Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học một số truyện ngắn việt nam hiện đại ở trung tâm GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.59 KB, 21 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục đang tích cực hướng con người phát triển tồn diện nhưng cơng tác
giáo dục đang đứng trước bao thử thách, khó khăn. Đó là tình trạng học sinh phổ
thơng đã bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.Theo thống kê của cơ quan an
ninh, hiện có khoảng 20.000 thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời. Đặc
biệt là hàng loạt những vụ học sinh tự tử vì những lí do “ khơng đâu”, những vụ án
giết người, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh hút thuốc,
uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm … đã trở thành những vấn nạn
gây nhức nhối cho tồn xã hội.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng theo các chuyên gia giáo
dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống, các em chưa từng đối diện
với khó khăn, thử thách, chưa biết cách xử lý để đối phó với những thách thức trong
cuộc sống như cha mẹ ly hơn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém. Các em không
được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số
cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, sa
đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống.
Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta còn rất hạn chế,
chưa đồng bộ, nhà trường vẫn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức “ dạy chữ” mà
chưa quan tâm đúng mức tới việc “ dạy người”, chưa dạy các em thái độ, kĩ năng
ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên…), không
dành thời gian giáo dục kĩ năng sống cho các em. Giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ
có 1 tiết sinh hoạt lớp nên đơi khi khơng có thời gian để nắm tình hình từng em.
Trước tình hình đó, Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo các trường THPT nói chung các
Trung tâm GDTX nói riêng kể từ năm học 2011-2012 trở đi phải rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh. Xem đây là mô ̣t trong những nội dung cơ bản của phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Đây là dịp các thầy cơ
cùng nhìn lại để có sự kết hợp giữa giảng dạy và giáo dục đạt hiệu quả. Mặt khác
mơn Ngữ văn ở trường phổ thơng có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo duc kĩ năng sống cho học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ văn của Trung tâm GDTX tôi luôn trăn trở làm thế nào để giáo dục kĩ năng


sống cho hoc sinh qua việc day-học mơn Ngữ văn đăc biệt là trong q trình dạy một
số truyện ngắn chương trình lớp 12 - GDTX. Vì vậy, sau khi tham gia lớp tập huấn:
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chương trình Giáo dục thường xuyên cấp
THPT qua môn Ngữ văn vào ngày 25 tháng 12 năm 2014 của sở giáo dục Thanh
Hóa tổ chức, nó thơi thúc tơi thực hiện đề tài “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
LỚP 12 THÔNG QUA DẠY-HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI RTRUNG TÂM
GDTX”.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Phạm vi, giới hạn đề tài chỉ thực nghiệm trên 2 lớp 12A1, 12A2 Trung tâm
GDTX Thọ Xuân.
Thời gian:Từ tháng 01/2016 đến tháng 03/2016
1


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống đối với thể
loại truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngồi xa
(Sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 12 tập II).
Ở đây, người viết chỉ minh họa bằng một số tác phẩm, một số câu hỏi, phương
pháp, bài tập cho học sinh trên thực tế để xoáy sâu về đề tài.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Đọc nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hoàn thành đơn vị kiến thức trong: Sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập II và các tài liệu
tham khảo có liên quan đến đề tài.
- Kết hợp hai phương pháp: Phương pháp kiểm tra và so sánh đối chiếu kết quả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG SỐNG:


1. Cơ sở pháp lí:
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, ta cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần
phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thơng nói riêng. Nhiệm
vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc
hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng đã
khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục,
sách giáo khoa phổ thơng mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở
các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX(4/2001) đã đề ra nhiệm vụ:
Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hoàn thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến
thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là
năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Đó chính là kĩ năng sống. Và phương pháp
giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng người học năng lực tự
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” ( Luật giáo dục
năm 2005, Điều 5)
2. Cơ sở lí luận:
2.1. Quan niê ̣m về kĩ năng sống:
Có rất nhiều khái niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt

theo nhiều cách khác nhau.
2


+ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi
thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
+ Theo Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân
bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
+ Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), kĩ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know)
gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…
Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức tự tin,… Học để sống với người khác
(Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự
khẳng định, họp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Từ những quan niệm trên, có thể cho thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các
kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ
năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự
học trong cuộc sống học tập và làm việc có hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống
là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống. Như vậy, kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần
trong q trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Q trình này diễn
ra cả trong và ngồi hệ thống giáo dục.
2.2. Phân loại kĩ năng sống:

Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng
cốt lõi sau:
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề ( problem solving)
+ Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán ( critical thinking)
+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả ( effective communication skills)
+ Kĩ năng ra quyết định ( decision making)
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo ( creative thinking)
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân ( interpersonal relationship skills)
+ Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị
(selfawareness building skills, incl, self-awareness, self-esteem and selfconfidence, and values analysis)
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông ( empathy)
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc ( coping with stress and
emotions)
Trong giáo dục ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường được
phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
3


+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể sau: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự
hổ trợ, tự trọng, tự tin.
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác,bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ
chối, bày tỏ sự cảm thơng hợp tác.
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kĩ năng sống
cụ thể sau: tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định, giải quyết vấn đề.
Trên thực tế, các kĩ năng sống thường khơng hồn tồn tách rời nhau mà có liên
quan chặt chẽ nhau. Ví dụ: khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì các kĩ năng
tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm và tự xử lí thơng tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ

năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị thường vận dụng. Hay để giao tiếp
một cách có hiệu quả cần phối hợp những kĩ năng: kĩ năng nhận thức, kĩ năng
thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng cảm thông chia sẻ…. hoặc để đạt
được những mục tiêu cần phối hợp các kĩ năng sau: kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư
duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
2.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
Xã hội hiện đại có thay đổi tồn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với
tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp,
chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc những vấn đề xuất hiện
trước đây, nhưng nó chưa phức tạp khó khăn và đầy thách thức như xã hội hiện
đại, nên con người dễ dàng hành động theo cảm tính và khơng tránh khỏi rủi ro.
Nói cách khác, để đến bến thành cơng và hạnh phúc trong cuộc đời, con người
sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống
trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người sống trong xã hội hiện đại cần có kĩ
năng sống để sống thành cơng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người ta thường dùng hình ảnh cây cầu và dịng sơng để diễn tả sự cần thiết
của kĩ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn
sang được bến bờ của thành cơng và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông
chứa đựng đầy rủi ro, nguy cơ, thách thức như chết do AIDS, mang thai ngoài ý
muốn, nghiện rượu và ma túy, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chêt vì bạo lực,
vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đường… khi có những kĩ năng sống
như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con người chuyển tải những điều
đã biết đến để thay đổi được những hành vi, nhờ đó mà sang được bến bờ bên kia
của lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong
muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy,
kĩ năng sống đã trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người sống
trong xã hội hiện đại.
“ Ý nghĩa của cuộc sống khơng phải ở nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ điều
gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào?”

( Lewis L.Dunnington).
4


Theo triết lí của Edgar Morlin thì mục tiêu của giáo dục là cần tạo nên những
cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động
đến đâu. Cần phải giảng dạy các nguyên tắc chiến lược cho con người đương đầu
với những bất ngờ, đột biến, bất định. Trang bị giáo dục kĩ năng sống cho con
người cũng nhằm mục tiêu này.
+ Nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành
cơng, 50% cịn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng
sống.
Chúng ta xây dựng cầu nối từ thông tin đến thay đổi hành vi như thế nào?
Kĩ năng sống giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói
quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình
và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn
yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ.
Đặc biệt đối với sức khỏe của con người: việc nâng cao các kĩ năng cá nhân và
các kĩ năng xã hội của mỗi người là một phần quan trọng của chương trình can
thiệp nâng cao sức khỏe cho chính mình và cho mọi người trong cộng đồng.
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có
nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: nhiều người biết hút thuốc lá
là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi,…nhưng họ
vẫn hút thuốc; Có những người là luật sư, cơng an, thẩm phán…có những hiểu biết
rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm về pháp luật. Đó chính là họ đã thiếu kĩ
năng sống.
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù
hợp sẽ ln vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết
vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống,

luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng
sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người khơng có kĩ
năng ra quyết định sẽ mắc phải những sai lầm hoặc chậm trễ trong công việc đưa ra
quyết định và phải trả giá cho quyết định những sai lầm của mình; người khơng có
kĩ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác và
thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe, học tập, công việc…của bản thân. Hoặc người khơng có kĩ năng giao
tiếp sẽ rất khó khăn trong việc tạo các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh,
sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những vấn đề chung.,…
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống cịn góp phần thức
đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền
con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội như : nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc,… Việc
giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, nâng
cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống
cịn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân
được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
5


2.4. Sự cần thiết của viê ̣c giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh ở Trung
tâm GDTX:
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh ở trung tâm GDTX.
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết
định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu khơng có kĩ năng sống,
các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng
đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ
ước, thích tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu
kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập

quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan
xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực ln đặt vào những hồn cảnh phải lựa
chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn , thách thức, những áp lực
tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng
dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đấn các hiện
tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như :
nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em
thiếu những kĩ năng sống cấn thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ
năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao
tiếp…
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là giúp các em rèn luyện hành
vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an tồn, hài
hịa và lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trung tâm GDTX với bản chất là hình
thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực
như hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, tranh luận động não, viết tích cực…cũng
là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng.
Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trung tâm GDTX là rất cần
thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Với những đặc điểm trên thì
học sinh ở trung tâm GDTX rất cần được trang bị những kĩ năng cần thiết, phù hợp
để học tập tốt hơn và quan trọng là để thích ứng với những đổi thay của xã hội và
giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
Trước tình hình đó, việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học để giáo dục

kĩ năng sống rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì
vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của
trường, lớp. Và trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vị trí, vai trị rất quan
6


trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách, phẩm chất con người. Cho nên,
tôi đã chọn đề tài: “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN QUA DẠY-HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ” để
phần nào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đồng thời
nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3.Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trung tâm
GDTX:
3.1.Mục tiêu.
Trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo
dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và
phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục ở Việt Nam thể
hiện mục tiêu của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học
để cùng chung sống( Báo cáo Doler, 1996)
Theo đó giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường nói chung và giáo dục kĩ năng
sống cho hoc sinh ở trung tâm GDTX nói riêng để hướng đến những mục tiêu cơ
bản sau:
Trang bị cho người học những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho người học những hành vi,thói quen lành mạnh, tích
cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để người học thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3.2.Nguyên tắc.

Việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường thông qua dạy học các môn học
và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ
năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo cách tiếp cận
mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện
cơ hội cho người học được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học
tập, cách tiếp cận này sẽ không gây quá tải, không làm nặng nề thêm nội dung các
môn học và các hoạt động giáo dục, mà ngược lại còn làm cho các giờ học và hoạt
động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn với người học
nhưng cần phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản sau:
Tương tác: Kĩ năng sống khơng thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự
đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Thơng qua
các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình,
xem xét các ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh
nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
Trải nghiệm: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm
qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ
khơng chỉ nói về việc đó.
Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống khơng thể hình thành trong “ngày một, ngày
hai” mà địi hỏi phải có cả q trình: nhận thức- hình thành thái độ - thay đổi hành
7


vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới.
Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên:
thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành động hoặc hành vi
thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.
+Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp người
học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy thay đổi
hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.
+Thời gian- mơi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi

nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục
được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các
tình huống “ thực” trong cuộc sống.
4.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung tâm GDTX trong môn
Ngữ văn.
Chủ trương giáo dục kĩ năng sống qua một số môn học của Bộ giáo dục là cần
thiết và cũng là nội dung đổi mới giáo dục hiện nay. Vấn đề quan trọng là cần chọn
phương pháp nào cho phù hợp, cho hiệu quả ? Trước hết cần đổi mới phương pháp
dạy của người thầy. Người thầy phải kiên quyết đoạn tuyệt với phương pháp cũ và
phải kiên định với phương pháp dạy hiện đại, tích cực: Giáo viên là người thiết kế,
tổ chức còn bản thân học sinh tự tìm kiếm, giáo viên đối thoại với học sinh, trao
đổi và khẳng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh cần học kiến thức phương
pháp chứ khơng phải kiến thức cụ thể để học sinh có thể tự học, tự xác định được
giá trị của các kĩ năng sống.
4.1.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn học ngữ văn.
Với đặc trưng của môn học về KHXH và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình
thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn
bản văn học và các loại văn bản khác, mơn Ngữ văn cịn giúp học sinh có những
hiểu biết về xã hội, văn hố, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người.
Với
tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngơn ngữ để
học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là mơn
học giáo dục thẩm mĩ, mơn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm
giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hồn thiện nhân cách.
Vì thế, Ngữ văn là mơn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh.
4.2. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn.
Bám sát mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thứckĩ năng của giờ dạy Ngữ văn. Tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo hai cách: nội
dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương
pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh chứ khơng phải tích hợp vào nội dung bài dạy, rèn kĩ năng sống
cho học sinh qua giờ học bộ môn.
4.3. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua môn học Ngữ văn ở trường THPT.
*Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng
như các giá trị tốt đẹp của nhân loại, góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc
8


sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội, định hướng tương lai và nghề nghiệp cho các em. Nhận thức
được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh,
phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh
thần của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền
tảng cho kĩ năng sống .
*Về kĩ năng : Có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng sống có trách nhiệm, kĩ năng
ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có
suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc
sống. Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác
trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống ( Bảo vệ
bản thân trước các tệ nạn xã hội, trước bạo lực và các nguy cơ khác trong xã hội
hiện đại ); giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát
triển của cá nhân.
*Về thái độ: Học sinh cảm thấy hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ
năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác
cùng thực hiện. Hình thành và thay đổi hành vi theo hướng tích cực, nhất là các
hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia
đình và cộng đồng. Có ý thức về quyền và trách nhiệm với các giá trị truyền thống,
với gia đình, quê hương và dân tộc mình, có ý thức định hướng cho tương lai, định
hướng cho nghề nghiệp.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.


1. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trung tâm GDTX.
“Hoàn thành phổ cập chương trình giáo dục phổ thơng . Cho học sinh có kĩ
năng tạo lập văn bản, biết nhận xét, đánh giá một vấn đề của tác phẩm văn học từ
đó nâng cao kĩ năng sống”. Giáo dục kĩ năng là một nội dung giáo dục hết sức
quan trọng cần được giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà
trường. Giáo dục kĩ năng sống giúp người học có hiểu biết và được rèn luyện hành
vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho
sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng
thích ứng với cuộc sống hằng ngày, chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực
của chương trình học trong nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu
đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, đạt được thành công trong xã
hội hội nhập.
Mơn Ngữ văn trong trung tâm có vai trị qua trọng trong việc thực hiện mực
tiêu giáo dục này.
2. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy-học tích hợp kĩ năng sống trong mơn
Ngữ văn ở trung tâm GDTX.
Về phía giáo viên: Trong quá trình soạn giáo án đầu tư cho tiết dạy trên lớp, thì
các tài liệu như sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ trình bày kiến thức cần
đạt một số thao tác, phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, không đưa ra
nội dung, phương pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng sống. Vấn đề này được giáo viên
xem xét để nghiên cứu rồi giáo dục kĩ năng phù hợp nên đòi hỏi người thầy phải
9


đầu tư, phải có sự linh hoạt thì giáo dục mới đạt hiệu quả. Một số giáo viên trong
quá trình giảng dạy chưa cân đối thời gian, cung cấp quá nhiều kiến thức nên
khơng có thời gian phát vấn hay thảo luận một số bài tập khác để giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh. Hoặc việc giáo dục kĩ năng sống thông qua câu hỏi bài nào tiết
nào cũng thế tạo sự nhàm chán, đơn điệu cho học sinh.

Về phía học sinh: Hiện nay, việc học văn của các em chủ yếu là đọc và học
thuộc văn bản, ghi nhớ lời dạy của thầy cô. Đặc biệt là học sinh lớp 12ở trung tâm
GDTX chất lượng đầu vào thấp, kĩ năng cảm thụ văn bản, kĩ năng tạo lập văn bản
hạn chế , thâm chí các em khơng biết cách tìm hiểu một văn bản hay đọc xong văn
bản mà khơng thâu tóm được nội dung văn bản đề cập đến vấn đề gì,chứ chưa nói
đến kĩ năng vận dụng,liên hệ từ cuộc sống.Nói tóm lại đa phần học sinh rất hạn chế
nên không dành thời gian đầu tư nhiều cho mơn văn, một số ít các em cịn quay
lưng với môn học dẫn đến các em không tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng sống.
Thực tế, viê ̣c đổi mới phương pháp dạy và học đã đặt ra vấn đề khơng chỉ là
phương pháp chung chung mà chính là đi vào các thao tác giảng dạy cụ thể để đem
lại hiệu quả thực sự, không phải chạy theo thành tích mà là đào tạo những con
người có tư duy và năng lực nhạy bén, thông minh. Hơn nữa, những năm gần đây,
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trung tâm GDTX đang được các cấp
quan tâm.
Chất lượng thu được sau khi tiến hành khảo sát thực tế vòng 1:
LỚP

THỜI
GIAN
KHẢO
SÁT

TỔNG
SỐ
HSKS

12A1

02-012016


38
38
38

02-012016

37

NỘI DUNG
KHẢO SÁT
Khả năng làm chủ bản thân
Khả năng ứng xử phù hợp
người khác
Khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống
Khả năng làm chủ bản thân

SỐ HS CÓ
KĨ NĂNG
SỐNG

TỈ LỆ
(%)

16/38

42,1

13/38


34,21

17/38

44,73

18/37

54,54

Khả năng ứng xử phù hợp
16/37
48,48
người khác
Khả năng ứng phó tích cực trước
37
19/37
57,57
các tình huống của cuộc sống
Thực hiện đổi mới trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, trong đề thi tốt nghiệp THPT,và BTTHPT Bộ GD-ĐT đã đưa giáo dục kĩ
năng sống vào phần chung, đề Nghị luận xã hội. Ví dụ đề thi tốt nghiệp năm 20092010 “ Hãy viết mô ̣t bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị
về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hô ̣i hiê ̣n nay”. Hoặc đề thi tốt
nghiệp của năm 2013-2014 hệ GDTX, cũng qua việc đọc hiểu một đoạn văn bản

12A2

37

10



trong “Đất nước, trích Trường ca mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm” từ đó
bày tỏ suy nghĩ về lịng u nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 12 trung tâm GDTX qua dạy - học một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại là vô
cùng cần thiết.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1.Trước hết là về quan điểm, nguyên tắc:
Trong học tập học sinh là đối tượng và là chủ thể của nhận thức. Việc lĩnh hội
kiến thức đòi hỏi bản thân của mỗi học sinh phải tích cực, vận động tư duy, phải
tham gia vào quá trình nhận thức thì kiến thức mới bền vững, trí tuệ mới phát triển.
Thầy cơ giáo là người tổ chức, hướng dẫn nêu vấn đề để học sinh tự nhận thức, tự
lựa chọn cách ứng xử đúng, phù hợp.
2. Công tác chuẩn bị.
Đối với giáo viên: Soạn giáo án kĩ, chuẩn bị chu đáo. Xác định các nội dung sẽ
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chuẩn bị các câu hỏi cho học sinh thảo luận
nhóm hoặc các phương án học tập.
Đối với học sinh: Đọc văn bản, tập trung nghe giảng và tích cực giải quyết
tình huống, câu hỏi khi giáo viên yêu cầu.
3.Thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học một số truyện ngắn lớp
12.
3.1.Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài:
* Các kĩ năng sống cơ bản:
+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch và khát vọng giải thoát của
những con người bị chà đạp, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi
con người cùng hướng tới.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh,
tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về vẻ đẹp của nhân vật Mị, Aphủ trong tác phẩm

*Giáo viên sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các
kĩ năng sống cơ bản vào bài học cụ thể như:
Giáo viên dùng phương pháp dạy học nêu vấn đề, giúp học sinh động não:
Mị là một cô gái Hmông xinh đẹp đầy sức sống trở thành con dâu gạt nợ - Vợ A Sử
trong nhà thống lí Pá tra. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu nghĩa khái niệm “ con dâu
gạt nợ” như thế nào? Từ đó có thể hiểu dễ dàng cuộc sống của Mị trong vai trò vợ
A Sử trong nhà thống lí ra sao? Qua đây, tác giả muốn phản ánh hiện thực xã hội là
gì? Học sinh sẽ tìm ra các đơn vị kiến thức: Các em nhận thức được Mị là con dâu
gạt nợ nhà thống lí, nghĩa là đem thân thay cha mẹ trả món nợ tiền vay khi cưới
của cha mẹ mình. Như vậy, hình thức bên ngoài là con dâu, nhưng thực chất là con
nợ. Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra là cuộc sống của kẻ đầy tớ không
công, bị đày đoạ về thể xác lẫn tinh thần. Thời gian đã biến Mị thành cái máy, cái
bóng câm lặng, cơ đơn “ như con rùa trong xó cửa” cứ thế, cứ thế…cho đến già,
đến chết! Qua đoạn đời và số phận của Mị, tác giả đã phản ánh trung thực một hiện
thực tăm tối, tàn bạo và bất công trong xã hội miền núi phía Bắc nước ta thời thuộc
Pháp trước cách mạng. Số phận cay đắng và đáng thương của Mị cũng là của bao
11


phụ nữ các dân tộc ít người khác dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp và
thống lí tay sai. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Nhưng những cuộc đời tàn lụi và
buồn thảm như Mị có chịu mãi cảnh địa ngục trần gian cho đến chết hay khơng?
Với hình thức này, giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu diễn biến tâm trạng và hành
động nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cứu A Phủ.
Với nội dung diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu
A Phủ, giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận nhóm 2 học sinh:
+ Chi tiết nào đã khiến Mị bừng tỉnh, khơng cịn thờ ơ, mặc kệ như trước nữa? Vì
sao Mị quyết định cứu A Phủ? Vì sao Mị khơng thấy sợ nữa? Vì sao Mị từ chỗ “
đứng lặng trong bóng tối” rồi lại lập tức đuổi theo A Phủ?
+ Học sinh sẽ tìm ra được các đơn vị kiến thức sau:

Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở lại cách sống lầm lũi, hình như khơng chú ý gì đến
A Phủ bị trói đứng gần đó, nhưng đó chỉ là cái bên ngồi.
Hành động vơ tình lé mắt trơng sang, nhìn thấy “ dịng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ” đã bừng thức tâm hồn Mị.
Mị thương thân, thương người trai chết oan ức. Mị chợt thấy căm ghét bố con A
Sử. Chúng nó thật độc ác. Mị nghĩ đơn giản như vậy. Tình thương người cùng cảnh
ngộ và lịng căm ghét kẻ ác đã khiến Mị có thêm sức mạnh, Mị khơng cịn nghĩ đến
sự sống cịn của bản thân để quyết cứu A Phủ. Tình thương mạnh hơn nỗi sợ. Lòng
căm thù giúp Mị thêm sức mạnh để có hành động nhanh nhẹn, khéo léo dùng dao
cắt dây trói, giục A Phủ đi ngay! Nhưng khi “đứng lặng trong bóng tối” nhìn A
Phủ chạy đi nỗi sợ và lịng ham sống bùng dậy. Đó cũng là tâm lí tự nhiên của con
người. Vì Mị đã nghĩ đến bản thân. Và ngay lập tức, Mị quyết định chạy theo A
Phủ, cùng anh chạy trốn khỏi địa ngục nhà Pá Tra. Đó là hành động bộc phát ngẫu
nhiên của nhân vật nhưng xét tới cùng khơng hồn tồn như vậy mà nó thể hiện
logic tâm lí tất yếu. Vì tình thương đồng loại như thể thương thân vốn có trong cô
gái Hmông xinh đẹp và khổ nhục đã khiến Mị cứu A Phủ. Vì khát vọng sống Mị đã
tự cứu mình, giải phóng đời mình gắn bó với A phủ.
Con đường tự giải phóng của Mị và A phủ cũng là con đường vùng lên tự cứu
mình của bao người dân lao động thiểu số không muốn và không thể sống mãi kiếp
nô lệ ngựa trâu dưới ách áp bức bóc lột của bọn thống lí.
Giáo viên chuẩn kiến thức và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như
sau : Trong cuộc sống chúng ta phải biết thương người cùng cảnh ngộ và căm
ghét kẻ ác. Trong bất kì hồn cảnh nào chúng ta phải biết thương thân mình, có
lịng ham sống, biết vươn lên, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
Như vậy, ngoài những kĩ năng sống cơ bản mà tài liệu đã hướng dẫn như kĩ
năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giáo viên còn giáo dục học sinh kĩ năng thể
hiện sự cảm thông: Các em sẽ quan tâm hơn những mảnh đời cơ cực, tình
thương đồng loại “ Thương người như thể thương thân”.
3.2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân:
* Những kĩ năng sống cơ bản:

+ Tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà
văn, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà con người cần hướng tới.
12


+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh,
tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
*Giáo viên sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các
kĩ năng sống cơ bản vào bài học cụ thể như:
Giáo viên đã đă ̣t câu hỏi cho học sinh động não tìm hiểu nhân vật Tràng, người
vợ nhặt, bà cụ Tứ. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm ra giá trị hiện thực
và giá trị nhân đạo của truyện ngắn. Rèn cho học sinh kĩ năng tự nhận thức: Học
sinh nhận thức được thảm cảnh mà người dân ở xóm ngụ cư phải gánh chịu là
nạn đói năm 1945. Chỉ trong vòng vài tháng từ Quảng Trị đến Bắc kì hơn 2
triệu đồng bào ta bị chết đói “ Người chết như ngả rạ. Khơng buổi sáng nào người
trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cịng queo bên
đường. Khơng khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Trước
tình cảnh đó, thân phận, giá trị của con người rẻ rúng. Anh Tràng chỉ qua 2 lần đùa
cợt vu vơ và 4 bát bánh đúc đã có vợ. Cịn người vợ nhặt lại chấp nhận theo khơng
về làm vợ anh Tràng.
Bên cạnh đó, giáo viên nên rèn thêm cho học sinh kĩ năng thể hiện sự cảm
thơng. Thơng qua việc tìm hiểu giá trị nhân đạo của tác phẩm, tác giả cảm
thông cho số phận của người dân xóm ngụ cư phải chịu thảm cảnh nạn đói.
Trong cuộc sống chúng ta nên đồng cảm, cảm thơng hay sẻ chia với những
người có hồn cảnh bất hạnh, khơng may.
Tiếp theo giáo viên đặt câu hỏi: Điều gì khiến cho những người dân ở xóm ngụ
cư vượt qua nạn đói? Học sinh tìm ra đơn vị kiến thức: Tình yêu thương , sự đùm
bọc, cưu mang của anh Tràng và bà cụ Tứ đối với người vợ nhặt sẽ giúp cho cả gia
đình họ vượt qua nạn đói.
Giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Như vậy tình u thương, nó

sẽ là sức mạnh giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Mặt
khác, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh tình u thương có thể cảm hóa
con người chẳng hạn như người vợ nhặt. Cái đói đã xơ đẩy chị có lúc thành ra kẻ
cong cớn, trơ trẽn, trâng tráo. Nhưng hạnh phúc, tình thương của bà cụ Tứ, Tràng
đã đem đến một sự đổi thay thật sự trong tính cách của người đàn bà, đến nỗi làm
cho Tràng phải ngạc nhiên: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người
đàn bà hiền hậu đúng mực khơng cịn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng
gặp ở ngồi tỉnh”.
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh trình bày 2 phút với câu hỏi: Cảm nhận của em
sau khi học xong truyện ngắn vợ nhặt?
Học sinh sẽ tìm ra được các đơn vị kiến thức sau:
+ Em hiểu được tình cảnh thê thảm của người nơng dân miền Bắc nước ta trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình
thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay bên
bờ vực của cái chết.
Giáo viên chốt lại ( giáo dục học sinh).
13


+ Như vậy, thông qua 3 nhân vật trong câu chuyện, Kim Lân đã phát hiện và
khẳng định với chúng ta: Dù trong bất kì hồn cảnh nào, những con người lao
động vẫn giữ được tình cảm cao q, ln có khát vọng vươn lên để tìm thấy
một cuộc sống hạnh phúc.
+ Đối với chúng ta, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay cả khi đang mấp mé bên
bờ vực thẳm của cái chết, chúng ta phải luôn hướng về sự sống, khao khát hạnh
phúc gia đình, có niềm tin ở tương lai.
3.3. Truyện ngắn “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành:
* Các kĩ năng sống cơ bản: Giao tiếp (Trình bày, trao đổi về cách tiếp cận và thể
hiện hiện thực trong tác phẩm). Suy nghĩ sáng tạo (Phân tích, bình luận về ý nghĩa

tư tưởng của tác phẩm, về cách thể hiện tư tưởng của tác phẩm thông qua cốt
truyện, hệ thống nhân vật, giọng điệu văn chương của Nguyên Ngọc).
*Giáo viên sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các
kĩ năng sống cơ bản vào bài học cụ thể như:
Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu: Hiện thực mà tác giả đề
cập trong truyện ngắn là gì? -> Học sinh tìm ra đơn vị kiến thức:
+ Đó là cuộc chiến đấu kiên cường của dân làng Xơ Man nói riêng và nhân dân
Tây Ngun nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Qua đó, giáo viên rèn kĩ năng tự nhận thức cho học sinh.
Tiếp theo, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai hình tượng
trong tác phẩm đó là hình tượng cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú.
+ Khi phân tích nhân vật Tnú, giáo viên lưu ý kiến thức: Vợ con anh bị giặc bắt
đánh đập cho đến chết. Anh bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu.
Mỗi ngón tay anh cịn 2 đốt nhưng anh vẫn tham gia lực lượng vũ trang. Anh đã
vượt qua bi kịch cá nhân để cầm súng tiêu diệt kẻ thù bảo vệ quê hương.
Giáo viên giáo dục cho học sinh: Đứng trước lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc
chúng ta phải biết hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, đất nước.
Tiếp theo, khi phân tích nhân vật cụ Mết, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ
gì về lời nói của cụ Mết “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.
+ Học sinh sẽ tìm ra đơn vị kiến thức: Chứng kiến cái chết thảm thương của Mai
và sự bất lực của Tnú trước sự tra tấn dã man tàn bạo của bọn thằng Dục, cụ Mết
càng thấm hiểu là đối với kẻ thù chỉ có 2 bàn tay trắng, chỉ có 2 bàn tay khơng thì
khơng thể nào đối đầu với chúng được, phải cầm vũ khí đứng lên!
Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh: Trong cuộc sống, khi kẻ thù gây rối,
chống phá, xâm lược, chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực
phản cách mạng.
3.4. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
* Những kĩ năng sống cơ bản:
+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm
hứng thể sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại,

qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.
+ Tư duy phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt
vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.
14


*Giáo viên sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các
kĩ năng sống cơ bản vào bài học cụ thể như:
Trong quá trình đọc hiểu văn bản , sau khi cho học sinh tìm hiểu hai phát hiện
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh như: Cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa trong biển sớm
mờ sương “ Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi
thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút
màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum , đang hướng mặt vào bờ”. Hay:
Cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách dã man “ dùng chiếc thắt lưng quật tới
tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến
ken két”.
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh tìm hiểu: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa
án huyện như thế nào? Qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gi?
Học sinh sẽ tìm ra các đơn vị kiến thức sau: Câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó giúp những người như
Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vơ lí. Bề ngồi, đó
là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu bị chồng thường xuyên hành hạ,đánh
đập thật khốn khổ “ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn
nhất quyết gắn bó với lão đàn ơng vũ phu ấy. Qua những lời giải bày thật tình của
người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là
tình thương vơ bờ đối với những đứa con: “ … đám đàn bà hàng chài ở thuyền
chúng tơi cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn
nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới một chục đứa… phải sống cho
con chứ không thể sống cho mình…”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ

cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu
suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong đau khổ triền
miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “ Vui
nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no”, “…trên chiếc thuyền cũng
có lúc vợ chồng con cái chúng tơi sống hịa thuận, vui vẻ”; “ Ông trời sinh ra người
đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn…” . Qua câu chuyện của
người đàn bà, ta càng thấy rõ: Khơng thể dễ dãi , đơn giản trong việc nhìn nhận
mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. Từ đó Giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh như sau: Phải nhìn cuộc sống đa dạng nhiều chiều; bởi vì nó ẩn chứa
nhiều nghịch lí, mâu thuẩn, éo le, ngang trái.
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về người đàn bà hàng chài: Trình
bày ấn tượng của em về người đàn bà hàng chài?
Học sinh tìm ra các đơn vị kiến thức: Tác giả chỉ gọi là “ người đàn bà” một
cách phiếm định. Tuy khơng có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao
người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập
trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngồi
40, thơ kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “ khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn
bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đởi nhọc nhằn lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng
mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “ không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
15


khơng tìm cách chạy trốn”, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong
cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một
người đàn ơng khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống
và lớn lên. “ tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong
việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài” –
một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thống
trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,
bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

Tiếp theo, sau khi đặt câu hỏi tìm ra đặc điểm của nhân vật: Có số phận bất
hạnh và có vẻ đẹp tâm hồn
Giáo viên cho học sinh sử dụng phiếu học tập.
*Nỗi khổ của người đàn bà hàng chài.

Nguyên nhân:
-  Đông con
-  Cuộc sống vất vả.
-  Thuyền lại chật

Cách khắc phục nạn bạo hành gia đình:
-   Hưởng ứng chính sách dân số, kế hoạch hóa
gia đình.
-   Nên có từ một đến hai con để nuôi con khỏe,
dạy con ngoan.
-  Thường xuyên bị chồng
- Nhà nước nên tạo điều kiê ̣n cho họ học tâ ̣p,
đánh đập
làm ăn sinh sống
Giáo viên chốt lại giáo dục học sinh: trong thực tế, gia đình đơng con, cuộc
sống khó khăn dễ nảy sinh mâu thuẫn, lục đục. Để khắc phục tình trạng này, về
phía xã hôi,̣ Nhà nước tạo điều kiêṇ cho mọi người học tâp,
̣ làm ăn . Về phía gia
đình, chúng ta phải hưởng ứng chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Mỡi
gia đình nên có từ một đến hai con để ni con khỏe, dạy con ngoan.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

Kết quả cụ thể thu được sau khi tiến hành khảo sát thực tế vòng 2:
LỚP


THỜI
GIAN
KHẢO
SÁT

TỔNG
SỐ
HSKS

12A1

22-032016

38
38
38

12A2

22-03201

37
37
37

NỘI DUNG
KHẢO SÁT

Khả năng làm chủ bản thân
Khả năng ứng xử phù hợp

người khác
Khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống
Khả năng làm chủ bản thân
Khả năng ứng xử phù hợp
người khác
Khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống

SỐ HS CÓ
KĨ NĂNG
SỐNG

TỈ LỆ
(%)

30/38

78.94

25/38

65.78

31/38

81.57

31/37


83.78

29/37

78.37

32/37

86.48

16


So sánh kết quả thống kê giữa 2 lượt khảo sát bản thân thấy học sinh có sự
chuyển biến rõ rệt; các em có hành vi ứng xử đúng đắn, tích cực hơn. Qua đấy tơi
nhận thấy việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh muốn đạt hiệu quả
cần thực hiện tốt các nội dung:
Cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, không áp đặt.
Phát huy được sự tích cực chủ động, tạo hứng thú cho học sinh.
Góp phần hồn thiện nhân cách của học sinh và thấy được mơn Văn rất cần
thiết và hữu ích với các em trong cuộc sống.
Rèn luyện cho HS năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lí thuyết,
năng lực thiết kế, khả năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kĩ năng ứng dụng CNTT,… Đồng thời
còn rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn,… cho các em.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Qua lí luận và thực tiễn kiểm chứng cho thấy muốn hình thành nhân cách con
người hiện đại, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn ở trung tâm
GDTX là việc làm cần thiết. Tôi nghĩ rằng tất cả giáo viên nên tiến hành đồng bộ

lên lớp không những cung cấp kiến thức mà còn dạy các em thái độ kĩ năng ứng xử
trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,…) để góp phần
đào tạo thế hệ trẻ - Những chủ nhân tương lai của đất nước - năng động, sáng tạo.
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, tùy theo từng đối tượng cụ thể, mỗi thầy cơ
cần có những biện pháp phù hợp với thực tế của học sinh mình. Riêng học sinh
Trung tâm GDTX tơi cho rằng cách giáo dục kĩ năng sống trên được thực hiện và
kiểm chứng qua 2 lần kiểm tra và học sinh đã có sự thay đổi ứng xử trong các mối
quan hệ, việc này có thể áp dụng cho tất cả các khối trong trung tâm GDTX.
Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải thật kiên trì, mất nhiều
thời gian hay thời gian kéo dài. Thông qua q trình đọc hiểu văn bản, giáo viên
có thể linh hoạt giáo dục cho học sinh tùy theo đơn vị kiến thức và đối tượng học
sinh. Mặt khác một số học sinh do thói quen từ nhỏ nên việc giáo dục kĩ năng sống
các em thay đổi rất chậm.
Mặc dù vậy tôi vẫn mạnh dạn đề xuất như sau: Việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh cấp THPT là vấn đề cấp thiết trong nhà trường hiện nay. Vấn đề này đang
được thực hiện đồng bộ ở nhiều môn trong đó có Ngữ văn. Để việc giảng dạy và
giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý:
Đầu tư nhiều thời gian để soạn giáo án, chuẩn bị kiến thức, phân bố thời gian,
chuẩn bị một số câu hỏi để tìm hiểu kiến thức, một số câu dạng cảm thụ, một số
câu hỏi để kiểm tra kĩ năng ứng xử của học sinh, câu hỏi thảo luận cho học sinh
trình bày một phút. Tất cả nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn để học sinh dễ tiếp thu.
Giáo viên môn ngữ văn nên có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đồn thể và
các giáo viên bộ mơn khác để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả hơn. Giáo viên
cần kiên trì và linh hoạt cho phù hợp với đối tượng học sinh để đảm bảo kiến thức,
thời gian hợp lí. Mọi biện pháp, mọi hình thức hoạt động của giáo viên nhằm làm
sao thúc đẩy được sự hoạt động của từng học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn,
17


tích cực trước mọi thử thách của cuộc sống. Có như thế, giáo viên mới thực sự đem

lại hiệu quả nhất định.Cần phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức những Hội
nghị về chuyên đề giáo dục kĩ năng sống để giáo viên có thể trao đổi học tập kinh
nghiệm với nhau nhất là những vấn đề giáo dục kĩ năng sông qua từng bài cụ thể.
Với khuôn khổ đề tài có hạn khơng thể trình bầy hết được ý định nên tôi tin
tưởng rằng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót tuy nhiên qua đề tài này tôi
mong muốn chất lượng giáo dục thế hệ trẻ phần nào được nâng lên góp phần đưa các
em sẽ trở thành con người mới đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, tơi rất mong được sự góp ý của các q thầy cơ để đề
tài được hồn thiện hơn để tôi áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn ở những
năm học tiếp theo.
XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC

Thanh Hố, ngày 25 tháng 05 năm 2016.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết.
Lê Thị Len

MỤC LỤC
18


NỘI DUNG
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG SỐNG:


1. Cơ sở pháp lí:
2. Cơ sở lí luận:
2.1. Quan niê ̣m về kĩ năng sống:
2.2. Phân loại kĩ năng sống:
2.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.4. Sự cần thiết của viê ̣c giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh ở
Trung tâm GDTX:
3.Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trung
tâm GDTX:
3.1.Mục tiêu.
3.2.Nguyên tắc.
4.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung tâm GDTX trong
môn Ngữ văn.
4.1.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn học ngữ văn.
4.2. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn.
4.3. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua môn học ngữ văn ở trường
THPT.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

1. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trung tâm GDTX.
2. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy-học tích hợp kĩ năng sống trong
môn Ngữ văn ở trung tâm GDTX.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1.Trước hết là về quan điểm, nguyên tắc:
2. Công tác chuẩn bị.
3.Thực hiện giáo dục kĩ năng sống qua một số truyện ngắn lớp 12:
3.1.Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi:
3.2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân:

3.3. Truyện ngắn “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành:
3.4. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TRANG
01
01
02
02
02
02
02
03
03
03
04
06
07
07
08
08
09
09
09
10
10
10
12

12
12
12
12
13
14
14
16
17

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập hai ( Chương trình chuẩn)
2. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 tập hai ( Chương trình chuẩn)
3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12
Tác giả Nguyễn Văn Đường – Nhà xuất bản Hà Nội
4.Tài liệu hướng dẫn dạy học Bổ túc THPT môn Ngữ văn lớp 12- Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
20


Tác giả: Lê Minh Châu- Nguyễn Thúy Hồng – Trần Thị Tố Oanh – Phạm Thị
Thu Phương – Lưu Thu Thủy – Nguyễn Thị Hồng Vân – Đào Vân Vi – Nguyễn Huệ
Yên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình – Nhà xuất bản Đại học sư phạm
7. Tài liệu tập huấn : Tích hợp kĩ năng sống trong chương trình GDTX cấp


THPT-Mơn Ngữ văn –Vụ giáo dục thường xuyên-Bộ giáo dục và đào tạo.

21



×