Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cấu tạo của rễ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.26 KB, 5 trang )


CẤU TẠO
CỦA RỂ



KHÁI NIỆM:
Ở thực vật có mạch, rễ là một cơ quan của thực vật thông
thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân). Tuy nhiên, nó
vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó
mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất
hoặc trên mặt nước). Mặt khác, thân có dưới mặt đất cũng không
phải là ngoại lệ (xem thân rễ). Vì thế, tốt nhất có lẽ nên định
nghĩa rễ như là một bộ phận của thực vật mà không có lá, và vì
thế cũng thiếu các mấu. Ở đây cũng có các khác biệt quan trọng
nội bộ giữa thân và rễ. Hai chức năng chính của rễ là:
1. Hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ.
2. Giữ cho cây ổn định và bám chặt vào đất. Rễ cũng đóng vai
trò quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hoóc
môn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để
phát triển các chồi và cành cây.


Phân loại:


Một dạng rễ chùm
Rễ gồm có hai loại: rễ cọc và rễ chùm.
 Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm xuống đất và nhiều rễ con
mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
 Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc


toả ra từ gốc thân thành một chùm.
Cấu trúc:
Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành (dẫn truyền), miền hút (hấp
thụ nước và muối khoáng hòa tan), miền sinh trưởng (làm cho rễ
dài ra), miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ).
 Miền hút gồm có 2 phân chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ
biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì
kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút
vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch libe có
chức năng vận chuyển các chất, mạch gỗ và mạch libe ở rễ
sắp xếp theo kiểu phóng xạ để phù hợp với chức năng hút
nước, hút khoáng của rễ. Ruột chứa các chất dự trữ.
 Chóp rễ là phần giúp rễ đâu sâu vào lòng đất. Mặt đất rất
cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp
rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ
khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh
chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy
để giảm bớt sự ma sát của đất. Sự hóa nhầy này giúp cho
các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra.


Cấu trúc lát cắt của rễ cây, bao gồm các bó mạch libe và gỗ sắp
xếp theo kiểu phóng xạ

 Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia
thành tế bào con, giúp rễ dài được ra.
Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Cây cần nước và các loại muối khoáng
Tất cả các cây đều cần nước.

Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong
đó cần nhiều:muối đạm, muối lân, muối kali.
Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại
cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.
Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển
qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác
nhau,... có ảnh hướng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh
trưởng và phát triển tốt

×