Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 6 tuổi trường MN đông tân001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.58 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

-------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG
TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG TÂN

Người thực hiện : Thiều Thị Lan Anh
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường mầm non Đông Tân
SKKN thuộc lĩnh vực : Chun mơn

THANH HĨA NĂM 2018
0


MỤC LỤC
TT

Nội dung

1.
1.1
1.2
1.3
1.4


2.
2.1
2.2
2.3

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, học tập, trau dồi nâng cao
kiến thức về phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Biện pháp 2: Tìm hiểu ngun nhân và cách phịng tránh
các loại tai nạn thương tích thường gặp.
Biện pháp 3: Tạo mơi trường hoạt động an tồn cho trẻ.
Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ
năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thơng qua các
chủ đề.
Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 6: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp nhà
trường, gia đình và xã hội trong hoạt động phịng tránh tai
nạn thương tích.
Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động
phịng tránh tai nạn thương tích.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội
đồng khoa học đánh giá xếp loại cấp phòng GD & ĐT, cấp
sở GD & ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.

Số
trang
1
1
2
2
3
3
3
4
6
6
6
8
10
12
15
17
17
18
18
19

21
22

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề hiểu biết và kỹ năng là một vấn đề rất xưa. Montaigne (1533-1592)
đã bảo rằng cần “ Một cái đầu tốt hơn là một cái đầu đầy ”. Cái đầu tốt khơng
có nghĩa là một cái đầu rỗng mà là một cái đầu biết tự mình suy nghĩ, biết đánh
giá, biết hành động. Đó là mục đích của giáo dục .
Chính vì vậy, dạy kỹ năng sống trong đó có kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ là một nội dung quan trọng của chương trình học phổ thơng.
Từ mầm non, tiểu học tới trung học, để các cháu và các em biết ứng xử và giao
tiếp, biết phòng tránh các tai nạn cần thiết...
Vậy tai nạn thương tích là gì? Từ trước tới nay đã có rất nhiều định nghĩa
về tai nạn thương tích. Theo tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa: Tai nạn là một
sự kiện khơng định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được[2]. Còn theo
Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em Việt Nam, tai nạn là một
sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngồi gây nên các tổn
thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân".Có hai
loại tai nạn: Loại 1: “Tai nạn khơng chủ định” thường khơng có ngun nhân rõ
ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối…Loại 2:
“Tai nạn có chủ định” như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành… thường có
nguyên nhân rõ ràng và có thể phịng tránh được. Cịn “thương tích” thì khơng
phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên
bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học,
nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể
hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiế cho sự sống như thiết oxy, mất nhiệt.

Thương tích có thể lý giải được và có thể phịng tránh được... Tuy nhiên, khó có
thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích cho nên chúng ta
thường gọi chung là tai nạn thương tích[3].
Đối với trẻ mầm non, là lứa tuổi “ khởi đầu” của quá trình giáo dục thì việc
thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong đó có kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những
bước đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm
được hình thành thì sẽ có nhân cách phát triển tồn diện và bền vững. Có nhiều
cơng trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục các kỹ năng cho trẻ từ lúc
đầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi đứa trẻ.
Hiện nay, tai nạn thương tích thực sự đã trở thành một vấn đề y tế công
cộng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại
cho con người. Tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, khơng có ngun
nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể
người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là đối với trẻ nhỏ. Theo thống kê
của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên tồn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị
thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích
khơng chủ ý. 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập
thấp và trung bình. Ngồi những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em địi hỏi phải
được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời [5].
2


Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm
trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp
nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là
6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong
toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn
thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi

ngày[5]. Trẻ nhỏ nói chung, trẻ mầm non nói riêng, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi
5-6 tuổi vơ cùng hiếu động, tị mị, ham hiểu biết và ln sử dụng mọi giác quan
để khám phá thế giới xung quanh. Trẻ còn quá non nớt và chưa có kiến thức, kỹ
năng, phịng tránh khi bị tai nạn thương tích để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy
ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của
người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ khơng đảm
bảo an tồn. Vì vậy, khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn
thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương… để lại những hậu
quả khơng tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Nhiều năm trở lại đây,
cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích trong các trường học đã được nâng cao
rõ rệt, tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích đã giảm và được hạn chế tới mức tối
đa nhưng vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về tầm
quan trọng của việc giáo dục phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Có rất
nhiều trẻ khơng có hiểu biết về tai nạn thương tích, thiếu kỹ năng và chưa có ý
thức bảo vệ bản thân, việc trẻ gặp tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra trong một
số trường chưa đạt chuẩn quốc gia, hay một số trường dân lập, tư thục.
Từ thực tế trên, tơi thiết nghĩ tai nạn thương tích đang trở thành hồi chuông
cảnh tỉnh cho những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ mầm non tương lai của đất nước. Tai nạn thương tích có thể lý giải được và có thể
phịng tránh được. Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng phịng tránh tai
nạn thương tích cũng chính là cung cấp cho trẻ trẻ kỹ năng phòng tránh các mối
nguy hiểm thường trực trong cuộc sống hàng ngày để giúp trẻ tự tin ứng phó với
các nguy cơ khơng an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn hại đến bản thân.
Có như vây, trẻ sẽ khơng bị thương tích, khơng trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội. Nhận thức được hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi
đã dành thời gian nghiên cứu tìm ra một số biện pháp khắc phục thực trạng trên.
Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm tôi cho
là tâm đắc với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đông Tân”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp

nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn
thương tích cho Mẫu giáo Lớn ( 5-6 tuổi) ở trường mầm non Đông Tân - Thành
phố Thanh Hoá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) ở trường Mầm non Đông Tân - Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3


1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận(Tức là nhóm phương pháp
nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết ).
Gồm các phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằm
xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn(Tức là nhóm phương pháp
điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin).
Gồm có:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm
Các phương pháp này được sử dụng nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học (Tức là phương pháp thống kê, xử lý
số liệu): Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu được.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận:
Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết chỉ tính riêng trong quý 1
năm nay, Bệnh viện đã tiếp nhận và xử trí gần 300 trường hợp trẻ bị tai nạn do:
ngã, bỏng, tai nạn giao thơng, đuối nước…[10]. Cịn Theo thống kê từ UNICEF,
tại Việt Nam Nếu như trước đây khoảng 40-50 năm, khi nghe đến tử vong ở trẻ

em, người ta thường liên tưởng ngay đến nguyên nhân vì bệnh tật như viêm
phổi, thương hàn, kiết lị… thì ngày nay người ta lại liên tưởng ngay đến việc em
bé bị một loại tai nạn thương tích nào đó[11]. Trong các nguyên nhân tử vong
do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với
3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có
khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm
tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm
khoảng 16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ gần tương
đương với nhóm 5-9 tuổi (26%) [10].
Tai nạn thương tích đối với trẻ em đang là một trong những vấn đề bức xúc
của xã hội, để lại những hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy
việc hiểu biết về tai nạn thương tích và giáo dục bảo kĩ năng phịng tránh tai
nạn thương tích cho các em đang trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết .
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác giáo phịng tránh tai nạn
thương tích, Đảng và nhà nước đã xác định giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích là nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và
được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên, “bậc học mầm non’’. Đảng và nhà
nước, bộ giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho cơng tác phịng tránh
tai nạn thương tích trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng như: Chính sách quốc gia về phịng chống tai nạn thương
tích trẻ em (2000-2010), Quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn
trên toàn quốc (2006).Ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo: Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013[6], Thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 về việc
4


ban hành quy định về “Xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn
thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”[9].
Tiếp đó, cuối năm 2011, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ chương tình

phồng chống tai nạn thương tích ở trẻ em giai đoạn 2012- 2015. Đây là chương
trình can thiệp đồng bộ , đa ngành. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, chương
trình là một đọng lực vững chắc để giải quyết vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ
em Việt Nam hiện nay[4]. Ngày 05 ngày 11 năm 2012, Bộ giáo dục và đào tạo
chỉ thị số 20-CT/TW hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời chỉ đạo
và hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện cơng tác quản lý, chăm sóc
sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong
cơng tác chăm sóc nuôi dạy trẻ của giáo dục mầm non. Đảm bảo an toàn cho trẻ
trong các cơ sở giáo dục mầm non là tiêu chí quan trọng hàng đầu đánh giá chất
lượng và xếp loại thi đua của các cá nhân và đơn vị.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho các
cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe” Bác đã chỉ thị
cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt
những nơi giữ trẻ”. Trường mầm non là nơi Chăm sóc - Ni dưỡng - Giáo dục
trẻ. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia
đình. Trẻ có được an tồn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển tồn
diện hay khơng là phụ thc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường mầm non. Tuy
nhiên, quá trình giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích muốn đạt
được kết quả tốt thì khơng chỉ cần sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên của
nhà trường mà còn phải cần có sự chung tay góp sức của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các ban ngành, đồn thể của địa phương và các bậc phụ huynh .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích địi hỏi người
giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có phương pháp giáo dục sao cho trẻ dễ
hiểu, dễ tiếp thu có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí và định hình cho
mình những phản ứng phù hợp với mọi tình huống sảy ra trong ngày.
Với từng đối tượng khác nhau cần có các hoạt động giáo dục kỹ năng
phịng tránh tai nạn thương tích khác nhau. Trong quá trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi
kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non Đơng Tân tơi gặp

một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Trường mầm non Đông Tân là một trong những trường có bề dày về thành
tích: Trường tiên tiến cấp tỉnh, cấp huyện nhiều năm.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, chính quyền,nhân dân địa
phương nhà trường đã được xây dựng đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đồ
dùng,trang thiết bị dạy học... phục vụ tốt cho cơng tác chăm sóc, giáo dục của
nhà trường
Chun đề giáo dục phịng chống tai nạn thương tích đã đưa vào thực hiện
nhiều năm nên đã có tiền đề cơ bản cho giáo viên và trẻ. Ban giám hiệu ln
quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tịi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều
kiện về mọi mặt để thực hiện tốt các hoạt động cho trẻ.
5


Bản thân có nhiều năm cơng tác, u nghề, mến trẻ và có nhiều kinh
nghiệm. Bên cạnh đó bản thân cũng tích cực tham gia dự giờ các giờ dạy mẫu
do phòng giáo dục tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như đã được
tham dự lớp bồi dưỡng chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức trong đó có
chuyên đề giáo dục kỹ năng sống...
Các tài liệu, tập san về kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích được nhà trường, phịng giáo dục đầu tư kịp thời. Đặc biệt nhà trường có dàn
máy tính kết nối internet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thơng tin một cách
nhanh chóng và thuận tiện. Khi thực hiện đề tài này tôi được sự quan tâm, ủng hộ,
giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như các giáo viên trong trường.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên khi đi vào thực tế quá trình giáo dục kỹ năng
phòng tránh cho trẻ 5-6 tuổi còn gặp nhiều khó khăn:
Là địa phương thuần nơng nên đa số phụ huynh khơng có điều kiện chăm
sóc trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo

dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nên khơng tích cực trong cơng tác phối hợp
cùng giáo viên để giáo dục trẻ, gây trở ngại ngay từ việc lập kế hoạch đến việc
giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Lớp tơi có 37 cháu nhưng có tới 70% cháu là trẻ nam rất hiếu động, gây
khó khăn trong việc rèn nề nếp lớp. Bên cạnh đó các cháu tuy cùng độ tuổi
nhưng nhận thức khơng đồng đều, có nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu
thể lực khơng tốt. Đây cũng là nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo
dục phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
* Kết quả thực trạng:
Với thực trạng trên, qua việc khảo sát kiến thức, kỹ năng và thái độ phòng
tránh tai nạn thương tích đầu năm trên trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A tôi thu được
một số kết quả sau:
Kết quả trên trẻ
Tiêu chí
- Nhận biết được các đồ vật, địa điểm
có thể gây nguy hiểm.
- Biết tránh xa các mối nguy hiểm
- Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người
lớn.

Đạt
Số trẻ Tỷ lệ %

Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ %

25

67,6


12

32,4

20

54,1

17

45,9

22

59,5

15

40,5

Kết quả khảo sát trên cho thấy % trẻ có kiến thức, kỹ năng và thái độ với
phòng tránh tai nạn thương tích cịn thấp, đạt từ 54,1- 67,6%. Đáng buồn là có
tới 32,4- 45,9% trẻ ở mức chưa đạt.
Đứng trước tình hình như vậy tơi ln trăn trở và suy nghĩ xem mình phải
làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ. Đồng thời tuyên truyền như thế nào đến tất cả phụ huynh để đánh
thức ở họ ý thức giáo dục phịng tránh tai nạn thương tích, kết hợp với cơ giáo
dạy trẻ giáo dục phịng tránh tai nạn thương tích.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6



Từ các kết quả thực trạnh trên để dạy trẻ kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ tơi tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, học tập, trau dồi nâng cao kiên thức về
phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm
sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Giáo viên, nhân viên phải
là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý
các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Vì
vậy, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi không chỉ tham gia đầy
đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo theo chuyên đề, các buổi tập huấn
về phịng tránh tai nạn thương tích mà nhà trường và phòng giáo dục tổ chức,
mà còn tự bồi dưỡng, học tập, trau dồi nâng cao kiến thức về phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ. Bằng việc nghiên cứu sách b, tìm hiểu qua mạng Internat,
tơi đã chú trọng bồi dưỡng cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phịng,
chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra như: Phòng tránh các dị vật tai
mũi họng; Phòng tránh tai nạn do ngộ độc; Phòng chống đuối nước cho trẻ;
Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật; Phịng tránh tai nạn giao thơng; Phịng
tránh động vật cắn…
Những kiến thức mà tôi tự học tập bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm,
sinh lý trẻ 5-6 tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Từ đó tơi mạnh dạn tham
gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà nhà
trường tổ chức và thực hiện nghiêm túc, chất lượng về nội dung giáo dục phòng,
tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học.
Mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị phịng, tránh tai nạn thương tích (băng, nẹp cứu thương...) củng cố và
phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phịng, tránh tai nạn thương
tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà
trường.

* Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cáh phòng tránh các loại tai
nạn thương tích thường gặp ở trẻ.
Để trẻ phịng tránh được tai nạn thương tích trước hết cần giúp trẻ nhận
biết được các loại tai nạn thương tích nguyên nhân và cách phịng tránh. Các loại
tai nạn thương tích mà trẻ thường gặp phải đó là:
1. Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất
lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện,
chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. Tai nạn do bỏng gây tổn
thương và biến dạng các vùng da trên cơ thể mà khơng gì bù đắp được. Trẻ
thường bị bỏng do nước sôi, lửa, thức ăn, bô xe máy. Sau khi tìm hiểu các
ngun nhân gây bỏng, tơi tìm ra những biện pháp khắc phục giảm thiểu các
nguy cơ đó như sau: Phịng học có phích nước nóng có hộp để. Không cho trẻ
tới bếp nấu nướng. Giáo dục trẻ không lại gần bô xe máy vừa chạy và dừng lại.
2. Hóc sặc: Trẻ thường hóc sặc do dị vật, thức ăn: Do thức ăn chế biến to,
trẻ ho, hắt hơi, cười đùa khi ăn…phòng tránh bằng cách hướng dẫn trẻ chơi an
toàn với đồ chơi, hột hạt, sáp màu, đất nặn; không cho vào miệng, mũi, nhai kĩ,
khi ăn khơng nói chuyện.
7


3. Ngã: Là do sân trơn, xô đẩy, kéo bạn, ngã cầu thang, leo trèo: Trèo cây,
trèo hàng rào, trèo lan can, do xô đẩy, tranh nhau chơi đồ chơi ngoài trờ. Ngã
được khắc phục bằng cách: Hướng dẫn trẻ xếp và đi theo hàng, không chen lấn,
xô đẩy, đùa nghịch, chạy nhảy khi đi cầu thang, khơng thị đầu ra lan can, hướng
dẫn các con chơi an toàn với đồ chơi ngồi trời, chạy an tồn khi chơi trị chơi
vận động, tiếp sức.
4. Điện: Các nguyên nhân gây lên thương tích cho trẻ gồm: Sờ tay vào ổ
điện, thị tay vào quạt đang chạy, cắm đinh, đồ chơi vào ổ điện. Những tai nạn
do điện rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong và tổn thương vô cùng nghiêm
trọng. Để giảm được những thương tổn này tại trường mầm non, tôi mạnh dạn

đưa ra các giải pháp sau: Ln kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ
điện ở thấp không cho trẻ nghịch. Hệ thống điện trong lớp phải an tồn: khơng
để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
5. Vật sắc nhọn: Trường mầm non có nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng về
màu sắc, chủng loại, kích cỡ nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ
gây thương tích cho trẻ như: Dao, kéo sắc nhọn, Giá đồ chơi, giá cốc, giá dép...
có góc cạnh sắc. Đồ chơi ngồi trờicó nhiều các góc cạnh. Vì vậy, tơi có nững
biện pháp hạn chế các nguy cơ trên như sau: Hướng dẫn các con cách sử dụng
kéo an tồn, khơng tự ý sử dụng dao nhọn và vật dụng nguy hiểm: bàn, ghế, đồ
chơi hỏng. Hướng dẫn các con biết loại bỏ đồ chơi nhỏ, bị vỡ.
6. Tai nạn giao thông: Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông gia
tăng nhanh chóng, trong đó có rất nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non. Đa số
những tai nạn xảy ra với trẻ đều do các nguyên nhân chủ quan của các bậc phụ
huynh: Do trẻ chạy ngang qua đường. Ngồi trên xe máy khơng đội mũ bảo hiểm,
khơng có dây buộc, thò chân vào nan hoa xe đạp. Đi sai đường, sang đường tự
do, chơi trong lòng đường…Để giảm bớt tai nạn giao thơng thì trường phải có
cổng,hàng rào, trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, khơng cho trẻ chạy ra
đường chơi khi trường ở gần đường, phải có biển báo trường học cho các loại
phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học, hướng dẫn trẻ thực hiện luật an
tồn giao thơng, tun truyền phụ huynh khơng đi xe máy trong sân trường.
7. Đuối nước: Gần đây nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra như trẻ bị ngã
xuống mương thốt nước ở gần trường…Ngã vào thùng, xơ đựng nước ở trong
khu vệ sinh của lớp...Để hạn chế các nguyên nhân gây nên tai nạn cho trẻ, tôi
lựa chọn biện pháp sau: Hướng dẫn trẻ không đến, đi gần hồ ao. Không tự ý ra
khỏi cổng trường đến gần mương nước.
Có thể thấy nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn thương tích cho trẻ là: Cơ
sở vật chất chưa đảm bảo, trẻ cịn nhỏ chưa có kĩ năng tự vệ cơ bản, việc bao
quát trẻ của giáo viên chưa chặt chẽ. Ngoài ra trẻ cũng bị tai nạn thương tích bởi
các rủi ro gây nên và sự chủ quan của người lớn. Vì thế, muốn giữ an tồn cho
trẻ thì mơi trường trẻ sống, vui chơi, học tập phải được đảm bảo an tồn, người

lớn trong đó có giáo viên mầm non phải phát hiện kịp thời các nguy cơ có thể
gây ra tai nạn thương tích, để có biện pháp xử lý kịp thời các tai nạn thương tích
cho trẻ.
* Biện pháp 3: Tạo mơi trường hoạt động an toàn cho trẻ.
8


Ơng cha ta thường nói: “phịng hơn tránh”, để phịng tránh tai nạn cho trẻ
thì trước hết hãy tạo mơi trường khơng có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ.
Khơng chỉ tạo mơi trường để trẻ được an tồn mà khi được sống trong mơi
trường an tồn này cịn giúp trẻ biết mình phải làm gì để cho bản thân mình
được an tồn bởi trẻ sẽ học được nhiều hơn qua việc bắt chước hành động, việc
làm của người lớn. Môi trường cho trẻ mầm non bao gồm môi trường trong lớp
và mơi trường ngồi lớp.
+ Mơi trường trong lớp.
Để mơi trường trong lớp được an tồn thì tơi thực hiện đúng theo lịch vệ
sinh, nội qui của nhà trường là mỗi ngày đến lớp trước 15 phút để thông thống,
vệ sinh phịng nhóm lớp trước khi đón trẻ, tránh tình trạng trẻ vào lớp mà trong
lớp có mùi hơi chưa được thơng thống, hay một ngày tơi cần phải quét nhà và
lau nhà thường xuyên(4-5 lần) sạch sẽ để trong q trình trẻ hoạt động hay sinh
hoạt khơng bị trơn trượt, vấp ngã, bị các bệnh về hô hấp…
Hay như thường xuyên sắp xếp lau rửa, vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, cất
hột hạt vào đúng nơi qui định không để rơi vãi tránh trẻ lấy sử dụng khơng đúng
mục đích gây tai nạn: Dị vật đường thở,…
Trong q trình vệ sinh tơi quan sát những khung cửa sắt bị hoen rỉ cần
đánh rửa, hoặc những thanh lan can nào sắp hoặc gãy tôi báo ngay cho ban giám
hiệu để kịp thời sữa chữa đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Và khi dọn vệ sinh,
nguồn nước sinh hoạt trong nhà vệ sinh khi giáo viên lấy nước nếu bất cẩn
khơng đậy nắp hay khơng khóa nước, để bị tràn ra ngoài, trẻ khi đi vệ sinh nếu
khơng cẩn thận hoặc khơng có cơ giám sát có thể bị ngã, gây tai nạn đuối nước

cho trẻ.

Cho nên để tạo mơi trường an tồn này thì giáo viên cần cẩn thận trong mọi
hoạt động của mình và luôn giám sát, bao quát tốt khi trẻ hoạt động, khi đi vệ
sinh cá nhân.
Hoặc là cô cắm nước để vệ sinh cho trẻ, pha nước ấm cho trẻ uống trong
mùa đông, nếu giáo viên không nhấc dọn gọn gàng, trẻ do tị mị, nghịch ngợm
trẻ có thể làm mình bị bỏng, hay bị điện giật khi nghịch vào ổ cắm điện…

9


Vì vậy để có mơi trường trong lớp đảm bảo an tồn cho trẻ thì giáo viên
cần phải có kế hoạch, làm việc phải khoa học ngăn nắp và luôn chú ý đến sự an
tồn của trẻ trong mọi cơng việc.
+ Mơi trường bên ngồi.
Khi trẻ đến lớp khơng thể ở trẻ trong phòng cả ngày mà phải cho trẻ được
vui chơi, tắm nắng và tham quan khám phá thế giới bên ngồi lớp học nên
khơng thể bỏ qua việc đảm bảo mơi trường bên ngồi an tồn cho trẻ.
Muốn cho trẻ được vui chơi, tham quan khám phá thế giới bên ngồi thì
trước đó giáo viên cần vạch kế hoạch cụ thể như: Đi đâu? làm gì? trang phục
của trẻ như thế nào? giả định những tình huống khơng may sẽ sảy ra và có cách
ứng phó xử lý kịp thời.
Ví dụ: Nếu trẻ ra vui chơi, trước khi đi cô cần kiểm tra trang phục của trẻ
phải gọn gàng, giáo dục trẻ khi chơi không được chạy lung tung, không xô đẩy
nhau, giáo viên cần lựa chọn nơi vui chơi có bóng mát, kiểm tra đồ chơi ngồi
trời mà cơ sẽ cho trẻ chơi có an tồn khơng? khi trẻ chơi giáo viên phải bao quát
trẻ tốt.
Hoặc khi cho trẻ đi tham quan cũng cần chọn địa điểm an toàn: trong sân
trường tránh khe rảnh nước, ao hồ phải có tường rào…khi đi cần có 2 giáo viên

để bao quát trước sau tránh trường hợp thất lạc trẻ.
Bên cạnh việc tạo mơi trường trong và ngồi lớp an tồn cho trẻ tơi cịn chú
ý đến việc tạo mơi trường an toàn về sức khỏe thể lực cho trẻ. Bởi vì muốn dạy
gì? học như thế nào? Phịng tránh cái gì thì bản thân trẻ cần phải có một sức
khỏe thể lực tốt, bởi vì nhiệm vụ của giáo viên mầm non là chăm sóc ni
dưỡng và giáo dục trẻ, cho nên cơng tác chăm sóc ni dưỡng đối với trẻ mầm
non nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, bởi khi trẻ có
sức khỏe thể lực tốt, khỏe mạnh trẻ sẽ thực hiện các hoạt động vui chơi và học
tập hoạt bát, tiếp thu kiến thức nhanh nhẹn chính xác, đi đứng khỏe mạnh không
vấp ngã, va chạm, thực hiện tốt mọi yêu cầu mà cô đưa ra. Nên trong giờ ăn tôi
quan tâm đến từng cá nhân trẻ, hỏi ý kiến của trẻ thích ăn những gì? Để tham
mưu góp ý với nhà bếp về lựa chọn thực phẩm, cách chế biến món ăn cho trẻ
sao cho phù hợp, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Trong giờ ăn tôi động viên cho
trẻ ăn hết xuất đủ định lượng Kalo cung cấp cho trẻ khi ở trường trong một
ngày.
Hay quan tâm đến những trẻ ốm, trẻ ăn ít và báo thêm sữa để bổ sung lượng
Kalo cho cơ thể…
Và không chỉ tạo mơi trường an tồn về sức khỏe thể lực mà giáo viên cần
tạo cảm giác an toàn về tâm lý cho trẻ khi trẻ bước chân vào lớp học, cô cần
dành thời gian nhiều hơn với trẻ, khi tiếp xúc với trẻ hãy tạo khơng khí vui vẻ
thân thiết như ở gia đình bằng những câu chuyện ngắn giữa cơ với trẻ như trao
đổi với trẻ về những điều trẻ thích: kể về món ăn, đồ chơi trẻ thích…Và trong
q trình hoạt động của trẻ giáo viên cần tránh và hạn chế đến mức tối đa việc
10


gò ép, quát nạt, phê phán trẻ, đặt biệt quan tâm chăm sóc những trẻ mới đến lớp
để trẻ có tâm lý thoải mái thích đến lớp làm tiền đề tốt cho trẻ tiếp thu các hoạt
động giáo dục mà cô thực hiện, bởi khi tâm lý trẻ được an tồn, trẻ sẽ khơng rụt
rè e thẹn, sợ hãi, khơng vấp ngã trong hoạt động, biết xử lý các tình huống trong

sinh hoạt.
Ví dụ: Với trẻ khỏe mạnh có tâm lý thoải mái khi thấy dưới sàn nhà có đám
nước trẻ sẽ cẩn thận đi tránh về nơi sàn nhà khô ráo, hoặc biết gọi cô, nhưng nếu
trẻ bất ổn về tâm lý, trẻ sẽ khơng biết xử lý tình huống như thế nào mà cứ thế đi
và kết quả là trẻ có thể bị trượt ngã.
Để trẻ có mơi trường an tồn khơng thể khơng nhắc tới việc đảm bảo tuyệt
đối an tồn về tính mạng trẻ, đây là điều quan trọng không thể thiếu trong danh
mục kế hoạch cá nhân và kế hoạch từng tháng, trong ngày của giáo viên.
Chẳng hạn: Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp tránh kê, bày quá
nhiều bàn ghế, cần sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp hợp lý gọn gàng, đồ dùng
đồ chơi phải được vệ sinh sạch sẽ, những đồ dùng, đồ chơi khơng an tồn cho
trẻ thì phải được loại bỏ hoặc cất ngoài tầm với của trẻ và nếu có cho trẻ sử dụng
đồ dùng, đồ chơi đó phải có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên như: Khi trẻ chơi
xâu vòng bằng hột hạt, dùng đất nặn, tơ màu. Hay q trình cho trẻ hoạt động
ngồi trời giáo viên phải ln bao qt trẻ không để trẻ xảy ra tai nạn như: Đánh
nhau, xô đẩy nhau, hoặc để trẻ đi chơi một mình…

* Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ thơng qua các chủ đề.
Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích được tích hợp trong tất
cả các lĩnh vực ở các chủ đề. Khi tích hợp các nội dung này tơi đã căn cứ vào
mục đích u cầu của chủ đề để lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục kỹ

11


năng phịng tránh tai nạn thương tích phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ 5-6 tuổi. Cụ thể trong các chủ đề như sau:
TT


Tên chủ
đề

Hoạt động khơng an
tồn

Địa điểm
khơng an
tồn

1
Trường
Mầm
Non

2

3

4

5

6

7

- Trèo cây ở sân trường.
- Bể nước.
- Trèo lên lan can ở

- Bếp ăn.
hành lang.

- Tự ý tắm rửa ở ao hồ,
leo trèo, sử dụng vật sắc - Ao hồ, sông
nhọn, tự ý tham gia giao suối,
Bản
thơng khi khơng có
- Lịng đường.
Thân
người lớn đi cùng
- Đùa nghịch trong khi
ăn
- Bếp ăn.
- Lại gần bếp nấu.
- Nhà tắm, nhà
Gia đình. - Chạy nhảy trong nhà
vệ sinh.
tắm, nhà vệ sinh
- Lan can cửa
Nghề
nghiệp

- Làm những công viêc
giông người lớn: Sũa
chữa điện, lọi sông , leo
trèo, nấu nước, mang
vác,..

- Ơm hơn, vuốt ve vật

Thế giới ni.
đơng vật - Lại gần các con vật
nguy hiểm
- Leo trèo
Thế giới
- Tự ý ăn quả
thực vật
- Một mình qua đường.
Phương - Đùa nghịch khi ngồi
tiện giao trên các PTGT
thông - Không đội mũ bảo
hiểm.

Đồ vật khơng an
tồn
- Bàn ghế hỏng,
khơng chắc chắn
được sửa chữa ngay
Sân trường cần
bằng phẳng và
không bị trơn trượt.
- Kẹp tóc hột hạt
trên quần áo của
bạn.

- Đồ vật sắc nhọn

- Bếp ăn.
- Nơi có bảng
- Dây điện

điện, sơng
- Ấm nước
suối, ao hồ.

- Chuồng nuôi

- Các con vật hung
dữ

- Vườn rậm
rạp

- Một số loại hoa,
nấm có độc, cây có
nhựa, có gai

- Lịng đường.
- Bến xe, ga
tàu.
- Ống bơ xe máy…
- Ao hồ, sông
suối..

12


8

Nước và
các hiện

tượng tự
nhiên

- Tắm biển, sông, ao
- Biển, sông,
hồ... khi khơng có người
ao hồ..
lớn

9

Q
hương
- Đất
nước,
Bác Hồ

- Khi đi thăm quan du
lịch tự do chạy nhảy
khong theo sát người
lớn,..

Trường
tiểu học

- Leo trèo lan can , cầu
thang,cây trong sân
trường.
- Đùa nghịch trong khi
ăn


10

- Quạt điện..

- Ao, hồ, sông,
núi.
- Cửa hỏng, lan can
khơng có song
sắt,...

Từ những nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho trẻ vạch ra ở mỗi chủ đề tôi
chú trọng việc hướng dẫn giúp trẻ có thể nhận ra các mối nguy hiểm đó và
những ảnh hưởng của nó tới bản thân trẻ qua từng hoạt động.
Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”: Khi cho trẻ làm quen với bài thơ Lời bé.
Ngồi việc giúp trẻ phát triển ngơn ngữ , tơi cịn giúp trẻ biết phải tránh xa nơi
có ổ điện, bếp đang nấu, nồi cơm, canh đang nấu nóng vì nó có thể gây bỏng,
cháy...khi mẹ vắng nhà. Hoặc ở chủ đề “Thực vật”: Với hoạt động Khám phá
khoa học: Quả trịn, quả dài, Tơi dạy cho trẻ biết rằng trong q trình ăn quả nếu
khơng cẩn thận cũng có thể gây tai nạn cho mình và cho người khác. Ví dụ: Ăn
quả có hạt khơng bỏ hạt vào miệng, vào mũi có thể bị hóc, ngạt hay ăn quả mà
bỏ vỏ (vỏ chuối) bừa bãi có thể làm cho người khác hay có thể là chính bản thân
mình dẫm lên vỏ có thể bị trượt ngã gây thương tích.
Như vậy, nguồn gây tai nạn có rất nhiều từ những điều nhỏ nhất, và từ
những chi tiết nhỏ đó giáo viên có thể tận dụng linh hoạt tìm ra biện pháp cụ thể
hợp lý để giáo dục trẻ.
* Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
ở mọi lúc mọi nơi.
Trong quá trình thực hiện biện pháp giáo dục lồng ghép theo chủ đề tôi thấy
rằng nguồn gây tai nạn thương tích cho trẻ ln có ở mọi lúc mọi nơi trong mọi

hoạt động của trẻ, cho nên để giúp trẻ vừa có kiến thức vừa có kỹ năng thực tiễn
tơi tiến hành giáo dục kỹ năng của trẻ ở mọi lúc mọi nơi vừa để trẻ biết, hiểu và
biết hạn chế đến mức thấp nhất về nguy cơ gây tai nạn.
+Hoạt động đón, trả trẻ.
Trong hoạt động này tơi tận dụng những tình huống có trong thực tế xuất
hiện trước mắt trẻ để trẻ vừa quan sát vừa được trò chuyện thảo luận cùng cô và
để cô cung cấp một số kiến thức về kỹ năng này qua các tình huống cụ thể đó.
Chẳng hạn: Khi tơi thấy một trẻ vừa vào lớp vừa khóc vừa ăn bim bim tơi hỏi
ln trẻ và những trẻ khác đi học mà khóc nhè đã ngoan chưa? Vừa khóc vừa ăn
q thì điều gì sẽ xảy ra? Tơi cho trẻ quan sát thảo luận và suy đốn, sau đó tơi
13


đưa ra kết luận: Như vậy bạn ấy sẽ có thể bị hóc, sặc thức ăn, cho nên khơng
được vừa ăn vừa khóc.
Hoặc khi thấy hai trẻ tranh giành đồ chơi của nhau tôi hỏi trẻ như vậy đúng
hay sai? Nếu tranh giành nhau điều gì sẽ xảy ra?
Sau khi một vài trẻ nêu ý kiến tôi kết luận: Như vậy là sai, nếu giành đồ
chơi có thể đánh nhau sẽ gây thương tích cho bạn như: Ngã, xây xước chân tay,
có thể ngã chảy máu…
Việc trẻ được quan sát và cùng suy đốn, thảo luận cùng cơ đưa ra phương
án tối ưu để xử lý trước những tình huống cụ thể thường gặp sẽ giúp trẻ có sự tư
duy logic, phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt bằng lời của mình, từ đó
kinh nghiệm ứng phó trước các nguy cơ gây nguy hiểm cũng được trẻ hiểu và
tiếp thu dễ dàng.
Với cách tiến hành như vậy, ở giờ trả trẻ, tôi lại cùng trẻ quan sát các bạn.
Ví dụ:
Khi thấy trẻ đã ngồi trên xe máy chuẩn bị được mẹ đón về tơi hỏi trẻ khác:
- Bố mẹ có được đi xe máy trong sân trường khơng?
- Bạn ngồi như vậy đã an toàn chưa?

- Đội mũ bảo hiểm để làm gì?
- Khi ngồi trên xe con sẽ ngồi như thế nào?
- Còn nếu được bố mẹ dẫn đi bộ về thì con sẽ đi như thế nào? (để bố mẹ dắt
tay…)

14


Qua mỗi lần quan sát hoặc trò chuyện cùng trẻ việc lắng nghe ý kiến của trẻ
giúp tôi nhận ra lý do, hành động phản ứng của trẻ trong mỗi tình huống. Trên
cơ sở đó tơi giải thích cho trẻ hiểu rõ vấn đề đồng thời khẳng định với trẻ việc
nên làm và khơng nên làm trong tình huống đó để có thể bảo vệ bản thân mình
được an tồn.
+ Qua các hoạt động học có chủ định.
Trong giờ cho trẻ “Làm quen với Văn Học”, qua bài thơ “ Mèo đi câu cá ”
của tác giả Thái Hoàng Linh. Tôi lồng ghép giúp trẻ hiểu rằng không được chơi
bên hồ, ao, sơng vì trẻ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm vì nếu ngã xuống nước
nếu khơng có người lớn bên cạnh sẽ có thể bị chết đuối...
+Hoạt động vui chơi.
15


Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non,
những hành động việc làm hay cách xử lý tình huống của người lớn mà trẻ đã
thấy đều được tái hiện lại trong khi trẻ chơi và được trẻ ghi nhớ nhanh và định
hình ngay trong ý thức việc làm của trẻ.
Ví dụ: Ở trị chơi “Nấu ăn”: Tôi nhắc trẻ phải biết dùng giẻ lót tay khi bắc
nồi từ trên bếp xuống. Hay khi cho trẻ vui chơi ngoài trời, trước khi cho trẻ chơi
cơ trị chuyện cùng trẻ về các đồ chơi ngồi trời mà cô sẽ cho trẻ chơi như : Đu
quay, cầu trượt... tôi giúp trẻ nhận ra một số nguyên nhân có nguy cơ gây ngã:

Vì sao mà bé ngã khi ngồi trên cầu trượt, đu quay? (Không bám chắc, đùa
nghịch, xơ đẩy bạn...Nếu bị ngã bé phải làm gì? (Nằm n, bạn khác đi báo với
cơ). Bé làm gì để không bị ngã?
+Hoạt động vệ sinh cá nhân.
Như đã nói thì cơng tác vệ sinh cá nhân trẻ là nguy cơ gây tai nạn cho trẻ
cao nhất bởi vậy trong q trình thực hiện vệ sinh cho trẻ tơi giải thích cho trẻ
hiểu nguy cơ gây ra tai nạn như: Nhà vệ sinh thường xuyên có nước nên rất trơn
nguy cơ gây ngã rất cao vì thế trước khi vào nhà vệ sinh cần phải đi dép và
không nên chạy nhảy trong nhà vệ sinh, …
+ Qua giờ ăn, ngủ.
- Trong quá trình chờ cơm và thức ăn nguội, ngồi việc tạo bầu khơng khí
vui vẻ để kích thích trẻ ăn ngon, hết xuất, tôi nhắc nhở về một số việc không nên
làm trong giờ ăn: Vừa ăn vừa cười nói sẽ bị sặc cơm, ăn xong mà chạy nhảy đùa
nghịch sẽ đau bụng, tức bụng…
- Trong giờ ngủ trưa tơi giải thích cho trẻ hiểu nếu trước khi ngủ khơng cở
khăng qng cổ thì có thể gây nghẹt cổ và tôi hỏi trẻ nếu nằm sấp hoặc úp gối
lên mặt để ngủ thì điều gì sẽ xảy ra? Có nên làm như vậy khơng?...
+ Ở hoạt động chiều.
Ai cũng biết rằng đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà
trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nếu chỉ dừng lại ở việc giảng giải khơng thơi
thì thật sự khơng có hiệu quả, chính vì thế mà sau khi cho trẻ ơn bài buổi chiều
tơi đã tạo ra một số tình huống để trẻ được trải nghiệm nhằm củng cố kỹ năng
phòng tránh tai nạn cho trẻ.
Ví dụ: Tơi cắm ấm nước để sơi kêu inh ỏi, ngay sau đó các trẻ đã gọi cô ơi
nước sôi. Hay: Tôi cho trẻ cất dép để đi vệ sinh thì trẻ vẫn đi dép và bảo cơ ơi
trong nhà vệ sinh có nước, trơn lắm.
Có thể thấy rằng việc được trải nghiệm tình huống sẽ giúp trẻ phát triển kỹ
năng suy đoán nhận biết các mối nguy hiểm, trên cơ sở đó để tìm các giải quyết
vấn đề từ đó trẻ có thể vân dụng với những tình huống trong thực tế hàng ngày
mà trẻ gặp, nó cũng góp phần hình thành và cũng cố cho trẻ những kinh nghiệm

những kỹ năng bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
Tóm lại cần giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ ở mọi lúc, mọi
mơi nhằm đảm bảo tính liên tục để trở thành thói quen, phản xạ của trẻ. Tuy
nhiên không lạm dụng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chính
cũng như gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động khác.
* Biện pháp 6: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp nhà trường, gia
đình và xã hội trong hoạt động giáo dục phịng tránh tai nạn thương tích.
16


Có thể thấy việc hình thành kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
khơng phải ngày một ngày hai mà là cả một q trình, chính vì vậy nếu chỉ dạy
trẻ ở trường thôi là chưa đủ mà trẻ cần phải được rèn luyện đều đặn ở mọi lúc
mọi nơi kể cả ở gia đình của trẻ, bởi vì gia đình chính là mơi trường là trường
học đầu tiên của đứa trẻ, mơi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải
nghiệm và ảnh hưởng lớn đến q trình hình thành kỹ năng phịng tránh của trẻ,
tuy nhiện nhiều phụ huynh nhận thức còn hạn chế, còn q nng chiều con,
một số cịn lo sản xuất kinh doanh và trong ý thức vẫn cho rằng con mình còn
quá nhỏ để hiểu được những điều gọi là kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích
mà họ nghĩ rằng mình cha mẹ vẫn có thể bảo vệ được con ở mọi lúc mọi nơi.
Để xóa đi suy nghĩ chủ quan này của phụ huynh, tôi đã nổ lực làm tốt cơng
tác tun truyền với phụ huynh để duy trì và nâng cao hiệu quả những kiến thức
mà tôi cung cấp cho trẻ ở trường, cụ thể:
+ Trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ.
Đây là khoảng thời gian ngắn ngủi trao đổi gặp gỡ giữa giáo viên và cha mẹ
trẻ, mà trẻ nhà trẻ thường hay quấy khóc vào những thời điểm này, nên tơi vừa
nhận trẻ từ tay phụ huynh vừa trao đổi với họ về sức khỏe cũng như những điều
xảy ra với trẻ khi ở nhà, tận dụng những tình huống họ đưa ra tôi trao đổi nhanh
với phụ huynh về những ngun nhân và cách phịng tránh tai nạn thương tích
mà trẻ gặp phải và có thể xảy ra với trẻ khi ở nhà, lâu dần tôi cũng được sự tin

tưởng của phụ huynh và được họ thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ trong
khoảng thời gian ở nhà từ đó tơi thấy mình đã thực hiện được việc giúp cha mẹ
có thể nhận ra tầm quan trọng của việc phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
ngay từ khi cịn nhỏ.
Ví dụ: Phịng tránh cháy bỏng: Cha mẹ khi cho trẻ ăn, uống đã chú ý hơn
trong việc kiểm tra độ nóng của những thức ăn, đồ uống cho trẻ trước khi cho
ăn, và trong quá trình mẹ vào bếp thì khơng cho trẻ lại gần bếp nấu…
+ Thơng qua bảng tuyên truyền.
Bảng tuyên truyền là nơi trao đổi thông tin gián tiếp giữa nhà trường, lớp
với phụ huynh về các nội dung trong q trình chăm sóc giáo dục và nuôi dạy
trẻ, đây cũng là nơi thể hiện bộ mặt của lớp, giáo viên vì vậy tơi chú ý làm bảng
đẹp, kích thước to, các nội dung thơng báo rõ ràng cho các phụ huynh chú ý và
có thể đọc, quan sát dễ dàng. Bởi đây là nơi trao đổi thông tin ý kiến của giáo
viên với phụ huynh rất hiệu quả nên theo từng chủ đề, từng tháng tơi đánh máy,
chọn những hình ảnh phù hợp về nội dung mà sẽ tơi dạy kỹ năng phịng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ để phụ huynh biết mà phối hợp cùng với giáo viên.
Ví dụ: Trong chủ đề: “Bản thân” tôi ghi nội dung giáo dục lồng ghép các
kỹ năng như sau:
Tuần 1: Phòng tránh tai nạn do vật sắc nhọn.
Tuần 2: Phòng tránh tai nạn dị vật đường thở.
Tuần 3: Phịng tránh tai nạn đuối nước…
+ Thơng qua các buổi họp phụ huynh.
Trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ, tơi
xác định vai trị khơng thể thiếu được của các bậc cha mẹ, định kỳ các buổi họp
phụ huynh được tổ chức 3 lần trong năm học. Tôi đã chủ động lồng ghép nội
17


dung giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đến các bậc phụ
huynh. Phụ huynh đã cùng cô thảo luận và thống nhất nội dung, biện pháp chăm

sóc giáo dục trẻ trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích và coi việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ là trách nhiệm của bản thân
mình chứ khơng phải riêng gì cơ giáo. Và để nâng cao hiệu quả và tầm quan
trọng của vấn đề này, trong từng lần họp phụ huynh tôi đưa ra các chỉ tiêu kết
quả trẻ cần đạt dứt điểm cho từng tháng, từng quí để cha mẹ trẻ nắm được và có
phương pháp kết hợp với giáo viên tạo ra hiệu quả giáo dục tốt nhất cho trẻ.
+ Thông qua việc phát thanh trong nhà trường.
Tôi chủ động đóng góp ý kiến vào nơi dung các bài phát thanh trong nhà
trường một mặt làm cho thông tin của nhà trường thêm phong phú mặt khác hạn
chế các tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Vì đây là hình thức phối
hợp và tuyên truyền có hiệu quả, cung cấp thơng tin kịp thời tới phụ huynh do
thơng tin được phát trong giờ đón, trả trẻ.
Ví dụ: Tun truyền về việc đảm bảo an tồn cho trẻ trên trường đưa đón
trẻ đi học, cần phải đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ, hay khơng nên cho trẻ nhỏ
đi đưa đón em, cần đưa đón trẻ tận tay giáo viên tránh trường hợp thất lạc…
Không dừng lại đó tơi cịn tun truyền với phụ huynh bằng những tình huống
cụ thể trong các hoạt động của trẻ mà trẻ trải qua nhờ việc giáo viên đã trang bị
kiến thức, kỹ năng cho trẻ để phụ huynh được tận mắt chứng kiến từ đó đã làm
thay đổi suy nghĩ cơ bản và nhận thấy sự thiết thực, tầm quan trọng của việc
trang bị kiến thức kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các bậc phụ
huynh.
Bản chất của việc hình thành kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ khơng chỉ dừng lại ở nhận thức của trẻ mà bao gồm cả việc bắt chước làm,
hành động đúng của người lớn. Đồng tình với quan điểm này của tôi nên dù
trong bất cứ hồn cảnh, thời điểm nào thì tơi và phụ huynh đề thống nhất phải là
tấm gương để trẻ bắt chước.
Ví dụ:
- Trước khi lên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Trong giờ ăn khơng nói chuyện.
- Vào nhà tắm, nhà vệ sinh phải đi dép…

Và thay vì la mắng hay cấm đốn trẻ như trước thì phụ huynh đã biết đưa ra
các tình huống cụ thể trong thực tế để tìm lời giải thích cho trẻ hiểu tại sao
khơng được làm như thế, nếu xảy ra sẽ phải làm như thế nào?
Có thể khẳng định rằng những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự
phối hợp chặt chẽ của phụ huynh đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng hiệu quả
của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
* Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh
tai nạn thương tích.
Trong cơng tác giáo dục trẻ ở trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức
năng quan trọng vừa là biện pháp có hiệu quả. Việc đánh giá hoạt động giáo dục
kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách thường xuyên sẽ giúp
bản thân tôi rút ra được những bài học bổ ích, có những điều chỉnh hoặc cải tiến
các hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
18


Có thể tiến hành các hình thức như sau để tiến hành kiểm tra, đánh giá:
khảo sát trực tiếp trẻ; trò chuyện trao đổi trực tiếp với trẻ, với phụ huynh. Trực
tiếp kiểm tra việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ
thơng qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ: đón trẻ, chơi, thể dục sáng; tổ
chức giờ hoạt động học có chủ định; Hoạt động chơi các góc chơi; Hoạt động
ngồi trời; tổ chức giờ ăn; giờ ngủ; hoạt động chiều, tổ chức ăn phụ, trả trẻ.
Hoặc có thể trực tiếp trị chuyện với trẻ, làm trắc nghiệm nhỏ bằng hệ thống các
câu hỏi, hỏi trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện một số kỹ năng phù hợp độ tuổi. Trên
cơ sở đó xem xét và phân tích thực tế, thơng tin phản hồi từ trẻ. Việc đánh giá
hoạt động giáo dục cho trẻ một cách thường xuyên sẽ giúp bản thân tôi rút ra
được những bài học bổ ích, có những điều chỉnh hoặc cải tiến các hoạt động tiếp
theo đạt hiệu quả hơn. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính cơng
khai, chính xác, khách quan. Giáo viên cần động viên, khen thưởng kịp thời đối
với những trẻ có ý thức và hành vi tránh xa các địa điểm, việc làm,... có thể gây

tai nạn thương tích. ..
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đối với trẻ:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả giáo dục kỹ năng phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ lớp tơi có những chuyển biến rõ dệt. Tơi tiến hành
khảo sát trên trẻ, kết quả khảo sát lần 2 thu được như sau:
Kết quả trên trẻ
Tiêu chí
- Nhận biết được các đồ vật, địa điểm
có thể gây nguy hiểm.
- Biết tránh xa các mối nguy hiểm
- Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người
lớn.

Đạt
Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
37

100

0

0

37

100

0


0

37

100

0

0

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy việc cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đã đạt hiệu quả cụ thể:
Kết quả khảo sát trên cho thấy 100% trẻ đã có kiến thức, kỹ năng và thái độ
với phịng tránh tai nạn thương tích. Kết quả này đã chứng minh cho ưu điểm
của việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên.
+ Đối với bản thân:
Sau một năm thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng có thêm những kỹ
năng sống và làm việc vơ cùng q giá: Ln đặt vấn đề an tồn của trẻ lên hàng
đầu bằng cách coi trọng việc tạo môi trường an toàn cho trẻ về thể chất tâm lý, ở
mọi lúc mọi nơi. Nhận thức rõ vai trò của giáo viên- là người mẹ thứ 2 của trẻ
phải yêu thương tơi trọng trẻ như con, em của mình. Ln là tấm gương để trẻ
noi theo trong mọi hồn cảnh, tình huống dù là nhỏ nhặt nhất. Làm tốt công tác
phối kết hợp với phụ huynh… Có thêm một số kinh nghiệm và tự tin hơn khi tổ
chức các hoạt động giáo dục trẻ trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng phịng
tránh tai nạn thương tích .
+ Đối với đồng nghiệp:
19



Sau khi áp dụng thành công các biện pháp trên,tôi thấy trẻ lớp tôi đã biết ý
nghĩa và thực hiện kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích với lúa tuổi. Các bạn
đồng nghiệp sẽ học tập được những phương pháp này để áp dụng khi giáo dục
kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mình, nhờ đó mà kết quả
giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường chúng tơi
được nâng lên rõ rệt
+ Đối phụ huynh:
Sự chuyển biến tích cực từ phía trẻ đã làm cho phụ huynh cảm thấy vui
mừng, phấn khởi, tin vào kết quả giáo dục của nhà trường. Các bậc phụ huynh
đã nhiệt tình hưởng ứng, phối hợp cùng với giáo viên như đóng góp tranh
ảnh...có nội dung về kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, quan tâm hơn đến
q trình chăm sóc giáo dục của nhà trường với con em mình. Bản thân các bậc
phụ huynh nắm được một số kiến thức về kỹ năng phịng tránh tai nạn thương
tích cũng ý thức cao hơn về giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích,
tơn trọng trẻ và là tấm gương cho trẻ trong mọi tình huống phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ noi theo.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được, tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
- Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc giáo dục kỹ năng
phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đồng thời xây dựng tình huống thực tế
cho trẻ trãi nghiệm và việc lựa chọn các tình huống đó phải gần gũi, thiết thực
với cuộc sống của trẻ, với khả năng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được vận dụng
kiến thức mà giáo viên đã cung cấp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong
cuộc sống hàng ngày.
- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục phải lấy trẻ làm trung tâm, khuyến
khích sự tích cực ở trẻ và phải biết lắng nghe ý kiến của trẻ trên cơ sở đó cùng
trẻ đúc kết những kinh nghiệm để xử lý tình huống hiệu quả nhất trong từng
trường hợp.

- Để đảm bảo tính liên tục thì cần phải dạy kỹ năng này ở mọi lúc mọi nơi
và biết tận dụng tối đa các tình huống thơng qua các hình thức để giáo dục trẻ.
- Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ tiếp cận và
lĩnh hội các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Kiến nghị :
Trong q trình giảng dạy, tơi có một số ý kiến đề xuất sau:
+ Đối với nhà trường:
Cần làm tốt hơn nữa cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư
xây dựng những môi trường học tập thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ những không
gian vui chơi an toàn ngay tại trường và tăng cường về cơ sở vật chất tạo điều
kiện cho việc tổ chức hoạt động dạy và học tốt hơn.
+ Đối với phòng giáo dục:
Là giáo viên đứng lớp nhưng khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin vào
việc giáo dục trẻ kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích và các hoạt động khác
cịn hạn chế bởi trình độ sử dụng thiết bị tin học của bản thân cịn thấp. Tơi
20


mong muốn có một lớp học tổ chức vào thời gian hợp lý để giáo viên được tham
gia học tập, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức
các hoạt động cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
+ Đối với Sở giáo dục:
Tuyển chọn và giới thiệu những tiết dạy hay, giáo án hay, sáng kiến kinh
nghiệm tốt đưa lên trang giáo dục để giáo viên có cơ hội học hỏi. Đồng thời mở
những lớp học về kỹ năng sống, các kỹ năng cần thiết dạy trẻ theo từng độ tuổi và
cách lồng ghép vào các hoạt động để cho tất cả giáo viên được tham gia học tập.
Kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích là một trong những kỹ năng sống
vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ ở mọi lứa tuổi, nó giúp trẻ nhận ra
những mối nguy hiểm trong từng tình huống cụ thể đồng thời nhận thức được
việc nên làm và việc khơng nên làm phù hợp với hồn cảnh để giúp bản thân

mình an tồn. Khi có kỹ năng phịng tránh tai nạn tốt sẽ tự tin hơn sẵn sàng đối
diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục Kỹ năng
phịng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non có vai trị rất quan trọng.
Bởi vì việc tránh xa được các tai nạn thương tích của trẻ ngày mai phụ thuộc vào
chính hành động của trẻ ngày hơm nay. Tình trạng tai nạn thương tích đã xảy ra
trên phạm vi tồn cầu, tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia. Trẻ em hôm nay
phải lớn lên trong một thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng tai
nạn thương tích. Việc nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ phòng chống tai nạn
thương tích là góp phần tạo điều kiện cho trẻ em- những mầm non khỏe mạnh và
sẵn sàng vươn lên được sống trong mơi trường thân thiện, tích cực.
Tơi mong rằng, những biện pháp tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến và thu
được kết quả cao. Đề tài không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong được
sự góp ý bổ sung của hội đồng khoa học giáo dục các cấp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác

Người viết sáng kiến

Thiều Thị Lan Anh

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mười (2008), Tai nạn thương tích và Biện pháp phịng ngừa
, Thư viện giáo án điện tử.

2. Trung tâm phòng chống tai nạn thương tích CAIP ( 2017), Bạn đã biết gì
về tai nạn thương tích.
3. Website Slideshare (2014), Báo cáo tình hình tai nạn thương tích.
4. https:// www. Who.int.34, Báo cáo tồn cầu về tình hình tai nạn thương tích.,
5. Nguyễn Thị Huệ - Phòng giáo dục mầm non (2008), Chỉ thị số 40/2008/
CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học an
toàn, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013, Hà
Nội.
6. https:// dienbien.edu,vn( 2017), Đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và đào tỉnh
tạo tỉnh Điện Biên.
7. Website : Phịng chống tai nạn thương tích, thực trạng tai nạn thương tích
ở trẻ em (2018).
8. Trường Mầm non Xuân Hảo (2017), Báo cáo tổng phong trào “ Xây
dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích”
9. Trường Mầm non Sơn Ca – Long biên – Hà Nội (2017), Bài tuyên truyền
phòng chống tai nạn thương tích.
10. Dịch thuật Hi Lạp( 2017), Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em Việt
Nam hơm nay.
11. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Thiều Thị Lan Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường mầm non Đông Tân


TT

1

2

3

4

5

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm
dạy kỹ năng sống cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non Đông Tân
Một số biện pháp giáo
dục an tồn giao thơng
cho trẻ 5 - 6 tuổi
Một số biện pháp giá
nâng cao chất lượng
giáo dục lễ giáo cho trẻ
5 - 6 tuổi
Một số biện pháp giúp
trẻ 4 - 5 tuổi học tốt
môn làm quen với văn
học ở trường mầm non
Đông Tân

Một số biện pháp giáo
dục bảo vệ môi trường
cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường mầm non
Đông Tân

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)
Phòng GD & ĐT
Thành phố

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B hoặc
C)
B

Phòng GD & ĐT
Thành phố

B

Phòng GD & ĐT
Thành phố

B


Phòng GD & ĐT
Thành phố

Phòng GD & ĐT
Thành phố

B

Năm học
đánh giá
xếp loại

2012 – 2013

2013 – 2014

2014 – 2015

2015 – 2016

A
2016 – 2017

23


24



×