Header Page 1 of 113.
A. PHN M U
I. Lý do chn ti:
Thi gian gn õy, ch dy k nng sng cho tr c rt nhiu ph
huynh quan tõm. Bờn cnh ú, ỏp ng nhu cu v k nng sng cho tr, cỏc
trung tõm dy k nng sng cng ln lt ra i. Tuy nhiờn dy tr k nng sng
nh th no li l mt vn cn t ra nhiu cõu hi.
Vn con tr thiu k nng sng, thiu tớnh t tin, t lp, sng ớch k,
vụ tõm, thiu trỏch nhim vi gia ỡnh v bn thõn ang l nhng cn tr ln cho
s phỏt trin ca tr khin khụng ớt cỏc bc cha m phi phin lũng vỡ con, trong
mt xó hi phỏt trin nng ng nh hin nay.
Nhiu v ph huynh lo lng trc tỡnh trng con ca mỡnh thiu t tin, luụn
t ra rt rố khi cú c hi th hin mỡnh trc ỏm ụng hoc cỏc em
khụng bit cỏch x lý tỡnh hung dự l tht n gin nh kờu gi s giỳp
t ngi khỏc, tỡm ng, nh hng,... thm chớ l t k, khụng thớch giao tip
vi ai.
Trong cuc sng i mi hin nay, thc hin theo ch trng ng li
chớnh sỏch ca ng v phỏp lut ca nh nc. a giỏo dc lờn hng u nhm
o to th h mi thay i v tri thc. ú l trang b cho hc sinh nhng kin
thc, k nng c bn nht giỳp cỏc em cú iu kin ng phú vi cuc sng
Trong những năm gần đây giáo dục của n-ớc ta đã bắt
đầu thay đổi, đẩy mạnh phong trào phổ cập giáo dục cho
trẻ mầm non. Mục tiêu của việc đổi mới ch-ơng trình là
Xây dựng nội dung, ch-ơng trình giáo dục phát triển
toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam.
Đây là một vấn đề rất mới, rất khó và đ-ợc toàn quốc
quan tâm.
Vic i mi giỏo dc ph thụng ln ny cú ý ngha sõu sc v ton din
nht t trc n nay v nú thc s l mt cuc cỏch mng v vic i mi phng phỏp dy, phng phỏp hc. Trong nhng nm hc trc vic i mi phng phỏp dy hc bc mm non cng c trin khai mt cỏch nghiờm tỳc v cú
hiu qu. nõng cao cht lng ton din th h tr, ỏp ng ngun nhõn lc
phc v s nghip cụng nghip húa, hin i húa t nc, ỏp ng yờu cu hi
nhp quc t v nhu cu phỏt trin ca ngi hc, giỏo dc mm non ó v ang
c i mi mnh m theo bn tr ct ca Giỏo dc th k XXI, m thc cht l
cỏch tip cn k nng sng, ú l: Hc bit, Hc lm, Hc khng nh
mỡnh v hc cựng chung sng. Mc tiờu giỏo dc ph thụng ó v ang chuyn
hng t ch yu l trang b kin thc sang trang b nhng nng lc cn thit cho
cỏc em hc sinh. Phng phỏp giỏo dc mm non cng ó v ang c i mi
Footer Page 1 of 113.
1
Header Page 2 of 113.
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ, phù hợp với
đặc điểm của từng độ tuổi, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho trẻ. Kiểu học cô là trung tâm còn trẻ chỉ nghe và làm theo
máy móc truyền thống đã không phù hợp với yêu cầu đặt ra hạn chế nâng cao chất
lượng dạy học. Vì vậy việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người tổ
chức điều khiển, định hướng, trẻ chủ động tiếp thu, tìm tòi kiến thức riêng cho
mình đã được áp dụng tất cả các lĩnh vực, và các hoạt động đều nhằm vào mục tiêu
chất lượng và hiệu quả. Nhất thiết mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực của trẻ trong mỗi giờ học, làm sao cho giờ học diễn ra
nhẹ nhàng tự nhiên, trẻ được tích cực hoạt động, trực tiếp trải nghiệm và có hiệu
quả nhất trong từng bài dạy, từng lĩnh vực, từng hoạt động. Góp một phần quan
trọng để hoàn thành nhiệm vụ đó là việc dạy và học tốt. Người giáo viên mầm non
cần giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống mới bằng sự nhạy cảm, nghệ thuật sư
phạm và những phương pháp dạy học thích hợp để “ Mỗi ngày đến trường của trẻ
là một ngày vui”, Trao cho trẻ sự hứng thú với mỗi bài học, mỗi hoạt động học
tập. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “ Biết mà học không bằng thích mà học,
thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy, một trong những giải pháp đảm
bảo sự thành công trong dạy học là tạo sự hứng thú nhận thức cho các em. Kĩ
năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể
ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, trẻ
được trực tiếp trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng mới. Bắt đầu từ năm học 2008
– 2013, ngành giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Năm học 2012 - 2013, Bộ GD- ĐT đa
nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc mầm non. Đây là
một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
Bên cạch đó có thể bởi từ "Kỹ năng sống" còn rất mới mẻ nên một số giáo viên
bỡ ngỡ có vẻ quan trọng hóa "Kỹ năng sống" nên việc lên nội dung, phương pháp
dạy KNS cho trẻ còn lúng túng mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở
nhà và ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống" cơ bản. Chính vì lí do đó
nên tôi chọn đề tài: “ Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non”
II) Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối
chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì
hội nhập.
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh
kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững.
Footer Page 2 of 113.
2
Header Page 3 of 113.
Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non” nhằm:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường mầm
non theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao
nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế
nhà trường.
- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có
hiệu quả trong trường mầm non
- Đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả, kích thích được sự hứng
thú của trẻ qua đó phát triển được kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ ứng phó được mọi
hoạt động, mọi tình huống trong cuộc sống
2. Đối tượng và phạm vi đề tài
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo
lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động học tập vui
chơi và lao động trong trường mầm non
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa tuổi mầm non, vì hơn 80% nhân
cách của con người hình thành ở lứa tuổi này, và đây cũng là lứa tuổi bắt đầu hình
thành những kiến thức, kỹ năng sơ đẳng ban đầu của con người.
3.Thời gian - Địa điểm :
- Tìm đọc tài liệu ,thu thập tài liệu ,tìm hiểu thực tế (tháng 8,9,10,11,12
năm 2012)
- Lập đề cương (tháng 1,2,3 năm 2013)
- Hoàn thành sáng kiến (giữa tháng 3 năm 2013)
- Tại trường mầm non
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Qua nghiên cứu giáo dục trẻ KNS cho trẻ mầm non, giúp giáo viên hiểu rõ hơn,
có thêm nhiều kinh nghiệm hơn và thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm kỹ năng sống. (KNS)
Có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về KNS tùy thuộc vào từng
thời kỳ, từng đất nước, từng môi trường và từng thực trạng.
Footer Page 3 of 113.
3
Header Page 4 of 113.
(*) Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã
hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của
cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ
mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác
với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã
hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về
mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực
thi năng lực tâm lý xã hội này.KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive)
và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
(*) Theo quỹ nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi
hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu
kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là
sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa
kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến
thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin
tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
- Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của GD, đó là: Học để biết, gồm các KN
tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu
quả,…; Học làm người gồm các KN cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm
xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác, gồm các KN xã hội như;
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự
cảm thông; Học để làm, gồm KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như KN đặt
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Vậy bản chất của KNS là: Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ
năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu
quả. Và rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái
độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp
giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách
sống tích cực trong xã hội hiện đại). là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,
khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cá nhân tồn tại và thích
nghi trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực
tại…. Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được
khả năng thích ứng với những thay đổi xảy ra hàng ngày trong cuộc sống
Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi
những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻ quan
Footer Page 4 of 113.
4
Header Page 5 of 113.
tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì? Và làm
như thế nào (hành vi)? để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
2. Các nội dung về kỹ năng sống
2.1 Các nội dung về kỹ năng
Về nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng có nhiều quan điểm khác nhau, phụ
thuộc vào thực trạng của từng quốc gia, Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hoá và
hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, cần xem xét các yếu tố
văn hoá và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động.
* Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹ năng cốt
lõi sau:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
-Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
- Kỹ năng tự nhận thức và tự tin của bản thân, xác định giá trị
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
* Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là:
- Hợp tác nhóm
- Tự quản
- Tham gia hiệu quả
- Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán
- Suy nghĩ sáng tạo
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
* Ở Việt Nam :
- Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá
trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, ...
- Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải
quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
- Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông
tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,...
Footer Page 5 of 113.
5
Header Page 6 of 113.
* Theo tài liệu tập huấn hè năm học 2012 – 2013 thì xác định một số kỹ năng
cốt lõi sau:
- Kỹ năng tự nhận thức
- Tự trọng
- Thể hiện cảm thông
- Có trách nhiệm
- Ứng phó với sự căng thẳng
- Kiểm soát cảm xúc
- Giao tiếp hiệu quả
- Quan hệ của cá nhân với người khác
- Suy nghĩ sáng tạo
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
2.2 Các nội dung kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ mầm non.
* Theo tài liệu tập huấn hè năm học 2012 – 2013 thì các nội dung có thể dạy
cho trẻ mầm non gồm có các nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân
+ Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm
+ Nhận biết giá trị bản thân..
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc:
+ Học cách cảm thông và chia sẻ
+ Kiểm soát tình cảm
+ Lòng tự trọng
- Nhóm KN giao tiếp và quan hệ xã hội
+ Kỹ năng thết lập quan hệ với bạn bè và người lớn
+ Kỹ năng thuyết phục và thương thuyết
+ Sự tự tin
+ Kỹ năng thay đổi hành vi
+ Kỹ năng giao tiếp
- Nhóm kỹ năng tương tác
+ Kỹ năng tổ chức hoạt động
Footer Page 6 of 113.
6
Header Page 7 of 113.
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Kỹ năng ra quyết định
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
3. Sự cần thiết phải dạy cho trẻ kỹ năng sống (KNS)
* Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người,
có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
- KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,
hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và
bảo vệ quyển con người.
- Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS
còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân
được công nhân trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
*Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
- Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động … hiện nay, thế hệ trẻ
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn
được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo
vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị
phát triển lệch lạc về nhân cách.
- GD KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của CS và
sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với GĐ, bạn
bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt.
* Đối với trẻ MN
- Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh
các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện,
bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự
khẳng định mình trong cuộc sống...
- Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển
NC, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng
xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ
- Kỹ năng sống là kỹ năng nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách, sẵn sàng đi học lớp 1.
- Ở độ tuổi mầm non, trẻ vẫn còn thụ động không biết ứng phó kịp thời với
những hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước mọi nguy
Footer Page 7 of 113.
7
Header Page 8 of 113.
hiểm... Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng
sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Ở lứa tuổi mầm non, hầu hết các bậc cha mẹ luôn
có thói quen làm thay cho trẻ vì sợ con làm hỏng việc. Các cô giáo lại muốn trẻ có
kết quả nhanh nên hay dùng mệnh lệnh... Khi người lớn yêu cầu, trẻ luôn làm theo
nhưng vẫn cảm thấy như mình bị sai khiến. Chính vì thế rất khó hình thành được
những ý thức và kỹ năng trong đầu trẻ. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất
cần thiết. Có kỹ năng, trẻ sẽ biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó
mỗi ngày trẻ lại có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi đã tự tin thì trẻ sẽ chủ
động hơn và biết cách xử lý các tình huống thành thục. Điều này còn giúp trẻ khơi
gợi khả năng tư duy.
- Giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện
của trẻ mầm non
+ Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền
bỉ, có khả năng thích ứng với những thay đổi của điề kiện sống
+ Giáo dục KNS giúp cho trẻ biết khiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu
thương, sự chia sẻ đồng cảm với người xung quanh.
+ Giáo dục KNS giúp trẻ mạnh dạn tự tin, tự trọng và tôn trọng ngườ khác, có
khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cưởi mở.
+ Giáo dục KNS giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo có những ký năng thích ứng
với hoạt động học tập ở lớp 1 như: sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với các mối quan
hệ xã hội...
- Mặt khác bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học đọc học viết
ngay trong những năm tháng ở mẫu giáo. Những thực chất còn nhiều kỹ ăng quan
trọng nhất trẻ phải được học trong giai đoạn này chính là những KNS như: sự hợp
tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Trong
những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường sự lo lắng của giáo viên mầm non thường
tập trung vào những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung. Đơn giản là vì
những trẻ này không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho
trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy giáo viên phải tốn
rất nhiều thời gian vào đầu năm học để trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở
trường mầm non, trẻ cần phải học cách ứng xử hki vào trong các nhóm trẻ khác
nhau, khi tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ
bản trong nhóm bạn, thì sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào
việc học và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất
II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN :
1. Thuận lợi:
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân
thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa
Footer Page 8 of 113.
8
Header Page 9 of 113.
phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những
biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các
bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện
kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng
làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ
năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác;
rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới, thuận lợi trong
việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ.
- Ban giám hiệu lên kế hoạch chương trình giáo dục sớm, kịp thời nên tôi có
thời gian để sắp xếp các nội dung phù hợp với lớp học của mình, luôn ủng hộ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các ý tưởng.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên về
chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
Đặt hàng 6 tiết dạy mẫu về chuyên đề trải nghiệm tại trường Mầm Non
Quang Trung 2 vào ngày 06 tháng 11 năm 2012
Tiết dạy mẫu dạy trẻ kỹ năng sống: “Gấp quần áo”
tại trường mầm non Quang Trung 2
Footer Page 9 of 113.
9
Header Page 10 of 113.
“Bé phân loại rác” tiết dạy mẫu đề tài “nghề lao công” Tại trường MN
Quang Trung 2
Xây dựng tiết dạy mẫu tại trường các lĩnh vực Phát triển nhận thức 2 tiết
toán (cô Ngọc), khám phá khoa học (Cô Huệ), 1 tiết phát triển ngôn ngữ (Cô
hạnh), 2 Tiết phát triển thẩm mỹ âm nhạc (cô Hà), tạo hình (cô Chung), Phát triển
tình cảm xã hội (Cô Dung), 1 tiết trải nghiệm (Cô Hạnh). Giúp cho giáo viên hiểu
rõ hơn về KNS cho trẻ
- Tôi là người thông thạo về công nghệ thông tin nên thuận lợi trong việc tìm
tòi những tài liệu mới, những phương pháp mới nhằm xây dựng các phương pháp,
hình thức phù hợp và phong phú với lớp của mình giúp trẻ hình thành tốt KNS.
2. Khó khăn
2.1 Đối với phụ huynh
Lớp của tôi là lớp mẫu giáo lớn nên các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội
trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, chưa biết viết chữ, hoặc
chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng, cung
phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy,
không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào? chơi thế nào? Có tác dụng gì hay
không? trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và
vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?
- Bên cạnh đó có một số phụ huynh ở nông thôn trình độ nhận thức còn kém,
nên chỉ nghĩ con đến trường chỉ hát hò mấy câu và chơi chứ chẳng có tác dụng gì
nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, phối hợp với gia đình để làm tốt công tác
giáo dục KNS cho trẻ.
2.2 Đối với cá nhân
- Bản thân còn có con nhỏ nên việc thực hiện các biện pháp đôi lúc còn gặp
khó khăn về thời gian và còn bị dán đoạn.
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Những kỹ năng đã đưa vào thực hiện.
- Theo TS Trần Bội Lan, chuyên gia tư vấn đào tạo, Trung tâm ABS TPHCM
cho biết: “Ở các nước trên thế giới, giáo dục kỹ năng sống được đưa vào CT giảng
dạy và là một môn học”.
- Nhưng đối với độ tuổi mầm non thì phải lựa chọn nội dung GD Kỹ năng
sống cho trẻ em hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng, kinh
nghiệm của trẻ.
Footer Page 10 of 113.
10
Header Page 11 of 113.
- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân (Kỹ năng tự xúc ăn, Kỹ năng tự mặc quần áo, Kỹ
năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ đạc, tự làm việc nhà tùy theo lứa tuổi)
+ Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm (Kỹ năng phân biệt
nguy hiểm, Kỹ năng tự xoay sở)
+ Nhận biết giá trị bản thân.
- Nhóm KN giao tiếp và quan hệ xã hội ( Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, Kỹ năng
giao tiếp với bố mẹ, ông bà, Kỹ năng giao tiếp với người lạ)
- Nhóm kỹ năng tương tác
+ Kỹ năng tổ chức hoạt động
+ Kỹ năng làm việc ( Kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt
được, Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội )
+ Kỹ năng ra quyết định
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Nhóm Kỹ năng khám phá thế giới xung quanh
+ Kỹ năng khám phá không gian
+ Kỹ năng khám phá sự vật
+ Kỹ năng khám phá chất liệu
+ Kỹ năng khám phá thiên nhiên
Qua quá trình thực hiện chuyên đề “Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non” tôi
đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
2. Về phương pháp thực hiện.
PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và
trẻ, trong những điều kiện xác định, nhằm đạt tới mục đích bài học.
2.1 Nhóm phương pháp 1: Nhóm phương pháp trực quan Làm gương/làm mẫu
- Chúng ta biết tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình
tượng, trẻ tư duy thông qua các hình tượng mà trẻ nhìn thấy và nắm bắt được, đến
cuối độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì tư duy logic mới bắt đầu phát triển. Đối với trẻ mọi
sự vật hiện tượng, hay một công việc nào đó đều mới mẻ và lạ. Nên khi chúng ta
truyền thụ cho trẻ một kiến thức hay một kỹ năng nào đó thì chúng ta phải làm
mẫu kết hợp với phân tích giảng giả thì trẻ mới có thể nắm bắt được kiến thức và
thông qua một thời gian trẻ mới có thể hình thành được kỹ năng đó. Ngược lại nếu
chúng ta chỉ nói, phân tích mà không làm mẫu thì chắc chắn trẻ sẽ không thể hiểu
và làm được vì vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, và kỹ năng của trẻ sẽ không bao giờ
có thể hình thành được. Vì vậy khi dạy cho trẻ một kỹ năng nào đó dù đơn giản
hay phức tạp tôi luôn làm mẫu cho trẻ.
Footer Page 11 of 113.
11
Header Page 12 of 113.
Ví dụ: Cô truyền thụ kỹ năng đội mũ bảo hiểm “Tay cầm ngửa mũ lên, phía trước
của mũ quay vào phía trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2
ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ, 2 tay vuốt 2 dây quai cho thẳng, 2 tay cầm
chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã đóng chặt. Để biết
quai mũ đã đảm bảo chưa, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn vào phía dây dưới
cằm nếu ngón tay không cho vào được là quai mũ bị chặt quá, nếu 2 ngón tay cho
vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ rộng quá. Lúc này chúng mình sẽ nhờ bố mẹ
hoặc người lớn điều chỉnh lại quai mũ cho đảm bảo. Khi tháo mũ ra chúng mình
cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút chốt ra.”
Nếu cô chỉ nêu cách đội, không làm mẫu và cho trẻ thưc hiện thao tác chắn
chắn 100% trẻ sẽ không có trẻ nào có thể đội được mũ bảo hiểm đúng cách, vì
trẻ chưa hiểu được thế nào là phía trước của mũ quay vào phía trong lòng
mình, hay là 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái
giữ lấy 2 quai mũ, 2 tay vuốt 2 dây quai cho thẳng. với vốn từ và trí tưởng
tưởng của trẻ thì trẻ không thể hiểu được đúng vẫn đề.
Nhưng nếu cô vừa nêu và làm mẫu trẻ quan sát cô làm thì trẻ sẽ hiểu à thế này
là ngửa mũ ra, vắt 2 dây sang 2 bên là thế này… thì chắc chắn trẻ sẽ làm được.
Bé học đội mũ bảo hiểm
- Đối với trẻ mầm non cô giáo luôn là tầm gương cho trẻ. Ở độ tuổi này cô
giáo là người mẹ thứ 2, là người có ảnh hưởng với trẻ rất nhiều, đa số thời gian
trong ngày là ở với cô, cố là người cô đầu tiên là người mà trẻ yêu, và thần tượng
nhất trong giai đoạn này. Trẻ rất thích làm theo cô, từ những hành động cử chỉ, lời
nói, nét mặt thậm chí là cách cô dạy trẻ như thế nào trẻ sẽ bắt chước như thế đó vì
vậy trước mắt trẻ cô phải luôn luôn là tấm gương, cô hướng dẫn trẻ các kỹ năng đó
như thế nào thì bình thường cô cũng phải thực hiện đúng những kỹ năng đó để trẻ
Footer Page 12 of 113.
12
Header Page 13 of 113.
làm theo và thông qua đó cũng tạo thêm có hội cho trẻ được khắc sâu kỹ năng là
làm lại tốt hơn từ đó sẽ giúp kỹ năng của trẻ phát triển.
2.2 Nhóm phương pháp2: Nhóm phương pháp dùng lời: Trò chuyện, đàm thoại
Trong quá trình truyền thụ kỹ năng sống cho trẻ thì nhóm phương pháp trò
chuyện, đàm thoại sẽ giúp trẻ hiểu và khắc sâu hơn những kỹ năng mà mình vừa
được học. Khi truyền thụ đến trẻ một kỹ năng mới chúng ta trò chuyện cùng trẻ, sử
dụng hệ thống câu hỏi để đà thoại với trẻ vừa kích thích trẻ sáng tạo, tự trẻ khám
phá cùng cô, và nó còn giúp trẻ hiểu sâu hơn và ghi nhớ hơn về kỹ năng mà trẻ vừa
được học. Nhưng khi vận dụng dụng phương pháp này giáo viên cần chú ý: Phải
tạo cho trẻ sự thoải mái; Phải chuẩn bị câu hỏi đàm thoại chu đáo và câu hỏi phải
kích thích được trẻ khám phá, câu hỏi không quá dễ sẽ không kích thích được trẻ
mà còn gây sự nhàm chán, không muốn tìm hiểu; Cô phải linh hoạt trong mọi tình
huống có thể xảy ra. Cô có thể áp dụng phương pháp này mọi lúc mọi nơi. mọi
hoạt động.
2.3 Nhóm phương pháp 3: Nhóm phương pháp thực hành Trải nghiệm, Giải
quyết tình huống, Trò chơi, Tập luyện thường xuyên, Khen ngợi, động viên
trẻ kịp thời, Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy
múa, kể chuyện.
Đây là biện pháp rất quan trọng giúp trẻ hình thành kỹ năng sống. Dù chúng
ta dạy trẻ à không cho trẻ được thực hành thì ký năng của trẻ sẽ không thể hình
thành được.
Trải nghiệm chính là một quá trình giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, thông
qua việc trẻ được trực tiếp trải nghiệm làm các thao tác, trực tiếp hoạt động, trực
tiếp khám phá mà KNS sẽ được hình hành trau dồi và phát triển.
Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã phát động chuyên đề “ Tạo môi
trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ” tôi đã lên kế hoạch đầy đủ thực hiện các
giải pháp sau:
a. Lồng ghép vào tất cả các tiết học, trong tiết học nào chúng ta cũng đều
xác định một kỹ năng nhất định và rõ ràng để truyền thụ đến trẻ, và từ việc xác
định được kỹ năng đó tôi trực tiếp cho trẻ được trải nghiệm ngay trên tiết dạy
của mình
Ví dụ 1: Tiết tìm hiểu về một số loại quả, tôi đã chuẩn bị vật thật là những
quả thật (Chuối, cam, chanh ..) cho trẻ trực tiếp quan sát và trò chuyện với nhau,
rồi cắt đôi quả ra cho trẻ xem phía bên tròn của quả có gì? Cho trẻ nếm trực tiếp
xem mùi vị của các loại quả đó. Thông qua đó giúp trẻ phát triển được kỹ năng
khám phá khoa học.
Footer Page 13 of 113.
13
Header Page 14 of 113.
Ví dụ 2: Tiết chuyện “chú dê đen” tôi sắp xếp cho trẻ làm quen mọi lúc mọi
nơi để khi dạy tôi có thể chọn tiết đa số trẻ đã biết. Và trực tiếp cho trẻ đóng các
vai chú dê trắng, dê đen và sói. Thông qua đó giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng
diễn xuất trước đám đông, kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm là phải bình
tĩnh không được sợ hãi.
Bé đóng kịch Chú Dê đen
Ví dụ 3: Tiết âm nhạc tổng hợp, cho trẻ thực hành các kỹ năng như: Kỹ năng
biểu diễn cá nhân, nhóm, tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp nhóm, kỹ
năng trình diễn, kỹ năng khẳng định giá trị bản thân, qua việc cho cháu thể hiện
dưới các hình thức như hát đơn ca phối hợp múa phụ họa, múa theo nhóm, nhạc
trưởng chỉ đạo dàn hợp xướng.....
Ví dụ 4: Tiết khám phá “Bé làm gì khi đi chơi khi bị lạc đường”. Cô tạo tình
huống để giúp trẻ biết cách xử lý: Bé phải làm gì? Phải tìm sự giúp đỡ từ ai? Phải
cung cấp cho họ những thông tin gì? Sau đó đưa ra các giải pháp để trẻ thảo luận
và chọn phương án cho mình:
+Nếu bị lạc đường, trẻ cần bình tĩnh, không kêu khóc mà đứng im tại
chỗ để chờ cha mẹ quay lại tìm
Footer Page 14 of 113.
14
Header Page 15 of 113.
+Nếu chờ một lúc mà không thấy bố mẹ trẻ có thể tìm đến chú bảo vệ
công an ở nơi gần nhất.
+ Trẻ nói với người đáng tin cậy, địa chỉ nhà mình, số điện thoại của
cha mẹ, nhờ họ giúp hoặc nhờ phát thanh lên loa công cộng để bố mẹ đón về.
+ Khi bị lạc không nên đi theo bất kỳ người lạ nào, vì có nguy cơ bị
bắt cóc. Nếu có người cố tình kéo đi, thì trẻ phải la hét to lên “Đây không phải là
bố mẹ cháu, cháu bị bắt...”
Thông qua đó giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng
giao tiếp với người lạ, kỹ năng xử lý tình huống.
b. Thông qua trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn
đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một
trò chơi nào đó. Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực.
Thông qua trò chơi, trẻ cũng được trực tiếp trải nghiệm, và nó gây sự hứng
thú của trẻ rất cao, thông qua trò chơi trẻ không những tiếp thu kiến thức, mà còn
rèn luyện phát triển kỹ năng sống.
Với trẻ em, phương pháp có hiệu quả và dễ “ngấm” nhất là phương pháp trò
chơi. Phương pháp này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận
động, trò chơi xây dựng nhóm… Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác
Footer Page 15 of 113.
15
Header Page 16 of 113.
nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành
được các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống. Khi chơi trẻ học được gì? Hãy cùng
xem chương trình “Học để chung sống” đã chỉ ra những lợi ích của trò chơi:
“- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi.
Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những
thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử
trong cuộc sống.
- Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho
mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
- Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ
năng nhận xét, đánh giá hành vi.
- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động;
không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một
cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những
mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh,
giữa giáo viên với học sinh.”
Tóm lại, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là những phương pháp
tạo ra sự tương tác và vai trò tham gia của học viên trong việc học và thực hành kỹ
năng. Với trẻ, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là phương pháp trò
chơi. Cách học tốt nhất của trẻ là khi chơi. Những trò chơi chính là chương trình
học hoàn hảo để trẻ có thể hình thành và phát triển toàn diện về kỹ năng nhận thức,
tình cảm, thể lực và xã hội.
Trong các tiết học, trong các giờ hoạt động giáo viên cần phải linh hoạt sử
dụng các trò chơi phù hợp với nội dung, kiến thức, kỹ năng và tình hình điều kiện
của lớp, phải sắp xếp phù hợp giữa trò chơi động và tĩnh.
c.Hoạt động vui chơi:
Việc tổ chức HĐVC cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt
nền tảng khá vững chắc để phát triển những KN sống.Việc chơi trò chơi đóng vai
là một trong những cách mà qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học. Trò chơi
đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi
trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà
trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ, đứa trẻ sống trong một gia đình, khi trẻ được mua
một con búp bê thì trẻ sẽ rất thích được "giả bộ làm mẹ", đút cho búp bê ăn và thay
tã cho búp bê.
Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một
vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ví dụ, chuyên gia Angela Uchoa
Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, "Tầm quan trọng của trò chơi
Footer Page 16 of 113.
16
Header Page 17 of 113.
đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận."
Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị một môi trường mà có lợi cho khả năng
đóng vai của trẻ và bao gồm cả chính họ vào trong sự phát triển của trò chơi đóng
vai. Hãy ghi nhớ rằng điều quan trọng ở đây là giáo viên không kiềm chế những
hoạt động vui chơi của trẻ và dập tắt những sáng kiến và sáng tạo của trẻ. Ví dụ,
một giáo viên cùng với một nhóm trẻ đang chơi trò đóng vai trong phòng khám có
thể giả làm bệnh nhân bên cạnh trẻ. Nếu trẻ giả bị đau bao tử, thì giáo viên có thể
giả bị một chứng bệnh khác. Sau đó sẽ thực hiện khả năng đóng vai đối với những
trò chơi mới - với một loạt những triệu chứng mới, sử dụng những trang thiết bị
khác của bác sĩ và các toa thuốc khác nhau. Trẻ cũng sẽ phải suy nghĩ một cách
hợp lý để phản ứng với những thay đổi được giới thiệu bởi các giáo viên. Để đẩy
mạnh trò đóng vai trong lớp học, giáo viên có thể để riêng một 'góc tưởng tượng'
với một chủ đề khác nhau vào mỗi tháng. Trẻ có thể được khuyến khích để đem
các món đồ từ nhà để đóng góp vào góc tưởng tượng của chúng. Thông qua đó các
kỹ năng sống cơ bản của trẻ sẽ được hình thành một cách tự nhiên và có hiệu quả
cao.
Bé tập làm Bác sỹ
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như:
- Trẻ được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi
trường an toàn.
- Gây hứng thú và chú ý cho trẻ vì trò chơi đóng vai mang tính tự nguyện cao trẻ
thích thì trẻ chơi khi trẻ chán trẻ có thể đổi vai chơi cho bạn, vì vậy nó giảm sự
nhàm chán đối với trẻ.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của trẻ
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
Footer Page 17 of 113.
17
Header Page 18 of 113.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
- Thông qua HĐVC sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng là việc theo nhóm, có thủ lĩnh,
kỹ năng giải quyết vẫn đề, kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng tổ chức hoạt động, Kỹ
năng làm việc, kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được, Kỹ năng
tạo ra tinh thần đồng đội.
Ví dụ: Trẻ chơi gia đình có bố, mẹ, và các con. Khi về góc chơi trẻ sẽ phải
tự phân vai chơi ai sẽ là bố, là mẹ là con. Bố sẽ người có quyền nhất trong gia đình
và sẽ giao nhiệm vụ cho mọi người. mẹ sẽ đi chợ, con sẽ ở nhà dọn dẹp giúp bố
đón tết… Quá trình đó chính là quá trình mà kỹ năng sinh hoạt nhóm của trẻ đang
được hình thành và phát triển.
Ví dụ: Góc xây dựng người kỹ sư trưởng sẽ phải biết cách phân công công
việc cho các thành viên còn lại, trong quá trình xây dựng cô có thể tạo tình huống
là người qua đường bị đau bụng và cần được đưa đi cấp cứu, thì kỹ sư trưởng sẽ
phải phân công người giúp người qua đường bị đau bụng đi bẹnh viện. Từ đó hình
thành cho trẻ những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giải quyết vẫn đề và thể hiện
được vai trò làm thủ lĩnh của mình, hay của bạn
Bé làm kỹ sư xây dựng
d. Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,
kể chuyện
Footer Page 18 of 113.
18
Header Page 19 of 113.
Các hoạt động nghệ thuật có tính hấp dẫn riêng đôi với trẻ, nó khơi dậy ở trẻ
sự sảng khoái, xua đi cái mệt mỏi. Hoạt động này cũng rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ
sẽ bớt nhàm chán, sẽ tích cực hoạt động thông qua đó các kỹ năng sẽ được hình
thành và phát triển.
Ví dụ: Hoạt động vẽ “Chân dung mẹ” trong quá trình vẽ giúp trẻ phát triển
được kỹ năng cầm bút, kỹ năng tưởng tưởng, tính kiên trì, và phát triển được kỹ
năng thể hiện tình cảm đối với những người thân yêu.
Giờ học vẽ
Trong hoạt động ca hát, nhảy múa, kể chuyện trẻ sẽ phát triển được kỹ năng
làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin, kỹ năng thể hiện mình, xác định được giá trị
của bản thân, . Khi trẻ biểu diễn cá nhân trẻ sẽ thể hiện mình, khi trẻ biểu diễn
cùng bạn trẻ phải phối hợp với bạn, phải quan sát bạn và từ đó sẽ hình thành được
kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội, hoạt động nhóm.
đ. Trong các hoạt động khác:
Thực hiện trong các hoạt động khác như giờ ăn, ngủ, đón trả trẻ, vệ sinh...
Thông qua các hoạt động đó trực tiếp giáo dục trẻ các kỹ năng tự phục vụ, Kỹ năng
tự xúc ăn, Kỹ năng tự mặc quần áo, Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn
đồ đạc, tự làm việc nhà tùy theo lứa tuổi....
Footer Page 19 of 113.
19
Header Page 20 of 113.
Bé xếp gối vào tủ
Bé tự xúc cơm ăn
Khi tổ chức bữa ăn cô để trẻ tự chia cơm cho bạn, phát thìa giúp cô, lấy khăn
lau tay, tự xếp và cất bàn ăn. Cô phải thường xuyên thay đổi trẻ thực hiện tránh
tình trạng trẻ nào biết thì làm thường xuyên còn những trẻ yếu thì chỉ ngồi chờ
bạn. Khi ăn trẻ phải tự xúc ăn, không để cơm rơi vãi ra bàn, phải ăn nhẹ nhàng, lúc
ăn không được nói chuyện. Sau khi ăn xong trẻ phải tự cất bát của mình.
Trong giờ ngủ trưa trẻ tự lấy gối và cất gối của mình vào đúng tủ đã được quy
định, sau khi ngủ dậy trẻ xếp chăn chiếu cùng cô.
Footer Page 20 of 113.
20
Header Page 21 of 113.
Bé vệ sinh cá nhân
Vào chiều thứ 6 hàng tuần giáo viên tổ chức lao động vệ sinh. Giáo viên phải
giao nhiệm vụ cho từng nhóm và các thành viên của các nhóm phải tự phân công
công việc cho nhau. Từ đó cũng giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm,
kỹ năng giao tiếp , kỹ năng sắp xếp đồ dùng....
e. Hình thức tuyên dương
Trẻ rất thích được khen, khen chính là nguồn động viên khích thích trẻ hoạt
động tích cực hơn, trẻ hứng thú với công việc hơn vì vậy trong quá trình giáo
dục giáo viên phải khen trẻ kịp thời, và trong mỗi hình thức đều phải nêu rõ
hình thức khen thưởng và nếu cô đặt ra được mức thưởng, vật khen thưởng cụ
thể thì trẻ sẽ càng thích thú, trẻ biết đó chính là phần thưởng khi mình làm tốt
công việc được giao.
d. Thực hiện thường xuyên. Vì ở độ tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau
quên, nếu không được thực hiện thường xuyên trẻ sẽ quên ngay. Bất cứ kỹ năng
nào dù đơn giản hay phức tạp sẽ không hình thành được nếu cô chỉ truyền đạt và
cho cháu thực hiện chỉ được 1 vài lần mà phải được rèn luyện thường xuyên.
Thông qua việc được thục hiện thường xuyên thì kỹ năng của trẻ sẽ được rèn luyện
và phát triển, vì vậy quá trình hình thành KNS cho trẻ là một quá trình cần có
nhiều thời gian và giáo viên phải sắp xếp linh hoạt, hợp lý.
Ngoài ra có những phương pháp có thể kể đến như: phương pháp nghiên cứu
tình huống, hoạt động nhóm nhỏ, phương pháp dự án. Với những phương pháp này
đã góp phần tạo nên môi trường giáo dục kỹ năng sống khá toàn diện cho trẻ.
Các phương pháp khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới sự tiếp thu của trẻ. Cụ thể
như sau: với phương pháp nghe - giảng, nghe - đọc, nghe - nhìn qua băng đĩa
lượng tiếp thu của trẻ lần lượt là 5%, 10 % và 20%. Trong khi đó những
phương pháp học tập tích cực khác như quan sát, thảo luận nhóm thì khả năng tiếp
Footer Page 21 of 113.
21
Header Page 22 of 113.
thu ở trẻ đã cao hơn, lần lượt là 30% và 50%. Đặc biệt, với phương pháp học tập
trẻ là trung tâm của hoạt động, trẻ được thực hành và dạy lại cho người khác thì tỉ
lệ % tiếp thu cao hơn hẳn, lần lượt là 80% và 90%. Từ những con số trên đã chỉ ra
phương pháp giáo dục nào là quan trọng và nên áp dụng trong quá trình giáo dục
nói chung và trong quá trình giáo dục giúp trẻ hình thành kỹ năng sống nói riêng.
3. Về các giải pháp thực hiện.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ vẫn còn thụ động không biết ứng phó kịp thời với những
hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước mọi nguy hiểm...
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng
sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Ở lứa tuổi mầm non, hầu hết các bậc cha mẹ luôn
có thói quen làm thay cho trẻ vì sợ con làm hỏng việc. Các cô giáo lại muốn trẻ có
kết quả nhanh nên hay dùng mệnh lệnh... Khi người lớn yêu cầu, trẻ luôn làm theo
nhưng vẫn cảm thấy như mình bị sai khiến. Chính vì thế rất khó hình thành được
những ý thức và kỹ năng trong đầu trẻ. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất
cần thiết. Có kỹ năng, trẻ sẽ biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó
mỗi ngày trẻ lại có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi đã tự tin thì trẻ sẽ chủ
động hơn và biết cách xử lý các tình huống thành thục. Điều này còn giúp trẻ khơi
gợi khả năng tư duy. Qua nghiên cứu và thực tế đã thực hiện tại trường mầm non,
tôi đã vận dụng 3 giải pháp nhỏ trong việc dạy trẻ có kỹ năng sống:
Giải pháp 1: Giáo viên phải hiểu và thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống
Theo đó, giáo viên mầm non không chỉ nắm được các nội dung dạy kỹ năng sống
mà còn biết cách đưa kỹ năng sống vào trong các hoạt động dạy học như thế nào
cho phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên phải hiểu được những yêu cầu và các thao tác
về kỹ năng thì mới dạy được trẻ. Đồng thời người lớn phải tỏ ra mình là người
sống có kỹ năng và luôn xác định việc hình thành kỹ năng sống thông qua ý thức
con người chứ không phải bằng sai khiến, ép buộc từ người lớn. Dạy như thế nào
để trẻ học và chơi thoải mái, trẻ thích học và giáo viên thích dạy. Muốn khuyến
khích sự tích cực của trẻ, giáo viên phải biết khai thác, phát huy mọi năng khiếu và
tiềm năng sáng tạo của các em.
Giải pháp2: Tuyên truyền đến phụ huynh về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
Thông qua những hoạt động, những buổi trò chuyện hay những chuyến tham quan
mà trẻ được rèn luyện nhiều về kỹ năng sống. Chính vì thế giáo viên cần có sự hợp
tác với gia đình để có sự giáo dục hòa hợp, tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn
thổi ngược". Do quan điểm sống nên hầu hết các bậc cha mẹ ít quan tâm đến việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hoặc có giáo dục thì cũng không thường xuyên, bài
bản. Cụ thể, cha mẹ chủ yếu vẫn làm hộ cho con cái thay vì hướng dẫn giải thích
cho trẻ hiểu và làm theo. Tâm lý cha mẹ lúc nào cũng cảm thấy con mình còn bé
bỏng không thể tự làm được mọi việc. Vì thế mà tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, không
cần làm và cũng không biết làm, không có tính tự lập lúc nào cũng chờ chực ai đó
làm thay làm hộ. Do đó, nhà trường cụ thể giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp
phải có vai trò tuyên truyền đến phụ huynh về nội dung, ý nghĩa, vai trò của việc
Footer Page 22 of 113.
22
Header Page 23 of 113.
hình thành kỹ năng sống cho con cái, thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón
trả trẻ, làm các hình ảnh có nội dung cụ thể trang trí ở góc tuyên truyền.
Tuyên truyền với phụ huynh trong giờ đón trẻ
Giải pháp 3: Tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy kỹ năng sống cho trẻ
Môi trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp
để giáo dục. Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung
tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Thông qua những kinh nghiệm thực
hành môi trường hoạt động để giáo dục trẻ mà ở đó người lớn phải luôn mẫu mực
và làm gương cho trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiện với trẻ: Gần gũi thương
yêu và luôn giúp trẻ thấy tự tin, thoải mái. Môi trường học tập phải tràn ngập tính
sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khát vọng và cả tính tò mò của trẻ. Một trong những
phương tiện góp phần hình thành kỹ năng sống cho trẻ là hoạt động vui chơi.
Thông qua các trò chơi, kỹ năng sống sẽ được hình thành và nó luôn có mặt trong
cuộc sống của trẻ thơ.
2. Một số điểm cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng sống:
- Không hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp trẻ vô tình
chúng ta đã làm trẻ mất hứng thú khám phá, trẻ cảm thấy bị hụt hẫng và không
muốn tham gia vào hoạt động nữa.
- Không doạ nạt trẻ: Để hình thành kỹ năng là cả một quá trình, chúng ta
phải tạo cho trẻ một tâm thế thoải lúc đó trẻ mới có thể tiếp thu được kiến thức, dù
chúng ta có dọa nạt thì cũng không có tác dụng gì? Mà trẻ sẽ chỉ cảm thấy bị hành
hạ sẽ căm gét công việc tiếp thu của mình.
Footer Page 23 of 113.
23
Header Page 24 of 113.
- Phải cho trẻ được tự lập: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng
của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái qúa
sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể làm điều gì nên thân. Phải cho trẻ
tự lập làm thì các kỹ năng mói hoàn thiện được
- Không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục
tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện
phát triển tính tự lập ở trẻ
- Phải lựa chọn nội dụng sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình và điều
kiện của lớp mình và điều kiện của trẻ
- Không nên giáo huấn quá nhiều vì ảnh hưởng của những luồng ngôn ngữ
đó làm cho đứa trẻ ngưng hoạt động nhưng trong thực tế đứa trẻ không thể ngưng
hoạt động sẽ dần làm cho trẻ nghĩ rằng trẻ là ngừơi có tội, làm nảy sinh tính tự ti,
đánh giá tiêu cực về bản thân sau này.
IV KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU:
1. Trước khi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhóm kỹ năng
nhận thức về
bản than
Nhóm kỹ năng
giao tiếp và
quan hệ xã hội
Nhóm kỹ năng
tương tác
9
10
11
Nhóm kỹ năng
Footer Page 24 of 113.
Kỹ năng tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự mặc quần áo,
tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ đạc, tự
làm việc nhà tùy theo lứa tuổi
Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy
hiểm: Kỹ năng phân biệt nguy hiểm, kỹ năng tự
xoay xở, kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng nhận biết giá trị bản thân
Kỹ năng giao tiếp với bạn bè
Kỹ năng giao tiếp với bố mẹ
Kỹ năng giao tiếp vơi người lạ
Kỹ năng tổ chức hoạt động
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng tạo niềm vui,
Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội, kỹ năng làm
thủ lĩnh,
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng giải quyết vẫn đề
Kỹ năng khám phá không gian
Trước khi
nghiên cứu
83%
54%
60%
75%
80
56%
40%
57%
45%
60%
53%
24
Header Page 25 of 113.
12
13
14
khám phá thế
giới xung
quanh
Kỹ năng khám phá sự vật
Kỹ năng khám phá chất liệu
Kỹ năng khám phá thiên nhiên
58%
58%
63%
2. Sau khi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhóm kỹ năng
nhận thức về
bản thân
Nhóm kỹ năng
giao tiếp và
quan hệ xã hội
Nhóm kỹ năng
tương tác
9
10
11
12
13
14
Nhóm kỹ năng
khám phá thế
giới xung
quanh
Kỹ năng tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự mặc quần
áo, tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ
đạc, tự làm việc nhà tùy theo lứa tuổi
Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống
nguy hiểm: Kỹ năng phân biệt nguy hiểm,
kỹ năng tự xoay xở, kỹ năng xử lý tình
huống
Kỹ năng nhận biết giá trị bản thân
Kỹ năng giao tiếp với bạn bè
Kỹ năng giao tiếp với bố mẹ
Kỹ năng giao tiếp vơi người lạ
Kỹ năng tổ chức hoạt động
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng tạo niềm
vui, Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội, kỹ
năng làm thủ lĩnh,
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng giải quyết vẫn đề
Kỹ năng khám phá không gian
Kỹ năng khám phá sự vật
Kỹ năng khám phá chất liệu
Kỹ năng khám phá thiên nhiên
Học kỳ Học kỳ
1
2
90%
100%
62%
85%
71%
83%
91%
71%
51%
66%
95%
100%
100%
96%
78%
97%
61%
77%
68%
68%
68%
73%
77%
89%
82%
82%
82%
84%
BIỂU DIỄN KẾT QUẢ TRÊN ĐỒ THỊ
1. Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân
Footer Page 25 of 113.
25