Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Mot so dang BT SONG ANH SANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.63 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP VỀ SÓNG ÁNH SÁNG I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị tách thành nhiều màu khác nhau khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc. Ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, chỉ có một màu. Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng. Đối với ánh sáng màu đỏ là nhỏ nhất, màu tím là lớn nhất. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Bước sóng của ánh sáng trắng: 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. 2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng trong thí nghiệm Young. * Hiệu đường đi: d2 – d1 ≈ ax /D. D x k a (1); k là số nguyên * Vị trí vân sáng: d2 – d1 = kλ → k = 0: Vân sáng trung tâm; |k| = bậc vân sáng 1 D x (k  ) 2 a (2); k là số nguyên * Vị trí vân tối: d2 – d1 = (k + 0,5)λ → k + 1 = Bậc vân tối nếu k ≥ 0 |k| = Bậc vân tối nếu k < 0 D i a (3) * Khoảng vân: * Gọi L là khoảng cách từ vân sáng bậc m đến vân sáng bậc n: L = (m + n)i nếu hai vân sáng nằm hai bên so với vân trung tâm L = |m – n|i nếu hai vân sáng nằm một bên so với vân trung tâm * Gọi L là khoảng cách từ vân sáng bậc m đến vân tối n: L = (n + m – 0,5)i nếu hai vân nằm hai bên so với vân trung tâm L = |n + m – 0,5|i nếu hai vân nằm một bên so với vân trung tâm II. CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP x k M i (4) Dạng 1: Xác định tại một điểm trong vùng giao thoa là vân sáng hay vân tối k là số nguyên thì M là vị trí vân sáng k là số nửa nguyên thì M là vị trí vân tối Dạng 2: Xác định số vân sáng và số vân tối trong vùng giao thoa Gọi L độ rộng vùng giao thoa chứa vân trung tâm chính giữa. Gọi N là số nguyên dương lớn nhất thỏa mãn N ≤ L / (2i) Số vân sáng: Ns = 2N + 1 Số vân tối: Nt = 2(N + 1) nếu phần lẻ của L / (2i) ≥ 0,5 Số vân tối: Nt = 2k nếu phần lẻ của L / (2i) < 0,5 * Xác định số vân sáng, vân tối giữa hai điểm M, N có toạ độ xM, xN (giả sử xM < xN) + Vân sáng: xM < ki < xN. + Vân tối: xM < (k + 0,5)i < xN. Số giá trị nguyên k là số vân sáng (vân tối) cần tìm Dạng 3: Giao thoa trong môi trường có chiết suất n Nếu thí nghiệm được tiến hành trong môi trường có chiết suất n thì bước sóng và khoảng vân giảm n lần Dạng 4: Hệ vân dịch chuyển khi nguồn sáng dịch chuyển * Khi nguồn sáng S di chuyển theo phương song song với mặt phẳng hai khe thì hệ vân di chuyển ngược chiều D x  xo D' và khoảng vân i vẫn không đổi. Độ dời của hệ vân là: (5) Trong đó D là khoảng cách từ 2 khe tới màn, D’ là khoảng cách từ nguồn sáng tới 2 khe, xo là độ dịch chuyển của nguồn sáng Dạng 5: Hệ vân dịch chuyển khi có bản bản mỏng song song đặt trên đường đi tia sáng * Khi trên đường truyền của ánh sáng từ khe S1 (hoặc S2) được đặt một bản mỏng dày e, chiết suất n thì hệ vân sẽ dịch chuyển về phía S1 (hoặc S2) một đoạn:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (n  1)eD a (6) Dạng 6: Sự trùng nhau của các bức xạ * Sự trùng nhau của các bức xạ λ1, λ2 ... + Trùng nhau của vân sáng: xs = k1i1 = k2i2 = ... → k1λ1 = k2λ2 = ... + Trùng nhau của vân tối: xt = (k1 + 0,5)i1 = (k2 + 0,5)i2 = ... → (k1 + 0,5)λ1 = (k2 + 0,5)λ2 = ... Dạng 7: Giao thoa với ánh sáng trắng * Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng trắng (0,38 μm ≤ λ ≤ 0,75 μm) – Bề rộng quang phổ bậc k: Δx = k(iđ – it) (7) – Xác định số vân sáng, số vân tối và các bức xạ tương ứng tại một vị trí xác định D xa x k   a kD (8); k là số nguyên + Vân sáng: Với 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm → các giá trị của k ứng số bức xạ thỏa mãn D xa x (k  0,5)   a (k  0,5)D + Vân tối: xo . Với 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm → các giá trị của k ứng số bức xạ thỏa mãn CHƯƠNG VI: SÓNG ÁNH SÁNG Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng Câu 1: Một tia sáng đi qua lăng kính, ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là vì A. Ánh sáng đã bị tán sắc. B. Lăng kính không có khả năng tán sắc. C. Ánh sáng đa sắc. D. Ánh sáng đơn sắc. Câu 2: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6° và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp, màu lục vào gần đỉnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần đi qua lăng kính và bị khúc xạ. Khi đó trên màn E, song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1 m có hai vết sáng màu lục. Khoảng cách giữa hai vết sáng đó là A. 5,6cm. B. 5,6mm. C. 6,5cm. D. 6,5mm. Câu 3: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6°. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp màu trắng vào gần đỉnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A. Khi đó trên màn E, song song và cách 1 m so với mặt phẳng phân giác của góc A có dãy màu liên tục. Chiết suất lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,61 và nt = 1,68 thì chiều rộng của quang phổ liên tục trên màn là A. 0,73cm. B. 0,73mm. C. 0,37cm. D. 0,37mm. Câu 4: Một lăng kính có góc chiết quang A = 30° và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp tới mặt bên dưới góc tới i = 45°. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia sáng màu vàng là nv = 1,52. Góc lệch của tia sáng màu vàng so với tia sáng màu lục là A. 3° B. 6,28° C. 30° D. 27,72° Chủ đề 2: Thí nghiệm giao thoa trong 2 môi trường Câu 1: Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí bằng 0,6 μm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc này trong nước (n = 4/3) là A. 0,8 μm. B. 0,45 μm. C. 0,75 μm. D. 0,4 μm. Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng khe Young, khi đưa toàn bộ hệ thống từ không khí vào trong môi trường có chiết suất n, thì khoảng vân giao thoa thu được trên màn thay đổi như thế nào? A. Giữ nguyên. B. Tăng lên n lần. C. Giảm đi n lần. D. tăng lên n² lần. Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng được thực hiện trong không khí, 2 khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng vân đo được là 1,2mm. Nếu thí nghiệm được thực hiện trong một chất lỏng thì khoảng vân là 1mm. Chiết suất của chất lỏng là A. 1,33. B. 1,2. C. 1,5. D. 1,7. Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trong môi trường không khí khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 2 ở hai bên vân trung tâm đo được là 3,2mm. Nếu làm lại thí nghiệm trên trong môi trường nước có chiết suất là 4/3 thì khoảng vân là.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. 0,85 mm. B. 0,6 mm. C. 0,64 mm. D. 1 mm. Chủ đề 3: Xác định vân sáng, tối tại một điểm. Số vân sáng quan sát được trên trường giao thoa Câu 1: Khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe trong thí nghiệm giao thoa Young là lần lượt là a = 2mm và D = 2m. Chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ = 0,64 μm thì vân tối thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng là A. 1,6mm. B. 1,2mm. C. 0,64mm. D. 6,4mm. Câu 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc A. 6. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4: Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp là 21,6 mm, nếu độ rộng của vùng có giao thoa trên màn quan sát là 31mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là A. 7. B. 9. C. 11. D. 13. Câu 5: Một nguồn S phát sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm đến hai khe Young với a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa hai khe cách màn một khoảng D = 1 m. Chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là 13 mm. Số vân sáng và vân tối quan sát được là A. 10 vân sáng, 11 vân tối. B. 12 vân sáng, 13 vân tối. C. 11 vân sáng, 12 vân tối. D. 13 vân sáng, 14 vân tối. Câu 6: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng khe Young, hai khe có a = 1mm được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng 600 nm. Các vân giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M có x = 2,4mm có A. vân tối. B. vân sáng bậc 2. C. vân sáng bậc 3. D. không có vân nào. Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ = 0,55 μm, khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm khoảng cách từ hai khe tới màn là 90cm. Điểm M cách vân trung tâm 0,66 cm là A. vân sáng bậc 4. B. vân sáng bậc 5. C. vân tối thứ 5. D. vân tối thứ 4. Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ = 0,5 μm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,2mm khoảng cách từ 2 khe tới màn là 80cm. Điểm M cách vân trung tâm 0,7 cm thuộc: A. vân sáng bậc 4. B. vân sáng bậc 3. C. vân tối thứ 3. D. vân tối thứ 4. Câu 9: Trong thí nghiệm Young với nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm, hai khe cách nhau 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bề rộng miền giao thoa trên màn là 4,25 cm. Số vân tối quan sát trên màn là A. 22. B. 19. C. 20. D. 25. Câu 10: Một nguồn S phát sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm đến hai khe Young với a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa hai khe cách màn một khoảng D = 1 m. Tại một điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng x = 3,5mm có vân gì? bậc mấy? A. Vân sáng bậc 3. B. Vân tối thứ 3. C. Vân tối thứ 4. D. Vân sáng bậc 4. Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe thì khoảng vân đo được là 1,32 mm. Biết độ rộng của trường giao thoa trên màn bằng 1,452 cm. Số vân sáng quan sát được là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 12: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng biến thiên từ 0,4 μm → 0,76 μm. Tại vị trí có vân sáng bậc 5 của bức xạ λ = 0,55 μm, còn có vân sáng của những bức xạ nào nữa? A. Bức xạ có bước sóng 0,393 μm và 0,458 μm. B. Bức xạ có bước sóng 0,3938μm và 0,688μm. C. Bức xạ có bước sóng 0,4583μm và 0,6875μm. D. Không có bức xạ nào. Câu 13: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn hứng ảnh là 90cm. Tại điểm M cách vân trung tâm 0,6 cm. Hỏi có bao nhiêu ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại M? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 14: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2 m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 0,45 μm. Xét điểm M và N ở hai bên vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,4 mm và 9 mm. Trong khoảng giữa M và N có bao nhiêu vân sáng? A. 8. B. 9. C. 7. D. 10. Câu 15: Thực hiện giao thoa ánh sáng có bước sóng λ = 0,6 μm với hai khe Young cách nhau a = 0,5mm. Màn ảnh cách hai khe một khoảng D = 2m. Ở các điểm M và N ở hai bên vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm 3,6 mm và 2,4 mm, ta có vân tối hay sáng? A. Vân ở M và ở N đều là vân sáng. B. Vân ở M và ở N đều là vân tối. C. Ở M là vân sáng, ở N là vân tối. D. Ở M là vân tối, ở N là vân sáng. Chủ đề 4: Khoảng cách giữa các vân. Bề rộng quang phổ. Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa Young, khoảng cách hai khe a = 2mm, khoảng cách hai khe tới màn hứng vân là D = 1,2 m. Khe S phát đồng thời hai bức xạ màu đỏ có bước sóng 0,76 μm và màu lục có bước sóng 0,48 μm. Khoảng cách từ vân sáng màu đỏ bậc 2 đến vân sáng màu lục bậc 5 là A. 0,528 mm. B. 1,20 mm. C. 3,24 mm. D. 2,53 mm. Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa Young có khoảng vân giao thoa là i, khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối bậc 4 bên kia vân trung tâm là: A. 17i / 2. B. 15i / 2. C. 13i / 2. D. 19i / 2. Câu 4: Trong thí nghiệm Young, khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,589 μm thì quan sát được 13 vân sáng còn khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ’ thì quan sát được 11 vân sáng. Bước sóng λ’ có giá trị A. 0,696 μm. B. 0,661 μm. C. 0,686 μm. D. 0,671 μm. Câu 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, từ hai khe đến màn là 1 m. Khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 9 ở hai bên của vân sáng trung tâm là A. 3,4 mm. B. 3,6 mm. C. 3,8 mm. D. 3,2 mm. Câu 6: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu ta tăng khoảng cách giữa 2 nguồn kết hợp lên 2 lần thì khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 sẽ A. giảm 3 lần B. giảm 2 lần C. giảm 6 lần D. tăng 2 lần Câu 7: Thực hiện giao thoa ánh sáng với 2 nguồn kết hợp cách nhau 4mm bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm là 0,9mm. Tính khoảng cách từ hai nguồn đến màn? A. 20 cm. B. 2,0 m. C. 1,5 m. D. 2,0 cm. Câu 8: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, cho biết khoảng cách giữa 2 khe sáng a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn đến màn hứng vân là D = 1 m. Ta thấy khoảng cách của 11 vân sáng liên tiếp nhau là 1,9 cm. Tính bước sóng đã sử dụng trong thí nghiệm giao thoa? A. 520 nm. B. 5,7 mm. C. 5,7 μm. D. 0,48 μm. Câu 9: Trong thí nghiệm Young với nguồn ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,45 μm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe sáng là a = 3mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn hứng vân là D = 1m. Tính khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp. A. 1,2 mm. B. 3 mm. C. 0,15 mm. D. không tính được. Câu 10: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng biến thiên từ 0,4 μm đếm 0,750 μm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn gấp 1500 lần khoảng cách giữa hai khe. Bề rộng của quang phổ bậc 3 thu được trên màn là A. 2,6 mm. B. 3mm. C. 1,575mm. D. 6,5mm. Câu 11: Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng 0,4 μm → 0,75 μm, cho a = 1mm, D = 2m. Hãy tìm bề rộng của quang phổ liên tục bậc 2. A. 2,1 mm. B. 1,8 mm. C. 1,4 mm. D. 1,2 mm. Câu 12: Trong thí nghiệm Young nguồn là ánh sáng trắng, độ rộng của quang phổ bậc 3 là 1,8mm thì khoảng vân là A. 1,2 mm. B. 0,6 mm. C. 0,9 mm. D. 1,8 mm. Chủ đề 5: Sự trùng nhau của các vân sáng, vân tối Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,5 μm và λ2. Quan sát ở trên màn, thấy tại vị trí vân sáng bậc 6 của bức xạ λ1 còn có vân sáng bậc 5 của bức xạ λ2. Bước sóng λ2 của bức xạ trên là.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. 0,6 μm. B. 0,583 μm. C. 0,429 μm. D. 0,417 μm. Câu 2: Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng có hai bức xạ 1 = 0,5 μm và λ2 > λ1 sao cho vân sáng bậc 5 của λ1 trùng với một vân sáng của λ2. Giá trị của bức xạ λ2 là A. 0,55 μm. B. 0,575μm. C. 0,625μm. D. 0,725μm. Câu 3: Trong thí nghiệm Young ta có a = 0,2 mm, D = 1,2 m. Nguồn gồm hai bức xạ có λ1 = 0,45 μm và λ2 = 0,75 μm. Công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ trên là A. 9k (mm). B. 10,5k (mm). C. 13,5k (mm). D. 15k (mm). Câu 4: Chiếu ánh sáng trắng vào khe S trong thí nghiệm giao thoa Young, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M trên màn cách vân trung tâm 4mm là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa dùng khe Young có khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe D = 2,5 m, khoảng cách giữa hai khe là a = 2,5 mm. Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm thì vân sáng cùng màu với vân trung tâm và gần nhất cách vân trung tâm A. 1,92 mm. B. 1,64 mm. C. 1,72 mm. D. 0,64 mm. Câu 6: Trong thí nghiệm Young, cho khoảng cách giữa 2 khe là 2mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1m. Nếu chiếu vào hai khe bức xạ A có bước sóng λ thì tại điểm M trên màn cho vân sáng bậc 3 và khoảng vân đo được là 0,2mm. Thay λ bởi λ' > λ thì tại M cũng là vân sáng. Bức xạ λ' có giá trị là A. 0,6 μm. B. 0,54 μm. C. 0,5 μm. D. 0,45 μm. Câu 7: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,51 μm và λ’. Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ λ trùng với một vân sáng của λ’. Tính λ’. Biết λ’ có giá trị từ 0,60 μm đến 0,70 μm. A. 0,64 μm. B. 0,65 μm. C. 0,68 μm. D. 0,69 μm. Câu 8: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng, nguồn phát ra hai bức xạ đơn sắc có các bước sóng lần lượt là λ1 = 0,5 μm và λ2. Vân sáng bậc 12 của λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của λ2. Bước sóng λ2 là A. 0,45 μm. B. 0,55 μm. C. 0,60 μm. D. 0,75 μm. Câu 9: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, 2 khe được chiếu sáng bằng 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 400 nm. Khoảng cách hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 80 cm. Tại vị trí nào so với vân trung tâm có sự trùng nhau của 2 vân sáng của hai bức xạ trên. A. x = 4 mm. B. x = 3 mm. C. x = 2 mm. D. x = 5 mm. Câu 10: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Young và phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2. Khoảng vân của đơn sắc λ1 đo được là 3 mm. Trong khoảng rộng L = 2,4 cm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hệ hai vân; biết rằng hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Số vân sáng của đơn sắc λ2 là A. 9. B. 11. C. 8. D. 6. Chủ đề 6: Giao thoa ánh sáng khi có thêm bản mặt song song. Sự dịch chuyển hệ vân. Câu 1: Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm chiếu hai khe cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt sau khe S1 một bản thuỷ tinh song song có chiết suất n = 1,5, độ dày e = 1,2 μm. Hỏi vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn như thế nào? A. 2mm về phía S1. B. 2mm về phía S2. C. 0,6mm về phía S1. D. 3mm về phía S2. Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe hẹp cách nhau 0,5mm, khoảng cách từ hai khe tới màn hứng vân là 1,5m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là 0,75 μm. Đặt một bản mặt song song dày e = 1 μm bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,62 ngay sau khe S1. Ta thấy hệ thống vân trên màn sẽ dời chỗ một khoảng là A. 1,5mm. B. 3mm. C. 1,86mm. D. 0,3mm. Câu 3: Trong thí nghiệm Young cho a = 2mm, D = 2,2m. Người ta đặt trước khe sáng S1 một bản mặt song song mỏng chiết suất n, bề dày e = 6 μm. Khi đó ta thấy hệ thống vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3 mm. Chiết suất n của chất làm bản mỏng là A. 1,40. B. 1,45. C. 1,60. D. 1,50. Câu 4: Trong thí nghiệm Young cho a = 2,5mm, D = 1,5m. Người ta đặt trước một trong hai khe sáng một bản mặt song song mỏng chiết suất n = 1,52. Khi đó ta thấy hệ vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3 mm. Bề dày e của bản mỏng là A. 9,6 μm. B. 9,6 nm. C. 1,6 μm. D. 16 nm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 5: Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,60 μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn hứng ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Nếu làm thí nghiệm trong một chất lỏng có chiết suất n’, người ta thấy khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp bằng 0,45mm. Tính chiết suất n’ của chất lỏng. A. 1,60. B. 1,50. C. 1,40. D. 1,33. Câu 6: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng đơn sắc, người ta thấy khoảng vân tăng thêm 0,3 mm khi dời màn để khoảng cách giữa màn và hai khe thay đổi một đoạn 0,5 m. Biết hai khe cách nhau là a = 1 mm. Bước sóng của ánh sáng đã sử dụng là A. 0,40 μm. B. 0,58 μm. C. 0,60μm. D. 0,75μm. Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young, nếu dời nguồn S một đoạn nhỏ theo phương song song với màn chứa hai khe thì A. hệ vân giao thoa tịnh tiến ngược chiều dời của S và khoảng vân không thay đổi. B. khoảng vân sẽ giảm. C. hệ vân giao thoa tịnh tiến ngược chiều dời của S và khoảng vân thay đổi. D. hệ vân giao thoa giữ nguyên không có gì thay đổi. Câu 8: Trong thí nghiệm Young, nếu ta di chuyển nguồn sáng S song song với màn chứa hai khe theo hướng từ S2 đến S1 thì hệ thống vân trên màn sẽ: A. không thay đổi. B. di chuyển trên màn cùng hướng với S. C. di chuyển trên màn ngược hướng với S. D. tăng khoảng cách giữa 2 vân sáng. Câu 9: Trong thí nghiệm Young, nếu ta di chuyển tịnh tiến khe S dọc theo SO tiến lại gần với mà chứa hai khe thì hệ thống vân giao thoa trên màn sẽ A. không thay đổi. B. di chuyển trên màn về phía S2. C. di chuyển trên màn về phía S1. D. giảm khoảng cách giữa 2 vân sáng. Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young, cho a = 2mm, D = 2m. Một nguồn sáng S cách đều hai khe. Khoảng cách từ S tới mặt phảng hai khe là D’ = Nếu dời S theo phương song song với hai khe phía S2 một đoạn 1,5mm thì vân sáng trung tâm sẽ dời một đoạn là bao nhiêu về phía nào? A. Δx = 1,5 mm về phía S2. B. Δx = 6 mm về phía S1. C. Δx = 1,5 mm về phía S1. D. Δx = 6mm về phía S2. Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young, cho D = 1,5m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S tới mặt phảng hai khe là D’ = 60 cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng 3mm. Cho S dời theo phương song song với mặt phẳng chứa hai khe về phía S2. Hỏi để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu. A. 3,75mm B. 2,4mm C. 0,6mm. D. 1,2mm Chủ đề 7: Giao thoa bằng lưỡng lăng kính. Câu 1: Một thấu kính hội tụ bằng thuỷ tinh có hai mặt lồi giống nhau bán kính 27 cm. Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là n1 = 1,50; n2 = 1,54. Khoảng cách giữa các tiêu điểm chính của thấu kính ứng với ánh sáng đỏ và tím là A. 5 cm. B. 4 cm. C. 3 cm. D. 2 cm. Câu 2: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với lưỡng lăng kính Fresnel gồm 2 lăng kính có góc chiết quang A = 20’ (cho 1’ = 3.10–4 rad), đáy đặt sát nhau, chiết suất của lăng kính n = 1,5. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có λ = 0,6 μm đặt cách lăng kính 10cm. Màn hứng vân giao thoa đặt cách lăng kính 90cm. Khoảng vân giao thoa đo được trên màn là A. 1mm. B. 0,8mm. C. 1,5mm. D. 0,6mm. Câu 3: Hai lăng kính có cùng góc chiết quang A = 30’ làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, gắn chung đáy với nhau tạo thành lưỡng lăng kính. Một khe sáng S nằm trong mặt phẳng của đáy chung, cách 2 lăng kính một khoảng D’ = 50cm, phát ra bức xạ có bước sóng λ = 0,450μm. Một màn E đặt cách 2 lăng kính khoảng D = 1 m. Khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp quan sát được trên màn là A. 1,5 mm. B. 3,0 mm. C. 2,25 mm. D. 1,0 mm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×