Động vật học
Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu
toàn diện thế giới động vật. Động vật học
gắn liền với hoạt động thực tiễn của con
người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn di
truyền động vật, sử dụng động vật có lợi và
hạn chế động vật gây hại. Động vật học bao
gồm các lĩnh vực:
Hệ thống động vật học hay Phân loại
động vật học: Nghiên cứu sự đa dạng của
giới động vật.
Hình thái học động vật: Nghiên cứu cấu
tạo ngoài và đời sống của động vật.
Sinh lí học động vật: Nghiên cứu cấu
trúc và chức năng sống của nội quan cơ
thể động vật.
Địa động vật học: Nghiên cứu sự phân
bố theo địa lý của động vật.
Sinh thái học động vật: Nghiên cứu mối
quan hệ của động vật với môi trường.
Phôi sinh học động vật: Nghiên cứu quy
luật phát triển cá thể động vật.
Phát sinh chủng loại học động vật:
Nghiên cứu sự tiến hóa và lịch sử phát
triển của giới động vật.
Các quy ước trong Động vật học
1. Đơn vị phân loại và thứ bậc phân
loại
Các thứ bậc phân loại trong sinh giới
Đơn vị phân loại là một nhóm phân loại của
một bậc nào đó phân biệt khá rõ với các
nhóm khác. Ví dụ: chuột nhà (Rattus
flavipectus), chuột cống (Rattus norvegicus)
và chuột nhắt (Mus muculus) là các đơn vị
phân loại bậc loài. Chuột nhà và chuột cống
là thành viên của giống Rattus còn chuột
nhắt là thành viên của giống Mus. Rattus và
Mus là 2 đơn vị phân loại bậc giống. 2 giống
này đều la thành viên của họ Chuột
(Muridae). Muridae là đơn vị phân loại bậc
họ. Đơn vị phân loại là một nhóm cụ thể
khác với thứ bậc phân loại là những nấc
giống như cái thang trên đó sắp xếp các đơn
vị phân loại cùng bậc. Có 9 bậc phân loại từ
thấp lên cao gồm loài, chi (giống), họ, bộ,
lớp, ngành, giới, vực và sự sống. Xen giữa
còn có thể có thêm các thứ bậc phụ như
phân giống, liên giống, phân họ, liên họ, ...
Ví dụ: khi nói đến Musca domestica (ruồi
nhà) là đơn vị phân loại bậc loài, Musca là
đơn vị phân loại bậc giống ... thì loài, giống
ở đây là các thứ bậc phân loại.
1. Cách gọi tên khoa học của động vật
Tên khoa học của động vật được toàn thế
giới nhất trí gọi bằng tiếng La-tinh (hoặc La-
tinh hóa). Tên của các đơn vị phân loại bậc
giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) được
gọi bằng tên đơn. Ví dụ: giới Animalia
(động vật), ngành Chordata (động vật có
dây sống), ... là những tên đơn. Riêng tên
loài được gọi bằng tên kép: tên chi viết trước
(viết hoa chữ cái đầu) và tên loài viết sau
(viết thường). Ví dụ: Euglena viridis (trùng
roi xanh), Hydra vulgaris (thủy tức lưỡng
tính), ... là những tên loài viết kép. Quy ước
này không chỉ áp dụng cho giới Động vật
mà còn áp dụng cho cả 4 giới khác (giới
Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và