Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.62 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Cô giáo tâm huyết với nghề </b>
Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2010 | 7:22:26 AM
Tuy là lần đầu tiên gặp và nói chuyện với cơ giáo Giang Thị Lan Anh, phó Hiệu trưởng
trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) nhưng cô đã để lại ấn tượng rất tốt
trong tơi. Đó là một cơ giáo có tính cách rất nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng lại quyết đốn,
nhiệt tình trong cơng việc, giỏi chun mơn, tâm huyết với nghề.
Trị chuyện bên tách trà nóng, cơ Lan Anh kể rằng: sinh năm 1972 ở Thái Hưng, ngay từ
khi còn cắp sách tới trường được nghe những bài giảng, lời văn thầy cô giáo truyền thụ,
cô đã mơ ước được trở thành cô giáo dạy chữ cho các em nhỏ.
Thực hiện ước mơ, Lan Anh đã thi vào trường TCSP Thái Bình. Đến năm 1991 cô được
phân công về dạy ở trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền. Trở thành giáo viên khi mới 19
tuổi, những ngày đầu đứng trên bục giảng cịn rất nhiều bỡ ngỡ, cơ khơng ngừng học hỏi
kinh nghiệm qua đồng nghiệp, tích cực tham khảo tài liệu, tìm ra phương pháp giảng dạy,
truyền thụ kiến thức làm sao cho hiệu quả nhất đến học sinh.
20 năm gắn bó với “sự nghiệp trồng người”, Lan Anh đã trực tiếp tham gia giảng dạy tất
cả các khối lớp bậc Tiểu học, nhiều năm liền được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ bồi giỏi
đội tuyển môn Tiếng Việt khối 4 và khối 5 của nhà trường, được Phòng Giáo dục phân
công phụ trách bồi giỏi đội tuyển môn Tiếng Việt khối lớp 4 của huyện, rồi tham gia ban
cố vấn giáo viên đi hội giảng cấp tỉnh của huyện.
Cô đã nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, sau đó được trực tiếp tham gia
làm các chuyên đề của huyện như chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi : “Rèn kỹ năng xác
định đề bài tập làm văn lớp 4” ,chuyên đề luyện từ và câu lớp 2, dạy cốt truyện lớp 4,...
Khơng chỉ tích cực trong cơng tác giảng dạy chun mơn, cơ cịn tranh thủ mọi thời gian
học thêm nâng cao kiến thức cho bản thân và đã học xong chương trình đại học. Với
những cố gắng, nỗ lực của bản thân, cô giáo Giang Thị Lan Anh đã nhận được sự mến
phục của đồng nghiệp, sự tin yêu của học sinh.
Năm học 2005-2006 cô được bổ nhiệm làm phó Hiệu trưởng trường tiểu học Thị trấn
Diêm Điền. Trên cương vị mới, cô vẫn khơng ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, tích luỹ
kinh nghiệm, cùng với tập thể cán bộ, giáo viên xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà
trường, xây dựng quy chế nền nếp học tập, tổ chức nhiều chuyên đề chuyên môn để nâng
cao chất lượng dạy học, tìm ra các giải pháp thực hiện tốt các cuộc vận động lớn, các
phong trào thi đua của ngành, làm tốt công tác bồi giỏi, phụ kém cho học sinh để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhờ vậy, nhiều năm trở lại đây, chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Thị trấn Diêm
Điền, nhất là chất lượng học sinh giỏi luôn nằm trong tốp các trường dẫn đầu huyện.
Riêng bản thân cơ ln là người tích cực đi đầu trong việc đưa CNTT vào ứng dụng trong
giảng dạy.
Cô đã trực tiếp hướng dẫn chuyên đề về giáo án điện tử cho toàn thể cán bộ, giáo viên
trong nhà trường đồng thời còn mở lớp hướng dẫn cho giáo viên trường Mầm non Thị
trấn về chuyên đề này. Đến nay, 100% giáo viên của Nhà trường đã soạn được giáo án
điện tử và 85% giáo viên biết dạy giáo án điện tử cho học sinh.
Đặc biệt năm 2009, được sự phân cơng của Phịng Giáo dục huyện, cô đã chỉ đạo thành
công chuyên đề giáo dục địa phương là: xây dựng nội dung bài dạy lịch sử địa phương về
thân thế, sự nghiệp lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và bài dạy địa lý địa phương về kinh tế
biển Thái Bình, được Sở Giáo dục đánh giá rất cao.
Hiện nay, nội dung này đã được sử dụng làm tài liệu chính thức cho chương trình dạy học
về địa phương của bậc Tiểu học tồn tỉnh. Tháng 3/2010, cơ được Phịng giáo dục phân
cơng trách nhiệm xây dựng tồn bộ nội dung chương trình cho đội giao lưu tìm hiểu an
tồn giao thơng bậc Tiểu học tỉnh Thái Bình đi dự thi tại Hà Nội, có 4 phần thi kết quả 2
phần đạt giải nhất, 1 phần đạt giải nhì.
bản thân cơ ln gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua “ giỏi việc trường-đảm
việc nhà”, xây dựng gia đình văn hố, ni con khoẻ-dạy con ngoan, quyên góp hỗ trợ,
nhận đỡ đầu , giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động nhân đạo
từ thiện...