Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Ca dao nam bộ từ góc nhìn văn hóa phong tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Bích Phượng

CA DAO NAM BỘ
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA PHONG TỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Bích Phượng

CA DAO NAM BỘ
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA PHONG TỤC
Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã ngành

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP



Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất
xứ rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của
mình.
TP. Tây Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Ngơ Bích Phượng


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
hướng dẫn tận tình, theo dõi sát sao, đầy tinh thần trách nhiệm của PGS. TS
Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Tơi xin bày tỏ lịng tri ân và kính chúc cơ sức khỏe.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Thư viện Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện tỉnh Tây Ninh đã
hỗ trợ tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, q thầy cơ trong khoa Ngữ văn đã tạo môi trường
và điều kiện học tập tốt để học viên hồn thành khóa học.
Trân trọng cảm ơn gia đình, quý bạn bè, đồng nghiệp đã ln ủng hộ
tơi hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
TP. Tây Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2019
Tác giả


Ngơ Bích Phượng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt, ký hiệu
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 1. CA DAO NAM BỘ TỪ GÓC NHÌN VĂN HĨA
PHONG TỤC – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................ 11
1.1. Sơ lược về đất và người Nam Bộ ............................................................. 11
1.2. Khái lược về văn hóa phong tục ............................................................... 18
1.3. Vài nét về ca dao Nam Bộ ........................................................................ 20
1.4. Tình hình nguồn tư liệu tác phẩm được khảo sát ..................................... 25
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 31
Chương 2. CA DAO NAM BỘ TỪ GĨC NHÌN PHONG TỤC
GẮN VỚI VỊNG ĐỜI CON NGƯỜI ..................................... 32
2.1. Phong tục hôn nhân .................................................................................. 32
2.1.1. Lễ dạm ngõ ........................................................................................ 33
2.1.2. Lễ hỏi ................................................................................................. 41
2.1.3. Lễ cưới ............................................................................................... 53
2.2. Phong tục tang ma .................................................................................... 59
2.2.1. An táng .............................................................................................. 61
2.2.2. Tang chế ............................................................................................ 65
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 70
Chương 3. CA DAO NAM BỘ TỪ GĨC NHÌN


PHONG TỤC

GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG ........................................................ 71
3.1. Phong tục thờ cúng đa thần ...................................................................... 71


3.1.1. Phong tục thờ Trời, Phật ................................................................. 72
3.1.2. Phong tục thờ Thần ......................................................................... 79
3.1.3. Phong tục thờ Mẫu và Quan Công .................................................. 87
3.2. Phong tục thờ cúng người thân trong gia đình ......................................... 92
3.2.1. Thờ cúng tổ tiên, cha mẹ ................................................................. 93
3.2.2. Thờ cúng người thân khác ............................................................... 99
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 102
KẾT LUẬN................................................................................................... 103
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Viết tắt, kí hiệu

Viết đầy đủ

Nxb

Nhà xuất bản

PL


Phụ lục

tr

Trang

VHDG

Văn học dân gian


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê nguồn tư liệu về ca dao dân gian Nam Bộ ...................... 28
Bảng 1.2. Thống kê ca dao dân gian Nam Bộ theo phong tục ........................ 30


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khám phá vẻ đẹp của văn chương khơng chỉ là q trình đi tìm cái hay
của ngơn từ mà cịn là khơi dậy sức sống của cả một nền văn hóa dân tộc. Văn
học nói chung và văn học dân gian nói riêng là “kho báu” chứa đựng những
giá trị tinh thần tốt đẹp của cả cộng đồng, biểu hiện qua những lối sống,
phong tục, tập qn, nếp nhà... Từ góc nhìn văn hóa phong tục, chúng tơi soi
vào tác phẩm văn học dân gian để đi tìm tính cách, tâm hồn của ơng cha thuở
trước. Hành trình khám phá văn hóa phong tục trong văn học là một hành
trình thưởng lãm “cái ngon ngoài cả vị ngon, cái đẹp ngoài cả sắc đẹp” (Dẫn
theo SGK Ngữ văn 10, 2018).

Văn học dân gian là tấm gương phản chiếu rõ nhất tâm hồn dân tộc.
Trong tất cả các thể loại của văn học dân gian, ca dao biểu hiện rõ nhất điệu
hồn dân tộc, đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người. Trong đó,
ca dao đã ngân vang biết bao cung bậc tâm trạng của con người trong các mối
quan hệ đời sống. A. N. Ghersen đã diễn đạt một cách biểu cảm “Trong các
bài hát dân gian người ta nhận thấy sự diễn đạt sáng rõ nhất tất cả những
khởi đầu của thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” (Dẫn theo Vũ
Anh Tuấn, 2015).
Ca dao Nam Bộ đã góp phần diễn tả thế giới tinh thần phong phú của
người dân vùng đất phương Nam. Thể loại văn học này đã góp phần làm đầy
hơn vẻ đẹp văn hóa của một miền đất mới. Là một bộ phận của ca dao Việt
Nam, ca dao Nam Bộ đã góp phần biểu hiện những cung bậc trữ tình của đời
sống dân tộc. Những giai điệu ngọt ngào lan tỏa theo dịng chảy thời gian,
chun chở những tâm tư tình cảm, những khát vọng cao đẹp của con người,
cùng truyền thống của vùng văn hóa trẻ.
Cũng vì sự hấp dẫn và sức sống mãnh liệt, ca dao Việt Nam trở thành
nguồn tài sản quý thu hút các nhà nghiên cứu, rất nhiều cơng trình nghiên cứu


2
có chiều sâu về vẻ đẹp của thể loại này. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa phong tục trong ca dao nói chung,
trong ca dao Nam Bộ nói riêng. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Ca dao Nam
Bộ từ góc nhìn văn hóa phong tục” để góp phần làm rõ thêm một cái nhìn,
một cách tiếp cận về giá trị của thể loại văn học dân gian này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những cơng trình sưu tầm ca dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ có sức hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa –
văn học, vì vậy, đã có nhiều cơng trình sưu tầm như:
Ca dao Đồng Tháp Mười (Đỗ Văn Tân), xuất bản năm 1984, Nxb. Sở

VH – TT Đồng Tháp; Kiên Giang qua ca dao (Giang Minh Đoán), xuất bản
năm 1997, Nxb. Tp.HCM; Văn học dân gian Đồng Bằng sông Cửu Long
(trường Đại học Cần Thơ), xuất bản năm 1997, Nxb. Giáo dục; Ca dao – Dân
ca Nam kỳ lục tỉnh (Huỳnh Ngọc Trảng), xuất bản năm 1998, Nxb Đồng Nai;
Văn học dân gian Bạc Liêu (Chu Xuân Diên), xuất bản năm 2011, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội; Văn học dân gian Sóc Trăng (Chu Xn Diên), xuất
bản năm 2011, Nxb. Văn hóa – Thơng tin; Văn học dân gian Bến Tre
(Nguyễn Ngọc Quang), xuất bản năm 2015, Nxb. Giáo dục; Văn học dân gian
An Giang (tập 3) (Nguyễn Ngọc Quang), xuất bản năm 2015, Nxb. Giáo dục.
Đây là những cơng trình sưu tầm có đóng góp lớn đến việc lưu giữ “kho báu”
tinh thần của dân gian. Nguồn tư liệu điền dã phong phú này đã được tác giả
sắp hệ thống theo chủ đề: tình u q hương, đất nước; tình u đơi lứa; tình
cảm gia đình; các mối quan hệ xã hội khác. Đây là cơ sở ngữ liệu quan trọng
để chúng tôi chọn lọc những bài ca dao có phản ánh văn hóa phong tục phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.


3
2.2. Những cơng trình nghiên cứu ca dao Nam Bộ
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi không chỉ nghiên cứu những cơng
trình về ca dao nói chung mà cịn đi vào tìm hiểu cơng trình nghiên cứu ca
dao của từng địa phương vùng Nam Bộ.
Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần
Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, xuất bản 1984, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
Cơng trình này gồm hai phần: phần đầu tác giả khái quát những nét chính về
nội dung và nghệ thuật của ca dao Nam Bộ, phần sau là cơng trình sưu tầm ca
dao Nam Bộ. Đây là cơng trình vừa có ý nghĩa phương pháp luận cho việc
nghiên cứu tổng thể về ca dao Nam Bộ vừa là thành quả của sự lao động
nghiêm túc trong quá trình sưu tầm điền dã, tổng hợp ca dao Nam Bộ. Cơng
trình của tập thể tác giả này là nguồn tài liệu chính để chúng tơi kế thừa triển

khai luận văn.
Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732 – 2000) xuất bản năm 2003, Nxb.
Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh là đề tài nghiên cứu tìm hiểu q trình hình thành
văn hóa tỉnh Vĩnh Long từ năm 1732 đến năm 2000 của Ban tuyên giáo tỉnh
Vĩnh Long. Nội dung được chia làm hai phần. Phần một giới thiệu khái quát
đất và người Vĩnh Long. Phần 2, các tác giả đã dành 30 trang để khảo sát thể
loại ca dao, dân ca Vĩnh Long, chú trọng đến những bài ca dao phản ánh tên
đất, tên người cùng vẻ đẹp của non sông và thắng tích địa phương. Tác giả
cho rằng “Những lời thơ trữ tình, đằm thắm, ngọt ngào là những bài học đầu
đời về tình yêu đất nước và con người” (Nguyễn Chiến Thắng, 2003).
Miền Nam và văn học dân gian địa phương trong bộ Văn học miền Nam
lục tỉnh (Tập 1) của Nguyễn Văn Hầu xuất bản năm 2012, Nxb. Trẻ Tp. Hồ
Chí Minh là một trong các tài liệu quý và hiếm khi nghiên cứu riêng về văn
học dân gian Nam Bộ. Bức tranh miền Nam từ ngày đầu mở cõi cũng như
diện mạo của văn học dân gian nơi đây đã được trình bày cơ đọng, súc tích
trong tập sách này. Cùng với các thể loại văn học dân gian, tác giả cung cấp


4
một số cách nhìn nhận, đánh giá sơ lược về chủ đề, phương pháp, nghệ thuật
ca dao Nam Bộ. Đây là kiến thức nền tảng, định hướng cho chúng tôi khi
nghiên cứu và triển khai luận văn.
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre của Đặng Thị Thùy
Dương – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh – năm 2009 và Đặc điểm ca dao
Đồng Tháp của Trần Thị Thúy Hằng – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh –
năm 2018 đã góp phần làm rõ điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội
dung, nghệ thuật của ca dao mỗi địa phương. Phần phụ lục của hai luận văn
có nguồn tư liệu điền dã được tổng hợp, sắp xếp khá công phu. Những cơng
trình này đã giúp chúng tơi hiểu thêm những đặc trưng của vùng đất và con
người kiến tạo nên nền văn hóa Nam Bộ.

2.3. Những cơng trình nghiên cứu ca dao Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa
Đào Văn Hội trong Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao đã phân
chia ca dao thành sáu mục: tả cảnh, tu thân, tình gia tộc, phong tục thơn q,
ngồi xã hội và những câu hát vặt. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu
phong tục miền Nam trong ca dao. Tác giả cho rằng ca dao là “tấm gương
trong sáng phản ánh cả phong tục của giống nòi”, “là tiếng gọi của dân q,
linh hồn của dân tộc, khơng có thứ văn chương nào hơn được” (Đào Văn
Hội, 1961).
Năm 2004, Lê Anh Dũng trong bài viết “Văn hóa dân gian phản ánh
tín

ngưỡng

tổng

hợp

của

người

Việt”

đăng

trên

trang

web


đã trình bày một cách khái qt về dấu ấn của
Lão giáo, Nho giáo và Phật giáo cùng tín ngưỡng thờ Trời của người Việt đã
đi vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam trong đó có ca dao. Điều đó cho
thấy tinh thần bình đẳng trước mọi tơn giáo và khả năng tiếp biến, chuyển hóa
Tam giáo cho phù hợp với văn hóa bản địa thành tín ngưỡng tổng hợp, tạo
thành nét văn hóa truyền thống của người Việt.


5
Trên website: Phan Thị Phượng (2010)
trong bài viết “Bàn về một khía cạnh tâm linh trong ca dao người Việt” đã
cung cấp một cách khái quát về những giá trị tâm linh thiết thực được in dấu
trong ca dao người Việt: “Ca dao cũng là một kho tàng lưu giữ những tín
ngưỡng của người Việt từ xa xưa rất phong phú, khơng những thế nó cịn là
pho sách khái quát được cả một vấn đề lớn của xã hội”. Trên cơ sở đó, tác giả
đã làm rõ tín ngưỡng thờ cúng trong ca dao người Việt.
Trong luận văn thạc sĩ Văn hóa người Việt qua ca dao Nam Bộ –
trường Đại học Cần Thơ – năm 2010, Cao Minh Liễu đã phân tích biểu hiện
của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong ca dao Nam Bộ cụ thể qua các
phương diện: sinh hoạt đi lại – phương tiện giao thông; sinh hoạt lao động sản
xuất; sinh hoạt ăn, mặc, ở; phong tục tập quán; tín ngưỡng; tơn giáo; lễ hội và
diễn xướng dân gian; tính cách người Nam Bộ. Đó là những kiến thức q báu
để chúng tôi kế thừa khi triển khai luận văn.
Qua bài viết Sự hợp dung văn hóa trong ca dao Việt Nam in trong tạp
chí khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí Minh số 32 năm 2011, Đoàn Thị Thu Vân đã
phân tích sự linh hoạt và dung hịa trong văn hóa ứng xử của người Việt được
thể hiện qua ca dao. Từ đó, tác giả nhấn mạnh: “Ca dao Việt Nam đã thể hiện
một tinh thần hợp dung văn hóa rộng rãi và cởi mở”.
Trong bài viết “Đạo trời và tín ngưỡng dân gian qua ca dao” in trên

tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 360 tháng 6 năm 2014, tác giả Nguyễn Thị
Kim Ngân đã khẳng định ca dao phản ánh một cõi thiêng liêng, là nơi tín
ngưỡng dân gian tồn tại và thể hiện bộ mặt sinh hoạt văn hóa của người Việt.
Tác giả cho rằng hình ảnh ơng Trời trong ca dao là một đấng thiêng liêng mà
người dân tơn kính và cầu xin và khẳng định rằng: “Ca dao khơng phải chỉ là
giá trị văn hóa trực tiếp nảy sinh từ những nghi thức tín ngưỡng mà khúc hát
tình gắn với đời sống sản xuất và sinh hoạt của người nông dân”.


6
Nguyễn Thanh Trang trong luận văn Văn hóa ứng xử về tình u và hơn
nhân trong ca dao người Việt – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– năm 2014 đã tìm hiểu văn hóa ứng xử về tình u và hơn nhân trong ca dao
Việt. Từ đó, tác giả khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc và
đưa ra cái nhìn đúng đắn về tình u, hơn nhân trong cuộc sống hiện đại.
Văn hóa dân gian về tình u đơi lứa trong ca dao người Việt của
Nguyễn Nghĩa Dân xuất bản năm 2015, Nxb. Khoa học Xã hội. Đây là cơng
trình nghiên cứu, sưu tầm ca dao Việt Nam. Ở phần đầu, sau khi đưa ra các
khái niệm văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa dân gian, định nghĩa ca dao, dân
ca, ca dao trữ tình, tác giả đi sâu vào tìm hiểu vấn đề văn hóa dân gian về tình
u lứa đôi được biểu hiện trong ca dao người Việt. Đặc biệt, tác giả cịn so
sánh để tìm hiểu sự khác biệt của văn hóa dân gian về tình u, hôn nhân và
vợ chồng trong hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
và rút ra kết luận: “Ở Nam Bộ, tinh thần dân chủ, bình đẳng trong tự do yêu
đương, hôn nhân, vợ chồng giữa đôi trai gái rõ nét hơn ở Bắc Bộ và Trung
Bộ” (Nguyễn Nghĩa Dân, 2015). Ở phần sau, tác giả đã tuyển chọn và xếp
theo vần chữ cái tiếng Việt. Điểm đặc biệt ở phần tuyển chọn có chú thích đầy
đủ những điển tích, điển cố hoặc từ ngữ khó hiểu, đồng thời đưa ra những
bình luận sắc sảo. Đây là cơng trình bổ ích, định hướng cho chúng tơi tìm
hiểu phong tục hôn nhân được biểu hiện qua ca dao Nam Bộ.

Năm 2015, Đoàn Thị Thùy Hương trong luận văn thạc sĩ Yếu tố sông
nước trong văn học dân gian Nam Bộ (trường hợp ca dao) – trường Đại học
Trà Vinh – đã đưa ra cái nhìn khái quát về biểu hiện của văn hóa sơng nước
trong đời sống vật chất và tinh thần của người Nam Bộ qua ca dao.
Trong luận văn Ứng xử của vợ chồng người Việt qua ca dao tục ngữ
Nam Bộ – trường Đại học Trà Vinh – năm 2015, Lê Kim Chiêu đã nghiên cứu
văn hóa ứng xử trong gia đình người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ. Việc


7
khảo sát giúp chúng tơi thấy được tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hịa
trong cách ứng xử của con người đất phương Nam.
Tín ngưỡng dân gian của người Việt xuất bản năm 2017 của nhà xuất
bản Văn hóa – Nghệ thuật có bài viết “Tín ngưỡng thờ ơng Thiên và tính cách
người Việt” (khảo sát qua ca dao – dân ca, tục ngữ miền Tây) của Trần Minh
Thương. Bài viết đã khẳng định sức sống mãnh liệt của niềm tin thiêng liêng
này trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ xưa.
Qua những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi thấy rằng các tác giả
đã tìm hiểu cả chiều rộng và chiều sâu, có cái nhìn hệ thống về văn hóa được
biểu hiện trong ca dao. Tuy nhiên vấn đề văn hóa phong tục của ca dao vẫn
cịn nhiều khoảng trống. Cho nên khi triển khai đề tài “Ca dao Nam Bộ từ góc
nhìn văn hóa phong tục”, chúng tôi vừa kế thừa kiến thức quý giá của người
đi trước vừa tiếp tục khơi sâu tìm hiểu giá trị của văn hóa phong tục trong ca
dao người Việt ở Nam Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Về ca dao Nam Bộ có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên, trong
giới hạn về thời gian nghiên cứu, người viết chỉ tiến hành khảo sát, phân tích
biểu hiện văn hóa phong tục trong ca dao của người Việt ở Nam Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu ca dao Nam Bộ trong các tuyển tập:
Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần
Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, xuất bản 1984, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường do Lê Trí Viễn biên soạn, xuất bản
năm 1994, Nxb. Giáo dục.
Văn học dân gian Đồng Bằng sông Cửu Long của trường Đại học Cần
Thơ, xuất bản năm 1997.


8
Ca dao, hò, vè Vĩnh Long do Nguyễn Chiến Thắng (chủ biên), xuất bản
năm 2005, Nxb. Trẻ.
Ca dao dân ca Nam Kỳ Lục Tỉnh do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, xuất
bản năm 2006, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai.
Văn học dân gian Bạc Liêu do Chu Xuân Diên (chủ biên), xuất bản năm
2011, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Văn học dân gian Sóc Trăng do Chu Xuân Diên (chủ biên), xuất bản
năm 2011, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.
Văn học Miền Nam Lục Tỉnh tập 1 do Nguyễn Văn Hầu biên soạn, xuất
bản năm 2012, Nxb Trẻ.
Văn học dân gian Bến Tre do Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên), xuất bản
năm 2015, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Văn học dân gian An Giang (tập 3) do Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên),
xuất bản năm 2015, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Luận văn Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre của Đặng Thị Thùy Dương,
năm 2009, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
4. Đóng góp của đề tài
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu ca dao chủ yếu được tiếp cận từ
phương diện ngôn ngữ học, thi pháp học, văn hóa học nhưng chưa có nhiều
cơng trình khám phá vẻ đẹp của văn hóa phong tục ẩn tàng trong thể loại này.

Vì thế, xuất phát từ mục đích nghiên cứu “Ca dao Nam Bộ từ góc nhìn văn
hóa phong tục”, chúng tơi đi sâu phân tích các phương diện như phong tục
gắn với vòng đời con người, phong tục gắn với tín ngưỡng. Hy vọng những
đóng góp của luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn nét văn hóa phong tục độc đáo
trong đời sống của đất và người Nam Bộ qua thể loại này. Từ đó, khẳng định
giá trị của ca dao Nam Bộ trong diện mạo chung của văn học dân gian Việt
Nam.


9
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
Phương pháp hệ thống: đặt ca dao Nam Bộ trong hệ thống thể loại
văn học dân gian Việt Nam nói chung để phát hiện điểm mới, nét đặc sắc của
thể loại này. Trên cơ sở đó, chúng tơi có cái nhìn hệ thống, tồn diện và tìm ra
được nhiều điều thú vị liên quan đến truyền thống văn hóa dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng kết quả nghiên cứu của
các ngành văn hóa học, dân tộc học, nhân học văn hóa… để khám phá các
phong tục ẩn tàng trong ca dao. Từ đó, cảm nhận sâu sắc hơn đời sống tinh
thần dân gian.
Phương pháp loại hình: ca dao là một thể loại có ở nhiều vùng miền
trong hệ thống tổng thể các thể loại văn học dân gian. Khi nghiên cứu ca dao
Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa phong tục, người viết chú ý đến dấu ấn văn hóa
vùng miền trong ca dao để tìm ra điểm gặp gỡ cũng như khác biệt so với các
thể loại văn học dân gian khác như tục ngữ, truyện dân gian.
Phương pháp thống kê: sử dụng kết quả thống kê nhằm có số liệu
khách quan, chính xác, tạo lập nên cơ sở nghiên cứu ban đầu về ca dao Nam
Bộ để có những kết luận khoa học, tránh sự võ đốn.
Bên cạnh đó, chúng tơi vận dụng thao tác phân tích, bình luận, tổng

hợp để minh họa cho những lí lẽ, diễn giải, lập luận của cá nhân trên cơ sở
khai thác phân tích các dẫn chứng trích từ những cơng trình sưu tầm, biên
soạn ca dao Nam Bộ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Ca dao Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa phong tục – những vấn
đề chung.


10
Trong chương 1, luận văn đề cập một số vấn đề có tính chất khái qt
về vùng văn hóa phong tục Nam Bộ và ca dao. Sau khi giới thiệu về lịch sử
hình thành mảnh đất Nam Bộ, những nét tính cách đặc trưng của con người
Nam Bộ, chúng tơi tổng thuật các cách giới thuyết về văn hóa phong tục, khái
niệm ca dao Việt Nam và đưa ra kết luận vài nét về cách tiếp cận ca dao
người Việt ở Nam Bộ. Đồng thời, chúng tôi cũng điểm qua nguồn tư liệu để
khảo sát, phục vụ nghiên cứu.
Chương 2. Ca dao Nam Bộ từ góc nhìn phong tục gắn với vòng đời con người
Chương này tập trung khai thác ca dao Nam Bộ ở các phương diện phong
tục vòng đời con người như hôn nhân và tang ma. Thông qua việc thống kê,
chọn lựa, khảo sát nguồn tư liệu, chúng tơi có thể rút ra kết luận bước đầu về
dấu ấn phong tục gắn với vòng đời con người trong ca dao Nam Bộ.
Chương 3. Ca dao Nam Bộ từ góc nhìn phong tục gắn với tín ngưỡng
Nhiệm vụ của chương này là khảo sát ca dao, từ đó mơ tả, phân tích, phát
hiện vẻ đẹp đời sống tín ngưỡng của người Việt qua thể loại văn học này trên
các góc nhìn phong tục thờ cúng đa thần và phong tục thờ cúng người thân
trong gia đình.
Ngồi ra, luận văn cịn có phần phụ lục tổng hợp ca dao Nam Bộ từ các
nguồn tư liệu để khảo sát phân tích nhằm có cái nhìn hệ thống, sâu sắc vấn đề

mà đề tài nghiên cứu đặt ra.


11

Chương 1
CA DAO NAM BỘ TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA PHONG TỤC
– NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Sơ lược về đất và người Nam Bộ
1.1.1. Lịch sử hình thành đất Nam Bộ
Nam Bộ là nơi lưu dấu những bước chân cuối cùng của tiền nhân trong
dặm trường bôn ba, mở rộng và xác lập lãnh thổ của người Việt về phía nam
của tổ quốc. Nam Bộ là vùng đất thiêng liêng, có vị trí quan trọng trong q
trình phát triển của đất nước ta. Một khu vực có tiềm năng về kinh tế, vững về
chính trị cũng như thấm đượm tình yêu thương giữa những người con miền
sông nước. Nhưng trước khi Nam Bộ hội tụ lại để dệt nên bức họa đồ Việt
Nam hình chữ S, vùng đất này đã trải qua ba thời kỳ lịch sử lớn: Vùng đất
Nam Bộ dưới thời Phù Nam; Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp và Vùng
đất Nam Bộ của Việt Nam.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng nước Phù Nam đã xuất hiện vào
khoảng đầu Công nguyên, với trung tâm là vùng đất Nam Bộ Việt Nam hiện
nay. Trong thời kì hưng thịnh, nước Phù Nam phát triển thành một đế chế
gồm: tồn bộ phần phía nam bán đảo Đơng Dương (Nam Bộ Việt Nam,
Campuchia, một phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malacca,
trung tâm vẫn là vùng Nam Bộ Việt Nam – một khu vực phát triển nhanh vào
lúc bấy giờ, cư dân chủ thể này là nhóm người Mã Lai – Đa Đảo ven biển.
Những ngư dân với truyền thống về hàng hải cùng nguồn kinh nghiệm tích
lũy lâu dài và tài nghệ trong làm thủy lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng
trũng thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển cải thiện
cuộc sống ổn định.

Đến giai đoạn vào cuối thế kỷ VI, Đế chế Phù Nam hưng thịnh đã bắt
đầu quá trình suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, một thuộc quốc của Phù Nam –


12
Chân Lạp, do người Khmer xây dựng, vào đầu thế kỷ VII đã đánh chiếm một
phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông MeKong – vùng Nam Bộ
Việt Nam. Đây một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành vùng đất Nam
Bộ. Vùng đất Nam Bộ sau 627 năm từng là vùng đất thuộc Phù Nam, nay lại
bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được đổi tên thành Thuỷ Chân Lạp để phân
biệt với vùng đất Lục Chân Lạp – vùng đất gốc của nước Chân Lạp.
Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao nhưng với dân số ít,
người Khmer khi đó khơng có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng
rộng lớn mới bồi lấp, cịn ngập nước và sình lầy. Song song đó, việc khai
khẩn đất đai trên vùng đất gốc – Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời
gian và sức lực. Việc cai quản vùng đất Lục Chân Lạp trên thực tế gặp rất
nhiều khó khăn. Càng khó khăn hơn khi quân đội nước Srivijaya2 của người
Java liên tục tấn công và lấn chiếm Thủy Chân Lạp vào nửa sau thế kỷ VIII.
Chính điều này đã làm cho cả vương quốc Chân Lạp gần như lệ thuộc hoàn
toàn vào Srivijaya2.
Khó khăn chồng chất khó khăn, khi mà tình trạng chiến tranh giữa
Chân Lạp và Chămpa diễn ra thường xuyên làm cho việc cai quản và khai phá
vùng Thủy Chân Lạp lại càng gặp nhiều trở ngại. Chân Lạp lúc này chỉ dồn
sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sơng Mekong và mở rộng ảnh
hưởng sang phía Tây. Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, vùng đất Chân Lạp
cường thịnh đã mở rộng lãnh thổ ra tận Nam Lào. Trong khi đó, dấu ấn Chân
Lạp trên vùng đất phía Nam khơng nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở
vùng này cũng không đậm nét.
Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ cịn thưa thớt. Chu Đạt
Quan, một người có dịp đến vùng đất Nam Bộ đã mô tả vùng đất này như sau:

“Hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ
thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó.
Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt khơng có một tấc cây.


13
Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thơi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn
trăm ngàn con, tụ tập ở đấy.” (dẫn theo Trịnh Hoài Đức, 1972). Bắt đầu từ
cuối thế kỷ XIV, nước Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các
vương triều Xiêm từ phía Tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều Ayuthaya
hình thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431),
Ayuthaya liên tiếp tiến công Chân Lạp. Sang thế kỷ XVI, và nhất là thế kỷ
XVII, do sự can thiệp của nước Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc,
rơi vào thời kì suy vong. Dưới tình trạng này, nước Chân Lạp hầu như khơng
có khả năng kiểm sốt, cũng như quản lý vùng đất cịn ngập nước ở phía
Nam, vốn là địa phận của vương quốc Phù Nam ở thời điểm bấy giờ.
Trong bối cảnh Chân Lạp không đủ sức quản lý vùng đất phía Nam, từ
đầu thế kỷ XVII, vùng đất Chân Lạp đã bắt đầu có lưu dân người Việt ở vùng
đất Thuận – Quảng đến Mơ Xồi (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) đến khai
khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt trên vùng này, tạo ra cho vùng
đất này một cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn.
Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương
Chân Lạp Chey Chettha II. Từ đó, Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua
Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam
Bộ cũng bắt đầu tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống, tự tạo lập cuộc sống
mới cho chính mình. Năm 1623, khi mà cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền
Đông Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài
Gịn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Đến năm 1628, sau cái
chết của Chey Chetta II, chính quyền Chân Lạp bị chia rẽ, xuất hiện nhiều lỗ
hổng, nhiều cuộc chiến đã diễn ra, điển hình là giữa các phe phái với nhau,

với sự trợ giúp quân sự của một bên là nước Xiêm và một bên là chúa
Nguyễn. Bối cảnh này vừa giúp cho người Việt có thể dễ dàng tiến hành khai
phá những vùng đất hoang hoá ở đồng bằng sông Cửu Long vừa tạo điều kiện


14
cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm sốt chính thức của mình trên những
vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp.
Song song đó, cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong khoảng thời
gian này cũng xuất hiện một số người trung thành với nhà Minh chống nhà
Thanh đến tiến hành khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất
Nam Bộ, giúp đẩy nhanh quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ.
Vào năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên trước sự tiến cơng
cướp bóc của người Xiêm vào thời điểm đó, Mạc Cửu đã xin và được nội
thuộc vào triều đình chúa Nguyễn. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Cho đến năm 1757, đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng
Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn
để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Qua đó, q trình xác
lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn
thành.
Để thực thi chủ quyền, từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã tiến hành
tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân
đinh, ruộng đất và lập ra các loại thuế. Năm 1698, Phủ Gia Định được thành
lập gồm hai dinh là Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) quản lý
hơn 4 vạn hộ. Sau năm 1774, vùng đất Nam Bộ chia thành 4 dinh (Trấn Biên,
Phiên Trấn, Long Hồ, Hà Tiên), mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có
huyện, tổng hay xã. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính của Việt Nam trên
vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.
Năm 1802, Triều Nguyễn được thành lập, họ tiếp tục con đường sự
nghiệp của các chúa Nguyễn. Tiếp tục hồn thiện hệ thống hành chính và

thống nhất quản lý trong cả nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập sổ địa
bạ toàn bộ Lục tỉnh Nam kỳ (vùng đất Nam Bộ ngày nay). Bên cạnh chính
sách chính trị, qn sự, triều đình cịn khuyến khích phát triển kinh tế – xã
hội, mở mang phát triển dinh điền, đồn điền, xây dựng thuỷ lợi, phát triển


15
giao thông, nâng cao đời sống của người dân ở một mức độ tốt hơn, phát triển
hơn.
Như vậy, vùng đất phương Nam chính là nơi hợp lưu của nhiều lớp,
nhiều dịng văn hóa. Xét về thời gian, Phù Nam, Khme rồi sau này là Việt,
Hoa, Chăm đã tạo nên các lớp văn hóa nối tiếp nhau, có khi đan xen nhau.
Xét về khơng gian, có những vùng văn hóa tiếp giáp nhau, có khi giao nhau,
hịa hợp vào nhau. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, Văn hoá Phù Nam rồi đến văn
hoá Khmer vào thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, hai nền văn hóa này đã tiếp thu
mạnh mẽ nền văn hoá Ấn Độ. Tiếp đến là văn hoá Việt với sự kế thừa văn
hoá từ vùng đồng bằng sông Hồng. Đối với người Hoa, tuy rằng họ có mặt ở
miền đất này muộn hơn nhưng vẫn kịp hình thành một nét văn hóa riêng độc
đáo của chính mình, tơ thêm cho bảng màu văn hóa miền Nam một màu sắc
mới, sống động hơn, đẹp đẽ hơn. Sau người Hoa là người Chăm, họ cũng đã
trở thành một thành viên không thể thiếu trong cộng đồng Việt Nam.
Riêng đối với người Việt, khi tới đây khẩn hoang lập ấp, họ đã luôn
trân trọng và cố gắng “làm sống lại những nền văn hóa thuộc cổ sử và sơ sử
đã lắng sâu dưới lòng đất thấp” (dẫn theo Trần Nam Tiến, 2018). Họ vừa giữ
gìn được bản sắc đậm đà của văn hóa riêng mình, vừa ở tư thế kế thừa, đón
nhận, giao lưu văn hóa với các dân tộc người Khmer, Chăm, Hoa... để cùng
xây dựng một vùng văn hóa đặc sắc. Vùng đất Nam Bộ vừa kế thừa những di
sản tinh thần, văn hóa lâu đời của dân tộc, vừa phát huy và tiếp nhận những
nhân tố mới từ thực tiễn lịch sử, sáng tạo nên những nếp sinh hoạt văn hóa
mới nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống cư dân nơi vùng đất mới:

“Sớm biết thích ứng với hồn cảnh, thổ ngơi, tận dụng địa lợi, tạo ra nhân
hịa, sáng tạo vượt khó khăn, giao hịa với con người và văn hóa khác mà vẫn
giữ được phong cách của mình là việc mà tổ tiên ta đã làm được từ lúc đầu đi
khai thác vùng đất mới.” (Sơn Nam, 2017).


16
1.1.2. Điều kiện tự nhiên vùng đất Nam Bộ
Trong hệ thống phân loại 8 vùng địa lý – kinh tế, Nam Bộ gồm 2 bộ
phận hợp thành là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đông Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai. Phạm vi của vùng
bao gồm 6 tỉnh/ thành phố là: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Tây Nam Bộ là vùng đất được khai phá muộn nhất trong lịch sử phát
triển của đất nước. Phạm vi của vùng gồm 13 tỉnh/ thành phố: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đồng bằng Nam Bộ bao gồm hai bộ phận có đặc điểm khác hẳn nhau.
Đó là vùng đồng bằng cao bao gồm các thềm phù sa cổ, bán bình nguyên đất
đỏ ba dan (bazan) ở phía đơng, thuộc Đơng Nam Bộ; và khu vực đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long tương đối bằng phẳng ở phía tây, thuộc Tây Nam
Bộ.
Nam Bộ nằm trong lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và
hệ thống sông MeKong. Nguồn nước mặt nơi đây khá dồi dào với hệ thống
sơng ngịi và kênh đào chằng chịt mang nước dàn trải rộng khắp đồng bằng,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp.
Nam Bộ từng là một vùng đất có rất ít người sinh sống. Theo những tài
liệu cổ từ khoảng 300 năm trước đều nói: nơi đây như một vùng đất tồn là
rừng rậm hàng nghìn dặm hoặc những cánh đồng hoang vu khơng có một gốc
cây, là nơi hàng trăm hàng nghìn con trâu rừng tụ tập thành bầy. Nhưng chỉ

trong vài thế kỉ, người Nam Bộ đã làm thu hẹp một diện tích khổng lồ rừng tự
nhiên để phát triển kinh tế, biến vùng đất hoang vu thành thành vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Trải qua hàng trăm năm, văn hóa vật chất và tinh thần của người Kinh
ở Nam Bộ đã hình thành những nét riêng so với miền đất tổ ở phía Bắc. Sự


17
khác biệt đó thể hiện trên nhiều phương diện: khung cảnh làng mạc, cấu trúc
nhà cửa, cơ cấu xã hội... Đặc biệt là sự thay đổi rõ rệt về ngôn ngữ, cá tính,
thói quen, phong tục đã tạo nên diện mạo văn hóa đặc sắc riêng của vùng đất
cực Nam tổ quốc.
1.1.3. Con người Nam Bộ
Nam Bộ là một vùng đa dân tộc, nơi định cư và sinh sống của những
tộc người có lịch sử, văn hóa rất khác biệt, đến từ khắp mọi vùng miền trong
cả nước. Vùng đất Nam Bộ nắng nhiều, nước lắm, những rừng cây rậm rạp,
đầm lầy, lau lách trong buổi đầu khẩn hoang đã góp phần làm nên diện mạo
con người Nam Bộ. Từ những mảnh đất khác nhau, những hành trang văn hóa
của đất Thăng Long, vùng Ngũ Quảng và văn hóa Trung Hoa, họ đã cùng
nhau hội ngộ ở nơi đây, cùng chạm khắc nên cá tính miền Nam và thuần
phong mĩ tục Việt Nam. Họ ra đi vì những khắc nghiệt của cuộc sống nhiều
thăng trầm biến động, đó là những nơng dân nghèo khó nhưng gai góc, những
tội đồ bướng bỉnh, những lính thú cứng đầu, và cả những người Hoa khơng
hàng phục nhà Minh... Ở họ vừa có cái nền tảng văn hóa nghìn năm nơi q
cha đất tổ, vừa có những thích ứng hịa nhập và biến cải thành một đời sống,
tính cách, tâm hồn, tình cảm rất phương Nam: “Thiên nhiên Nam Bộ còn khá
rộng rãi và hào phóng với con người, đã thế, ở đây lại khơng có tâm lý phân
biệt người chính cư và người ngụ cư nên người dân sẵn sàng bỏ đi nơi khác
nếu ở nơi cũ, họ cảm thấy khơng cịn sống được nữa, cả về vật chất lẫn tinh
thần.” (Thạch Phương – Hồ Lê, 2014).

Những người sống không bị ràng buộc và cũng không bao giờ chấp
nhận sự ràng buộc bởi một lý do sâu xa là tất cả những lưu dân có mặt ở nơi
đây đều có chung một khát vọng tự do – khát vọng được giải phóng. Họ đến
đây khi nhà Nguyễn chưa thể vươn dài bàn tay phong kiến của mình để chế
ngự hết đất đai điền thổ “dân mở đất trước, nhà nước cai trị sau” (dẫn theo


×