Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại trường mầm non điền trung, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.08 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Tiếng Việt là ngơn ngữ quốc gia, là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà
trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một ở trường tiểu học là một trong những mục tiêu giáo dục tồn diện của giáo
dục mầm non, trong đó có việc chuẩn bị tiếng Việt.
Phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường, lớp mầm non đều
sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt hoặc ít có mơi
trường giao tiếp tiếng Việt” [4]. Với trường mầm non Điền Trung khi trẻ em
người dân tộc đi học đa số chưa thạo tiếng Việt. Nếu chưa hiểu tiếng Việt sẽ gặp
nhiều khó khăn trong giao tiếp, khi tham gia hoạt động giáo dục cũng như tiếp
thu kiến thức. Những rào cản về ngôn ngữ khiến các con ngại giao tiếp, khơng
hịa đồng, khơng thích tham gia các hoạt động và không muốn đi học. Trẻ em
dân tộc ở trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước khi đến trường thích
trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ
trong hoạt động vui chơi, học tập và các hoạt động trong ngày. Hơn nữa môi
trường tiếng Việt tại gia đình, cộng đồng lại ít được sử dụng, vì nếu người lớn
mà sử dụng tiếng Việt thì bị coi là làm oai, ốch thì sẽ bi tẩy chay, tính tự tơn
dân tộc rất cao.
Mặt khác ngay từ trong bụng mẹ các con đã được tiếp súc bằng tiếng dân
tộc được nghe những âm thanh quen thuộc. Khi bước ra một thế giới bên ngồi
thì được nghe những lời hát xường của dân tộc mường, hát ru em của dân tộc
thái. Hằng ngày trẻ giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng mẹ đẻ vì vậy khi đến trường
trẻ được tiếp cận một mơi trường khác cũng rất khó, làm sao để trẻ phát triển về
ngơn ngữ một cách tồn diện.
Dạy Tiếng Việt cho trẻ tuổi mầm non ở vùng dân tộc thiểu số có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Vốn tiếng Việt của trẻ phong phú thì sẽ giúp trẻ phát
triển nhân cách một cách toàn diện cả về ngơn ngữ, nhận thức, vận động, tình
cảm kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số,
tiếng Việt được coi là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, trẻ vùng dân tộc thiểu số học
tiếng Việt cũng giống chúng ta học một ngoại ngữ nào đó, có rất nhiều khó khăn


và rào cản cần phải vượt qua để trẻ có vốn tiếng Việt tốt trước khi bước vào học
ở trường phổ thông.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra, chúng ta dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ như thế
nào để có hiệu quả? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề, cơ sở vật chất
trang thiết bị, buổi học, tính linh hoạt của giáo viên, khả năng cảm nhận của trẻ,
đồ dùng trực quan cho tiết dạy, cơng tác tun truyền… vai trị trong sự tác động
qua lại giữa giáo viên và các con với yêu cầu đặt ra phải phù hợp đặc điểm tâm,
sinh lý của trẻ. Do đó, phải căn cứ vào đối tượng chúng ta đang dạy, tùy vào
hoàn cảnh để giáo viên lựa chọn những bài dạy phù hợp với trẻ, được như thế
buổi học mới thành công, các cháu nắm bắt nhanh vấn đề mà cô giáo đưa ra. Bởi
vậy trẻ em vùng dân tộc sẽ khơng có vốn tiếng Việt nếu không được chuẩn bị từ
trước khi bước vào lớp 1.
1


Mong muốn của bản thân với cương vị là người quản lý, là người luôn
đồng hành cùng các con trong các hoạt động 5 năm năm đầu đời, để giúp các
con có vốn tiếng Việt nhất định để làm hành trang trước khi bước vào lớp 1, có
đủ tâm thế, có đủ tự tin tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức của các bậc học tiếp
theo. Nên bản thân đã trăn trở làm thế nào để kéo gần khoảng cách giữa trẻ em
vùng dân tộc thiểu số và trẻ em người kinh. Chính vì lẽ đó tơi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số” tại trường mầm non Điền Trung, huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ
em vùng dân tộc thiểu số tại trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề tăng cường

tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại trường mầm non Điền Trung,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các giải pháp chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho
trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Chính phủ đã phê duyệt
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”, các tài liệu hướng dẫn
về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện
các chuyên đề: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch
phù hợp với từng thời điểm, chủ đề, dự giờ góp ý các hoạt động trong ngày,
đánh giá theo giai đoạn.
Phương pháp thực nghiệm, áp dụng các giải pháp ở các lớp mẫu giáo
trường Mầm non Điền Trung, so sánh đối chứng: Các lớp mẫu giáo đầu năm và
các lớp mẫu giáo cuối năm.
Phương pháp phân tích: So sánh kết quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ khi
chưa áp dụng các giải pháp với khi đã áp dụng các giải pháp tăng cường tiếng
Việt cho trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Chính phủ đã phê duyệt
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 với mục tiêu: Tập trung
tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc
thiểu số, đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để
2



hồn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học;
tạo tiền đề để hoc tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp
vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước [1].
Phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường, lớp mầm non đều
sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt, ít có mơi trường
giao tiếp
tiếng Việt. Khi đến trường trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ
và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong hoạt động chơi, trò chuyện
hàng ngày và thậm chí ngay cả trong mơi trường học tập. Theo đó trẻ em dân
tộc thiểu số sẽ khơng có vốn tiếng Việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng
Việt ở trường phổ thông nếu không được chuẩn bị tiếng Việt. Những hạn chế về
tiếng Việt là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu ban bỏ học của học sinh
phổ thông vùng dân tộc thiểu số.
Về căn bản, học tiếng Việt đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số là học
ngôn ngữ thứ hai. Khi đi học mẫu giáo, trẻ em nói chung đã có vốn hiểu biết về
kĩ năng ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao
tiếp hàng ngày. Kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) có thể coi là nhân
tố thuận lợi giúp trẻ học tiếng Việt (ngơn ngữ thứ hai) nếu có điều kiện thích
hợp.
Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt có một số đặc điểm như:
Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm
tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.
Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số thu
hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non).
Việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của
ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng việt.
Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó, khía cạnh ngơn ngữ

cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số.
Sự khác biệt về điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số có tác động
nhất định đối với việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số [5].
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao
tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích
nhất định nào đó. Khi giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, tác
động đến nhau, những tư tưởng, trí tuệ của người này được truyền từ người này
đến người khác , từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là nhờ ngôn ngữ, một trong
những động lực đảm bảo sự tồn tại của xã hội lồi người.
Ngơn ngữ là phương tiện của tư duy: Tư duy của con người – sự phản ánh
thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành dưới hình thức ngơn
ngữ. Ngơn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy.
3


Về phương tiện này tư duy là cái được biểu hiện, cịn ngơn ngữ là cái để biểu
hiện tư duy. Các kết quả của hoạt động tư duy (thuộc lĩnh vực tinh thần) bao giờ
cũng được khốc lên mình một cái vỏ vật chất làm cho người khác “thấy được”.
Mối quan hệ giữa tư duy và ngơn ngữ có thể hình dung như hai mặt tờ giấy đã
có mặt này phải có mặt kia.
Ngơn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là phương tiện để giao tiếp, là công cụ
để tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp cho tư duy của trẻ phát triển và còn
là một phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách, đạo đức.
Ngơn ngữ có vai trị rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ có ngơn
ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau
những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín…ngơn ngữ đã góp
phần đào tạo các em trở thành con người hồn thiện.
Vai trị của ngơn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ: Ngơn ngữ có vai trị rất
lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ
nhận thức thế giớ xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại khơng thể

thực hiện được khi khơng có ngơn ngữ. Ngơn ngữ chính là cơ sở của mọi suy
nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế
giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho
các cháu phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, cơng
dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà
không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã
quan sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt,
nơng cạn, có khi cịn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải
dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, cơng dụng của sự
vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức
những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá
khứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của
Bác Hồ, của chú bộ đội…Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ khơng có cách nào
khác là phải có đủ vốn từ. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng
ngôn ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt
những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn,
của cơ giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác,
kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày
càng được nâng lên.
Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng,
thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét…Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho
nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ được sống trong mơi
trường có các hoạt động giao tiếp sẽ giúp trẻ nảy sinh những suy nghĩ sáng tạo
mới. Vì vậy trong ttrường mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui
chơi, lao động, hoc tập, ..cần taọ điều kiện kích thích trẻ nói.
Rõ ràng ngơn ngữ đóng vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ
cho trẻ. Thơng qua ngơn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách
sâu, rộng, rõ ràng, chính xác. Ngơn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt
4



động trí tuệ, vì vậy việc phát triển trí tuệ khơng tách rời việc phát triển ngơn
ngữ.
Vai trị ngơn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức: Ở lứa tuổi mầm non, đặc
biệt là tuổi mẫu giáo, các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm,
những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái
niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét
tính cách riệng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các cháu hiểu,
và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những
hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà
phải có ngơn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ mà các cháu có thể hiện được đầy đủ những
nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của mình . Cũng nhờ có ngơn ngữ mà các bậc
cha mẹ, các nhà giáo dục có điều kiện hiểu con cháu mình hơn, để từ đó có thể
uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm và những hình vi
đạo đức trong sáng nhất. [7].
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Bá Thước trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được với yêu cầu tối thiểu của việc thực hiện
chuyên đề.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trẻ khỏe, yêu nghề, 100
cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 26/32 đ/c có
trình độ trên chuẩn đạt 81%.
- Tổng số cán bộ giáo viên nhà trường 32 đồng chí, trong đó có 17 đồng chí
là người dân tộc. Số cán bộ giáo viên là người kinh đa số nghe và hiểu được
tiếng dân tộc, một số đồng chí biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
- Có đầy đủ tài liệu phục vụ chuyên đề.
- Đơn vị được chọn là nơi xây dựng hoạt động thực hành cho đợt sơ kết 03

năm thực hiện chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu
số”
- Bản thân thường xuyên được đi tiếp thu các chuyên đề tại tỉnh, đây cũng
là cơ hội để được giao lưu học hỏi chuyên môn các đơn vị bạn.
- Đa số trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, thích tham gia các hoạt động.
- Đa số trẻ biết giao tiếp bằng tiếng Việt, biểu đạt những mong muốn bằng
tiếng Việt.
- Gần đây những phụ huynh trẻ đã quan tâm đến việc dạy trẻ giao tiếp bằng
tiếng Việt.
2.2.2. Khó khăn:
- Giáo viên chưa hiểu đúng bản chất của chuyên đề, áp dụng vào thực tiễn
một cách máy móc, chưa nghiên cứu tài liệu.
- Giáo viên là người dân tộc khi giao tiếp với nhau thường xuyên sử dụng
ngôn ngữ của dân tộc mình. Giữa hai dân tộc với nhau giao tiếp cịn có khoảng
cách, trong cùng nhóm đang nói chuyện nhưng nếu hai người dân tộc nói
chuyện với nhau họ vẫn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, khi nói chuyện với người
kinh thì họ lại giao tiếp bằng tiếng Việt.
5


- Cách sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa có tính hệ thống, chưa tận dụng tối
đa nguồn nguyên học liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ chuyên đề.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động còn hạn chế.
- Giáo viên chưa tận dụng mọi cơ hội để tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở
mọi lúc mọi nơi mà chủ yếu là tăng cường tiếng Việt cho trẻ chủ yếu ở hoạt
động chung và hoạt động tăng cường tiếng Việt 15 phút/ngày.
- Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp chưa cao, số trẻ dân tộc đông 332/472 chiếm
70.3%.
- Do cách phát âm của tiếng mẹ đẻ nên khi phát âm tiếng Việt trẻ thường

phát âm không chuẩn hoặc lẫn lộn cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, những người già
không biết nói tiếng Việt và khơng muốn nói tiếng Việt với con trẻ vì muốn gìn
giữ tiếng mẹ đẻ.
- Khả năng tiếp thu của trẻ khơng đồng đều.
- Tính cục bộ địa phương cao, nếu cô giáo người dân tộc mà giao tiếp với
cha mẹ trẻ bằng tiếng Việt thì một số cho là khơng giữ gìn tiếng mẹ đẻ, thích
làm oai, làm oách nên hiệu quả của việc tuyên truyền chưa cao.
- Một bộ phận cha mẹ trẻ đi làm ăn xa nên việc chăm sóc cũng như dạy bảo
thường là phó mặc cho ơng bà và cơ giáo.
- Mơi trường giao tiếp của các con ở gia đình, thơn bản là tiếng dân tộc.
- Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị còn nghèo nàn, chưa đủ theo yêu cầu tối
thiểu.
- Đồ dùng tự làm phục vụ cho chuyên đề giá trị thẩm mĩ và độ bền chưa
cao, chưa đồng bộ.
- Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ hoạt động chưa phong phú, đa
dạng, chưa hấp dẫn trẻ.
- Xã có 10 thơn bản nhưng chỉ có 01 thơn là đa số người kinh sinh sống,
cịn 11 thơn bản có 100% người dân tộc sinh sống nên môi trường giao tiếp của
trẻ chỉ là tiếng dân tộc.
- Việc tuyên truyền với cha mẹ trẻ và cộng đồng về phát triển vốn tiếng
Việt cho trẻ chưa được làm thường xuyên.
- Sự pha trộn giữa hai dân tộc về nòi giống chưa nhiều, có sự phân biệt rõ
nét, họ thường gọi người kinh là chếnh, cũng giống người kinh gọi người
mường là dân tộc.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
TT
1

2


Nội dung khảo sát
Hiểu đúng bản chất của
chuyên đề, tận dụng mọi cơ
hội để tăng cường tiếng việt
cho trẻ.
Giáo viên, học sinh là
người dân tộc thường

Kết quả khảo sát
số người/
lớp được
Tốt
Khá
TB
khảo sát SL % SL % SL %
28

3

10.7

10

35.7

15

53.6

344


50 14.5 143 41.6 151 43.9
6


xuyên giao tiếp bằng tiếng
Việt, phát âm chuẩn âm
tiếng Việt.
3
Xây dựng môi trường tiếng
17
3 17.6 6 35.3 8 47.1
Việt cho trẻ hoạt động.
4
Tận dụng nguồn nguyên
học liệu sẵn có của địa
28
5 17.9 8 28.6 15 53.5
phương để làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ chuyên đề.
5
Tuyên truyền với cha mẹ
trẻ và cộng đồng về tăng
28
5 17.9 7 25.0 16 57.1
cường tiếng Việt cho trẻ
6
Ứng dụng công nghệ thông
tin vào các hoạt động trong
28

5 17.9 6 21.4 17 60.7
ngày.
7
Cha mẹ trẻ thường xuyên
giao tiếp với trẻ bằng tiếng
327
20 6.1 33 10.1 274 83.8
Việt khi ở nhà.
Nhìn vào bảng khảo sát thực trạng cho thấy việc tận dụng mọi cơ hội ở tất
cả các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi để tăng cường tiếng Việt cho trẻ,
hay công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ và cộng đồng, ứng dụng công nghệ
thơng tin để thực hiện chun đề cịn hạn chế.
2.3. Các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu
số tại trường Mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước.
2.3.1. Nâng cao năng lực đội ngũ:
Nhà trường chọn cử những cán bộ giáo viên có đủ trình độ, năng lực đi tiếp
thu chuyên đề tại huyện về triển khai đến từng cán bộ giáo viên tại đơn vị một
cách hiệu quả, trong mỗi chuyên đề nhà trường đều xây dựng tiết thực hành để
minh họa cho phần lý thuyết để cán bộ giáo viên hiểu rõ được nội dung chuyên
đề. Từ đó áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo.
Đầu năm học nhà trường phân công giáo viên phụ trách lớp một cách khoa
học như: Một giáo viên giỏi kèm một giáo viên trung bình hoặc khá, một giáo
viên người kinh kèm một giáo viên người dân tộc để cùng phát triển về chuyên
môn và cùng thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả nhất,
trong quá trình giao tiếp với cha mẹ trẻ nếu cha mẹ trẻ là người dân tộc thì giáo
viên người dân tộc sẽ giao tiếp tốt hơn và gần gũi hơn khi trao đổi, tuyên truyền
về các lĩnh vực cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường, hay trong quá trình
giao tiếp với các con nếu các con chưa hiểu tiếng Việt hay cô giáo người kinh
chưa hiểu tiếng dân tộc thì cơ giáo người dân tộc là một phiên dịch cho cô và trẻ
ngay tại lớp và cùng mở rộng vốn tiếng Việt cho trẻ, cũng như mở rộng vốn

tiếng dân tộc cho cô giáo người kinh.
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở từng nhóm
lớp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, phê duyệt trước khi thực hiện, kế
hoạch đảm bảo logic từ mục tiêu phát triển đến kế hoạch tuần và kế hoạch ngày.
7


Sau khi triển khai thực hiện chuyên đề nhà trường đã tổ chức kiểm tra việc
thực hiện chuyên đề dưới nhiều hình thức như: Thăm lớp dự giờ để góp ý cho
đồng nghiệp, trò chuyện trao đổi để kiểm tra mức độ áp dụng lý thuyết vào thực
tiễn, kiểm tra nội bộ về việc thực hiện chuyên đề hay việc thực hiện nhiệm vụ
được giao của mỗi cá nhân, mức độ tiếp thu của trẻ….
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường, liên trường tại đơn vị,
nhà trường chủ động xây dựng các tiết thực hành về tăng cường tiếng Việt để
các thành viên trong trường cũng như cụm trường góp ý hồn thiện chun mơn.
2.3.2. Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc
thiểu số:
- Xây dựng góc sách:
+ Xây dựng ngân hàng từ cho trẻ: Viết các từ (có thể vẽ thêm hình ảnh
mang biểu tượng của từ đó đối với trẻ nhỏ) mà trẻ thích vào miếng bìa carton cơ
đã chuẩn bị trước, cho trẻ cất vào hộp của mình, sau đó tập cho trẻ xâu các
miếng bìa hoặc làm sách tranh mà trẻ thích. u cầu trẻ đọc từ mình yêu thích
bằng cách nhớ kí hiệu những chữ cái ban đầu hoặc những hình ảnh quen thuộc.
+ Chuẩn bị các chữ cái rời cả chữ in hoa, in thường, viết thường kèm hình
ảnh để trẻ làm sách tranh và tập kể chuyện sáng tạo theo tranh. Cho trẻ mô tả cơ
viết theo lời kể của trẻ. Trẻ rất thích quan sát người lớn viết theo những gì mình
nói. Cho trẻ hoạt động ở góc sách trong tất cả các nhóm lớp như một phương
tiện học một cách hiệu quả.
+ Yêu cầu trẻ sưu tầm tranh ảnh có chứa các chữ cái đã học có trong từ để
làm sách tranh cho phong phú, cô chuẩn bị giúp trẻ sách tranh gắn sẵn bóng kính

để trẻ có thể thay đổi vị trí các bức tranh theo ý tưởng sáng tạo câu truyện của
riêng mình, từ đó phát triển vốn từ và tư duy logic cho trẻ một cách sáng tạo và
hiệu quả.
- Góc phân vai: Chuẩn bị các đồ dùng tự làm theo chủ đề có gắn tên các
loại hoa quả, đồ dùng, đồ chơi, in tiền, bảng niêm iết giá, bảng báo giá tiềnhàng …, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, mầu sắc hài hòa, đẹp mắt, sắp
xếp theo hướng mở để hấp dẫn trẻ chơi, kích thích giao tiếp để tăng vốn từ cho
trẻ.

8


- Trang trí phịng nhóm, lớp theo chủ đề, tên chủ đề cũng như các góc được
đặt tên một cách gần gũi, dễ hiểu, được viết bằng chữ in thường. Tủ đồ dùng cá
nhân được ghi tên và kí hiệu riêng của trẻ ở tất cả các độ tuổi. Trẻ được khuyến
khích tham gia trang trí, tạo mơi trường chữ cùng cơ như: tơ chữ, đồ chữ, sao
chép tên mình, tìm tên mình gắn lên bảng trẻ đến lớp, tìm tên những bạn vắng
gắn vào bảng bé ở nhà….Khuyến khích giáo viên cho trẻ sử dụng môi trường
chữ một cách tích cực, khuyến khích trẻ nhận biết chữ hàng ngày, khi thay đổi
chữ nói cho trẻ biết, đọc cho trẻ nghe….
- Góc địa phương: Xây dựng được góc địa phương mang đậm bản sắc dân
tộc Mường nơi đây, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường phải hiểu được phong
tục tập quán, văn hóa, sinh hoạt, đời sống, đồ dùng…để chuẩn bị các đồ dùng
minh họa phù hợp và dễ nhớ, dễ biết, dễ sưa tầm như: thơ ca, hò, vè, truyện,
đệm ngồi, nỏ, gión, váy, áo, hịn mắng, quả còn, cồng chiêng, một số sản vật quê
hương…bên dưới chú thích bằng tiếng Việt (chữ in thường) bên dưới mỗi hình
ảnh để trẻ làm quen với chữ tiếng Việt. Ngồi ra cịn sư tầm một số hình ảnh của
lễ hội Mường Khơ, các hình ảnh hay sản vật được thay đổi phù hợp theo từng
chủ đề.

- Mơi trường bên ngồi: Xây dựng khn viên bên ngồi phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đẹp, sinh động, hấp dẫn, thống mát…ngồi
việc trang trí cịn mang mục đích giáo dục. Mỗi loại hoa, cây cảnh, rau đều
được gắn tên gọi bằng tiếng Việt (chữ in thường), hay các hòn đá được vẽ
tranh, con vật, hoa… kèm theo các chữ cái để tạo môi trường chữ cho trẻ
trong khi chơi được lồng ghép một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

9


10


11


Ln duy trì mơi trường tiếng Việt trong lớp cũng như ngồi trời để
tạo được mơi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động tích cực.
2.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi:
Hằng năm nhà trường đầu tư mua sắm, bổ sung thêm một số đồ dùng
đồ chơi, trang thiết bị theo yêu cầu tối thiểu phục vụ cho các hoạt động như
thiết bị âm thanh, loa, mic đeo, ti vi, giá góc, bàn ghế…
Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cơ sở vật chất trường
học như phòng y tế, văn phịng, sân bê tơng, khn viên, mơi trường bên
ngồi….
Huy động cha mẹ trẻ đóng góp các nguyên học liệu sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ như các đồ dùng đồ chơi ở
các góc, sưa tầm các thơ ca, hị vè, tranh ảnh phù hợp, thân thiện với trẻ em
vùng dân tộc.

12



2.3.4. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong ngày.
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép việc thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng
Việt cho trẻ ở tất cả các hoạt động, ở tất cả các thời điểm trong ngày, sử dụng cả
tiếng mẹ để để phát triển vốn từ cho trẻ như:
- Hoạt động đón trả trẻ: Cô chào trẻ, chào cha mẹ trẻ bằng tiếng Việt nếu
trẻ cịn ngại thì cơ gần gũi động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin giao tiếp với
cha mẹ và cô giáo bằng tiếng Việt. Cho trẻ vào chơi ở các góc hay các trị chơi
mình u thích để được giao tiếp với các bạn chơi một cách tự nhiên.
- Hoạt động chung: Khi cô đưa ra các hệ thống câu hỏi nếu trẻ khơng hiểu
thì cơ biết tiếng dân tộc hỏi lại bằng tiếng dân tộc và giải thích cho trẻ hiểu tiếng
mẹ đẻ nói là như vậy nhưng tiếng Việt phải nói như thế này, cơ làm mẫu và tập
13


cho trẻ nói lại, giáo viên trong lớp phải thường xuyên quan tâm trao đổi với
những trẻ người dân tộc bằng tiếng Việt để cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
- Hoạt động chơi:
+ Hoạt động chơi ở các góc: trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên
quan tâm gần gũi, quan sát hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết, đặt ra những tình
huống mới để phát triển trị chơi, phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho trẻ, gây
hứng thú cho trẻ để trẻ sáng tạo..
+ Chơi các trò chơi vận động, dân gian: Thường xuyên quan tâm tổ chức
cho trẻ chơi để gúp trẻ mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động của lớp, của
trường đồng thời làm giàu vốn từ cho trẻ. Bởi trong các trị chơi thường có vận
động và lời đồng dao nên khi chơi trẻ vừa được vận động vừa đọc lời đồng dao,
đây là một trong những cách phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ một cách hiệu quả
nhất.
- Trong giờ ăn: Cho trẻ đọc thơ trước khi ăn, chào mời, giới thiệu món

ăn….
2.3.5. Tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội:
Phối kết hợp với các ban ngành đồn thể của xã, thơn bản để trong các Hội
nghị đưa vào lồng ghép và tuyên truyền về công tác tăng cường tiếng Việt cho
trẻ em vùng dân tộc. Viết bài tuyên truyền kết hợp với đài truyền thanh của xã
để phát mỗi tuần một lần trong chuyên mục giáo dục xã nhà.
Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị,
lễ hội...tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền. Nhà trường chủ động phối hợp với
trưởng thôn, bản để nắm được lịch sinh hoạt của thôn, bản và xin được tham dự,
đăng ký phát biểu để lồng ghép tuyên truyền về cách chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục trẻ theo khoa học, đặc biệt là việc tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt
cho trẻ tại gia đình, cồng đồng.
Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền về những điều cha mẹ cùng quan tâm
và chăm sóc, kết hợp trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ vào các thời điểm trong
ngày như đón, trả trẻ, hội nghị phụ huynh ...
Trưng bầy các sản phẩm của trẻ tạo ra theo chủ đề để thông qua sản phẩm
các bậc cha mẹ trẻ hiểu được mức độ tiếp thu lĩnh hội kiến thức của các con.
Tổ chức các hoạt động điển hình để mời cha mẹ trẻ tham dự và biết cách hỗ
trợ giáo viên, nhà trường trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ khi trẻ ở nhà,
cũng như việc hỗ trợ các nguồn nguyên học liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
công tác học tập, vui chơi cho trẻ nhưng không làm mất đi bản sắc của vùng
miền.
Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc giao tiếp và hiểu được ngôn ngữ
tiếng Việt, Tiếng Việt là ngơn ngữ Quốc gia vì vậy trẻ em phải giao tiếp được
ngôn ngữ tiếng Việt và hiểu được tiếng Việt để tạo tiền đề cho các bậc học tiếp
theo.
Một cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng thì sẽ tuyên truyền được cho các
thành viên trong gia đình, các thành viên trong gia đình có những người thân
khác và họ đã trở thành những tuyên truyền viên một cách vơ thức, chính những
thành viên này họ đã làm thành hiệu ứng của việc tuyên truyền tạo môi trường

14


tiếng Việt tại thơn bản và gia đình nơi họ sinh sống, từ đó họ giao tiếp song ngữ
với trẻ, phát triển vốn tiếng mẹ đẻ và tăng cường tiếng Việt.
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp cũng như cộng đồng.
Trong 3 năm thực hiện chuyên đề, cùng với việc áp dụng những giải pháp
chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số của bản thân vào quá
trình thực hiện chuyên đề tại đơn vị, thì tập thể cán bộ giáo viên đã hiểu đúng
bản chất của chuyên đề và tận dụng mọi cơ hội để tăng cường tiếng Việt cho trẻ,
hay trong những đám đơng có cả người dân tộc và người kinh thì giáo viên đã
giao tiếp bằng tiếng Việt với nhau. Đặc biệt là cha mẹ trẻ đã có những thay đổi
và quan tâm đến việc tạo môi trường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt, giúp trẻ
làm giầu vốn từ một cách rõ rệt.
TT

Nội dung khảo sát

số người/
lớp được
khảo sát

Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
TB
SL % SL % SL %

1


Hiểu đúng bản chất của
chuyên đề, tận dụng mọi cơ
28
17 60.7 8 28.6 3 10.7
hội để tăng cường tiếng việt
cho trẻ.
2
Giáo viên, học sinh là
người dân tộc thường
xuyên giao tiếp bằng tiếng
344
250 72.7 43 12.5 51 14.8
Việt, phát âm chuẩn âm
tiếng Việt.
3
Xây dựng môi trường tiếng
17
10 58.8 5 29.4 2 11.8
Việt cho trẻ hoạt động.
4
Tận dụng nguồn nguyên
học liệu sẵn có của địa
28
17 60.7 6 21.4 5 17.9
phương để làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ chuyên đề.
5
Tuyên truyền với cha mẹ
trẻ và cộng đồng về tăng

28
17 60.7 8 28.6 3 10.7
cường tiếng Việt cho trẻ
6
Ứng dụng công nghệ thông
tin vào các hoạt động trong
28
20 71.4 3 10.7 5 17.9
ngày.
7
Cha mẹ trẻ thường xuyên
giao tiếp với trẻ bằng tiếng
327
70 21.5 197 60.2 60 18.3
Việt khi ở nhà.
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt, vốn tiếng Việt của trẻ
được tăng lên rõ rệt, trẻ hứng thú, tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động, phát
âm chuẩn tiếng Việt.

15


- Cha mẹ trẻ và cộng đồng quan tâm trong việc giao tiếp với trẻ bằng tiếng
Việt khi ở nhà (song ngữ).
- Tranh thủ được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cha mẹ trẻ và cộng
đồng trong việc xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ từ trong lớp cũng như
ngồi trời, số kinh phí huy đơng được từ các nguồn lực là: 3.344.000.000 đồng
( Ba tỷ ba trăm bốn tư triệu đồng).
+ Ngân sách huyện: 807.000.000 đồng ( Tám trăm linh bảy triệu đồng).
Gồm tu sửa phòng học, xây mới nhà vệ sinh, tường rào, vườn cổ tích, khu vận

động cho trẻ.
+ Ngân sách UBND xã: 2.015.000.000 đồng ( Hai tỷ không trăm mười lăm
triệu đồng).
+ Nhà trường tiết kiệm chi: 150.000.000 đồng ( Một trăm năm mươi triệu
đồng).
Ngồi ra nhà trường cịn huy động qun góp ủng hộ từ các bậc phụ
huynh; 162.000.000 đồng ( Một trăm sáu mươi hai triệu đồng).
+ CBGV lao động làm đồ dùng ĐC, cải tạo vườn hoa cây cảnh, xây dựng
môi trường giáo dục trị giá: 130.000.000đ ( Một trăm ba mươi triệu đồng).
- Đơn vị được chọn là nơi xây dựng hoạt động thực hành cho đợt sơ kết 03
năm thực hiện chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu
số”
- Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động trong
ngày.
- CBGV, học sinh đã dần quên đi thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ khi
ở trường, mà phương tiện giao tiếp hàng ngày chủ yếu là tiếng Việt, thời lượng
giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ được tăng lên rõ rệt cả ở trường và ở gia đình
cũng như cộng đồng.
- Cách tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng về tăng cường
tiếng Việt cũng thoải mái hơn, hiểu nhau hơn, hiệu quả hơn, từ đó nhận thức của
cha mẹ trẻ đã hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường vốn tiếng Việt cho
trẻ, để tạo tiền đề cho trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng ở các bậc học tiếp
theo.
- Nhà trường nhận được sự quan tâm ủng hộ các nguyên học liệu của cha
mẹ trẻ, sự đầu tư của các cấp, các ngành và cộng đồng về kinh phí đầu tư cho cơ
sở vật chất trường học tạo môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân
thiện, tiết kiệm.
- CBGV nhà trường đã tận dụng các nguyên học liệu sẵn có ở địa phương
để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề đạt hiệu quả.
- Qua quan sát trẻ của nhà trường thì thấy trẻ đã giao tiếp với nhau bằng

tiếng Việt một cách thoải mái, biết sử dụng ngôn ngữ của cá nhân, tự kể về nội
dung mà trẻ thấy hứng khởi và có kèm theo cử chỉ điệu bộ để minh họa, vốn từ
đã phong phú và trẻ biết được “song ngữ”.
- Trong nhà trường đã tạo được môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết
phong phú để trẻ được thỏa mãn trong việc thể hiện bản thân trước mọi người
xung quanh.
16


Từ việc vào cuộc của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị để
tăng cường cơ sở vật chất, sự kết hợp hài hịa trong trang trí, sắp xếp, tạo môi
trường tiếng Việt cho trẻ đa dạng, hấp dẫn và thiết thực nên cha mẹ trẻ nhận ra
tầm quan trọng và cùng vào cuộc, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần, ngày công…
Đặc biệt đến nay số người kinh lấy vợ, lấy chồng người dân tộc rất nhiều,
họ khơng cịn mặc cảm người dân tộc hay người kinh nữa, và đã có sự giao thoa
về văn hóa, phong tục tập quán của hai dân tộc một cách hài hịa, bây giờ người
dân tộc khơng cịn gọi người kinh là “chếnh” nữa. Nên môi trường giao tiếp
tiếng Việt được mở rộng một cách tự nhiên và bền vững hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong quá trình giáo dục giúp con người
phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngơn ngữ có ảnh hưởng đến
sự phát triển tồn diện của trẻ. Cho nên cán bộ giáo viên cần phải đề ra nhiệm
vụ, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với
lứa tuổi.
Giao tiếp hiệu quả là một trong những khả năng quan trọng nhất mà con
người cần có. Hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ từ tuổi mầm
non là xây dựng nền móng thiết yếu cho thành cơng trong những năm tháng tiếp
theo ở trường phổ thông và cả cuộc sống lâu dài sau này của trẻ.
Dạy ngôn ngữ thứ hai cần có cách tiếp cận khác với dạy tiếng mẹ đẻ cho

trẻ. nội dung bài học và phương pháp cần phải thích hợp với trẻ học nói tiếng
Việt. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ chuẩn bị đi học lớp 1. Trẻ dân
tộc sẽ có cơ hội tốt hơn để nắm tiếng Việt cũng như tiếng mẹ đẻ nếu như kế
hoạch thực hện trong ngày được điều chỉnh một cách linh hoạt để phù hợp với
khả năng và nhận thức của trẻ.
Trẻ em dân tộc học nói tiếng Việt có hiệu quả, khi giáo viên có phương
pháp dạy phù hợp và có một mơi trường tiếng Việt phong phú cả ở trường và ở
gia đình.
Việc tạo dựng mơi trường tiếng Việt cho trẻ nhưng vẫn đậm đà bản sắc,
gần gũi để trẻ được tắm mình trong mơi trường tiếng Việt, từ đó mang lại tác
dụng tích khơng những cho trẻ mà cịn là một trong những biện pháp tuyên
truyền tích cực đến các bậc cha mẹ trẻ.
Để giúp trẻ giàu vốn tiếng Việt thì Ban giám hiệu nhà trường phải có
những biện pháp chỉ đạo sát với tình hình thực tế của địa phương mình và phù
hợp với nhận thức của trẻ. Giáo viên phải tận dụng mọi cơ hội, mọi lúc mọi nơi
để tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ, khi đứng trước trẻ giáo viên nên giao tiếp
bằng tiếng Việt, sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng lúc một cách hiệu quả, khai thác
triệt để cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có.
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các hoạt động để gây hứng thú giúp trẻ
tham gia vào hoạt động một cách tích cực.
Phát triển vốn tiếng mẹ đẻ cho trẻ để làm nền tảng cho việc phát triển tiếng
Việt, vì tư duy tiếng Việt của trẻ được dựa trên vốn tiếng mẹ đẻ, qua quá trình
17


làm quen và sử dụng thành thạo thì trẻ mới khơng cần tư duy trên vốn tiếng mẹ
đẻ.
Ngồi ra nhà trường cần làm tốt công tác tyên truyền, phối kết hợp với các
ban ngành đoàn thể, cha mẹ trẻ trong việc huy động mọi nguồn lực để tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học.

3.2. Kiến nghị:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trung tâm hoc tập cộng đồng
tuyên truyền về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.
- UBND huyện Bá Thước: Ban hành Chỉ thị đến các xã, Thị Trấn về việc
tạo môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị trường học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Hỗ trợ, biên soạn thêm tài liệu về tăng cường
tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.
XÁC NHẬN CỦA
Điền Trung, ngày 20 tháng 03 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT SKKN

Tào Thị Nhung

Nguyễn Thị Vinh
Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số: 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học
vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”
2. Thông Tư số: 17/TT-BGD&ĐT ngày 25/07/2009 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục Mầm non. và được sửa đổi bổ
sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016.
3. Tạp chí Giáo dục mầm non số 02/2016.
4. Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số
trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non, mẫu giáo 3-4 tuổi.
5. Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số
trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non, mẫu giáo 4-5 tuổi.

6. Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số
7. Chuyên đề phát triển ngôn ngữ

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Vinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Điền Trung

TT

1

2

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh giá
đánh
Năm học
xếp loại
giá xếp
đánh giá
(Ngành GD
loại

xếp loại
cấp huyện/tỉnh) (A,B
hoặc C)
Ngành GD cấp
B
2010-2011
huyện

Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng dạy vận động
âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại trường Mầm non Điền
Trung, huyện Bá Thước.
Một số biện pháp Kiểm tra Ngành GD cấp
đánh giá hoạt động sư phạm
tỉnh
của giáo viên tại trường Mầm
non Điền Trung, huyện Bá

C

2012 2013

19


Thước.
3

Một số kỹ năng xử lý tình

huống của Hiệu trưởng trong
quản lý Giáo dục tại trường
Mầm non Điền Trung, huyện
Bá Thước.

Ngành GD cấp
tỉnh

C

2015 2016

4

Một số giải pháp chỉ đạo thực
hiện chuyên đề tăng cường
tiếng Việt cho trẻ em vùng dân
tộc thiểu số tại trường Mầm
non Điền Trung, huyện Bá
Thước.

Ngành GD cấp
huyện

B

2018-2019

20




×