Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫm giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động thăm quan dã ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.25 KB, 21 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội đang phát triển như vũ bảo về khoa học công nghệ thông
tin, biến động về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hơi phức tạp liên
tục nảy sinh đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những
tác động tích cực, cịn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người,
đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em khơng có những kiến thức
cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, khơng có những năng lực
để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ
gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Để học được cái tốt, phòng được cái xấu đòi
hỏi con người có được kiến thức về kỹ năng sống một cách tốt nhất mới có thể
tồn tại và phát triển được. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói
chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Theo UNESCO,
nếu khi trẻ em 8 tuổi mới giáo dục – hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì đã là
quá trễ! [1] Vì đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói
quen –nếp sống, những cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về
sau; trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu khơng thì khó
mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự
khẩn thiết của việc rèn luyện - hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ
ngay từ bậc mầm non.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hịa, tồn diện về
nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để
các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biến những kiến
thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt
động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều
tình huống, học cách tự bảo vệ bản thân, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi
người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách
tích cực.
Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành các kỹ năng cho
trẻ đó là hoạt động dạo chơi thăm quan. Cùng với hoạt động ngoại khóa, dạo
chơi thăm quan là cơ hội vàng để rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ, đây cũng là


cơ hội để giáo viên nhìn lại kết quả giáo dục và xây dựng lại kế hoạch giáo dục
trẻ. Dạo chơi, thăm quan theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một
hình thức tự học, tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với đời sống
thực tiễn, mở rộng kéo dài trường suy tưởng – thẩm định về bài học cho trẻ, phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kiểm tra chất lượng dạy học trong
giờ chính khóa. Dạo chơi tham quan vì thế vừa là hoạt động giáo dục, vừa là

1


hoạt động thẩm mỹ, góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ,
cảm nhận văn hóa nghệ thuật cho trẻ. Qua hoạt động dạo chơi thăm quan trẻ
được phát triển cân đối về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, giao tiếp và quan trọng hơn
đó là trẻ được trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh để hình thành kỹ
năng sống cho bản thân, đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạo chơi tham quan”.
1.2 Mục đích của đề tài
Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi).
Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
(5- 6 tuổi) thông qua hoạt động dạo chơi thăm quan.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) thông qua hoạt
động dạo chơi thăm quan .
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu
có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh
nghiệm
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp du lịch qua màn ảnh nhỏ
- Phương pháp quan sát trực tiếp.

- Phương pháp đánh giá nêu gương.
2.Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến dạo chơi
tham quan. Trong hoạt động tập thể này trẻ học được cách thực hiện nhiệm vụ,
trị chơi theo nhóm, theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người điều
khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý tưởng của
mình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.... Có thể nói, dạo chơi tham quan
mang nhiều mang nhiều lợi ích trong việc xã hội hóa trẻ.
Với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, dạo chơi tham quan là một phương pháp
hữu hiệu trong việc cung cấp kỹ năng sống cho trẻ.
*Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 5 – 6 tuổi đó là: 
- Sự mạnh dạn tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần
chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là
ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã
có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện
và học hỏi. Sự mạnh dạn tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương,
tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một đứa trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng

2


học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức
mới, mong muốn được yêu q và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ
gần gũi hơn với mọi người.
- Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này.
Có những việc chúng ta khơng thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ
thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm
việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự
hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ

dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng
chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối
với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cơ giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và
diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị
trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí
chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên
cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến
nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.
Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:  Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết
đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử
dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi
chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy
định về an tồn giao thơng và một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy
hiểm. 
- Kỹ năng tự lập: Giáo dục cho trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một
số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày. Biết giúp
người lớn làm một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu
cầu, nguyện vọng, sở thích riêng của bản thân...
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vơ vàn các tình huống
xảy ra địi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ
năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với
trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
- Sự tị mị và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan
trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám
phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tị mị tự
nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang
tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đốn
trước được. Đây cũng chính là đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này [2].


3


Đó là những kỹ năng cơ bản hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ: kỹ
năng phát triển thể chất, kỹ năng phát triển nhận thức, kỹ năng phát triển tình
cảm xã hội, kỹ năng phát triển ngơn ngữ - giao tiếp.
2.2 Thực trạng vấn đề
Trường mầm non Thị Trấn Quảng Xương đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2,
cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, có đầy đủ phòng học và các phòng
chức cho trẻ hoạt động. Năm học 2017- 2018 trường được chọn thực hiện điểm
đề án “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”. [3]
Để đạt được kết quả cao trong việc thực hiện đề án tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
nghiên cứu SKKN “Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động tham quan dã ngoại”, trong q trình thực hiện tơi gặp những thuận lợi và
khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm của Huyện ủy- UBND huyện, lãnh đạo địa phương,
của ban giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh
học sinh.
Cơ sở vật chất nhà trường cũng như của nhóm lớp tương đới đầy đủ, đồ
dùng trang thiết bị hiện đại, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, có đủ các loại đồ
chơi ngoài trời, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được thực hành, trải nghiệm.
Đa số phụ huynh quan tâm tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện các buổi
tham quan dã ngoại.
Là một giáo viên có tâm huyết với nghề nhiệt tình, năng động, sáng tạo,
bản thân cũng rất thích những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thích tìm hiểu
khám phá thế giới xung quanh. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong cơng
việc tơi ln nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến
thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động tham quan dã ngoại

theo cách tốt nhất.
Nhà trường có mơ hình thực tiễn “ sân chơi giao thơng “ và “ vườn rau
sạch” cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm.
2.2.2. Khó khăn
Đây là hoạt động khơng có trong chương trình học của trẻ nên việc tận
dụng quỹ thời gian cần phải cân nhắc kỹ càng để đạt kết quả tốt mà không ảnh
hưởng đến hoạt động khác.
Là lớp mẫu giáo lớn nên các bậc cha mẹ ln nóng vội trong việc dạy
con, do đó về nhà trẻ chưa biết đọc, biết viết thì lo lắng thái quá. Đồng thời lại
chiều chuộng cung phụng con cái khiến trẻ không có khả năng tự lập trong các
hoạt động.

4


Kinh phí tổ chức cho việc tham quan khơng có, cịn có phụ huynh chưa
thực sự quan tâm tới việc dạo chơi tham quan của trẻ.
Một số trẻ sức khỏe còn hạn chế, dễ bị say xe. Còn một số trẻ tiếp thu
chậm nên việc truyền thụ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thuận lợi và khó khăn như trên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát, đánh giá thực tế kỹ năng sống của trẻ qua các nội dụng:
* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; kỹ năng
ứng xử khi bị lạc; kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn; kỹ năng đảm bảo an
toàn khi tham gia giao thông…
* Kỹ năng giáo tiếp- ứng xử: Kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông;
kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc; kỹ năng giao tiếp thơng thường; kỹ năng sử dụng
lời nói để trình bày cảm xúc, nhu cầu của bản thân…
* Kỹ năng tự lâp: Hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự
phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày. Biết giúp người lớn làm
một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện

vọng, sở thích riêng của bản thân...
* Kỹ năng hoạt động nhóm: Trẻ biết thiết lập quan hệ, trao đổi trị
chuyện giữa các thành viên trong nhóm tổ chức các hoạt động hàng ngày, kết
hợp hài hòa làm việc theo nhóm: Biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, người
thân; biết hợp tác với người khác để hồn thành những cơng việc chung đơn
giản phù hợp với lứa tuổi; biết nhận xét một số hành vi đúng sai của con người
đối với môi trường, xã hội
Kết quả được thể hiện trên bảng khảo sát như sau:
Tổng
Kết quả
số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
khảo
Tốt
Khá
TB
khảo sát
sát
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
trẻ


1. Kỹ năng
tự bảo vệ
bản thân
2. Kỹ năng
giao
tiếpứng xử
3. Kỹ năng
tự lập
4. Kỹ năng
hoạt động
nhóm

trẻ

trẻ

trẻ

5

14,7

11

32,4

14

41,2


4

11,8

4

11,8

10

29,4

15

44,1

5

14,7

7

20,6

13

38,2

13


38,2

1

2,9

6

17,6

12

35,3

14

41,2

2

5,9

34

5


Trước thực trạng này tơi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực
để lại mang hiệu quả tích cực trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
2.3. Các biện pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1. Xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan của nhóm lớp.
Xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan trong một năm học là một biện
pháp quan trọng, là kim chỉ nam để giáo viên có thể chủ động sắp xếp tời gian,
chuẩn bị và thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đạt kết
quả tốt nhất.
Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi chủ động thực hiện chương trình theo
đúng kế hoạch đã vạch sẵn, khơng bị thụ động do đó cơng việc đạt kết quả cao.
Vì thế, ngay từ đầu tháng 9 căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình chăm
sóc giáo dục mầm non theo độ tuổi [4] và kế hoạch thực hiện đề án “ xây dựng
trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống” của nhà trường[5], tình
hình thực tế của nhóm lớp, địa bàn Thị trấn và khả năng nhận thức của các cháu.
Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và xây dựng kế hoạch các hoạt
động dạo chơi tham quan sao cho phù hợp với trẻ, gây được hứng thú cho trẻ và
quan trọng hơn là phải kích thích tính tìm tịi, ham hiểu biết về những gì được
trải nghiệm, qua đó dần dần thấm nhuần vào từng cá nhân trẻ những kiến thức,
kỹ năng đã học trong những buổi chính khóa cũng  như cung cấp kỹ năng sống
cần thiết cho trẻ.
- Kế hoạch cụ thể gắn với chủ điểm như sau:
Chủ đề
Nội dung hoạt động
Trường mầm Cho trẻ tham quan các khu vực
non
trong trường mầm non.
Bản thân – Tết Cho trẻ tham gia lễ hội trăng rằm
trung thu

Hình thức
Tham quan trực tiếp dưới
sự hướng dẫn của cô.
Trẻ trực tiếp tham gia và

quan sát

Gia đình

Cho trẻ đi tham quan cơng viên Trẻ tham quan trực tiếp
Hội An- Thành phố Thanh Hóa
dưới sự hướng dẫn của
cơ giáo
Nghề nghiệp- - Tham quan làng nghề Bát Tràng Tham quan qua màn ảnh
ngày 22/11
- Tham quan doanh trại bộ đội nhỏ.
của tiểu đoàn B40- xã Quảng cát- Thăm quan trực tiếp dưới
Thành phố Thanh Hóa
sự hướng dẫn của cô.
Thế giới động - Tham quan một số khu bảo tồn Thăm quan qua màn ảnh
vật.
động vật hoang dã.
nhỏ.
- Cho trẻ xem xiếc

6


Tết - mùa xuân -Tham quan Thiền viện trúc lâm- - Tham quan trực tiếp
Thành phố Thanh Hóa
dưới sự hướng dẫn của cơ
giáo.
- Tập gói bánh chưng ngày tết
- Trẻ được tập gói bánh
chưng

- Tham gia hội thi “Bé tập làm - Quan sát và tham gia
nội trợ”.
trực tiếp tham gia hội thi
Phương tiên Quan sát tại mơ hình sân chơi Dưới sự hướng dẫn của cô
giao thông
giao thông.
giáo
Nước và các Chơi với nưóc
Dưới sự hướng dẫn của
hiện tượng tự
cơ.
nhiên
Q
hương- - Tham quan đài tưởng niệm Chủ Tham quan trực tiếp dưới
Đất nước- Bác tịch Hồ Chí Minh.
sự hướng dẫn của cô giáo
Hồ
-Tham quan Bảo tàng tỉnh Thanh và hướng dẫn viên.
Hóa
Trường
tiểu Tham quan trường tiểu học Thị Tham quan trực tiếp dưới
học
Trấn Quảng Xương.
sự hướng dẫn của cô giáo
Báo cáo với Ban giám hiệu về kế hoạch dạo chơi tham quan của lớp, tham
mưu với ban giám hiệu khâu tổ chức, kinh phí. 
Thơng qua buổi họp phụ huynh đầu năm để tuyên truyền và lấy ý kiến của
phụ huynh học sinh, phổ biến ý tưởng của giáo viên, lợi ích khi thực hiện hoạt
động này, bàn về những khó khăn có thể gặp phải và cùng thảo luận để tìm ra
phương án giải quyết tối ưu.

Lên kế hoạch và thông báo với phụ huynh về những chuyến đi sắp tổ chức
cho trẻ.
Vận động phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động tham
quan dã ngoại của trẻ. Như vậy khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trường
không còn xa cách.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan, tơi cịn chú trọng
đến việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
từng chủ điểm phù hợp với khả năng của mỗi trẻ.
VD: Bộ tiêu chí đánh giá nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ điểm “ Bản
thân- Tết trung thu” và chủ điểm “ Gia đình- ngày 20/10”

7


Chủ điểm

Nội dung
Kỹ năng lựa chọn
kỹ năng
Giáo dục gắn với kỹ nặng tự bảo vệ bản thân.
1
KN10: Biết kêu cứu gọi người xung quanh giúp đỡ khi
mình hoặc người khác khi gặp nguy hiểm, đánh đập,
bị ngã chảy máu,
Bản thânGiáo dục gắn với kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
Tết trung
2
KN22: Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân,
thu
về những người thân.

Giáo dục gắn với kỹ năng tự lập.
4 tuần
KN25: Biết rửa tay và chải răng đúng cách, khơng vẩy
3
(Từ 2/10
nước ra ngồi, khơng làm ướt áo, quần.(Rửa mặt bằng
nước sạch trước khi ăn và lau miệng, uống nước sau
đến
khi ăn. Biết rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn,
27/10/2017)
sau khi đi vệ sinh,khi tay bẩn. ..)
Giáo dục gắn với kỹ năng hoạt động nhóm.
4
KN39: Tích cực hợp tác với bạn bè trong các hoạt
động chung của nhóm, lớp
Giáo dục gắn với kỹ nặng tự bảo vệ bản thân.
1
KN9: Không đi theo hoặc nhận quà của người lạ khi
chưa được sự đồng ý của người thân.( Nhận biết phân
biệt được người thân, người lạ, tự biết khơng nên đi
theo người lạ và giải thích được vì sao. Biết tự bảo vệ:
La to, kêu cứu, chạy đi gặp người lớn, nhờ bạn gọi
Gia đìnhngười lớn khi thấy bạn nhận quà và đi theo người
ngày 20/10
lạ…)
4 tuần
Giáo dục gắn với kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
(Từ 30/10 –
2
KN14: Khơng nói tục, khơng chưởi bậy: (Khơng nói

tục, nói những từ không lịch sự, thiếu tôn trọng khi
24/11/2017)
giao tiếp)
Giáo dục gắn với kỹ năng tự lập.
3
KN26: Biết cùng cô sắp xếp bàn nghế, kê sạp ngủ,
chuẩn bị bữa ăn. Giúp cô chia cơm cho các bạn, tự lấy
cơm, sắp bát, lau miệng, uống nước sau khi ăn xong.
Giáo dục gắn với kỹ năng hoạt động nhóm.
4
KN37: Làm thiệp chức mừng bà, mẹ và cô giáo nhân
ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

8


Phiếu theo dõi
Sự phát triển của trẻ 5- 6T và nội dung giáo dục kỹ năng sống
Chủ điểm : Bản thân- Tết trung thu.
T
T

Họ và tên trẻ

PT thể chất
M
MT2

PT nhận thức


M
MT6

K
KN10

M
MT29

PTNN và GT
M

MT42

M
MT48

(

Mai Hương Giang
Cao Thị Ngân Hà
Nguyễn Lê N. Hà
Bùi Thu Hoài
Bùi Sỹ Hưng
Trần Quang Huy
Bùi Sỹ Tuấn Kiệt

M
MT52


PTTM

M
MT70

Tổng

K
KN39

Đ



8


2


MT93

(

KN25)

1
2
3
4

5
6
7
..

PTTC và
KNXH

(KN22)

+
+
+

-

+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

+

71,4%





+
+

+
+
+

+
+
+

+
+
+
+
+

-

-

+

+
+

+
+

+
+
+
+

+

+
+

+

+
+

+
+
+
+
+
+

+
+

+

-

-

-

-

+

+
+
+
-

….

Tổng(Tính %)

…..

Phiếu theo dõi
Sự phát triển của trẻ 5- 6T và nội dung giáo dục kỹ năng sống
Chủ điểm: Gia đình- Ngày 20/10.
T

Họ tên trẻ


T

PT thể chất
MT18

MT11

PT nhận thức
KN26

MT26

MT31

(KN9)
1
2
3
4
5
6
7
..

Mai Hương Giang
Cao Thị Ngân Hà
Nguyễn Lê N. Hà
Bùi Thu Hoài
Bùi Sỹ Hưng
Trần Quang Huy

Bùi Sỹ Tuấn Kiệt

+
+
+
+
+
+
-

+
+
+
+
+
+
+

PTNN và GT
MT49

PTTC và
KNXH

MT53

MT57

+


+
+

KN37

PTTM

Tổng

MT94

Đ



+
+
+
+
+

9

1

(KN 14)

-

+

+
+
+
+
+
+

+
+
+
+

+
+
+
+

-

+
+
+
+
-

+
+

+
+


+
+
+
+
+

+
+
+

+
+
+

+
+
+

+

….

Tổng(Tính %)

85,7%

100%






..

2.3.2. Tổ chức kế hoạch dạo chơi tham quan qua màn ảnh nhỏ.
Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế và quỹ thời gian cịn hạn chế,
nên khơng thể tổ chức cho trẻ tất cảc các hoạt động trực tiếp đến tận nơi quan sát
và tìm hiểu, nhất là những nơi ở xa. Do đó, để thực hiện biện pháp này, tôi luôn
tranh thủ mọi lúc, mọi nơi cập nhật và sưu tầm những tranh ảnh, video hoặc tự
quay những đoạn phim về những phong cảnh con người xung quanh địa bàn.
Sau đó, tơi lựa chọn những hình ảnh đẹp, thu hút và phù hợp với trẻ nhằm cho
trẻ được quan sát những hình ảnh đẹp, chân thực, nổi bật kỹ năng sống cần thiết
từ đó hướng trẻ tích cực tham gia tìm hiểu. Mặt khác, với trẻ những đoạn phim
tư liệu, tài liệu rất khô khan, không thu hút, tôi đã tổ chức cho trẻ xem ở một
mơi trường khác, như một chiếc Ti vi màn hình thật lớn, thật lạ lẫm với trẻ thì
đó thực sự là một điều rất thu hút. Những đoạn phim đó được trẻ tiếp thu một
cách tự nhiên, tích cực qua đó dần hình thành ở trẻ kỹ năng sống hợp tác, giao
tiếp tự tin, tăng khả năng tò mò, sáng tạo ở trẻ
9


* Một buổi du lịch qua màn ảnh nhỏ của cơ và trị lớp Họa my 3
- VD1: Hoạt động: “ Làng nghề Bát Tràng”
Hoạt động này trẻ được quan sát những công việc, những con người với
những sản phẩm mang đậm phong cách Việt Nam. Trẻ biết được những kiến
thức cơ bản về những sản phẩm thông thường như xuất xứ, tên gọi, cách làm và
cơng dụng của nó. Qua hoạt động này tơi giáo dục trẻ biết gìn giữ những sản
phẩm do các cô bác của làng nghề làm ra bởi đó khơng chỉ là những sản phẩm
lao động mà nó cịn có giá trị văn hố như là một nét văn hoá của dân tộc

- VD2: Hoạt động: Tham quan một số khu bảo tồn động vật hoang dã,
công viên bách thảo.
Buổi đầu tiên tôi cho trẻ quan sát hình dáng bên ngồi và tên gọi của các
con vật. Các buổi tiếp theo tôi cho trẻ quan sát và nghe giới thiệu về đặc điểm và
hoạt động của chúng… tơi thấy trẻ rất có hứng thú, vì thế trẻ rất tích cực tham
gia. Qua quan sát những lồi vật trên màn hình 49 inh, trẻ chăm chú, thể hiện sự
ngạc nhiên, thích thú qua biểu cảm của những gương mặt đáng yêu, trẻ biết đặt
những câu hỏi rất ngây thơ cho cơ giáo ví dụ: “ Cơ ơi tại sao thỏ lại chạy rất
nhanh?, tại sao con voi lại to thế? Chắc nó ăn rất nhiều thức ăn,.. Thơng qua
hoạt động này trẻ biết được đặc điểm và tích cách của các con vật như: con nai
thì hiền lành, con gấu thì tị mị, con khỉ thì nhanh nhẹnh, con thỏ thì nhút nhát,
con cáo thì gian ác, con hổ thì hung dữ, con voi thì to khỏe …từ đó giáo dục trẻ
biết tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với các con vật này và tôi giáo dục trẻ yêu
thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ các lồi động vật xung quanh mình.
2.3.3. Chuẩn bị chu đáo trước khi đi tham quan dã ngoại.
Việc chuẩn bị chu đáo trước khi cho trẻ tham gia hoạt động dã ngoại là
điều hết sức cần thiết và không thể thiếu. Để tham quan dã ngoại mang lại kết
quả như mong muốn thì giáo viên cần chuẩn bị tốt và tổ chức có kế hoạch, có
định hướng: phân cơng giáo viên trong khối đi liên hệ và khảo sát trước địa
điểm tham quan và nơi có thể tổ chức hoạt động tập, Thiết lập lộ trình, thời gian
cho các hoạt động, xác định nội dung quan sát và các hoạt động khác.
Việc chuẩn bị cho việc tham quan phải được tiến hành trước vài ngày,
giáo viên thông báo cho trẻ sẽ đi đâu, nhằm mục đích gì. Với chủ đề này, tổ
chức hội thoại nên đem theo cái gì, mặc gì cho thuận tiện đi lại, cung cấp từ ngữ
mới liên quan đến nội dung quan sát, nhắc nhở trẻ có hành vi đúng nơi công
cộng.....Cuộc hội thoại về buổi đi tham quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ và định
hướng sự chú ý của trẻ đến mục tiêu mà giáo viên đặt ra.
Tôi dựa trên kế hoạch đã đề ra và dựa vào quỹ thời gian thực hiện chương
trình chăm sóc giáo dục mầm non mà lựa chọn, sắp xếp tổ chức hoạt động cho
trẻ phù hợp với chủ đề, qua đó cung cấp kỹ năng sống cho trẻ.


10


Trước khi tổ chức hoạt động nào đó, tơi ln cùng với trẻ chuẩn bị các
điều kiện cần có để thực hiện cho hoạt động. Như: Địa điểm, phương tiện đi lại,
tư trang, tâm lý hào hứng, phấn khởi. Bên cạnh tơi trị chuyện với trẻ và đặt ra
một số tình huống nếu xảy ra trong chuyến đi như: Nếu khơng may con bị lạc
con sẽ làm gì?, con sẽ nhờ ai giúp đỡ?, giúp đỡ bằng cách nào?, nếu người lạ
cho con quà con sẽ làm thế nào?, …từ đó trẻ có thể tự giải quyết được những
tình huống nếu khơng may trẻ mắc phải.
Cuối buổi chiều hơm đó hoặc ngày hôm sau. Tôi cho trẻ kể lại buổi tham
quan, dã ngoại. Nêu cảm nghĩ của mình về địa điểm mà mình được tham gia
khám phá. Qua đó củng cố kiến thức mà trẻ được học trong giờ chính khóa đồng
thời cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
2.3.4.  Tổ chức kế hoạch tham quan dã ngoại :
Những chuyến tham quan dã ngoại thực tế của lớp Họa my 3- Trường
Mầm non Thị Trấn Quảng Xương.       
* Chủ điểm : Trường mầm non (Tham quan trường mầm non)
Cô tập hợp trẻ, điểm danh rồi tổ chức cho trẻ đi theo hàng lối, cô bao quát
trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát. Cơ có thể đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở
hay những tình huống để kích thích trí tị mị và thích khám phá ở trẻ. Cuối buổi,
cơ tập hợp điểm danh, tránh để sót trẻ.
Tôi tổ chức cho trẻ những chuyến tham quan xung quanh trường mầm
non Thị Trấn Quảng Xương, các khu vực trong phạm vi trường như nhà bếp, sân
chơi, vườn rau, vườn cổ tích, các phịng chức năng, phịng làm việc của Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, kế tốn, kế tốn ... Cho trẻ tham gia lễ hội trung do nhà
trườmg tổ chức. Thông qua các hoạt động này, tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất
tích cực thích tìm hiểu về trường mình hơn, trẻ thích được đến trường và thích
được kể cho người khác nghe về ngôi trường của trẻ. Qua đó tơi giáo dục trẻ biết

u trường, u lớp, u cơ giáo và bạn bè. Biết kính trọng, lễ phép với các cô
bác trong trường. Cũng qua hoạt động dạo chơi tham quan các khu vực xung
quanh trường trẻ biết phòng và tránh xa một số nơi nguy hiểm như: khu vực áo,
bếp nấu, kho chứa ga,.... 
* Chủ điểm : Gia đình (thăm quan Cơng viên Hội An- Thành phố
Thanh Hóa)
Nhằm giúp trẻ được vui chơi ngồi trời thoải mái theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm, cũng như tạo điều kiện cho trẻ luôn cảm thấy thân thiện với bạn
bè đồng thời giúp trẻ mở rộng kiến thức về môi trường xung quanh. Theo như
kế hoạch tôi tổ chức cho các bé đi thăm quan dã ngoại tại công viên Hội An –
Thành phố Thanh Hóa.

11


Cô tập hợp trẻ, điểm danh rồi tổ chức cho trẻ đi theo hàng lối lên xe ô tô,
trên xe tôi trò chuyện với trẻ và đặt ra một số câu hỏi để hướng trẻ vào chủ đề
tham quan ngày hôm nay như: Bố mẹ thường đưa các con đi đâu chơi vào những
cuối tuần?, đi đến đó con thường chơi ngững gì?, ở đó có những gì?....khi đến
địa điểm tham quan cô tập hợp trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại nội quy cô bao quát trẻ
và hướng dẫn trẻ quan sát.
Dù các bé đã được nhìn và nghe kể chuyện về cơng viên rất nhiều rồi
nhưng hơm nay có những trẻ lần đầu tiên được tận mắt nhìn, quan sát mọi vật
xung quanh. Các con rất tò mò, tỏ ra chăm chú, thích thú quan sát và tận tay cho
bạn Khỉ, vẹt, thỏ ăn trẻ rất thích thú, được tự do ngắm ngía cảnh vật xung quanh,
được chơi các trị chơi mà trẻ thích, trẻ được thả mình vào thế giới thần tiên đầy
thơ mộng.
Chỉ là một buổi sáng tham quan cơng viên nhưng đối với các bé đó chính
là một cuộc phiêu lưu kì thú với đầy những trải nghiệm hấp dẫn. Khơng gì khiến
trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ

xung quanh, tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Bởi
vậy cùng với kiến thức, trải nghiệm thực tế bằng các hoạt động dã ngoại là điều
kiện đảm bảo cho việc giáo dục tồn diện tại trường. Chuyến đi tham quan cơng
viên cơng viên Hội An khơng chỉ giúp các con có thêm hiểu biết về thế giới
xung quanh mình, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin mà còn phát huy khả năng thích
nghi với mơi trường mới cũng như bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để tự
tin khám phá nhiều hơn về cuộc sống.
* Chủ điểm : Nghề nghiệp (thăm quan doanh trại bộ đội (Tiểu đoàn
B40)- xã Quảng Cát- Thành phố Thanh Hóa)
Để tạo hứng thú cho trẻ trong chuyến đi tôi tham mưu với ban giám hiệu
nhà trường tập hợp tất cả trang phục bộ đội ở các nhóm lớp và mượn thêm trang
phục ở các trường mầm non lân cận đủ số lượng mỗi cháu một bộ. Khi được
mặc lên mình bộ trang phục bộ đội dường như trên khuôn mặt ngây thơ của các
bé bạn nào cũng thể hiện sự háo hức, mong chờ được đến thăm các chú bộ đội,
những tiếng cười, nói giịn tan. Những câu chuyện về chú bộ đội là chủ đề được
các bé yêu nói rất nhiều trên đường đến doanh trại, những bài thơ, bài hát về chú
bộ đội được trẻ thể hiện mãi không ngừng.
Đến thăm doanh trại bộ đội trẻ được tham quan nơi học tập và làm việc
của các chú bộ đội, được nhìn thấy các chú bộ đội luyện tập, duyệt binh, được
đến xem nơi ăn ngủ của các chú bộ đội, khu tăng gia, truyền thống của đơn vị,
được các chú dạy cho cách gấp chăm màn, cùng các chú bộ đội giao lưu văn
nghệ và ăn cơm tại tại doanh trại.…. Những hình ảnh này lâu nay trẻ chỉ biết
qua lời nói của người lớn, qua lời dạy, qua tranh ảnh của cô giáo. Và hôm nay

12


đây khi tất cả đã thành hiện thực, trẻ không khỏi không ngạc nhiên và háo hức!
Điều này được thể hiện qua ánh mắt, qua nụ cười và qua những lời nói ngây thơ
của trẻ.

Qua buổi tham quan đầy ý nghĩa này, giúp các bé tìm hiểu rõ hơn về
doanh trại bộ đội, về công việc, nề nếp sinh hoạt hàng ngày của các chú bộ đội
góp phần vào việc giáo dục kiến thức cho trẻ trong các chủ đề: " Nghề Nghiệp"
và "Quê hương- Đất nước – Bác Hồ" từ đó giúp các bé có ý thức học tập, rèn
luyện tích cực để trở thành con ngoan trị giỏi, những bé khỏe bé ngoan. Cũng
trong buổi tham quan dã ngoại này nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", giáo dục
trẻ lòng yêu nước, yêu mến và biết ơn các chú bộ đội, phát huy tính kỉ luật, tích
cực tham gia các hoạt động tập thể, giúp trẻ thêm yêu mến, gắn bó với các bạn
trong lớp, trong trường. Qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, rèn luyện kỹ năng
sống ngăn nắp, gọn gàng…cho trẻ và giúp cho trẻ biết được công lao to lớn của
các chú Bộ đội làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.
* Chủ đề: Tết – mùa xuân (thăm quan Thiền Viện Trúc Lâm)
Chủ đề Tết và mùa xuân tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan Thiền Viện Trúc
Lâm- Hàm Rồng- Thành phố Thanh Hóa. Đến đây trẻ thấy được sự trang
nghiêm, thanh tỉnh của ngôi chùa, trẻ được vào trong đại điện bái Phật theo
hướng dẫn của sư thầy. Được nghe sư thầy giảng đạo làm người từ đó giúp trẻ
biết được, cịn nhỏ thì không được đố kỵ và không được tranh giành đồ chơi với
các bạn, biết nhừng nhịn những em bé nhỏ, phải biết giúp đỡ những bạn có hồn
cảnh khó khăn. Phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, nghe lời cơ giáo để trẻ thành
con ngoan trị giỏi.
Với chủ điểm tết và mùa xuân tôi tổ chức cho trẻ tập gói bánh chưng, làm
hoa.....Đây là các hoạt động mang đậm tính chất dân tộc, qua đó trẻ hiểu biết
hơn về phong tục tập quán quê mình. Khi trẻ tự mình gói những chiếc bánh
chưng, làm hoa trang trí cho ngày tết.....Trẻ được tham gia, được tự mình làm ra
các sản phẩm qua đó rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình
huống của trẻ và biết quý trọng sản phẩm của mình và của người khác làm ra.
Cũng trong chủ đề này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ ra vườn chăm sóc
vườn hoa và vườn rau sạch. Trẻ được tham gia trồng hoa và trồng rau, nhỏ cỏ,
tưới nước, bón phân và thu hoạch rau. Thông qua hoạt động này trẻ nhận biết

gọi tên các loại một số loại hoa và rau thông dụng, trẻ biết quy trình trồng rau,
chăm sóc và thu hoạch rau. Từ hoạt động này giáo dục đức tính chăm chỉ lao
động và kỹ năng tự lập ở trẻ.
Trong chủ điểm này trẻ còn được trực tiếp tham gia hội thi “ Bé tập làm
nội trợ”. Thông qua hội thi đã tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu học hỏi, thể hiện

13


sự hồn nhiên, nhí nhảnh, trí thơng minh, tự tin trong giao tiếp, ứng xử, kỹ năng
làm việc nhóm...đặc biệt còn giúp trẻ phát triển tốt về kỹ năng khéo léo, linh
hoạt nhanh nhẹn trong các hoạt động hàng ngày, góp phần vào sự phát triển
tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách.
* Chủ điểm : Giao thông (Thăm quan và thực hành tai mơ hình sân
chơi giao thông”
Năm học 2017- 2018 trường mầm non Thị Trấn Quảng Xương được chọn
là 1 trong 3 trường mầm non trong huyện thực hiện điểm đề án “ Xây dựng
trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”, để thực hiện có hiệu
quả đề án nhà trường đã được UBND huyện hỗ trợ kinh phí và xây dựng thành
cơng mơ hình thực tiễn “ sân chơi giao thơng” theo kế hoạch đã đề ra. Mơ hình
này có tác dụng rất lớn trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ bởi vì trường mầm
non Thị Trấn năm ngay trung tâm huyện Quảng Xương, phụ huynh khi đưa đón
trẻ phải đi qua QL 1A tuyến đường giao thông trọng điểm của cả nước. Bởi thế
an tồn giao thơng là một trong những kỹ năng mà nhà trường chọn xây dựng
điểm. Tại sân chơi này trẻ được tham gia trãi nghiệm, thực hành những quy định
đơn giản về luật gia thông đường bộ. Trẻ được nhập vai là chú cảnh sát giao
thông, làm chú lái xe, người đi xe đạp, người đi bộ…qua thực hành trãi nghiệm
trẻ ý thức được rằng khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định về
giao thơng, thực hiện theo tín hiệu đèn giao thông hoặc theo sự điều khiển của

chú cảnh sát giao thông, biết khi đi hoặc ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm,
ra đường đi về phía tay phải, đi bộ phải đi trẻ vỉa hè, qua ngã tư gặp đèn đỏ phải
dừng lại, đèn xanh mới được đi, biết đi đúng phần đường của mình, biết phân
biệt lịng đường và vỉa hè, còn nhỏ khi qua đường phải có người lớn đi cùng,
biết được một số biển báo giao thông thông dụng.
* Chủ điểm: Nước và hiện tượng tự nhiên( Chơi với nước)
Khi cùng nhau tham gia hoạt động vui chơi thú vị như vậy, trẻ sẽ có cơ
hội học cách chia sẻ, giúp đỡ nhau. Qua các trò chơi đơn giản với nước như: lọc
nước, đong nước qua lại trong các loại chai đựng có thể tích khác nhau, hút
nước qua ống nhựa, vịi, thí nghiêm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết
quả khám phá..., trẻ tìm hiểu những khái niệm đơn giản về tốn, khoa học, đồng
thời sự phát triển ngơn ngữ cũng được kích thích. Những đồ chơi cát như xơ,
bình tưới nước, xẻng, cào, khuôn cát các loại, hay những đồ chơi nước sẽ giúp
trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú.  
Chơi vơi nước là một kinh nghiệm rất có ý nghĩa đối với trẻ nhỏ vì nó có
thể giúp trẻ có được những kinh nghiệm về nước. Trẻ em có thể vẽ hình ảnh của
trị chơi hoặc giáo viên có thể đọc một câu chuyện về nước và sau đó các em có

14


thể mô tả và kể chuyện về chơi với nước cho giáo viên và các bạn cùng nghe.
Giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết tránh xa những nơi như: an, hồ,
sông, suối…
* Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ( thăm quan Bảo tàng tỉnh
Thanh Hóa và đài tưởng niệm Hồ Chí Minh)
Nhằm giúp các bé có thêm hiểu biết, kiến thức về truyền thống lịch sử của
dân tộc Việt nam tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
và đài tưởng niệm Hồ Chí Minh.
Tại bảo tàng, các bé được các cơ hướng dẫn viên giới thiệu từng hiện vật

lịch sử như: như máy bay, xe tăng, xe đạp thồ…và các di sản văn hóa của các
dân tộc vùng miền khác nhau ở ngoài trời và trong nhà.
Đến đài tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Mính các bé được vào nâng hương
và được xem những hình ảnh, tư liệu, hiện vật đã tái hiện sống động những lần
Bác Hồ về thăm Thanh Hóa.
Có thể nói đây là cơ hội để bé thêm trải nghiệm nhằm tìm hiểu thêm về
những hiểu biết và kiến thức mới về các hoạt động lịch sử, nhân vật lịch sử
trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, giúp bé biết được những gian khổ, hi sinh
của cha ông trong công cuộc đấu tranh giữ nước hào hùng. Nước Việt Nam, con
người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh hùng, kiên định, kiên cường chiến đấu
trong mọi gian khổ hi sinh từ đó bé thêm yêu, thêm tự hào về cội nguồn dân tộc,
biết trân trọng, yêu quý hòa bình, biết ơn các anh hùng dân tộc đã ngã xuống giữ
nước cho các bé một cuộc sống ấm no trong nền hịa bình hạnh phúc.
* Chủ đề : trường tiểu học( tham quan trường tiểu học)
Tổ chức tham quan trường Tiểu học cho các cháu chuẩn bị vào lớp 1. Đây
là bước quan trọng để chuẩn bị hành trang về mặt tinh thần cho các cháu. Việc
thay đổi từ mơ hình “vừa học, vừa chơi” của trường mầm non đến một mơi
trường học tập của trường Tiểu học địi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội cần
phải chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý, tinh thần, thể chất cho các cháu. Chuyến
tham quan lần này của các bé sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp để chuẩn bị cho các
cháu bước vào một cấp học mới với nhiều điều mới mẻ. Thăm trường tiểu học
trẻ  được làm quen với một số đồ dùng học tập, một số hoạt động học tập của
các anh chị lớp 1 và trường tiểu học, Từ đó, giáo dục trẻ tinh thần tập thể, tính tổ
chức, kỷ luật, biết chấp hành các nội quy, quy định trong trường học và có tinh
thần sẵn sàng làm quen với mái trường tiểu học, mong muốn được đi học ở
trường tiểu học. Qua hoạt động này khơi gợi ham muốn được đi học và giáo dục
trẻ mạnh dạn, tự tin trước nơi đông người.
2.3.5 Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được thực
hành, trãi nghiệm [6].


15


Tạo môi trường hoạt động là việc làm hết sức cần thiết, góp phần tích cực
vào sự thành cơng trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Thấy được tầm quan
trọng đó ngay từ đầu năm học tơi đã chú trọng đến việc xây dựng mơi trường
trong và ngồi lớp học để cho trẻ thường xuyên được hoạt động thực hành, trãi
nghiệm, khám phá...
Môi trường bên trong lớp học với đầy đủ các phòng chức năng cho trẻ
hoạt động như: Phòng âm nhạc, phòng học vẽ, phòng học tiếng Anh, phịng học
Kisdmart, phịng thể chất…và có lịch cụ thể cho các lớp hoạt động, ở đây trẻ
được học nhạc, học múa, tham gia biểu diễn trên sân khấu, được chơi các trị
chơi trên máy tính, trẻ tự do sáng tạo theo ý thích, … từ đó giúp các trẻ mạnh
dạn và tự tin hơn trong mọi hoạt động.
Trong lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ, để đáp ứng nhu
cầu và hứng thú chơi của trẻ và tạo điều kiên cho tất cả các trẻ “chơi bằng học,
học bằng chơi” phù hợp với điều kiện thực tết của nhóm lớp, tơi đã tạo ra những
sản phẩm mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và hoạt động theo nhiều cách
khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trãi nghiệm, khám phá dưới nhiều hình
thức nhằm phát triển tư duy tích cực cho trẻ.
Với khơng gian phịng học rộng rãi, thoáng mát các đồ dùng, đồ chơi
được sắp xếp trưng bày góc mở, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu
thay đổi linh hoạt theo từng chủ đề cho trẻ hoạt động kích thích trẻ phát triển
tính tị mị, khám phá và nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ.
Các góc hoạt động được bố trí hợp lý đảm bảo theo nguyên tắc bố trí các
góc chơi, các góc hoạt động cần n tỉnh bố trí xa góc hoạt động ồn ao, các góc
hoạt động có ranh giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển, thuận tiện khi liên kết
giữa các góc chơi, tên các góc cũng được thay đổi theo từng chủ đề gần gủi với
trẻ.
Mơi trường ngồi lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động,

nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tồn diện cho trẻ. Xây dựng mơi trường
ngồi lớp học an tồn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động đáp ứng
nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Trong các hoạt động hằng ngày tôi luôn sắp
xếp, tận dụng khoảng thời gian hợp lý cho trẻ được tham gia hoạt động ở tất cả
các khu vực tại khn viên nhà trường như: Vườn cổ tích, chợ q, góc sách,
chơi với dịng chảy kỳ diệu…trẻ được thực hành, trãi nghiệm từ đó giúp trẻ phát
triển tính tị mị và khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động.
2.3.6. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Phối kết hợp với phụ huynh là hoạt động mang lại đạt hiệu quả giáo dục
rất cao. Việc giáo viên tích cực trị chuyện và giao lưu với phụ huynh vào giờ
đón, trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính

16


cách, hồn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách
tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
Để tạo được niềm tin của phụ huynh đối với cô giáo, trước mỗi chuyến
thăm quan dã ngoại, tôi thường trao đổi với phụ huynh và vận động một số phụ
huynh đi cùng. Một mặt họ giúp tôi theo dõi và quản lý các cháu trong quá trình
thăm quan, mặt khác để họ thấy các con mình được học và làm những gì khi đi
đến trường, các cơ quan tâm và đối xử với trẻ như thế nào..từ đó phụ huynh sẽ
tin tưởng và nhà trường và giáo viên nhiều hơn.
Tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và
không nên đối với trẻ, để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ
bản thân, kỹ năng tự lập, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và
cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ
đừng vơ tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng
dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những
điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ

hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá,
đánh giá bản thân mình và người khác. Ví dụ cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi
bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng.
Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có
thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.
Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn
dẹp trang hồng nhà cửa, phụ ơng bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào,
cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngồi ra, bố mẹ hãy lựa chọn những
chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi
xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà
bé vừa được xem.
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ
trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin
và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay khơng? Trẻ có thích tham gia dã
ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt khơng? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi
với đồ chơi khơng? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay
khơng?... để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. 
Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy
trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ
tuổi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17


Sau những chuyến dạo chơi tham quan thực tế trẻ lớp tơi có sự chuyển
biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: Trẻ giao tiếp tự tin hơn, nhiều
trẻ tự lập hồn tồn trong mọi cơng việc ở trường, biết tự bảo vệ bản thân, hợp
tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau

một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,...Và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn,
biết cư xử đẹp khi thắng, thua, trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của lớp
cũng như các hoạt động của nhà trường, đều đó đã được chứng minh qua các hội
thi “Bé tập làm nội trợ” đạt giải nhất cụm; hội thi “ xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm” đạt giải nhất cấp huyện và đạt giải nhất cấp tỉnh.
Qua việc trẻ được thực hành, trải nghiệm cùng với các phương thức sử
dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả.
Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và
những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời và
kết quả khảo sát kỹ năng của trẻ cuối năm có sự khác biệt rõ rệt so với đầu năm
được thể hiện qua bảng khảo sát:

Nội dung
khảo sát

Tổng
số trẻ
khảo
sát

Kết quả
Đạt
Khá

Tốt
Số
trẻ

Tỷ lệ


Số
trẻ

Tỷ lệ

Chưa đạt
TB
Số
trẻ

Tỷ lệ

Số
trẻ

Tỷ lệ

1. Kỹ năng
10
29,4
13
38,2
11
32,4
0
tự bảo vệ
bản thân
2. Kỹ năng
9

26,5
12
35,3
13
38,2
0
giao
tiếp34
ứng xử
3. Kỹ năng
12
35,3
13
38,2
9
26,5
0
tự lập
4. Kỹ năng
10
29,4
12 35,3
12
35,3
0
hoạt động
nhóm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua q trình thực hiện một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu

giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại tôi đi đến một số nhận
định như sau:
Để hình thành và rèn kỹ năng sống cho trẻ trước tiên cô phải nắm được
đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi và đặc điểm của học sinh lớp mình để có những
18


vận dụng, cải tiến phù hợp vào bài học, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.
Khơng áp đặt, gị ép trẻ. Luôn thực hiện phương châm lấy trẻ làm trung
tâm, gợi mở động viên trẻ phát huy hết khả năng và sáng tạo của mình.
Cơ ln có sự tìm tịi cái mới, có lịng nhiệt tình với nghề, say mê với
cơng việc, biến những điều đơn giản thành chìa khóa thành cơng trong tiết dạy
của mình.
Khi tổ chức một tiết dạy hay một hoạt động nào đó cơ phải có sự chuẩn bị
kĩ càng về giáo án, hệ thống câu hỏi phù hợp, chính xác, gần gũi với nội dung
bài dạy …
Cần linh hoạt sáng tạo trong việc phối kết hợp giữa giáo viên cùng lớp với
giáo viên nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh để tổ chức thành công các
hoạt động dạo chơi tham quan cho trẻ.
Bám sát vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động
trong lớp mình một cách cụ thể. Xin ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu
nhà trường trong quá trình tổ chức hoạt động dạo chơi tham quan .
 Học hỏi kinh nghiệm của bạn bè và đồng nghiệp.
Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương
sáng cho trẻ.
Giáo viên có sự trao đổi  tích cực với phụ huynh thông qua: giao tiếp hàng
ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả
giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cơ giáo đã góp
phần tun truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng

chung tay giáo dục trẻ kỹ năng sống.
3.2 Kiến nghị.
* Đối với nhà trường: Cung cấp tài liệu về rèn kỹ năng sống cho trẻ và
bổ sung một số đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc rèn kỹ năng
sống cho trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
- Mở lớp tập huấn hướng dẫn cho giáo viên về cách giáo dục kỹ năng cho
trẻ.
- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan một số mơ hình
điểm về rèn kỹ năng sống có trẻ.
Trên đây là một số giải pháp của tôi trong việc cung cấp kỹ năng sống cho
trẻ trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tham quan dã ngoại và đã đạt được một
số kết quả khả quan. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp
lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để giúp tơi có thêm kinh nghiệm trong việc rèn kỹ
năng sống cho trẻ trong những năm tiếp theo.

19


Xin chân thành cảm ơn!
Quảng xương, ngày 20 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết khơng sao chép nội dung của
người khác

Người viết

Phan Thị Hà

Vương Thị Thắng

                               
 

20


21



×