về cộng đồng thổ dân nói chung,
văn hóa truyền thống và sự biến đổi của nó trong lịch sử cho đến hiện nay, đặc biệt


2
là trong thời kỳ thực hiện chính sách đa văn hóa cho bạn đọc Việt Nam, nhất là sinh
viên ngành Australia học của Khoa Đông phương học.
- Từ việc tiếp cận một số lý thuyết nhân học văn hóa vào nghiên cứu văn hóa
thổ dân nhằm khắc họa diện mạo và bản sắc truyền thống của văn hóa thổ dân – một
di sản văn hóa đặc sắc của nhân loại.
- Tìm hiểu chính sách đa văn hóa của Chính phủ Australia và tác động của
nó đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa thổ dân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
N

2.

N
2.1.


nghĩa khoa học

Về mặt lý thuyết: vận dụng các lý thuyết khác nhau của nhân học văn hóa
như Tiến hóa luận, Chức năng luận, Nhân học sinh thái, Thuyết đa văn hóa vào việc
tìm hiểu văn hóa truyền thống của cộng đồng thổ dân nhằm khôi phục lại diện mạo
và bản sắc văn hóa truyền thống của họ bằng những nhận xét khoa học, góp phần bổ
sung và làm phong phú thêm lý thuyết nhân học.
Tìm hiểu các chính sách của thực dân Anh và Nhà nước Australia sau này,
nhất là chính sách đa văn hóa và sự tác động của chúng đến sự biến đổi văn hóa
cũng như việc bảo tồn và phát triển văn hóa cộng đồng thổ dân nhằm giải thích cụ
thể hơn Thuyết đa văn hóa hiện có ở nhiều nước trên thế giới.
2.2.

nghĩa thực tiễn

Nhận diện văn hóa thổ dân Australia trong bối cảnh thực hiện chính sách đa
văn hóa, ghi nhận những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn thách đố để
bảo tồn và phát triển văn hóa cộng đồng thổ dân giúp cho các nhà nghiên cứu Việt
Nam những bài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân
tộc thiểu số hiện nay.
L

N

N

U

N


Luận án được thực hiện dựa trên việc kế thừa, phân tích và tổng hợp những
nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cập trong các cơng trình nghiên cứu của các học giả


3
Việt Nam và nước ngồi. Liên quan đến văn hóa của cộng đồng thổ dân Australia từ
truyền thống đến hiện đại, có thể kể đến nhiều các cơng trình nghiên cứu có giá trị
khoa học mà mục tiêu của luận án đã đề ra. Những cơng trình nghiên cứu này tập
trung vào ba chủ đề chính như sau:
- Những cơng trình giới thiệu chung nhất về Australia và cộng đồng thổ dân
- Những cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành tộc người, thành phần
và sự phân bổ tộc người Australia, văn hóa truyền thống của cộng đồng thổ
dân Australia.
- Những cơng trình nghiên cứu về chính sách đa văn hóa và tác động của nó
khơng chỉ đến sự biến đổi văn hóa thổ dân mà cịn đến việc bảo tồn và phát
triển văn hóa thổ dân.
Về Australia và cộng đồng thổ dân: Trong những thập niên gần đây, nhiều
học giả trong và ngồi nước đã đóng góp nghiên cứu về Australia trên các lãnh vực
khác nhau: lịch sử, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Có thể kế đến các cơng trình như: Vũ
Tuyết Loan, 1998; Nguyễn Văn Tài, 2004; Đỗ Thị Hạnh, 1999; Garry Disher; 1999;
Bùi Đẹp, 2004….
Về nguồn gốc và lịch sử tộc người, thành phần và sự phân bổ tộc người
Australia cũng như văn hóa truyền thống thổ dân Australia, không thể không nhắc
đến các công trình nghiên cứu lớn mang tính chun sâu của những giáo sư lớn
trong giới khoa học Việt Nam.
Đề tài: Các cộng đồng cư dân, dân tộc và mối quan hệ lịch sử – văn hóa ở
Australia của PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp năm 2001 là cơng trình nghiên cứu bước
đầu giới thiệu về đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế của thổ dân Australia, về nạn diệt
tộc của người châu Âu, về ba cộng đồng cư dân chính tại Australia, về chính sách

của thực dân Anh và chính phủ Australia đối với cộng đồng thổ dân và cư dân châu
Á qua các thời kỳ lịch sử; tác động của các chính sách này đối với sự phát triển của
các cộng đồng thổ dân nói riêng, của tồn Australia nói chung.
Bài viết Cư dân Australia và sự hình thành dân tộc Australia của GS.TS.
Ngô Văn Lệ (trang 29-40) trong cuốn Đường vào Australia, đã phân tích về 03 đợt


4
di cư chủ yếu diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử Australia tạo thành dân tộc
Australia, một nước Australia đa văn hóa ngày nay.
Cuốn sách xuất bản từ kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu Australia do
GS.TS. Bùi Khánh Thế chủ biên gồm 20 bài tham luận liên quan đến nhiều lĩnh vực
từ văn hóa, khảo cổ học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ cho đến đối ngoại và pháp lý.
Trong các bài tham luận trên, bài Văn hóa Australia nhìn từ lịch sử hình thành dân
tộc Australia của GS.TS. Ngơ Văn Lệ (trang 114-126) phân tích ngun nhân dẫn
đến tính đa dạng và phong phú của văn hóa Australia hiện nay, và nêu lên vai trị to
lớn của người Australia gốc Anh không chỉ đối với sự hình thành dân tộc, mà cả đối
với nền văn hóa Australia hiện nay. Bài Tín ngưỡng của Thổ dân Australia của Trần
Phi Phượng cho thấy những khía cạnh đa dạng phong phú của đời sống tinh thần và
triết lý của thổ dân về nhân sinh và vũ trụ. Theo tác giả, đời sống tinh thần đó là
niềm tin và cảm nhận trong chính mỗi cá nhân; rằng con người là một phần trong
tổng thể môi trường tự nhiên xung quanh họ, rằng linh hồn sẽ tiếp tục tồn tại ngay
cả sau khi con người chết và sẽ quay về với thời Dreamtime (tạm dịch: Thời kì
mộng mơ).
Nghiên cứu về cộng đồng thổ dân còn được đề cập hơn trong cuốn Australia
ngày nay do tác giả Vũ Tuyết Loan chủ biên dày 485 trang, chia thành 7 chương và
phụ lục, có một chương giới thiệu sơ lược về thổ dân Australia vào thời kỳ tiếp xúc
với người châu Âu cho tới nay (từ trang 82 đến trang 196). Trong chương này, các
tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về đời sống xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo,
nghệ thuật,... của thổ dân. Ngoài vấn đề tiếp xúc với người châu Âu trong những

năm đầu tiên, tác giả cũng nêu bật được những nét chính yếu hay có thể nói là
những mốc quan trọng trong lịch sử Australia từ những ngày đầu. Trong chương IV,
tác giả cũng dành ra 23 trang (218-244) đề cập đến xã hội đa văn hóa Australia,
chính sách đa văn hóa, nhưng chưa đi sâu vào những tác động của chính sách đa
văn hóa đến đời sống hàng ngày của thổ dân.
Cuốn Di sản thế giới - châu Đại dương và châu Nam cực (tập 9) của Bùi
Đẹp dày 284 trang, trong đó tác giả dành riêng 141 trang (từ trang 28-167) giới


5
thiệu những nét độc đáo trong đời sống vật chất xã hội, tơn giáo, về một số kho tàng
văn hóa của Australia nói chung và của thổ dân Australia nói riêng. Đây cũng là
nguồn tài liệu tham khảo thú vị và bổ ích.
Cuốn Đối thoại với các nền văn hóa - Australia do Trịnh Huy Hóa biên dịch
chỉ dừng lại ở mức giới thiệu cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về nền văn hóa
Australia (trong đó có thổ dân Úc) trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Hay cuốn
Australia - Xưa và nay cũng có một số trang (62-67) viết về nạn tiêu diệt thổ dân,
nhưng chưa đi sâu vào phân tích chính sách đa văn hóa, hay ảnh hưởng của chính
sách này đến đời sống văn hóa tinh thần của thổ dân Australia.
Nhìn chung, hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơng trình chun khảo nào
về cộng đồng thổ dân Australia nói chung và văn hóa của họ nói riêng. Nhưng
những thơng tin tư liệu và những nhận xét khoa học đăng trong các sách báo, bài
viết và kỷ yếu khoa học nói trên là rất cần thiết, góp phần cung cấp một nguồn tư
liệu tham khảo phong phú cho luận án.
Ngoài nguồn tài liệu ở Việt Nam, tư liệu mà luận án sử dụng còn là các cơng
trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí của do các học giả nước ngoài nhất là các học
giả Australia và các nước khác viết bằng tiếng Anh.
Các công trình do các tác giả nước ngồi thực hiện có thể nói đồ sộ nhất là
bộ Bách khoa tồn thư về thổ dân Australia (The Encyclopaedia of Aboriginal
Australia, gồm 2 cuốn, 1.340 trang) do Viện Nghiên cứu Thổ dân và cư dân Hải đảo

Australia thực hiện vào năm 1994. Đây là một cơng trình tổng hợp chủ yếu về đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng thổ dân. Tra cứu cơng trình này,
người đọc cũng có thể hình dung ra được nhiều điều về thế giới đầy bí ẩn, mang
màu sắc tâm linh, với những huyền thoại độc đáo. Tuy nhiên, cơng trình này chủ
yếu tập trung vào việc mô tả đời sống về các mặt của các cộng đồng thổ dân, chứ
không nêu lên những nhân tố làm biến đổi nền văn hóa truyền thống, cũng như
những biến đổi qua các thời kỳ như thế nào.
Cuốn Australia – Now and Then (Australia – xưa và nay, 1999) do Garry
Disher viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử Australia từ xa xưa cho đến


6
hiện nay. Tuy cuốn sách không tập trung vào việc phân tích đời sống xã hội của thổ
dân nhưng cơng trình này đã đề cập đến vấn đề tơn giáo, đất đai, những cuộc thảm
sát thổ dân, cuộc sống của họ vào thập niên 20 của thế kỷ 18.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều tác phẩm khác mơ tả về đời sống thổ dân khá chi
tiết như Aboriginal People of the Northern Territory (Thổ dân ở vùng lãnh thổ phía
Bắc), Aboriginal People of Tasmania (Thổ dân ở vùng Tasmania) …. do Ủy Ban
Thổ dân và Hải đảo (Aboriginal and Torres Strait Islander Commission) xuất bản
vào năm 1999. Tuy không mang tầm cỡ như cuốn tự điển bách khoa nói trên nhưng
cũng phác thảo được phần chính yếu của xã hội thổ dân. Cuốn Trưởng thành tại
Uluru (Growing up at Uluru – Stan Breeden) với 48 trang và 89 hình minh họa
cũng chỉ dừng lại ở mức mô tả tổng quát đời sống cộng đồng thổ dân tại vùng trung
tâm Australia – Uluru.
Cuốn Dân tộc Australia (The Australian People) của James Jupp, do NXB
Cambridge University Press ấn hành năm 2001 (940 trang), được xem như một
bách khoa toàn thư về đất nước và con người Australia giới thiệu về lịch sử lâu dài,
về sự định cư của các cộng đồng cư dân ở Australia. Tác phẩm mô tả di sản dân tộc
và văn hóa phong phú của quốc gia thơng qua sự đóng góp của người dân.
Một cơng trình nữa phải kể đến là cuốn sách Where the Ancestors Walked Australian as an Aboriginal Landscape (Nơi tổ tiên đã đi qua – Australia là quê

hương của thổ dân) của tác giả Philip Clarke, 2003. Tuy chỉ gói gọn trong 282
trang, tác giả cũng giới thiệu khá chi tiết về những ngày đầu tiên hình thành lục địa
Australia. Trong khoảng 80.000 năm đến 6.500 năm trước, lục địa Australia được
nối với cả Papua New Guinea và Tasmania. Nhìn chung, tác giả cho rằng tổ tiên của
thổ dân Australia đến bờ biển Greater Australia khoảng 50.000 năm trước. Tác giả
cũng giới thiệu khá chi tiết về văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, cũng như một số
thay đổi về văn hóa khi người châu Âu đặt chân đến Australia. Tuy mô tả những
thay đổi về đời sống văn hóa, xã hội khá chi tiết (30 trang và 7 hình minh họa)
nhưng chỉ mang tính chất tổng quan, minh họa một số yếu tố, không đi vào chi tiết
từng mặt cụ thể và nhất là không phân rõ sự thay đổi qua từng thời kỳ.


7
Cuốn Là một người Australia (Being Australian) của Catriona Elder, Nhà
xuất bản Allen & Unwin, 2008 (390 trang). Sau một thập kỷ của sự thay đổi xã hội
và văn hóa lớn ở Australia, cuốn sách này xem xét lại vấn đề bản sắc dân tộc được
xem như tài liệu phục vụ cho giới nghiên cứu về lịch sử, xã hội và khoa học của
Australia, khám phá nguồn gốc và ảnh hưởng của bản sắc quốc gia, bao gồm cả
những ý tưởng thống trị của giới tính, giai cấp, sắc tộc và chủng tộc trong xã hội
hiện đại.
Cuốn Bản sắc Dân tộc Australia (Australian National Identity) do Justin
Healey làm biên tập, được Nhà xuất bản Spinney Press ấn hành năm 2010. Nội
dung cuốn sách xoay quanh vấn đề bản sắc dân tộc Australia. Australia là một quốc
gia non trẻ và văn hóa đa dạng, thường xuyên trăn trở vấn đề làm thế nào để xác
định bản sắc dân tộc của mình. Một người Australia nghĩa là gì ? Các giá trị và biểu
tượng đại diện cho quốc tịch Australia và lòng yêu nước là gì? Cuốn sách này trình
bày một loạt các ý kiến về bản sắc dân tộc đã được hình thành thơng qua quốc tịch
Australia, biểu tượng và giá trị đa văn hóa, khoan dung, biểu tượng quốc gia, ảnh
hưởng của thực dân Anh, di sản bản địa và vấn đề bị tước đoạt quyền, tự do và dân
chủ, chủ nghĩa quân bình, cảnh quan (bãi biển và 'bụi'), tinh thần ANZAC, nỗi ám

ảnh thể thao, lối sống ngoài trời, hình ảnh của người Australia nhìn từ nước ngồi,
và những gì có nghĩa là một người Australia..vv.
Về chính sách đa văn hóa, tác động của nó đến sự biến đổi văn hóa thổ dân
và việc bảo tồn và phát triển văn hóa thổ dân, đây là một chủ đề thu hút nhiều sự
quan tâm và nghiên cứu của giới khoa học ngồi nước. Có thể đề cập một số cơng
trình như sau:
Bài viết của GS. Mary Kalantzis về Chủ nghĩa Đa văn hóa ở Australia (trang
41-51) trong cuốn Đường vào Australia nêu bật vai trò của người dân nhập cư trong
xã hội Australia, và ba chủ điểm chính của chủ nghĩa đa văn hóa ở Australia: “bảo
vệ đặc trưng văn hóa của từng cộng đồng; cơng bằng xã hội cho mọi đối tượng; và
tính hiệu quả về kinh tế.”


8
Cuốn Chủ nghĩa Đa văn hóa Australia: tài liệu lịch sử và phê bình
(Australian multiculturalism: a documentary history and critique), tác giả Lois E.
Foster và David Stockley. Nhà xuất bản Multilingual Matters, dày 264 trang với nội
dung bao quát một số vấn đề về bản chất của xã hội Australia, vấn đề đa văn hóa,
giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nhà thờ, luật pháp, phương tiện truyền thông đại
chúng.
Cuốn Chủ nghĩa đa văn hóa: sự thay đổi mơ hình Australia
(Multiculturalism: the changing Australian Paradigm) của tác giả Lois E. Foster và
David Stockley, Nhà xuất bản Multilingual Matters, dày 150 trang có nội dung bao
quát một số vấn đề về giáo dục dân thiểu số, nhập cư Australia giai đọan 1945-1972
và 1972-1982, v.v…
Cuốn Nguồn gốc của chủ nghĩa đa văn hóa trong chính trị Australia, giai
đoạn 1945-1975 (The origins of multiculturalism in Australian politics (1945-1975)
Của tác giả Mark Lopez, Nhà Xuất bản Melbourne University Press, 2000. Sách
dày 583 trang với nội dung chủ yếu về nguồn gốc lịch sử của đa văn hóa trong
chính trị Australia giai đọan 1945-1975. Cuốn sách đề cập tới vấn đề đa văn hóa,

nguồn gốc của nó và chính sách đa văn hóa của chính phủ Australia đối với các
cộng đồng cư dân trong đó có thổ dân..
Cuốn sách Từ người Australia trắng tới thổ dân (From white Australia to
Woomera) của tác giả James Jupp đề cập đến vấn đề nhập cư tại Australia. James
Jupp khảo sát những thay đổi trong chính sách nhập cư của Australia trong vòng ba
mươi năm qua với sự thay đổi đáng kể từ chính sách “Australia trắng” (“nước Úc
trắng”). Ông xem xét lịch sử di trú của Australia trong thế kỷ XX, việc thành lập
những "tổ chức" nghiên cứu về đa văn hóa và vấn đề sắc tộc và những làn sóng đa
văn hóa tràn vào Australia như thế nào. Ông xem xét kỹ lưỡng tác động của chủ
nghĩa duy lý kinh tế về sự lựa chọn nhập cư, các cuộc tranh luận về môi trường và
vấn đề nhập cư, và tác động của chính sách nhập cư. Quan trọng nhất, ông nhắc đến
các vấn đề gây tranh cãi của những người tị nạn và người đi tìm nơi an toàn.


9
Cuốn Cái chết từ từ của người Australia trắng (The long, slow death of white
Australia). của Gwenda Tavan, Nhà xuất bản Scribe Publications, 2005. Nội dung
của cuốn sách nói về lịch sử nhập cư với chính sách phân biệt chủng tộc. Những
phân tích trong cuốn sách này cho thấy các chính phủ tiếp tục ngăn cản một cách
miễn cưỡng những người “không là dân châu Âu” nhập cư vào Australia nhằm bảo
đảm sự liên kết về văn hóa và sắc tộc với đất mẹ là nước Anh. Chính sách này đã
gây tổn hại đến mối quan hệ của Australia với các nước châu Á và gây ra những hậu
quả nặng nề cho những người không là dân châu Âu đang sống ở Australia. Chính
sách này đã được thay đổi vào đầu những năm 1970 khi chính sách đa văn hóa ra
đời.
Cuốn Vấn đề biên giới trong một nước Australia đa văn hóa (Borderwork in
multicultural Australia của các tác giả là Bob Hodge, Robert Ian Vere Hodge, John
O'Carroll, Nhà xuất bản Allen & Unwin, 2006, (sách dày 252 trang). Cuốn sách này
nghiên cứu về chính sách đa văn hóa ở Australia cũng như việc các cư dân tập trung
thành những tụ điểm nhằm khắc phục vấn đề phân biệt chủng tộc trong quá khứ và

hiện tại. Với lập luận rằng đa văn hóa là vấn đề ln tồn tại ở Australia, cuốn sách
này chứng minh cho sự cam kết mang tính khoan dung và tính đa dạng là một đặc
trưng của đa văn hóa trong cuộc sống hàng ngày ở đất nước này.
Từ việc tổng kết lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy những cơng trình nghiên
cứu về các tộc người bản địa Australia được giới thiệu khá nhiều. Tuy nhiên, việc
trình bày một cách chi tiết về từng nhóm tộc người riêng ở Australia với sự khác
biệt về văn hóa và ngơn ngữ ít được đề cập. Lý do đơn giản, cộng đồng thổ dân khi
thực dân Anh có mặt là 750 000 người, cho đến 2001 là 460 000 người. Để phục vụ
cho chính sách dân tộc của thực dân Anh, các học giả chỉ quan tâm giới thiệu tổng
quan về cộng đồng thổ dân. Về sau này cộng đồng thổ dân bị làm giảm sút số lượng
cư dân do chính sách diệt tộc và văn hóa của họ cũng đã có sự thay đổi do chính
sách đồng hóa văn hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu cộng đồng thổ dân một cách chi tiết
với sự đa dạng văn hóa của nó là việc làm hết sức khó khăn, mà chính kết quả
nghiên cứu của các học giả đi trước cũng thừa nhận điều đó.


10
Hạn chế trên đây cũng là hạn chế của tác giả luận án khi khơng có điều kiện
để nghiên cứu điền dã ở cộng đồng có sự cư trú phân tán và trải rộng ở nhiều bang
của Australia hiện nay.
Trong điều kiện khó khăn trên, luận án chỉ giới hạn giới thiệu bức tranh tổng
quan nhất về cộng đồng thổ dân, về diện mạo và bản sắc văn hóa truyền thống của
họ cũng như sự biến đổi dưới tác động của chính sách thực dân Anh qua các thời
kỳ, đặc biệt là tác động của chính sách đa văn hóa của Chính phủ Australia đối với
việc bảo tồn và phát triển văn hóa thổ dân.
4.

Ư NG VÀ PH M VI NGHIÊN

U


- Đối tượng nghiên cứu: văn hóa truyền thống của cộng đồng thổ dân và sự
biến đổi của nó qua các thời kỳ, nhất là sự tác động của chính sách đa văn hóa đến
việc bảo tồn và phát triển văn hóa của họ.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu ở cấp độ cộng đồng, cụ thể là cộng
đồng thổ dân bao gồm 716 tộc người (bộ lạc, “716 Individual Tribal Groups”) ở các
khu vực khác nhau ở Australia. Tuy nhiên, do sự hạn chế của thông tin tư liệu về
thổ dân như đã nêu trên, tác giả chưa thể đi sâu trình bày tính đa dạng văn hóa riêng
của từng tộc người đã từng tồn tại trong lịch sử Australia.
- Thời gian: Để hiểu văn hóa truyền thống của thổ dân và sự biến đổi của nó
qua các thời kỳ từ khi có mặt của người Anh cho đến khi thực hiện chính sách đa
văn hóa; vì vậy thời gian vấn đề nghiên cứu là từ khi có mặt thổ dân trên lục địa
Australia cho tới hiện nay, nhất là thời kỳ thực hiện chính sách đa văn hóa.
5.

Ư N

N

N

U

Nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng thổ dân Australia đều mang nội dung
liên quan đến nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, địa lý, môi trường, tơn giáo tín
ngưỡng, nghệ thuật, … vì vậy cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành,
trong đó sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của nhân học.
Phân tích tổng hợp các tài liệu hiện có: Phân tích và tổng hợp các số liệu (về
dân số, số lượng các bộ lạc, các ngôn ngữ) qua các thời kỳ lịch sử cho thấy hậu quả
của các chính sách diệt tộc của thực dân Anh qua các cuộc thảm sát, nhằm chứng



11
minh được sự biến mất của rất nhiều nền văn hóa đặc sắc tại Australia. Phân tích và
tổng hợp các tài liệu hiện có (kể cả hình ảnh, âm thanh) nhằm chứng minh và làm
nổi bật được sự phong phú của nền văn hóa thổ dân, tính sáng tạo cũng như những
đóng góp quý giá vào kho tàng văn hóa thế giới.
Phương pháp so sánh đối chiếu cả đồng đại và lịch đại: Phương pháp này
được sử dụng nhằm thấy rõ sự biến đổi trong nền văn hóa các cộng đồng thổ dân từ
truyền thống đến hiện đại, qua đó khẳng định được những ảnh hưởng và tác động
của người Châu Âu đến đời sống văn hóa thổ dân, đồng thời cũng làm nổi bật bức
tranh đa văn hóa sinh động của xã hội Australia.
6. NH N

ÓN

Ó

IC

LUẬN ÁN

- Luận án là cơng trình giới thiệu một cách tổng quan về cộng đồng thổ dân ở
lục địa (trừ nhóm Hải đảo) và văn hóa truyền thống cũng như sự biến đổi của nó
qua các thời kỳ lịch sử cho đến nay. Vì nội dung vấn đề nghiên cứu quá rộng, tác
giả luận án chưa có điều kiện giới thiệu bản sắc và truyền thống văn hóa riêng của
từng nhóm tộc người có ngơn ngữ khác nhau và cư trú tại các khơng gian lãnh thổ
khác nhau ở Australia.
- Trình bày nội dung cơ bản của chính sách đa văn hóa và tác động của nó
đến sự thay đổi diện mạo văn hóa thổ dân hiện nay; rút ra bài học kinh nghiệm

trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Cung cấp những thơng tin tư liệu một cách tồn diện, chi tiết có hệ thống
về vấn đề nghiên cứu cho đơng đảo bạn đọc nhất là sinh viên ngành Australia học
về môn học Nhân học-Văn hóa-Xã hội Australia thuộc khoa Đơng phương học.
7. B

C C C A LUẬN ÁN
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

chính của luận án bao gồm ba chương:
hương 1 chủ yếu giới thiệu một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến
đề tài; những hướng tiếp cận lý thuyết nhân học làm cơ sở lý luận cho toàn bộ vấn
đề nghiên cứu. Đồng thời trong chương này cũng giới thiệu tổng quan về Australia,


12
về địa lý, lịch sử, dân cư và cả cộng đồng thổ dân trước khi trình bày văn hóa truyền
thống của cộng đồng thổ dân và sự biến đổi của nó.
hương 2 giới thiệu một cách hệ thống về văn hóa truyền thống của thổ dân
Australia và sự biến đổi của nó qua tác động của chính sách thực dân và của chính
phủ Australia qua các thời kỳ lịch sử trước khi thực hiện chính sách đa văn hóa.
hương

phân tích những nội dung cơ bản của chính sách đa văn hóa của

chính phủ Australia và tác động của nó đến diện mạo văn hóa thổ dân hiện nay, từ
đó đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa thổ dân trong bối cảnh Australia
hiện nay.



13

Ư N


ỞL

QUAN
1.1. N

N
1.1.1.



1

UYẾ

ỆU ỔN

Australia, ỘN

Ở L LUẬN

N

ỒN
N


Ổ DÂN Ú
N

U

ột số khái niệm cơ bản

Nghiên cứu văn hóa truyền thống của thổ dân và sự biến đổi của chúng dưới
tác động của các chính sách của thực dân Anh và Nhà nước Australia liên quan đến
một số khái niệm cơ bản nhằm định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu và giải
quyết vấn đề.
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa theo quan điểm nhân học
Văn hóa là một khái niệm khá phức tạp. Để hiểu về khái niệm “văn hóa” thì
đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn đã xuất bản quyển sách Culture, a
critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cặp mắt phê phán
các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 150 định nghĩa về
văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Các nhà khoa học với
những chuyên ngành khác nhau, khi nghiên cứu cũng đưa ra những định nghĩa về
văn hóa khác nhau. Đối với các nhà Xã hội học văn hóa phương Tây thì phân biệt
văn hóa thành ba khái niệm là văn hóa theo nghĩa rộng nhất khơng tách biệt với xã
hội, văn hóa theo nghĩa hẹp phân biệt với xã hội và văn hóa theo nghĩa hẹp nhất
phân biệt với văn minh. Riêng các nhà Nhân học ở Âu - Mỹ thì xem văn hóa là “hệ
thống biểu tượng và ý nghĩa” (của D.M. Schneider). Hoặc một định nghĩa về văn
hóa được xem là cơng phu của A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra trong quyển
Culture, a critical review of concept and definitions như sau: Văn hóa là mơ hình
hành động minh thị và ám thị được thu nhận và truyền đạt dựa vào biểu trưng. Hệ


14

thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho
hành vi tiếp theo”. Đặc biệt, có một định nghĩa sớm nhất về văn hóa do E.B. Taylor
đưa ra vào năm 1871 như sau “Văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư
cách một thành viên của xã hội” [E.B. Tylor: 13]. Theo định nghĩa này thì văn hóa
và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con
người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… khái niệm hay
định nghĩa văn hóa ở đây hẹp hơn, chủ yếu chỉ các lĩnh vực của văn hóa tinh thần..
Cịn F. Boas thì cho rằng “văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với mơi trường tự nhiên
của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính
các thành viên này với nhau”[F. Boas 1921: 149]. Theo định nghĩa này, mối quan
hệ giữa cá nhân và môi trường là rất quan trọng trong việc hình thành văn hóa của
con người.
Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là
góc độ hẹp, mà ơng gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến
thức của con người và xã hội. Nhưng, ơng khơng mặn mà với cách hiểu này vì hiểu
như thế thì người nơng dân cày ruộng giỏi nhưng khơng biết chữ vẫn bị xem là
“khơng có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở.
Cịn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được
xem là toàn bộ cuộc sống - cả vật chất, xã hội, tinh thần - của từng cộng đồng
[Nguyễn Đức Từ Chi 2003: 565, 570]. Theo nghĩa này, Nguyễn Đức Từ Chi chia
văn hóa thành ba dạng thức là vật chất, xã hội và tinh thần. Văn hóa của cộng đồng
tộc người sẽ bao gồm ba dạng thức đó và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ
khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những mơi
trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội
thơng qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tơn giáo. Đây là định nghĩa



15
văn hóa và phân loại văn hóa được chúng tơi sử dụng trong nghiên cứu văn hóa
truyền thống của thổ dân Australia, vì nó cho phép trình bày diện mạo của văn hóa
thổ dân trong tính tổng thể của nó với các thành tố cấu thành.
1.1.1.2. Động thái và những giá trị truyền thống và hiện đại trong văn hóa
Văn hóa có tính ổn định (truyền thống) và tính biến đổi, cách tân (hiện đại).
Văn hóa có tính ổn định về mặt phát sinh và phát triển, văn hóa được tích lũy, lưu
truyền, tái tạo trong cộng đồng, cho nên trong bất cứ xã hội nào, cộng đồng nào
cũng đều có truyền thống văn hóa của nó.
Trạng thái bất biến khơng thể có trong bất kỳ một nền văn hóa nào mà nó
ln trải qua những biến đổi, nhất là trong thời kỳ hội nhập vào hệ thống xã hội
hiện đại, khi mà các tộc người khơng cịn sống riêng biệt, và khi mà các quan hệ sản
xuất hàng hóa, lối sống đô thị và sự thay đổi về quan niệm giáo dục không ngừng
tác động mạnh vào truyền thống tộc người.
Truyền thống trong văn hóa có nghĩa là những gì tốt đẹp của văn hóa tộc
người được đúc kết, là bản sắc văn hóa dân tộc, là yếu tố lịch đại của văn hóa. Cịn
yếu tố hiện đại trong văn hóa là lát cắt đồng đại. Do đó, mối quan hệ giữa truyền
thống và hiện đại trong văn hóa chính là quy luật vận động của văn hóa. Cho nên,
nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu truyền thống trong sự biến đổi, đổi mới của nó.
Quy luật vận động ấy bảo đảm cho văn hóa tồn tại liên tục nhưng khơng ngưng
đọng.
Khi nghiên cứu về văn hóa thổ dân Australia, yếu tố quan trọng không thể
thiếu trong luận án là nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại để so sánh quá trình
biến đổi và bảo lưu giá trị văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa tộc người của thổ dân
Australia trong một quốc gia phát triển hiện nay của Australia.
Nói đến truyền thống là nói về lịch sử. Nếu nhìn văn hóa theo khía cạnh lịch
đại như vậy, thì văn hóa truyền thống của thổ dân là tồn bộ nền văn hóa mà thổ
dân đã tạo ra trong quá khứ. “Văn hóa truyền thống chỉ chung tồn bộ hệ thống văn
hóa tồn tại trong lịch sử” [Viện thông tin khoa học xã hội 1999: 8]. Truyền thống

văn hóa của thổ dân Australia là những giá trị tồn tại tương đối ổn định và được


16
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy nền văn hóa hiện đại của thổ dân
ngày nay được tích hợp rất nhiều yếu tố truyền thống. Điều này đã làm nên bề dày
cho nền văn hóa hiện đại của thổ dân. “…truyền thống văn hóa chỉ nội dung tương
đối ổn định và liên tục trong sự phát triển của hệ thống văn hóa, là tinh thần cơ bản
của văn hóa” [Viện thơng tin khoa học xã hội 1999: 8]. Từ trước khi thực dân Anh
đến định cư và biến mảnh đất thổ dân thành thuộc địa, nền văn hóa truyền thống của
thổ dân là nguyên vẹn - mang bản sắc riêng và độc đáo. Nền văn hóa ấy vẫn tồn tại
và lưu truyền cho đến khi chịu những tác động của thực dân Anh. Nền văn hóa của
thổ dân Australia đã thay đổi theo những mức độ khác nhau tùy từng thời kỳ.
Những tài liệu mà ngày nay chúng ta có được chỉ mang tính chất hồi cố - các nhà
khoa học đã dựa vào những di tích cịn lại sau này để khảo sát lại thời kỳ xa xưa.
Như vậy, có thể nói, Truyền thống và Hiện đại [Phạm Xuân Nam 1999] là
những yếu tố có mặt trong đời sống của bất cứ một dân tộc nào, trên mọi lĩnh vực
của quá trình phát triển trong đó thường được nói đến nhiều nhất, làm thành nền
tảng cho tất cả, các lĩnh vực văn hóa. Những yếu tố này khơng bao giờ được nhìn
nhận một cách tĩnh tại, tách biệt nhau, mà luôn ở thế vận động, đan xen nhau, hòa
nhập vào nhau, làm thành diện mạo văn hóa của một dân tộc, một xã hội. Chính vì
vậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại trong văn hóa đã trở thành vấn đề
hàng đầu ở mọi quốc gia, mỗi tộc người trong quá trình hội nhập và tồn cầu hóa.
Trong đó, văn hóa thổ dân Australia là một bức tranh, một diện mạo đặc trưng cho
một nền văn hóa mang bản sắc tộc người rất độc đáo của quốc gia Australia nói
chung, thổ dân Australia nói riêng. Và truyền thống văn hóa hay văn hóa truyền
thống của thổ dân Australia là những đặc điểm, những giá trị độc đáo đóng góp cho
nền văn hóa chung của nhân loại.
1.1.1.3. Khái niệm tiếp biến văn hóa
Khi nghiên cứu về tiếp xúc văn hóa, khơng thể khơng nói đến hiện tượng mà

các học giả phương Tây gọi là acculturation. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã
dịch thuật ngữ này bằng các từ khác nhau như văn hóa hóa, đan xen văn hóa, hỗn


17
dung văn hóa, giao tiếp văn hóa, …. Tất cả các cách dịch đó đều chưa diễn đạt đúng
nội dung khái niệm này.
Khái niệm acculturation được các nhà nhân học văn hóa Mỹ đưa ra từ đầu
thế kỷ XX. R.Redifield, R.Linton và M.Herskovits đã đưa ra khái niệm này trong
một Memorandum (Bị vong lục) năm 1936: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện
tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực
tiếp, gây ra sự biến đổi mơ thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai
nhóm” (R.Redifield, R.Linton và M.J.Herskovits: A Memorandum for the
Study of Acculturation. American Anthropologist, 1936, vol 38, p.149)
Định nghĩa này về sau được các nhà khoa học thừa nhận và vận dụng trong
nghiên cứu. Khi hiện tượng tiếp biến văn hóa xảy ra, khơng phải chỉ có sự tiếp xúc
hay hịa lẫn (đan xen, hỗn dung, …) các yếu tố văn hóa khác nhau của các nhóm mà
quan trọng hơn là cịn có sự biến đổi mơ thức văn hóa vốn có của các nhóm. Để
diễn đạt hai nội dung của khái niệm tiếp xúc và biến đổi, chúng tôi đề nghị dùng từ
tiếp biến văn hóa để dịch thuật ngữ acculturation ( à
ở người iệt cổ

ăn ấn:

iao lưu văn hóa

ạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, 4-1981, trang 20)

Từ cơ sở lý thuyết trên, ta thấy ngun nhân dẫn đến q trình tiếp biến văn
hóa là do sự tiếp xúc lâu dài giữa các tộc người khác nhau với các nền văn hóa khác

nhau.
Tiếp biến văn hóa phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố văn hóa ngoại sinh
và văn hóa nội sinh. Tuỳ theo bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau mà dẫn đến sự
bếin đổi văn hóa theo các khuynh hướng khác nhau. Ở đây, sự tiếp biến văn hóa của
thổ dân Australia với văn hóa cư dân da trắng có những nét tương tự với cư dân
Anh Điêng khi tiếp xúc với văn hóa Châu Âu của người da trắng. Theo chiều hướng
này, văn hóa của thổ dân Australia đã và đang xảy ra sự tiếp biến văn hóa với các
dân tộc khác. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu và tiếp xúc với văn hóa bên
ngồi, với các cộng đồng cư dân khác của các thổ dân nói chung đã đem lại những
biến đổi ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện, đối mặt với bao nhiêu cái gọi là
văn hóa mới, lối sống mới v.v… và người thổ dân Australia cũng đang hòa cùng xu


18
hướng đó mà phát triển theo. Trong đó, trao đổi sản vật là một khía cạnh trong đời
sống kinh tế - xã hội và tôn giáo của thổ dân. Sự trao đổi này đã tăng cường thêm sự
giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng, bộ lạc tạo nên sự thống nhất trong đa
dạng về mặt văn hóa của thổ dân.
Như vậy, dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết này thì nhu cầu cần được cung
cấp những thơng tin liên quan đến “văn hóa truyền thống và hiện đại” thể hiện sự
biến chuyển theo phương cách cưỡng bức thông qua sự xâm lược và thống trị nhằm
thoả mãn khát vọng chiến thắng của kẻ đi xâm chiếm. Từ năm 1788, lịch sử của thổ
dân ở Australia bắt đầu bước qua một trang mới với một viễn cảnh khá ảm đạm.
Người Anh, với danh nghĩa đi “khai hóa văn minh” cho thổ dân, đã tiến hành cuộc
chiến tranh, biến mảnh đất vốn thuộc quyền sở hữu của thổ dân thành thuộc địa của
mình. Từ đó, thổ dân khơng cịn sống một cuộc sống thanh bình, chất phác với nền
văn hóa truyền thống của họ.
Trong q trình tiếp xúc với người phương Tây, nền văn hóa thổ dân chịu sự
chi phối của hai q trình: q trình đồng hóa cưỡng bức của văn hóa phương Tây
dẫn đến sự mai một văn hóa truyền thống và bản sắc của nó; sự bảo tồn văn hóa

truyền thống và tiếp thu cái mới từ văn hóa phương Tây và hiện đại hóa cái truyền
thống của cư dân bản địa. Hai quá trình này đã tạo nên một mơ thức văn hóa mới
trong đó có những giá trị tinh hoa của nền văn hóa phương Tây nhằm bổ sung cho
nền văn hóa bản địa, đồng thời cũng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
trong văn hóa hiện đại của cộng đồng thổ dân..
1.1.1.4. Khái niệm các loại hình kinh tế - văn hóa
Theo nhà Dân tộc học Chéboksarov thì “loại hình kinh tế - văn hóa được
hiểu là một tổng thể xác định những đặc điểm kinh tế - văn hóa được hình thành
trong quá trình lịch sử của các tộc người khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển
kinh tế xã hội và sinh sống trong cùng một môi trường địa lý tự nhiên như nhau”
[Đặng Nghiêm Vạn 1998:109].
Các loại hình kinh tế có thể hình thành ở những thời đại lịch sử khác nhau
nhưng ln có sự thay đổi. Sự thay đổi đó vừa mang tính lịch sử do tác động bởi sự


19
tiến hóa chung của nhân loại (lịch đại); lại vừa do tác động của các dân tộc có trình
độ kinh tế - xã hội phát triển cao chi phối do quy luật phát triển không đồng đều của
lịch sử (đồng đại). Tuy vậy, ta có thể thấy có những loại hình kinh tế - văn hóa
chiếm đoạt hình thành rất sớm cùng với sự hình thành của xã hội lồi người như
loại hình kinh tế săn bắt, hái lượm và đánh cá. Tìm hiểu địa lý tự nhiên và phân bổ
dân cư của Australia để thấy rõ hơn về loại hình kinh tế - văn hóa của thổ dân
Australia. Australia là một đất nước có diện tích lớn hàng thứ sáu trên thế giới, rộng
lớn đến mức được coi là lục địa thứ bảy của thế giới, trải dài khoảng 3.700 km từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam và trải rộng khoảng 4.000 km từ Đông sang Tây.
Do sự phân bổ dân cư của thổ dân đa số tập trung ở vùng sâu, vùng cao,
vùng xa xôi hẻo lánh, cùng với điều kiện khí hậu, địa lý - địa hình ở những vùng
này có những điều kiện khác biệt so với các vùng đông dân cư khác, cho nên những
hoạt động kinh tế truyền thống vẫn được bảo tồn. Đối với thổ dân Australia, do
sống biệt lập trong một thời gian dài khơng có sự tiếp xúc với các nền văn minh trên

thế giới, cho tới thời điểm có mặt thực dân Anh trên lục địa Australia, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của thổ dân đang dừng lại ở thời kỳ của hình thức kinh tế khai
thác (chiếm đoạt) chủ yếu dựa vào các nguồn lợi của tự nhiên để sinh sống. Điều đó
phản ánh qua hoạt động kinh tế và văn hóa vật chất của thổ dân.
Căn cứ vào điều kiện môi trường tự nhiên và phương thức sống, người ta
chia làm ba loại hình kinh tế - văn hóa của thổ dân:
- Kinh tế bờ biển nhiệt đới phía Bắc. Những thổ dân ở đó dùng những cơng
cụ như que đào, những con thuyền, những đồ xách bằng gỗ hay bằng dây, những đồ
để cắt, chặt bằng đá.
- Kinh tế của những nhóm ven sơng ở Đơng Nam Á là những nhóm thổ dân
như Barikindji và Winadjuri sống trong lưu vực sông Murray Darling. Họ sống phụ
thuộc vào những con sông, chủ yếu là đánh bắt cá, sị, hến và các lồi thủy sản. Họ
đánh bắt cá bằng những cái dáo bốn lưỡi, bằng lưới và một vài nơi họ dùng bẫy bắt
cá.


20
- Kinh tế vùng khô cằn ở trung tâm Australia. Nguồn thức ăn chủ yếu của
các thổ dân ở đó là con Kangaroo, các loại hạt và thảo mộc. Người ta săn bắt thú vật
bằng giáo, phóng lao, ném boomerang, đặt bẫy và dùng lửa để xua đuổi thú vật. Phụ
nữ hái một loại cây giống như khoai lang, cà chua dại, chuối sa mạc, đó là những
thức ăn chủ yếu [Nguyễn Văn Tiệp 2001].
Cách tiếp cận lý thuyết loại hình kinh tế - văn hóa của Dân tộc học Xô Viết
gần gũi với lý thuyết sinh thái - văn hóa của Nhân học văn hóa Mỹ và Châu Âu khi
nghiên cứu văn hóa của các cư dân trong xã hội tiền cơng nghiệp.
1.1.1.5. Khái niệm đa văn hóa hay thuyết đa văn hóa
Khái niệm đa văn hóa hay thuyết đa văn hóa đều chỉ một khái niệm mang
tính triết học: chấp nhận sự tồn tại của nhiều nền văn hóa khác nhau. Chủ nghĩa đa
văn hóa ở Australia đã được gieo mầm từ lâu do Australia là một quốc gia đa dân
tộc, đa chủng tộc, nên vấn đề đa văn hóa, đa ngơn ngữ, đa tơn giáo là khơng thể

tránh khỏi. Tuy nhiên, lúc đầu, khái niệm “chủ nghĩa đa văn hóa” cịn hồn tồn xa
lạ. Vào năm 1981, Fraser - Thủ tướng Australia, công bố “chủ nghĩa đa văn hóa đề
cập tới sự phân chia, tới sự ảnh hưởng lẫn nhau chứ khơng phải cơ lập. Nó đề cập
đến các dị biệt về văn hóa và chủng tộc được đặt trong khuôn khổ của những giá trị
xã hội cơ bản, những giá trị này làm cho cái dị biệt có thể tồn tại trên nền tảng
chung mang tính bổ sung hơn ganh đua”. Từ đó, nhiều định nghĩa về chủ nghĩa đa
văn hóa đã ra đời, trong đó định nghĩa tương đối phổ biến nhất là thuật ngữ “chủ
nghĩa đa văn hóa” dùng để chỉ một xã hội lý tưởng nơi mà các cộng đồng cùng tồn
tại một cách hịa hợp, được tự do bảo vệ tơn giáo, ngơn ngữ và phong tục tập qn
riêng của mình và bình đẳng về các quyền lợi trong xã hội, quyền dân sự, quyền lực
về chính trị. Các cộng đồng này được chia sẻ với những cộng đồng khác trong xã
hội những mối quan tâm đặc biệt có ý nghĩa quốc gia. Thơng qua sự chia sẻ ấy sẽ
có những dị biệt, sự bình đẳng và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng.
Chủ nghĩa đa văn hóa được thể hiện qua ba phương diện chính:
-

Đặc trưng văn hóa: quyền cho mọi người Australia được bộc lộ chia sẻ di

sản văn hóa của mình bao gồm di sản ngơn ngữ và tôn giáo.


×