Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chỉ đạo và thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.73 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Phần 1: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề
2.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ
chuyên đề
2.3.3. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt
động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường
2.3.4. Kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức hội thi của chuyên đề
2.3.5. Công tác tuyên truyền về chuyên đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
a. Kết luận
b. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1-2
1-2
2
2
2


3-16
3
3-6
6-14
6-7
7-8
8-11
11- 14
14
14-16
17
17
17


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi con ngươì chúng ta sinh ra đều có sự khác biệt về hồn cảnh, điều
kiện sống, thể chất, sở thích, năng lực, trình độ… Trẻ em cũng vậy. Mỗi đứa trẻ
đều có sự khác nhau về hồn cảnh, điều kiện gia đình, mơi trường sinh sống và
học tập. Do đó, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, tình cảm,
mối quan hệ xã hơị, trí tuệ và tâm lý. Chính vì vậy, từng trẻ có sự hứng thú, cách
học và tốc độ học tập khác nhau. Chúng ta cần nhớ rằng, những gì xẩy ra trong
thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng vơ cùng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của
trẻ. Các nhà nghiên cứu học cho ta thấy, phương pháp tốt nhất về giáo dục mầm
non hiện nay là: Các trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức
độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có
thể làm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thận trọng, khơng cố gắng q mà
dạy trẻ những gì q khó, mà phải tạo cơ hội giúp trẻ có thể hiểu và hoạt động
được cùng cô và các bạn. Những nội dung trên là quan điểm giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm trong trường mầm non. Đây là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị
trí của trẻ em và vai trò của giáo viên, giúp giáo viên định hướng được trong
việc xây dựng kế hoạch hoạt động, việc khai thác và sử dụng môi trường giáo
dục, việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao. Đối với trẻ, các
cháu được cảm nhận, khám phá một cách tích cực về thế giới xung quanh. Q
trình học hỏi, khám phá cuả trẻ thông qua nhiều hoạt động trong đó vui chơi có
ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi khơng phải là hoạt động giải trí thư giãn mà với
trẻ vui chơi giúp trẻ cảm nhận, khám phá thế giới một cách tự nhiên, thuận lợi
nhanh chóng, phát triển tư day và trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ,
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, phát triển kỹ năng vận động và
tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Năm học 2017-2018 là năm học đầu tiên thực hiện chuyên đề giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, các trường mầm non trong thị xã đang cố gắng nâng cao chất
lượng của chuyên đề, đặc biệt là trường mầm non Xi măng được Phòng Giáo dục
và Đào tạo chọn làm đơn vị điểm của chuyên đề thì càng phải đi sâu và thực hiện
chuyên đề một cách hoàn thiện hơn. Là cán bộ Quản lý nhà trường, nhận thức rõ
được vị trí vai trị, tầm quan trọng của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
và cảm nhận được, trong năm học vừa qua các nhà trường thực hiện tương đối tốt
chuyên đề này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, một số giáo viên trong nhà trường còn
dạy trẻ theo phương pháp truyền thống, chưa tạo cơ hội cho trẻ được học bằng
1


nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi, chưa dựa trên hứng thú cuả trẻ
để xây dựng kế hoạch học tập sát thực mà còn cứng nhắc, dập khuôn.
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, tôi đã chọn đề tài “Chỉ đạo và thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong trường mầm non” năm học 2017-2018 làm đề tài nghiên
cứu, góp phần vào việc giáo dục trẻ phát triển một cách tồn diện, ni dưỡng
nhân tài của đất nước mai sau.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng chuyên
đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ trong trường mầm non. Từng bước
củng cố các hoạt động học tập, vui chơi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn,
khéo léo, tăng tính độc lập, tự chủ, nhằm giáo dục trẻ phát triển tồn diện về
đức, trí, thể, mỹ ngay từ bậc học mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai đoạn mới hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các cháu trong trường mầm non Xi Măng, các hoạt động dạy và học của
cô và trẻ trong nhà trường năm học 2017 -2018.
Các hoạt động của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà
trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
Môi trường xã hội, môi trường trong lớp và mơi trường bên ngồi lớp học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu đọc các tài liệu, sách báo, có liên quan đến
tâm sinh lý của trẻ mầm non trong các hoạt động vui chơi, học tập để làm rõ vấn
đề nghiên cứu.
b. Phương pháp khảo sát thực tế các cháu tại trường mầm non Xi Măng,
các giáo viên và các bậc phụ huynh.
c. Phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp
d. Phương pháp so sánh.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và
thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ đều có thể thành cơng và tiến

bộ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là tạo cho trẻ được học bằng nhiều cách khác
nhau bao gồm cả hoạt động vui chơi, phản ánh được mức độ phát triển của từng
cá nhân trẻ và xây dựng kế hoạch dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
Trẻ được hỗ trợ để tham gia hoạt động, khuyến khích để trẻ tự tạo ra sự lựa chọn
của mình, tự giải quyết vấn đề, hỗ trợ hợp tác, và cùng làm việc với nhau. Trẻ
được tham gia hoạt động trong cả lớp, nhóm và cá nhân, được tự để xướng hoạt
động và được khuyến khích nói lên và chia sẻ ý tưởng của mình. Chương trình
giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm thể hiện mơí quan hệ chặt chẽ giữa
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục tồn diện để đáp ứng các nhu cầu phát triển
của trẻ. Các lĩnh vực, nội dung quan trọng và cơ bản được mở linh hoạt cho giáo
viên lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của
trẻ. Chương trình giáo dục mầm non dựa trên độ tuổi, khả năng, nhu cầu,
nguyện vọng cá nhân và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường. Giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm chủ yếu dựa trên các hoạt động giáo dục giúp trẻ trải nghiệm, tìm
tịi, khám phá bằng nhiều cách khác nhau để đáp ứng các nhu cầu, lơị ích của trẻ
theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
* Thực trạng:
Trường mầm non Xi Măng được thành lập năm 1980 với tên gọi ban đầu là
nhà trẻ Hữu Nghị, năm 1992 trường chính thức có tên gọi trường mầm non Xi
Măng. Nằm trên địa bàn khu phố 5 Phường Đơng Sơn Thị xã Bỉm Sơn, đó là địa
bàn đông dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, đời sống nhân dân ổn định, số trẻ
trong trường đại đa số là con em cán bộ công nhân công ty CP xi măng Bỉm Sơn,
Cơng ty CP bao bì Bỉm Sơn nên cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ
có nhiều thuận lợi. Trải qua 38 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng
với sự đổi mới của đất nước, địa phương, các thế hệ cô và trị nhà trường đã nỗ
lực vượt khó vươn lên lập nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp một phần cơng sức
không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của thị xã và tỉnh nhà.
- Về thành tích đạt được:
38 năm phấn đấu, xây dựng, và trưởng thành của trường mầm non Xi

Măng là một thời gian không dài nhưng vô cùng vẻ vang. Nhà trường đã đóng
góp những thành tích đáng kể vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần nhỏ
3


bé của mình xây dựng nên truyền thống thi đua của ngành giáo dục và đào tạo
Thị xã Bỉm sơn nói riêng, Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thanh Hóa nói chung
ngày càng khởi sắc. Với những đóng góp của nhà trường cho sự nghiệp giáo dục
và đào tạo những năm qua, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng
chính Phủ, Bộ giáo dục Đào tạo, UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều phần
thưởng cao q; Hn chương lao động hạng Ba năm 1999; Huân chương lao
động hạng nhì năm 2005; Huân chương lao động hạng Nhất năm 2014; Bằng
khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2007; 14 bằng khen của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; 6 bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hóa; Bằng cơng nhận trường
chuẩn Quốc Gia mức độ II 2013; Bằng công nhận cơ quan văn hóa cấp Tỉnh 5
năm 2008-2013; Bằng khen đơn vị điển hình tiên tiến cấp Tỉnh 5 năm 20102015; 4 cờ thi đua của UBND Tỉnh Thanh Hóa năm 2008, 2009, 2013, 2014; Cờ
thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2011.
- Về cơ sở vật chất:
Ngôi trường kiên cố với thiết kế của chuyên gia Nga, gồm 2 khu nhà trẻ
và mẫu giáo. Ngăn cách giữa 2 khu là một sân chơi rộng lớn với nhiều đồ chơi
và thiết bị hiện đại phù hợp với trẻ mầm non. Hiện tại nhà trường có 16 lớp học
và 08 phịng chức năng kiên cố. Có sân khấu ngồi trời. Có vườn cổ tích, có sân
chơi với đồ chơi mua sắm, sân chơi với đồ chơi tự làm, khuôn viên nhà trường
sạch đẹp, thoáng mát đầy đủ tiện nghi cho trẻ hoạt động và vui chơi.
- Tổng số trẻ toàn trường: 460; Nhà trẻ: 80 cháu; Mẫu giáo: 380 cháu.
+ Chất lượng nuôi dưỡng:
Số Trẻ đạt kênh A: 95%
Số Trẻ kênh B: 5%
+ Chất lượng giáo dục:
Số Trẻ đạt yêu cầu: 100%

Số Trẻ đạt khá, giỏi: 93%
Số Trẻ đạt trung bình: 7%
Nhìn vào số lượng trẻ tồn trường thì ta thấy trẻ mẫu giáo nhiều gấp 4 lần
trẻ nhà trẻ. Trẻ đạt tiêu chuẩn kênh A tương đối cao, trẻ đạt khá giỏi tỷ lệ khả
quan. Có thể nói rằng, với tỷ lệ trẻ như trên thì hầu hết trẻ đều khỏe mạnh, thơng
minh, nhanh nhẹn có khả năng học tập, vui chơi, trải nghiệm trong các hoạt
động hàng ngày rất tốt.
* Thuận lợi:
Trường mầm non Xi Măng được được UBND thị xã Bỉm Sơn, phòng
giáo dục và đào tạo, UBND phường Đông Sơn, Công ty CP XM Bỉm Sơn, công
4


Ty CP Bao Bì Bỉm Sơn, ln quan tâm giúp đỡ về mọi mặt. Có hội cha mẹ học
sinh tâm huyết luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường cùng chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng phát triển.
Cơ sở vật chất nhà trường sạch, đẹp, thoáng mát, có 2 sân chơi có đầy đủ
đồ chơi ngồi trời, có vườn cổ tích, vườn hoa, vườn rau, vườn cây xanh, suối
nước cho trẻ vui chơi, trải nghiệm, khám phá.
Môi trường lớp học đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho học tập, vui chơi. Các đồ dùng đồ chơi được sắp đặt khoa học, gọn gàng
thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có nhiều khả năng trong
việc dạy trẻ học tập, trải nghiệm, vui chơi.
Có nhiều giáo viên có năng khiếu tạo hình đã cùng nhau xây dựng nên
một mơi trường trong và ngồi lớp học thực sự đa dạng, gần gũi với trẻ.
Đa số trẻ khỏe mạnh, thơng minh, nhanh nhẹn, có tố chất học tập, vui
chơi, khám phá và trải nghiệm.
* Khó khăn:
Tuy trẻ khỏe mạnh, thông minh nhưng ở các độ tuổi đều có một số cháu

nhút nhát, chưa tự tin trong các hoạt động.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ vui chơi trải nghiệm từng lứa tuổi chưa
đồng bộ.
Kinh phí để tổ chức các hội thi và tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho các
cháu còn hạn chế.
Một số phụ huynh chưa hiểu rõ về hiệu quả rèn luyện vui chơi, trải
nghiệm của trẻ mà giáo viên thực hiện ở trường, cịn có ý bao bọc con, chưa tin
tưởng các hoạt động do cơ tổ chức, cịn sợ con bị ốm.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Thực trạng khảo sát số cháu trong trường tuy khỏe mạnh nhưng nhu cầu
khám phá, trải nghiêm của trẻ chưa đồng đều, cịn có nhiều trẻ nhút nhát, có một
số trẻ thì lại q hiếu động.
Khảo sát từ phía gia đình trẻ thì tới 1/4 gia đình trẻ cịn bao bọc con chưa
đồng tình với sự giáo dục trẻ khám phá, trải nghiệm cho trẻ ở trường mà có ý
kiến phản hồi.
Kết quả khảo sát giáo dục phát triển các hoạt động giáo dục, vui chơi,
khám phá và trải nghiệm cho trẻ đầu năm học.
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
5


TT

Tên hoạt động

Số trẻ

Đạt

Tỷ lệ Khơng

%
đạt

Tỷ lệ
%

1

Tiết học trong lớp

460

386

84%

74

26%

2

Trị chơi vận động, T/
C dân gian

460

381

83%


79

27%

3

Hoạt động ngoài trời

460

400

87%

60

23%

4

Khám phá, trải nghiệm

460

400

75%

60


23%

5

Hoạt động góc

460

391

85%

69

25%

6

Tham gia văn nghệ

460

368

80%

92

30%


Ghi
chú

Từ thực trạng kết quả giáo dục, vui chơi, khám phá và trải nghiệm cho trẻ
như trên, tơi ln suy nghĩ để tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt
chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tỷ lệ trẻ tham gia vào các hoạt động
ngày càng nhiều hơn, đạt hiệu quả hơn, giúp nhà trường thực hiện tốt chuyên đề
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ phát triển thể lực, nhanh nhẹn, mạnh dạn,
tự tin, khéo léo hơn trong cuộc sống.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Công tác Quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề
* Đối với nhà trường:
+ Bản thân chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học
phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của từng nhóm, lớp.
+ Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện kế
hoạch chuyên đề.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyên đề cho giáo viên bằng cách
phân công giáo viên giỏi dạy mẫu các tiết học và các hoạt động khám phá, trải
nghiệm để giáo viên toàn trường được dự giờ, rút kinh nghiệm.
+ Sửa sang lại khu sân chơi cho trẻ, khu vườn cổ tích bằng phẳng, sạch
đẹp, an toàn trồng nhiều cây, hoa và thuê người quét dọn hàng ngày để khuôn
viên luôn sạch sẽ.
+ Mua sắm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi trong lớp học và đồ chơi ngoài trời.
+ Tham mưu với UBND Thị Xã xây mới thêm 2 lớp học.
+ Có kế hoạch kiểm tra đánh giá chuyên đề thông qua các tiết dạy, các trò
chơi vận động, trò chơi dân gian, các hoạt động trải nghiệm.
6



+ Tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
nhằm huy động tới các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể cùng chung tay
tham gia xây dựng môi trường vui chơi, học tập cho trẻ.
+ Đánh giá kết quả sau mỗi giai đoạn và rút kinh nghiệm cho các giai
đoạn tiếp theo.
+ Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm đồ dùng đồ chơi,
trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề.
* Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
phù hợp với lớp mà giáo viên đang phụ trách.
+ Sắp xếp các góc chơi hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không
gian rộng rãi, thoải mái, an toàn cho trẻ tự do khám phá, trải nghiệm, hoạt động.
Đầu tư đủ đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho hoạt động của trẻ ở các góc chơi. Bổ
sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu, đạt chất lượng,
để hỗ trợ phát triển các nhóm cơ của trẻ.
+ Đổi mới phương pháp dạy học, luôn hướng tới dạy học lấy trẻ làm
trung tâm.
+ Sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ, tích cực làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.
+ Kết hợp việc học tập, vui chơi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để tổ
chức một cách linh hoạt cho trẻ nhằm đạt kết quả tốt nhất trong giáo dục, trải
nghiệm và vui chơi.
+ Lựa chọn các bài dạy, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động cơ bản
phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với
từng chủ đề, từng độ tuổi.
+ Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy
tính tích cực của trẻ, hình thành các phẩm chất tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo và
bền bỉ của trẻ.
+ Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với mơi trường bên ngồi lớp học, với
thiên nhiên và học liệu sẵn có của địa phương.

2.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phục vụ chuyên đề
Trong điều kiện kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non hiện nay cịn gặp
nhiều khó khăn, nhà trường đã phối hợp với các bậc phụ huynh và làm tốt cơng
tác xã hội hóa giáo dục để kêu gọi các tổ chức đoàn thể, cá nhân, các nhà hảo
7


tâm hỗ trợ kinh phí bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho chuyên đề giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
Trong năm học thực hiện chuyên đề vừa qua, nhà trường đã xây dựng sửa chữa
và mua sắm được các loại đồ dùng đồ chơi như sau:
+ Xây 2 lớp học mới tổng diện tích 200m2
+ Lát gạch sân chơi mẫu giáo tổng diện tích 150m2
+ Xây mới hàng rào khu mẫu giáo diện tích 500m2
+ Thảm cỏ phục vụ cho sân chơi vận động 100m2
+ Xích đu con Rồng: 1 cái
+ Nhà trượt liên hoàn: 1 nhà
+ Bàn học của trẻ: 45 cái
+ Ghế ngồi học của trẻ: 90 cái
+ Phản nằm ngủ của trẻ: 45 cái
+ Tủ đựng đồ dùng cá nhân cho trẻ: 2 cái
+ Tủ góc: 15 cái
+ Giá đựng dép cho trẻ: 5 cái
+ Giá phơi khăn mặt: 6 cái
+ Giá đựng cốc: 6 cái
+ Tăng âm loa đài 1 bộ
+ 100 bộ đồ chơi phục vụ hoạt động góc cho trẻ, và nhiều trang thiết bị
khác. Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị trong lớp, nhà trường mua bổ sung ngay từ
đầu năm học cho các nhóm lớp tương đối đầy đủ theo thông tư 02/2010 của Bộ

giáo dục và Đào tạo.
2.3.3. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường
Để tiếp tục thực hiện chuyên đề có hiệu quả, nhà trường đã tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn của chuyên đề cho đội ngũ giáo viên với các hình thức sau:
- Tạo điều kiện cho 100% cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn chuyên đề
do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức.
- Trong sinh hoạt chuyên môn các tổ, thường rút kinh nghiệm các tiết dạy,
các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của các giáo viên.
- Thi và chấm trang trí lớp, sắp đặt môi trường giáo dục cho trẻ ngay từ
đầu năm. Các nhóm lớp say sưa tìm hiểu và sắp đặt môi trường lớp gọn gàng,
khoa học giúp trẻ thuận tiện trong việc học tập và trải nghiệm, trang trí mơi

8


trường ngoài lớp học đẹp, hấp dẫn để tạo cho trẻ niềm tin khi bước chân đến lớp,
đến trường.
- Kết quả: Nhất: Lớp; C3; B2; B3; Nhóm: 25-36 tháng A; 25-26 tháng B;
Nhì: Lớp C2; A1; A2
Ba: Lớp A3; C1; B1.
- Ban giám hiệu phân công các lớp chịu trách nhiệm dạy mẫu các tiết học,
các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên toàn trường học tập;
1. Cô: Mai Thị Thanh Xuân: Tổ chức dạy tiết thể dục mẫu giáo 5-6 tuổi
2. Cô: Trần Thị Kim Tuyến: Tổ chức dạy trò chơi dân gian, trò chơi vận
động 5- 6 tuổi
3. Cô: Lê thị Bạch Tuyết: Tổ chức dạy hoạt động góc
4. Cơ: Mai thị Thu Phương: Tổ chức dạy tiết nhận biết của nhà trẻ
5. Cô: Trần Thị Phương: Tổ chức dạy khám phá, trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi.
6. Cô: Trịnh Thị Thanh tổ chức dạy môn làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi.

Tất cả các giáo viên được phân công tiết dạy đều chuẩn bị chu đáo, nội
dung tiết dạy chủ yếu để trẻ được khám phá, trải nghiệm, và tự nói lên được ý
tưởng của mình. Giáo viên tồn trường dự, rút kinh nghiệm và học tập theo mẫu
tổ chức. Tất cả đều rất phấn khởi và tự tin vào những kiến thức đã được dự giờ
và được ban giám hiệu góp ý bổ sung kịp thời.
Tổng số giờ được dạy mẫu: 12 tiết được 100% giáo viên tham gia dự giờ
góp ý rút kinh nghiệm. Qua các tiết dạy mẫu giáo viên trong trường đã học tập
kinh nghiệm của nhau được rất nhiều, và hiện tại các tiết dạy, các trò chơi và các
hoạt động trải nghiệm của trẻ, giáo viên tổ chức đúng phương pháp giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm và có nhiều sáng tạo.

Bé đang học thể dục
9


Bé chơi trị chơi vận động cùng cơ

Bé đang nghe cơ kể câu chuyện Thánh Gióng ở Vườn cổ tích

Bé cùng cơ trị chuyện
10


Bé cùng cô chơi Chi chi chành chành
2.3.4. Kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức hội thi của chuyên đề
+ Đối với Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Để hội thi đi đến thành cơng tơi đã có những biện pháp chỉ đạo và thực
hiện sau đây:
Thứ Nhất: Tổ chức cho giáo viên đi tham quan môi trường điểm của các
trường trong Tỉnh. Đầu năm học, sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tổ chức

dạy chuyên đề trong đó có chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”. Sau khi triển khai học chuyên đề xong, phòng mầm non của Sở
giáo dục đã cho các học viên đi tham quan việc trang trí, sắp đặt mơi trường bên
trong, mơi trường bên ngồi lớp học của các trường điểm trong Tỉnh. Trường
mầm non Xi Măng đã tổ chức cho đội ngũ giáo viên đi tham quan, học tập để
mang những kinh nghiệm về trường phục vụ hội thi.
Thứ Hai: Chọn những giáo viên có năng khiếu tạo hình để làm trưởng
nhóm trang trí mơi trường bên trong và bên ngồi lớp học.
Nhà trường có rất nhiều giáo viên có năng khiêú tạo hình, nhưng làm gì
và làm như thế nào cho có hiệu quả thì phải có người đứng ra tổ chức. Tôi đã
dựa vào thế mạnh của mỗi giáo viên để phân người cho đúng việc và tôi đã phân
đội ngũ giáo viên thành 4 nhóm theo các khối lớp như:
- Khối nhà trẻ: Do cô Mai Thị Thu Phương phụ trách
- Khối mẫu giaó 3- 4 tuổi: Cô Tống Thị Thùy phụ trách
- Khối mẫu giáo 4- 5 tuổi: Cơ Vũ Thị Hịa phụ trách
- Khối mẫu giáo 5- 6 tuổi: cô Lê Thị Bạch Tuyết phụ trách
Khi họp bàn tôi đã phân công và giao việc, tuy nhiên tơi phải hướng cho
các nhóm đó tập trung xây dựng mơi trường bên trong trước, sau đó sẽ thực hiện
xây dựng mơi trường bên ngồi theo kế hoạch. Mơi trường bên trong tơi chỉ đaọ
các nhóm chú ý xây dựng các chủ đề và từng góc chơi của trẻ, thêm vào đó là
cách trang trí lớp và sự sắp đặt đồ dùng đồ chơi gọn gàng, khoa học để trẻ thực
11


hiện dễ dàng. Mơi trường bên ngồi lớp học của các lớp, tùy vào từng vị trí lớp
học để tơi giao việc cho giáo viên thực hiện. Ví dụ những lớp có gầm cầu thang
thì tơi chỉ đạo giáo viên nhóm đó tận dụng khoảng khơng cầu thang để làm đồ
chơi cho trẻ. Hay có lớp có nhiều cây cột thì tơi chỉ đạo lớp đó làm tranh dân
gian, tranh chủ đề, số và chữ trên hình các con vật ngộ nghĩnh để trang trí cột và
giúp cho trẻ học mọi lúc mọi nơi và mơi trường bên ngồi thêm thân thiện.

Thứ Ba: Xác định nội dung hội thi để xây dựng kịch bản, lời bình.
Thực hiện cơng văn hướng dẫn của sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa,
Phịng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm sơn về việc tổ chức hội thi “Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018. Bản thân tôi đã
nghiên cứu kỹ các văn bản và xác định rõ nội dung của hội thi đó là: Mơi trường
giáo dục là môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất là môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi lớp học.
Mơi trường xã hội là mơi trường mà ở đó có sự tương tác giữa giáo viên
với trẻ, giưã trẻ với trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa giáo viên với đồng
nghiệp. Hiểu được nội dung của hội thi tôi đã xây dựng kịch bản và viết lời bình
để quay lại một clip của hội thi trong thời gian không quá 30 phút. Kịch bản của
tôi xây dựng được khái quát thành 6 phần:
Phần1: Giới thiệu đôi nét về trường
Phần 2: Quay khái quát tồn bộ mơi trường bên trong lớp học.
Phần 3: Quay lại tồn bộ việc khai thác, sử dụng mơi trường bên trong lớp học
(Các hoạt động học tập, trải nghiệm của trẻ)
Phần 4: Quay khái qt tồn bộ mơi trường bên ngoài lớp học.
Phần 5: Quay lại toàn bộ việc khai thác, sử dụng mơi trường bên ngồi
lớp học của trẻ (Các hoạt động vui chơi, trải nghiệm của trẻ)
Phần 6: Khẳng định lại một lần nữa môi trường của nhà trường xây dựng
là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và kết thúc bằng một bài hát của trẻ
mầm non.
Thứ tư: Chọn giáo viên đọc lời bình trong clip của sản phẩm hội thi.
Đội ngũ giáo viên trường mầm non Xi măng có nhiều nhân tài trong mọi
lĩnh vực, đặc biệt số giáo viên có năng khiếu nói và dẫn chương trình rất nhiều.
Nhưng ở hội thi này phải chọn giáo viên trước hết phải tâm huyết, nhiệt tình,
phải hiểu biết về nội dung hội thi, phải thơng minh và biết xử lý câu nói sao cho
phù hợp với hình ảnh,
Có chun mơn và có thể chọn được hình ảnh nào cần có trong clip.
Sau nhiều ngày suy nghĩ và tôi đã quyết định chọn giáo viên có những hội

tụ trên đó là cơ: Trần Thị Phương - giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi và cũng là giáo
12


viên giỏi cấp tỉnh. Đúng như suy nghĩ của tôi, cơ Phương đã là người đọc lời
bình rất tốt và đã góp phần mang đến thành cơng của hội thi.
Thứ năm: Chọn lựa các loại đồ chơi tự làm để phục vụ cho chuyên đề
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Mơi trường bên ngồi lớp học của trẻ ngồi vườn cổ tích, vườn hoa, vườn
cây, vườn rau, góc thiên nhiên, suối nước, khu vui chơi với cát, sỏi, bể cá… còn
là các đồ chơi
Giáo viên tự làm để cho trẻ vui chơi. Tơi đã chọn và phân cơng các nhóm
làm các loại đồ chơi như sau:
+ Nhóm nhà trẻ: Tơi phân cho giáo viên làm đồ chơi cho trẻ đi dích dắc
và đồ chơi cho trẻ chơi bước qua vật cản.
+ Nhóm 3-4 tuổi: Tơi phân cơng cho giáo viên làm vịng chui hình con
sâu bằng lốp xe đạp, xích đu trong gầm cầu thang bằng lốp ơ tơ, trị chơi poing,
trò chơi đi cảm nhận chất liệu trong đường hẹp, trị chơi nâng tạ..
+ Nhóm 4-5 tuổi: Tơi phân cơng cho giáo viên làm các trị chơi như: Trị
chơi ném còn, trò chơi đi cảm nhận chất liệu bằng các lốp xe, trò chơi gánh
nước qua cầu khỉ, trò chơi bước lá bằng bê tơng.
+ Nhóm 5-6 tuổi: tơi phâm cơng làm trị chơi đi thăng bằng bằng những
chiếc lốp ơ tơ, trị chơi chui vịng, trị chơi đá bóng, trị chơi ơ ăn quan, trị chơi
dân gian làm các con vật bằng các lá cây.
Thứ sáu: Làm tốt cơng tác xã hội hóa với các bậc phụ huynh để họ đóng
góp kinh phí phục vụ cho hội thi.
Ban giám hiệu đã mời BCH hội phụ huynh nhà trường họp và thơng báo
mục đích nội dung hội thi để hội phụ huynh nhà trường và hội phụ huynh lớp hỗ
trợ kinh phí cho nhà trường thực hiện tốt hội thi.
Kết quả: Tất cả các bậc phụ huynh đều đồng tình ủng hộ nhà trường kinh

phí, phế liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hội thi và tham gia hỗ trợ nhà trường
như khoan, lao động tạo môi trường mới, góp phế liệu, trèo thang gắn hoa lên
cây, góp cây cảnh và hoa, hỗ trợ cát và sỏi ở khu vui chơi ngoài trời, tre và làm
cầu khỉ và tổng tiền đóng góp cho nhà trường là 15 triệu đồng.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu đứng đầu là người Hiệu trưởng
trong hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, sự phối kết
hợp của các bậc phụ huynh, sự đoàn kết và chăm chỉ của đội ngũ giáo viên, hội
thi của nhà trường đã đạt kết quả như mong đợi.
Đạt giải Nhất cấp Thị
Đạt giải Nhất cấp Tỉnh
13


Cùng với các hội thi, đầu năm học nhân dịp tết trung Thu của các bé, nhà
trường đã cho các nhóm, lớp thi văn nghệ đón tết trung thu và đã thuê đội múa
Lân về để tổ chức Trung thu cho các bé. Qua ngày tết trung thu các bé được
tham gia văn nghệ được xem đội múa Lân, múa Rồng biểu diễn, các bé vui vẻ,
phấn khởi và tự tin hơn trong mọi hoạt động hàng ngày.
2.3.5 Công tác tuyên truyền về chuyên đề
- Nhà trường chỉ đạo các lớp xây dựng các góc tuyên truyền về chuyên đề
nâng cao chất lượng giáo dục chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mầm non, tại
các nhóm lớp các hoạt động học tập, khám phá, trải nghiệm được giáo viên dựa vào
nhu cầu hứng thú của trẻ để giáo dục theo nhóm và cá nhân đạt hiệu quả cao.
- Tuyên truyền về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ mầm non tới các bậc phụ huynh và cộng đồng phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tuyên truyền và vận động các bậc phụ huynh khám chữa bệnh cho trẻ 2
lần/năm, tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi, dã ngoại để phát triển thể
chất và tinh thần cho trẻ.
- Tư vấn cho các bậc phụ huynh đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho

trẻ, có một số thói quen trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và
những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi cịn nhỏ, khơng làm thay
mọi việc cho trẻ, tập cho trẻ làm những công việc cần thiết vừa sức với trẻ để trẻ
được khám phá, trải nghiệm.
- Nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, giao lưu
tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, tham quan giã ngoại cho trẻ có sự tham gia của
các bậc phụ huynh.
Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của
các bậc phụ huynh tập trung hỗ trợ nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị đồ
dùng đồ chơi cho chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Trong việc thực hiện chuyên đề và thực hiện hội thi, hội phụ huynh đã
ủng hộ nhà trường được: 15 triệu đồng.
- Các nhà hảo tâm ủng hộ được 6 triệu đồng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bằng những suy nghĩ và những biện pháp làm việc của mình để chỉ đạo
thực hiện chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong năm học qua tôi đã
thu được kết quả như sau:
14


- Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên:
+ Đã nắm rõ mục đích u cầu gi dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non, khai thác sâu hơn nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên
đã tạo được điều kiện cho trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm theo hứng thú của
trẻ. Đã biết xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình
giáo dục mầm non phù hợp với độ tuổi. Nắm vững được các phương pháp giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc
tổ chức thực hiện chuyên đề.
+ Đội ngũ giáo viên lớp nào cũng trang trí lớp đẹp, khoa học, gọn gàng,

hấp dẫn phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động ở mọi lúc
mọi nơi. Giúp trẻ tự tin để thực hiện các kỹ năng trong các hoạt động chính xác
và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia các hoạt động một cách tự nhiên
thoải mái, nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động.
- Đối với trẻ:
+ Đại đa số trẻ khỏe manh, thông minh, phát triển cân đối hài hòa về cơ
thể, Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, bền bỉ, khéo léo, có khả năng định hướng
trong khơng gian, có khả năng học tập, vui chơi, khám phá và trải nghiệm tốt, có
ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn tự tin. Có ý thức tổ
chức kỷ luật khi tham gia các hoạt động hàng ngày. Có khả năng phối hợp học
tập, vui chơi với bạn khác, hào hứng tham gia hoạt động phát triển thể lực, trí
tuệ, có khả năng sử dụng thành thạo một số đồ dùng đồ chơi trong học tập, vui
chơi. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập thể chất đối với
sự phát triển của cơ thể.
- Đối với các bậc phụ huynh:
Qua việc tổ chức cho trẻ các hoạt động học tập, vui chơi và việc nhà
trường đã xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các bậc phụ
huynh đã nhận rõ được vai trò, tầm quan trọng của chuyên đề đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ. Các bậc phụ huynh đã chuyển biến rõ rệt và từng bước
đón nhận mọi chủ trương, kế hoạch, các hoạt động của nhà trường đề ra và hoàn
toàn ủng hộ giáo viên trong các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm, cùng
với giáo viên chủ nhiệm cho con đi trải nghiệm nặn đất ở Bát Tràng, tắm biển ở
Sầm Sơn, daọ chơi quanh Lăng Bác, đại đa số các bậc phụ huynh ủng hộ nhà
trường kinh phí để tổ chức các hoạt động và tổ chức hội thi xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Đối với nhà trường:
+ Tổ chức thành công hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cấp trường.
15



+ Tham gia hội thi xây dựng môi trường giáo dục lâý trẻ làm trung tâm
cấp Thị đạt giải Nhất.
+ Tham gia hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cấp Tỉnh đạt giải Nhất.
+ Qua hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của 3
cấp: Cấp trường, cấp Thị, cấp Tỉnh, nhà trường đã thay đổi được diện mạo mới
cả bên trong và bên ngồi lớp học, làm cho mơi trường của các bé thân thiện
hơn, đầm ấm hơn và nhà trường thực hiện được khẩu hiệu cho bé “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
Nhà trường cũng đã tổ chức thành cơng tết Trung thu cho trẻ tồn trường,
được đơng đảo phụ huynh đồng tình ủng hộ. Trẻ được hoạt động văn nghệ, được
xem và giao lưu với đội múa Lân, múa Rồng trẻ rất thích và phấn chấn hơn
trong học tập.
Bảng 2: Kết quả khảo sát cuối năm
TT

Tên vận động

Số trẻ

Đạt

Tỷ lệ%

Khơng
Tỷ lệ%
đạt

1


Tiết dạy

460

460

100

0

0

2

Trị chơi vận động,
trị chơi dân gian

460

460

100

0

0

3


Hoạt động ngồi trời

460

460

100

0

0

4

Hoạt động góc

460

460

100

0

0

460

460


100

0

0

460

460

100

0

0

5
6

Hoạt động, trải
nghiệm khám phá
Tham gia văn nghệ,
hội thi

Ghi
chú

Nhìn vào kết quả khảo sát các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm
của trẻ cuối năm, tôi cảm thấy phấn khởi, tự tin vào cơng sức và trí tuệ của mình
đã đóng góp cho sự phát triển giáo dục của trẻ đạt được như mong đợi. Đây là

tiền đề sức khỏe của trẻ, một báo hiệu trẻ toàn trường mầm non Xi Măng khỏe
mạnh, thơng minh và phát triển tồn diện, trở thành những cơng dân có ích cho
xã hội mai sau.

16


PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
a. Kết luận
+ Qua những việc làm tôi đã thực hiện tại trường mầm non Xi Măng trong
năm học vừa qua, tôi tự nhận thấy rằng: Người Hiệu trưởng muốn xây dựng kế
hoạch một chuyên đề nào mà muốn đi đến thành công trước hết phải chú ý đến
chất lượng giáo dục, nội dung của chuyên đề. Hiểu được cốt lõi của chuyên đề
tập trung giáo dục trẻ những gì để có biện pháp tốt nhất thực hiện thành công
chuyên đề.
+ Phải biết lựa chọn giáo viên phù hợp với từng lĩnh vực để phân công
dạy các môn học, các hoạt động cho hợp lý.
+ Nắm vững tâm sinh lý từng lứa tuổi của trẻ để chỉ đạo giáo viên đưa nội
dung chương trình dạy trẻ phù hợp với chủ đề.
+ Thường xuyên bồi dưỡng chất lượng đội ngũ đặc biệt là những giáo
viên dạy đội tuyển, Hiệu trưởng là người chọn và trực tiếp truyền đạt kinh
nghiệm cho chính những giáo viên đó.
+ Khơng ngừng tuyên truyền tầm quan trọng của chuyên đề giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm đối vơi sự phát triển toàn diện cho trẻ đến các bậc phụ huynh,
các cơ quan đoàn thể và các cấp các nghành trong địa phương và toàn Thị xã.
+ Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các bậc phụ
huynh, các cơ quan doanh nghiệp để xin kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất cho
chuyên đề và các hội thi cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao.
b. Kiến nghị: Không
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

P.HIỆU TRƯỞNG

Bỉm Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh của
mình viết, khơng sao chép của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Lan

Nguyễn Thị Lự

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Nhà xuất bản GD)
2. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non (Nhà xuất bản đại học sư phạm)
3. Môdun 1: BDTX: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

18



×