CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ
I/ Trường dạy nghề và đội ngũ giáo viên trường dạy nghề.
1. Trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.1. Khái niệm trường dạy nghề.
Là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
về số lượng, chất lượng, cơ cấu vùng, miền, cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu trình độ đào tạo. Trường dạy nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1.2. Vai trò của trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế:
Để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh
tranh của từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và nền kinh tế quốc
dân, cần phát huy các nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. Muốn phát huy nguồn
lực con người, tăng năng suất lao động phải thông qua giáo dục đào
tạo, trong đó đào tạo nghề là bộ phận quan trọng.
- Đáp ứng nhu cầu liên doanh, liên kết với nước ngoài:
Kinh tế thị trường hội nhập quốc tế đi cùng với nó là mở rộng liên
doanh, liên kết với nước ngoài, là quá trình chuyển giao công nghệ mới
và xuất khẩu sản phẩm mới. Dẫn đến nhu cầu rất lớn về đội ngũ lao
động có tay nghề, kiến thức về kỹ thuật đáp ứng cho các khu công
nghiệp, khu chế xuất mới.
- Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động, mở rộng hợp tác quốc tế về
lao động:
Việc phân công và hợp tác quốc tế là xu hướng ngày càng phát
triển. Xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, thường xuyên của các
quốc gia đang phát triển. Đối với nước ta, xuất khẩu lao động không
những vừa giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho nhân
sách nhà nước, xã hội và gia đình, mà người lao động còn học tập được
chuyên môn, kỹ thuật của các nước có công nghệ tiên tiến. Đào tạo
nghề, đào tạo ngoại ngữ và trang bị kiến thức cơ bản cho lực lượng lao
động này là rất lớn và cần thiết.
2. Đội ngũ giáo viên trường dạy nghề.
2.1 Khái niệm và phân loại giáo viên dạy nghề.
Khái niệm giáo viên dạy nghề:
Giáo viên dạy nghề là người trực tiếp đảm nhiệm việc giảng dạy,
giáo dục của nhà trường; giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giảng
dạy, giáo dục. Giáo viên dạy nghề có chức năng đào tạo nhân lực lao
động kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Phân loại giáo viên dạy nghề:
1. Giáo viên dạy các môn học chung: Toán, lý, hóa, ngoại ngữ, thể
dục, quân sự, chính trị…
2. Giáo viên dạy nghề gồm có: Giáo viên dạy lý thuyết nghề, giáo
viên dạy thực hành nghề và giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành
nghề. Số giáo viên này chiếm 70% tổng số giáo viên của các trường dạy
nghề.
Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và
đào tạo quy định giáo viên dạy nghề có hai cấp trình độ:
- Giáo viên dạy nghề.
- Giáo viên cao cấp dạy nghề.
2.2 Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề.
*Vai trò của giáo viên dạy nghề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân tộc Việt Nam có truyền thống
hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng thầy giáo. Thầy giáo là một nghề
cao quý. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người. Bác mong các thầy giáo, cô giáo luôn xứng đáng với
nghề thầy giáo của mình”.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định:” Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không
ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo những điều
kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiệ nhiệm vụ của
mình. Giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh
nghề dạy học”.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên dạy nghề:
Nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề:
1- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế
hoạch được giao.
2- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp
luật, chấp hành quy chế, nội quy của Nhà trường, tham gia các hoạt
động chung trong trường và với địa phương nơi trường đặt trụ sở.
3- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự
của nhà giáo.
4- Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học, bảo vệ
các quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học nghề.
5- Chịu sự giám sát của Nhà trường về nội dung, chất lượng,
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
6- Hoàn thành các công việc khác được trường, đơn vị phụ trách
hoặc bộ môn phân công.
7- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của giáo viên dạy nghề:
1-Được bố trí giảng dạy phù hợp với chuyên ngành được đào tạo
và kế hoạch được giao.
2- Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát
huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
3- Được sử dụng giáo trình, tài liệu, họ liệu dạy nghề, cơ sở vật
chất kỹ thuật của trường đê thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
4- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ theo quy định của pháp luật.
5- Được bảo vệ danh dư, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo
luận, góp ý về chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề. Được
thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển dạy nghề, tổ
chức quản lý của trường về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà
giáo.
6- Được nghỉ hè, nghỉ học kỳ, nghỉ tết âm lịch, nghỉ lễ, nghỉ hàng
tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
7- Được hợp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ
sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ quy định.
8- Được hưởng các chính sách theo quy định của luật giáo dục.
9- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
II/ Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên.
1. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề:
1. Giáo viên dạy nghề phải có tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất, đạo đức tốt.
- Đạt trình độ chuẩn theo quy định
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng
2. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề
- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề
cao.
- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên
dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ
nhân, công nhân kỹ thuật tay nghề cao.
- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên
dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ
nhân, người có tay nghề cao.
- Trường hợp những giáo viên quy định tại 3 điểm trên, nếu không
có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ
thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.
2. Nguyên lý đào tạo và phát triển.
- Người được đào tạo phải có động lực học hỏi:
Để học hỏi một người phải muốn học hỏi. Trong môi trường đào
tạo, động lực ảnh hưởng đến nỗ lực đào tạo của mỗi người, tạo mối
quan tâm tập trung vào các hoạt động đào tạo, và củng cố những điều
được học hỏi. Động lực chịu ảnh hưởng bởi những niềm tin và nhận
thức của người được đào tạo. Nếu mộ người được đào tạo không có
động lực, chương trình đào tạo sẽ hoàn thành được rất ít.
- Người được đào tạo phải có khả năng học hỏi:
Để học hỏi về nhiều điều phức tạp, một người phải có những đặc
điểm nhất định. Khả năng học hỏi đóng một vai trò quan trọng trong việc
liệu cái được giảng dạy trong một chương trình đào tạo có thể được
hiểu và được ứng dụng trở lại công việc.
- Việc học hỏi phải được củng cố thông qua hành vi:
Người học phải được khen thưởng cho hành vi mới dưới hình thức
thỏa mãn nhu cầu, chẳng hạn như: trả tiền, sự hiểu biết, và thăng tiến.
Các tiêu chuẩn công việc cần được thiết lập cho người học. Việc sử
dụng tiêu chí đánh giá cho học tập đưa ra mục tiêu và đem lại cảm giác
hoàn thành công việc khi đạt được mục tiêu đó.
- Đào tạo phải đưa ra thực tế áp dụng cho tài liệu:
Cần có thời gian để tiếp thu những điều đượ học, chấp nhận nó, “
hấp thụ” nó, và có niềm tin vào nó. Điều này đòi hỏi việc áp dụng và tái
diễn lại những tài liệu.
- Tài liệu được trình bày phải có ý nghĩa
Cần đưa ra các tài liệu phù hợp cho việc học hỏi ( bài tập tình
huống, các vấn đề, thảo luận, danh mục tài liệu cần đọc) Người đào tạo
đóng vai trò hỗ trợ trong một quá trình học hỏi hiệu quả.
Các biện pháp học tập được sử dụng cần càng đa dạng càng tốt.
Việc sử dụng quá nhiều những bài giảng theo phong cách cũ hay việc
học tập theo chương trình sẽ gây nhàm chán cho học viên.
- Tài liệu cần được truyền thông một cách hiệu quả:
Cần truyền thông theo một cách thống nhất và có đầy đủ thời gian
cho phép tiếp thu.
- Tài liệu giảng dạy phải được áp dụng vào công việc:
Người đào tạo cần phải nỗ lực để làm cho việc đào tạo càng gần
thực tế công việc cang tốt. Do vậy, khi người được đào tạo trở lại với
công việc, họ có thể áp dụng những gì được đào tạo ngay lập tức.
3. Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên trường dạy nghề.
Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo
Phân tích nhu cầu đào tạo
Ng
uồn: giáo trình Khoa học quản lý tập II, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm
2002.
Mức độ thực hiện
Nhu cầu đào tạo Trạnh thái lý tưởng
Kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng hiện có của nhân viên
Hiệu quả thành tích công tác thực tế của nhân viên
Kỹ thuật, kiến thức và năng lực cần có của nhân viên
Hiệu quả thành tích công tác lý tưởng của nhân viên
3.1 Xác định nhu cầu đào tạo.
Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ
năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Nhu cầu đào tạo
được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc và phân tích trình
độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động.
Để xem xét các vấn đề trên thì nhà trường dựa vào phân tích công
việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc. Để hoàn thành được
công việc và nâng cao năng suất lao động với hiệu quả cao, thì tổ chức
phải thường xuyên xem xét, phân tích kết quả thực hiện công việc hiện
tại của người lao động thông qua hệ thống đánh giá thực hiện công việc.
Để tìm ra những yếu kém, thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc
của người lao động so với yêu cầu của công việc đang đảm nhận, với
mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những
thiếu hụt về kiến thức kỹ năng của người lao động so với yêu cầu của
công việc, đó là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo.
Mô hình phân tích nhu cầu đào tạo.
Nguồn: Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB Lao động- Xã hội 2007
Bất kỳ khoảng cách nào giữa kết quả kỳ vọng và kết quả thực tế
cung có thể đưa ra gợi ý về nhu cầu đào tạo. Sự kết hợp một cách tích
cực những gợi ý của người lao động, người giám sát, nhà quản lý, và
trung tâm đào tạo có thể đưa ra các ý tưởng.
3.1.1 Các cấp độ phân tích nhu cầu đào tạo
* Phân tích nhu cầu cấp nhà trường:
Phân tích nhu cầu cấp trường đòi hỏi phải xem xét sự hợp lý của
hoạt động đào tạo trong mối liên hệ với mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn
hạn của nhà trường, nguồn lực sẵn có ( thời gian, tài chính, chuyên gia)
dành cho đào tạo và phát triển. Trên căn cứ vào cơ cấu tổ chức, căn cứ
kế hoạch nhân lực tổ chức sẽ xác định số lượng, loại lao động và loại
kiến thức kỹ năng cần đào tạo.
* Phân tích nhu cầu cấp ngành( khoa):
Phân tích nhu cầu chuyên ngành cần đào tạo bao gồm việc xác
định các kiến thức, kỹ năng và khả năng cần phải được chú trọng để
đào tạo cho người học nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt.
* Phân tích nhu cầu cấp cá nhân:
Xác đinh cá nhân nào cần được đào tạo bằng cách xem xét các
nhu cầu của giáo viên. Hỏi các giáo viên nghề về nhu cầu của họ đối với
công việc và yêu cầu họ thực hiện công việc có thể đưa ra thông tin và
dữ liệu. Xem xét thực hiện công việc của giáo viên đối với một tiêu chí
và so sánh với những giáo viên khác có thể giúp xác định điểm mạnh,
điểm yếu và các nhu cầu. Xác định xem liệu một người có thể thực hiện
công việc là một bước quan trọng để cải thiện khả năng của đơn vị
nhằm gắn người giáo viên với công việc tốt nhất cho họ.
Khi đã có thông tin về nhu cầu đào tạo, trường cần xác định thứ tự
ưu tiên cho các nhu cầu đào tạo. Thứ tự ưu tiên được xác định dựa trên
cơ sở mục tiêu chiến lược của trường và năng lực hiện tại của giáo
viên.
3.1.2 Phương pháp, kỹ thuật phân tích nhu cầu đào tạo.
Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin nhằm xác định nhu
cầu đào tạo, dưới đây là một số phương pháp thường dùng:
* Phương pháp phỏng vấn cá nhân: là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều hiện nay. Người phỏng vấn sẽ trao đổi với giáo
viên về những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào
tạo của họ (kiến thức, kỹ năng, thời gian phù hợp, các hỗ trợ cần thiết từ
phía nhà trường…).
* Phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi. Giáo viên sẽ trả lời câu
hỏi có liên quan đến công việc, khả năng thực hiện công việc, nguyện
vọng đào tạo… được chuẩn bị sẵn trong bảng hỏi. Bảng hỏi có thể được
chia thành nhiều phần. Ngoài những thông tin chung về cá nhân, bảng
hỏi cũng cho phép giáo viên tự đánh giá năng lực thực hiện công việc
của bản thân thông qua nhiều tiêu chí khác nhau. Sự khác nhau giữa
yêu cầu công việc và năng lực hiện tại của giáo viên chính là cơ sở để
nhà trường xây dựng nhu cầu đào tạo.
* Phương pháp quan sát thực hiện công việc: thông qua hành vi
công tác thực tế của giáo viên được quan sát trực tiếp tại hiện trường
làm việc để đưa ra đánh giá về nhu cầu đào tạo. Người quan sát phải
thông thạo tình hình công tác chức vị hoặc phải là chuyên gia ở lĩnh
vực quan sát. Những hành vi công việc cần quan sát bao gồm tính
thành thạo và chính xác trong công việc, tốc độ làm việc, số lượng và
chất lượng làm việc… Thông thường phải quan sát hết một chu kì làm
việc để đánh giá một cách toàn diện hành vi công tác của người nhậm
chức.