Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.17 KB, 11 trang )

I.

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học số 2 Phú
Nhuận qua trải nghiệm thực tiễn”
II.
MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều
thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả
điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi
diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh
tiểu học bởi vì:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết
định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các
em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và
đất nước.
- Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc
về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong
cơ chế thị trường hiện nay, các em thường xuyên chịu tác động đan xen của những
yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị,
phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không
được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống khi lớn lên các em dễ bị lôi kéo
các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về
nhân cách.Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh tiểu học
là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em ứng phó tích cực trước các tình huống
trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,


sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Là một Hiệu trưởng trường vùng sâu vùng xa của huyện Bảo Thắng- trường tiểu
1


học số 2 Phú Nhuận, 2/3 số học sinh là người dân tộc thiểu số, 100% các em học
sinh trong trường cha mẹ làm nông nghiệp ít có thời gian quan tâm đến con cái. Các
em học sinh thường nhút nhát, rụt rè. Nhiều em không dám giao tiếp với người lạ.
Cá biệt có một số học sinh người lạ hỏi không trả lời, nếu hỏi thêm sẽ khóc. Mặc dù
nhà trường đã đưa giáo dục kỹ năng sống tích hợp vào trong các tiết học và các hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhưng kết quả vẫn không cao. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào
để học sinh của mình có được kĩ năng sống tốt? Làm thế nào để các em có thể tự tin
khi giao tiếp với người lạ? Từ suy nghĩ đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn kĩ
năng sống cho học sinh trường tiểu học số 2 Phú Nhuận qua trải nghiệm thực
tiễn”.
Từ năm học 2010-2011 Bộ GD&ĐT đã tổ chức giảng dạy đại trà kỹ năng sống
ở tất cả các trường học, cấp học với nhiều hình thức khác nhau. Việc giáo dục kỹ
năng sống trong phần lớn các trường tiểu học hiện nay đang được tiến hành theo
những hình thức sau:
1. Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, vào các hoạt động
giáo dục khác.
2. Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa: Tổ chức cho học sinh
chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt
động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn
bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng
quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè.
Trường tiểu học số 2 Phú Nhuận- nơi tôi đang công tác học sinh cũng được rèn kĩ
năng sống theo hai hình thức trên nhưng kĩ năng sống của học sinh vẫn còn nhiều
hạn chế. Kết quả khảo sát đầu năm học 2015-2016 chỉ đạt:
Tổng số học

sinh
246

Kĩ năng tốt
SL
%
113
46

Có một số kĩ năng
SL
%
64
26

Kĩ năng chưa tốt
SL
%
69
28

Thực hành làm việc theo nhóm
Tổng số
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra
Biết cách lắng nghe, hợp tác
học sinh
khỏi nhóm
SL
%
SL

%
2


246

128

68

118

32

Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Tổng số học Biết cách ứng xử hài hòa, khá
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi
sinh
phù hợp.
chơi.
SL
%
SL
%
246
185
75
61
25
Vì vậy trong quá trình quản lý chỉ đạo, tôi đã áp dụng biện pháp như sau:

1. Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh”
Đầu năm học 2015-2016 tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức một buổi ngoại
khóa. Thành phần là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.
Trước khi tổ chức chuyên đề cho học sinh chuẩn bị các tình huống mà các em đã trải
qua trong cuộc sống. Trong buổi ngoại khóa cho học sinh đưa ra các tình huống mà
các em đã gặp để chia sẻ cách giải quyết. Ví dụ tình huống: “Em ở nhà một mình, có
1 người lạ đến và nói là cùng cơ quan với bố em, bố em nhờ về nhà lấy hộ chiếc
latop quên ở nhà, em biết nếu mình manh động sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng
làm thế nào để vừa an toàn cho mình vừa bảo vệ được tài sản của gia đình” các bạn
sẽ đưa ra cách giải quyết qua đó các em sẽ học được kĩ năng ứng phó khi gặp tình
huống nguy hiểm. Có những tình huống khó thì các thầy cô giáo có thể tư vấn cho
các em. Ví dụ: “ Em và bạn khi đi chăn trâu lúc trâu đang ăn hai đứa ra bờ suối rửa
tay, bất chợt bạn em trượt chân rơi xuống hố sâu, chỗ ấy lại cách xa khu dân cư, nếu
đi tìm được người đến cứu thì cũng mất 30-40 phút”. Tình huống này rất khó xử lý,
nếu tìm được người đến cứu thì sau 30 phút bạn em cũng đã chết đuối, nếu em xuống
cứu bạn mà cả 2 không biết bơi thì cả 2 đều chết đuối. Lúc này thầy cô giáo đưa ra
những lời tư vấn giúp các em . Ngoài việc đưa ra tình huống thì học sinh có thể
đóng những vở kịch trong đó diễn tả các kĩ năng sống, các bạn, thầy cô giáo đưa ra
những câu hỏi để giao lưu và làm rõ hơn ý nghĩa, nội dung của vở kịch. Hoạt động
này đã tạo cho học sinh một sân chơi để học sinh được thực hành kỹ năng sống. Các
em được giao lưu, được tư vấn về kỹ năng sống, hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học
sinh được nâng lên gắn liền với thực tế cuộc sống.
3


2. Trải nghiệm qua các hoạt động lao động vừa sức với học sinh:
Hiện nay một số trường tiểu học thuê người làm vệ sinh trường lớp, chăm sóc
vườn hoa, vườn rau( do cha mẹ học sinh không muốn cho con làm). Nên nhiều học
sinh dù ở vùng nông thôn học hết lớp 5 cũng không biết cầm chổi quét nhà như thế

nào, tưới hoa ra sao để cây sống tươi tốt. Như vậy đã làm cho học sinh mất đi một số
kĩ năng đơn giản nhất của con người. Để hạn chế điều đó tôi chỉ đạo giáo viên cho
học sinh lao động vừa sức dưới sự hướng dẫn, giám sát của thầy giáo, cô giáo. Đây
cũng là một trải nghiệm thực tế giúp các em thực hành các kĩ năng đã học vào thực
tiễn, giúp các em biết sử dụng các dụng cụ đơn giản, làm những việc cần thiết trong
cuộc sống. Ví dụ: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường,
bồn hoa, vườn trường.... Học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót
rác, tưới cây, tỉa lá,... Các em còn áp dụng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, hoa đã
được học trong các môn học vào thực hành. Qua đó học sinh biết sử dụng có hiệu
quả đồ dùng lao động, yêu lao động và các em có thể thực hiện trong gia đình để
giúp cha mẹ những việc nhà đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
3. Học sinh trải nghiệm qua các hoạt động ngoại khoá để thực hành hành vi.
Trong chương trình học buổi 2/ngày, một tuần có một tiết kỹ năng sống, giáo
viên tổ chức cho các em học sinh được luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đã học
dưới hình thức tổ chức trò chơi, các cuộc thi với phạm vi nhỏ như lớp hoặc khối.
Chẳng hạn trong tháng 11 với chủ đề: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Giáo viên
tổ chức cho học sinh làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo hoặc thi văn nghệ với
chủ đề về thầy cô và mái trường. Qua những trải nghiệm đó sẽ rèn cho các em được
nhiều kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự tin, khéo léo, đặc biệt là
các em biết viết lời tri ân thầy cô.
Trong các buổi hoạt động giữa giờ nhà trường tổ chức các tiết múa hát, các trò
chơi dân gian để các em có cơ hội sinh hoạt tập thể, giao lưu bằng các trò chơi dân
gian. Cụ thể như sau: Phát động học sinh làm đồ chơi dân gian; sưu tầm các bài hát,
điệu múa thể loại dân ca phù hợp với từng lứa tuổi và tổ chức cho học sinh chơi
như: Ô ăn quan, Lò cò, Cướp cờ, Ném còn... Đồng thời hàng tuần vào tiết chào cờ
sáng thứ hai ngoài việc để các em được thay mặt lớp trực tuần đánh giá, nhận xét cần
4


thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố,

trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo
viên chủ nhiệm qua đó các em mạnh dạn hơn, thể hiện được những khả năng của
mình cũng như thực hành các kĩ năng như: giao tiếp, tự tin, hợp tác, làm việc nhóm...
4. Học sinh trải nghiệm qua các lễ hội trong nhà trường
Trong năm học nhà trường thường xuyên tổ chức các lễ hội để học sinh có cơ
hội trải nghiệm, thực hành kĩ năng sống. Trong năm học tôi đã tổ chức các lễ hội:
“Lễ hội ẩm thực”, “ Ngày hội tri ân thầy cô giáo”; “ Lễ hội trăng rằm”; “Ngày hội
đọc sách”; Ngày hội “Chúng em làm vệ sinh”, .... các em được thực hành các kĩ
năng: hợp tác, làm việc theo nhóm, tự tin, tự phục vụ...Qua “Lễ hội ẩm thực” các em
học sinh lớp 3,4,5 nấu được những bữa cơm gia đình với những món ăn đơn giản,
lớp 1, lớp 2 có thể gọt hoa quả, trang trí các đĩa hoa quả.
Qua các lễ hội học sinh được thực hành nhiều kĩ năng cần thiết và hơn cả các
em ngày càng yêu trường, yêu lớp gắn bó với bạn bè thầy cô hơn.
5. Phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hành kĩ năng sống ở nhà.
Trong buổi họp họp phụ huynh đầu năm, tôi yêu cầu giáo viên thông báo đặc
điểm tình hình của trường, lớp, nêu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh. Đó là kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thể hiện đúng và lễ phép với
người trên như: Đi học và học về biết chào ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cách chào
đúng nói vừa đủ nghe lễ phép. Biết tự giới thiệu họ tên của mình, họ tên bố mẹ,
người thân. Đầu tóc, quần áo gọn gàng. Biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ,
nhường nhịn em nhỏ, đi bộ đúng quy định, đi học đúng giờ. Tư vấn cho cha mẹ học
sinh ngoài những kĩ năng trên cần rèn cho học sinh tính tự lập như: Biết tự rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật
dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất đúng
chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm
ảnh hưởng đến người xung quanh. Cha mẹ học sinh và giáo viên thường xuyên trao
đổi về việc học tập của học sinh cũng như việc thực hành các kĩ năng ở nhà để cùng
phối hợp rèn học sinh.
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
5



Dạy kĩ năng sống cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu
cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Tâm lý học sinh
tiểu học hiếu động, hay quên nên việc rèn kỹ năng sống cho các em đặc biệt là học
sinh vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Với những đặc điểm đó để rèn kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học nên tổ chức cho các em được trải nghiệm như sau:
1. Nhà trường cần tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề: “ Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh”. Thông qua các hoạt động, các tình huống và sự tư vấn của
giáo viên học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình
thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp,
ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã
hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được
bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2. Nhà trường cần tổ chức cho học sinh lao động phù hợp với lứa tuổi để các
em được trải nghiệm những kĩ năng đơn giản cần thiết như: quyét nhà, tưới rau, tỉa
lá...rèn các em biết lao đông, yêu lao động, quý trọng người lao động
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chương trình học 2 buổi/ngày và
các hoạt động trong giờ chào cờ đầu tuần, các hoạt động giữa giờ, các buổi sinh hoạt
Đội, Sao nhi đồng và các hoạt động kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm để học
sinh được trải nghiệm, thực hành các kĩ năng cơ bản.
4. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp thì lễ hội là được nhiều học sinh
quan tâm, thích thú. Trong mỗi lễ hội mang một đặc thù riêng. “ Lễ hội ẩm thực”
học sinh sẽ trải nghiệm và biết làm một số món ăn đơn giản, biết gọt và trang trí hoa
quả. Ngày hội “Chúng em làm vệ sinh”, học sinh sẽ trải nghiệm việc làm vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trường lớp, giữ gìn vệ sinh chung...Các lễ hội học sinh sẽ được rèn
nhiều kĩ năng cần thiết, các em mạnh dạn, tự tin hơn, gắn bó với trường, lớp, thầy
cô, bạn bè hơn và chắc chất chất lượng giáo dục toàn diện sẽ ngày càng cao hơn..
5. Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách
của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của

người thầy. Vì vậy, để học sinh luôn lấy thầy cô giáo làm chuẩn mực thì trước hết
6


các thầy cô cần thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một
chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc,
mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kĩ năng sống rất đa dạng và
mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn
cảnh của nhà trường, địa phương.
6. Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ
huynh để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em
mình, cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu được sự
hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.
Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường
mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ
phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập quốc tế.
IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Qua một năm( năm học 2015-2016) áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng sống
cho học sinh qua trải nghiệm thực tiễn đã có kết quả rõ rệt: Đa số các em đều có ý
thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua việc sinh hoạt hằng
ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân
thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch
sự, ... đã trở thành thói quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em chào hỏi
thân thiện và sẵn sàng là hướng dẫn viên khi gặp khách đến thăm trường, thăm lớp .
Các em hăng hái chia sẻ trong tiết học và luôn tự giác trong các hoạt động của
trường như vệ sinh, chăm sóc vườn rau, vườn hoa... Cha mẹ học sinh rất vui mừng

phấn khởi khi con em về nhà biết tự phục vụ bản thân như: Tự làm vệ sinh cá nhân,
giúp cha mẹ những việc nhà đơn giản. Sau 1 năm áp dụng sáng kiến kết quả khảo sát
đánh giá của giáo viên như sau:

7


Tổng số
học sinh
246

Kĩ năng tốt
SL
%
197
80

Có một số kĩ năng
SL
%
37
15

Kĩ năng chưa tốt
SL
%
12
5

Thực hành làm việc theo nhóm

Tổng số
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra
Biết cách lắng nghe, hợp tác
học sinh
khỏi nhóm
SL
%
SL
%
246
226
92
20
8
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Tổng số học Biết cách ứng xử hài hòa, khá
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi
sinh
phù hợp.
chơi.
SL
%
SL
%
246
239
97
7
3
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG:

Đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinhtrường tiểu học
số 2 Phú Nhuận qua trải nghiệm thực tiễn” đã được áp dụng thành công tại
trường Tiểu học số 2 Phú Nhuận, và có khả năng nhân rộng cho các trường vùng
sâu, vùng xa trong huyện Bảo Thắng .

PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
8


1.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
2.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
3.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

9



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Nhuận, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng.
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Bích
Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1975
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Phú Nhuận
Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học số 2 Phú
Nhuận qua trải nghiệm thực tiễn”
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
P.Hiệu trưởng

Nguyễn Đức Tâm

NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Bích

10


11




×