Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở hồ văn long quận bình tân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.69 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lã Thị Thủy

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ NĨI VÀ NGÔN NGỮ
VIẾT CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
(trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung
học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lã Thị Thủy

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ NĨI VÀ NGÔN NGỮ
VIẾT CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
(trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung
học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh)
Chun ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
nào.

Tác giả luận văn

Lã Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS
Nguyễn Văn Khang. Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS
Nguyễn Văn Khang - Người thầy đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận
văn này .
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô
giáo, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ
trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngơn ngữ khoá 2012 - 2014 tại
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh, những
người đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Lã Thị Thủy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................4
1.1. Những vấn đề chung về ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết....................... 4
1.1.1. Đặc điểm của ngơn ngữ nói ................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết.............................................................. 11
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết ............................ 18
1.2. Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường Trung học cơ sở Hồ
Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh................................. 25
1.3. Tiểu kết ................................................................................................... 27
Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGƠN NGỮ NĨI VÀ NGƠN
NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ VĂN
LONG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................29
2.1. Thực trạng ngơn ngữ nói của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ
Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh................................. 29
2.1.1. Về phương diện ngữ âm .................................................................... 29
2.1.2. Về phương diện từ ngữ ..................................................................... 33
2.1.3. Về phương diện ngữ pháp ................................................................. 41
2.2. Thực trạng ngôn ngữ viết của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ
Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh................................. 43
2.2.1. Về phương diện từ ngữ .................................................................... 44
2.2.2. Về phương diện ngữ pháp ................................................................ 49
2.3. Tiểu kết ................................................................................................... 70
Chương 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƠN NGỮ NĨI VÀ
NGƠN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
NĂNG LỰC VỀ NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HỒ VĂN LONG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ...................................................................................................................73



3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết của
học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 73
3.1.1. Môi trường giao tiếp.......................................................................... 73
3.1.2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng ........................................................ 77
3.1.3. Ý thức học tập và rèn luyện ngôn ngữ của học sinh ......................... 79
3.1.4. Các nguyên nhân khác ...................................................................... 80
3.2. Những giải pháp nâng cao năng lực về ngôn ngữ của học sinh trường
Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh82
3.2.1. Đặt vấn đề.......................................................................................... 82
3.2.2. Một số giải pháp đề xuất ................................................................... 86
3.3. Tiểu kết …. ............................................................................................. 97
KẾT LUẬN .........................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..............101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết vốn có những đặc điểm rất khác nhau và
đòi hỏi người sử dụng, đặc biệt là học sinh phải biết nhận diện, phân biệt sự
khác nhau ấy để vận dụng nó trong giao tiếp một cách có hiệu quả. Tuy nhiên,
sau một thời gian giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, chúng
tôi nhận thấy học sinh, do sự tác động của nhiều yếu tố đã sử dụng ngơn ngữ nói
và ngơn ngữ viết chưa phù hợp. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc viết văn
cũng như sử dụng ngôn ngữ trình bày trong các văn bản có tính khoa học. Nhận
thấy việc khảo sát cách sử dụng ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết của học sinh

cũng như phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngơn ngữ của học
sinh để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng “viết như nói, nói như
viết” của học sinh là điều cần thiết. Đó cũng chính là lí do của đề tài “ĐẶC
ĐIỂM NGƠN NGỮ NĨI VÀ NGƠN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH PHỔ
THƠNG ( trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Hồ
Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh )”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thơng qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của
học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn mong muốn góp phần vào làm rõ thêm đặc điểm của
ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh cũng như mối quan hệ giữa ngơn
ngữ nói và ngơn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngơn ngữ nói tới
ngơn ngữ viết của học sinh phổ thơng. Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến
đóng góp vào việc giảng dạy mơn Ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong
nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những
nhiệm vụ như sau:


2
1. Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến
ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
2. Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường Trung
học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh (có tác động
đến tiếng Việt của học sinh).
3. Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh trường Trung học cơ
sở Hồ Văn Long khi viết cũng như khi nói. Trong đó chú trọng tác động của
ngơn ngữ nói tới ngơn ngữ viết.
4. Chỉ ra những nhân tố tạo nên những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với
ngơn ngữ viết để trên cơ sở đó đề ra cách khắc phục.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Tiếng Việt của học sinh lớp 9 trường Trung học
cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - nơi chúng tôi
đang giảng dạy.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi của học
sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp cũng
như khi giao tiếp với bạn bè.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng
học.
Phương pháp của ngơn ngữ học xã hội nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của
tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh.
Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại những
lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngơn
ngữ nói và ngơn ngữ viết có sự tác động qua lại với nhau.


3
- Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh Trung
học cơ sở hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu
khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh Trung học cơ sở, hi vọng sẽ
giúp cho việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Khảo sát thực trạng ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết của học sinh
trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết
của học sinh và giải pháp để nâng cao năng lực về ngôn ngữ của học sinh trường
Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.


4

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Khi chữ
viết chưa ra đời, con người giao tiếp với nhau bằng lời nói. Sau này, khi sáng tạo
ra chữ viết, con người dùng chữ viết cùng với tiếng nói để giao tiếp với nhau.
Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn minh nhân
loại, và từ đó hình thành hai dạng: ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
1.1.1. Đặc điểm của ngơn ngữ nói
Ngơn ngữ nói là ngơn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp sinh hoạt
hàng ngày. Xét theo lĩnh vực hoạt động, ngơn ngữ nói được sử dụng trong các
trường hợp như:
- Trao đáp trong sinh hoạt gia đình ( lời chào hỏi, lời trò chuyện giữa các
thành viên trong gia đình, lời tâm sự, trao đổi, bàn bạc về các vấn đề liên quan
đến đời sống gia đình,…).
- Trao đáp trong sinh hoạt học đường, ở nơi làm việc gồm có: lời giảng bài,
lời thuyết trình, trao đáp giữa các thành viên trong đơn vị, lời phát biểu, nhận
xét,…
- Trao đáp trong sinh hoạt xã hội gồm có: những trao đáp có tính chất giao
dịch mua bán, cung cấp dịch vụ, thương lượng trong mua bán,…; những trao
đáp nhằm cung cấp hoặc trao đổi thông tin về sản phẩm,…; những trao đáp
trong hoạt động vui chơi giải trí.
Ngơn ngữ nói có những sự khác biệt cơ bản so với ngôn ngữ viết. Những
đặc điểm tạo nên sự khác biệt đó là:

1.1.1.1. Tính tự nhiên và tính nhất thời
Giao tiếp bằng lời nói có đặc tính tự nhiên, trực tiếp, và ít gọt giũa so với
giao tiếp bằng chữ viết. Cuộc sống của các cá thể là một chuỗi nối tiếp của
những hành động nói có chủ ý ( và không chủ ý ), với một hoặc một số người


5
nghe xác định, nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp trước mắt hoặc để đạt được một
mục đích nào đó. Ngơn ngữ nói thường trải ra một cách tự nhiên, ít gị bó.
Người nói ngơn ngữ thứ nhất có khả năng phát ra một trường dài, thường là các
ngữ đoạn ngắn hơn một câu và các ngữ đoạn này dường như thiếu sự liên kết bề
mặt như cách tổ chức một văn bản viết. Do đó, các văn bản nói khơng có tính cố
định trong khơng gian và sẽ mất đi theo thời gian, nó chỉ mang tính chất nhất
thời.
Ngơn ngữ nói có tính tự nhiên bởi nó được dùng trong sinh hoạt hàng ngày
của mỗi cá nhân: một mẩu tâm sự, một câu thăm hỏi người thân hay bạn bè, một
lời đàm tiếu về cách thức ăn ở, một thái độ trước những biến đổi đột ngột của
thời thiết, một phản ứng tức thì trước những thơng tin “nóng hổi” trong cuộc
sống thường ngày...Đó là những đề tài giao tiếp khơng được chuẩn bị từ trước.
Do đó, cả người nói và người nghe khơng có sự chuẩn bị trước về mặt từ ngữ,
cách tổ chức, sắp xếp văn bản.
Ngôn ngữ nói cũng được sử dụng trong những hồn cảnh giao tiếp xã hội
khơng mang tính chính thức. Đây là những hồn cảnh giao tiếp mang tính chất
tự nhiên, tự phát mà ở đó thái độ, tâm lí của các nhân vật giao tiếp có vai trị
quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Cùng một nội dung muốn
truyền đạt nhưng khi vui người ta sẽ có cách nói khác với khi buồn và tùy thuộc
vào thái độ của người nghe mà cách nói năng của người nói sẽ thay đổi trực tiếp
trong cuộc giao tiếp. Tính tự nhiên trong việc thể hiện cảm xúc của con người là
một trong những yếu tố tạo nên tính tự nhiên của ngơn ngữ nói.
Khác với ngơn ngữ viết, người tạo lập văn bản và người tiếp nhận văn bản

giao tiếp gián tiếp với nhau thông qua văn bản. Khi giao tiếp gián tiếp thông qua
văn bản, người tiếp nhận có thể đọc đi đọc lại nhiều lần nội dung văn bản cũng
như người viết có điều kiện trau chuốt, gọt giũa từ ngữ và tổ chức, sắp xếp văn
bản sao cho mạch lạc. Trong khi đó ngơn ngữ nói hướng vào sự tri giác một
cách nhanh chóng, trực tiếp, khơng chậm trễ. Nói cách khác, khi giao tiếp bằng


6
ngơn ngữ nói, người nói khơng có nhiều điều kiện để chuẩn bị về mặt từ ngữ và
người nghe phải tiếp nhận một cách trực tiếp. Bởi nếu một nội dung giao tiếp mà
phải lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên tâm lí ức chế, bực tức, khó chịu cho người
nói và hoạt động giao tiếp sẽ khó thành cơng. Do đó, người nghe cần chú trọng
việc lĩnh hội nội dung chính mà người nói muốn nói, muốn truyền đạt hơn là
phần ngơn ngữ được diễn đạt.
Tính tự nhiên cũng có ngun nhân từ tính tức thời, tức tính khơng dàn
dựng trước hoặc khơng được lập trình trước. Người nói có thể chuẩn bị một số
ý cơ bản trước khi gặp gỡ trò chuyện với đối tượng mà mình quan tâm. Nhưng
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khơng ai có thể chuẩn bị đầy đủ, chi tiết nội
dung của một cuộc trò chuyện như khi soạn thảo văn bản viết. Ngơn ngữ nói là
ngơn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, ở đó người nói và
người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau. Người nói và người nghe thường xuyên
đưa ra các lượt lời và thường xuyên đổi vai cho nhau. Ngoại trừ phát ngơn đầu
của người nói thứ nhất là có chủ đích, các phát ngơn kế tiếp của người nói khơng
hồn toàn phụ thuộc vào chủ định của người ấy mà phụ thuộc rất lớn vào hồi
đáp tức thời của người nghe. Do đó các yếu tố ngơn ngữ xuất hiện tức thời,
mang tính phản ứng tự nhiên đối với hồn cảnh. Trong ngơn ngữ nói, người nói
và người nghe hồn tồn khơng làm chủ để tài giao tiếp. Đề tài giao tiếp thường
trực tiếp nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Phản ứng của các nhân vật giao tiếp
cũng mang tính tức thời. Do khơng thể hoạch định cụ thể tồn bộ nội dung thơng
tin và cũng khơng thể lường trước được hồn cảnh phát ngơn nên chủ thể giao

tiếp khơng thể định sẵn được phát ngơn nào sẽ nói trước, phát ngơn nào sẽ nói
sau. Điều đó có thể dẫn đến hiện tượng thừa ý, lặp ý, các ý sắp xếp khơng theo
trình tự hợp lí, thiếu mạch lạc như trong ngơn ngữ viết.
Tuy nhiên, tính tự nhiên và tính nhất thời của ngơn ngữ nói khơng đồng
nghĩa với “tự do”, “hồn nhiên”, hoặc “phi nghệ thuật”. Bởi cũng giống như ngơn
ngữ viết, ngơn ngữ nói cũng chịu sự tác động, chi phối của các nhân tố trong


7
một hoạt động giao tiếp như nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hồn cảnh
và nhân vật giao tiếp. Bên cạnh đó ngơn ngữ nói cịn chịu sự chi phối của những
quy định mang màu sắc văn hóa, phong cách ứng xử chung của cộng đồng
người bản ngữ. Ngôn ngữ nói của bất kì một thứ tiếng nào trên thế giới cũng có
những quy định mang tính ràng buộc, gắn liền với tư duy, phong tục, đời sống
văn hóa tinh thần của cả dân tộc. Có thể thấy được điều đó qua một minh chứng
cụ thể là hệ thống từ ngữ xưng hơ trong tiếng Việt. Tiếng Việt có một số lượng
từ ngữ xưng hô khá phong phú. Nhưng khơng phải vì thế mà chúng ta có thể sử
dụng nó một cách tùy tiện. Mỗi từ ngữ xưng hơ mang những sắc thái tình cảm
khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng những từ ngữ xưng hô khơng chỉ
cần phù hợp với đối tượng, hồn cảnh giao tiếp mà còn phù hợp với phong tục,
nghi thức giao tiếp mang tính xã hội.
1.1.1.2. Tính trực tiếp
Khi sử dụng ngơn ngữ viết làm phương tiện giao tiếp thì người viết và
người đọc giao tiếp với nhau một cách “gián tiếp” thơng qua văn bản. Cịn khi
giao tiếp bằng ngơn ngữ nói, cả người nói và người nghe đều giao tiếp trực tiếp
với nhau. Khi muốn nói điều gì, người nói sẽ phát đi một chuỗi âm thanh. Đồng
thời, người nghe cũng lập tức tiếp nhận và giải mã các tín hiệu âm thanh ấy. Do
được trực tiếp lĩnh hội thơng tin nên người nghe cũng có cơ hội để hỏi lại và có
thể được giải thích ngay tại chỗ. Ngược lại, người nói cũng có cơ hội để trình
bày lại điều mình muốn nói. Điều này đóng góp một cách đáng kể vào sự thành

cơng của một cuộc trị chuyện.
Tính trực tiếp của ngơn ngữ nói khơng chỉ được thể hiện ở việc sản sinh ra
lời nói một cách trực tiếp của người nói và sự lĩnh hội lời nói một cách trực tiếp
của người nghe mà cịn thể hiện ở việc người nói sử dụng những phương tiện
“phi ngơn ngữ” trong q trình giao tiếp. Các phương tiện “phi ngôn ngữ” bao
gồm ngữ điệu, dáng vẻ, điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ của người nói.


8
Ngữ điệu là yếu tố đáng quan tâm hơn cả. Ngữ điệu là tập hợp của các yếu
tố âm thanh như cao độ, trường độ, trọng âm, âm hưởng, âm sắc. Ngơn ngữ nói
rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh
hay yếu, liên tục hay đứt quãng,…nghĩa là có thể có những đường nét ngữ điệu
khác nhau có khả năng diễn đạt tồn bộ tính chất phức tạp, tinh tế, đa dạng của
những tình cảm, những ý nghĩ và cả những tâm trạng. Do đó ngữ điệu chẳng
những là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ hay bổ sung thơng tin mà cịn có tác
dụng bộc lộ tâm lí của người nói . Ngữ điệu là yếu tố mang tính trực tiếp. Nó
xuất hiện và bộc lộ một cách trực tiếp, mang tính nhất thời, tính tự nhiên mà chỉ
ngơn ngữ nói mới có.
Ngồi ngữ điệu, khi giao tiếp bằng ngơn ngữ nói, người nói cịn sử dụng
các phương tiện hỗ trợ khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…để diễn đạt phần
thơng tin của mình. Ngơn ngữ nói được sử dụng trong tình huống giao tiếp trực
tiếp, mặt đối mặt. Nhờ vào tính trực tiếp của tình huống giao tiếp cụ thể mà
người nói có thể tạo ra những phát ngơn để người đối thoại có thể hiểu được một
cách dễ dàng. Bên cạnh đó, người nghe với tư cách là người lĩnh hội văn bản
hồn tồn có thể dựa vào nét mặt, ánh mắt, của chỉ, cũng như giọng điệu của
người nói để hiểu đúng ý định mà người nói muốn thể hiện. Nhờ có thể quan sát
mặt đối mặt mà hai phía người nói và người nghe có thể cùng thương lượng
nghĩa hoặc làm tăng hoặc giảm tác động của phát ngơn đối với bên cịn lại.
1.1.1.3. Tính khơng gọt giũa

Như trên đã nói, ngơn ngữ nói là ngơn ngữ âm thanh, là lời nói dùng trong
giao tiếp hàng ngày. Sự giao tiếp bằng ngơn ngữ nói diễn ra mau lẹ, tức thời nên
người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ và người
nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích
kĩ. Mặt khác, do sự thân mật của các nhân vật giao tiếp mà người ta có thể dễ
dàng tha thứ cho nhau khiến cho sự diễn đạt trở nên tự nhiên, mộc mạc. Khi giao
tiếp bằng ngơn ngữ nói, người nói gặp phải khó khăn là phải tổ chức các phát


9
ngôn trong một thời gian tương đối ngắn. Trong điều kiện khẩn trương và liên
tục của đối thoại trực tiếp thì người nói sẽ khơng sử dụng những câu nói có kết
cấu ngữ pháp hồn chỉnh, ngữ nghĩa chặt chẽ mà sẽ sử dụng các hình thức tỉnh
lược hoặc bỏ lửng và các yếu tố dư thừa, yếu tố lặp một cách dài dòng, lủng
củng.
Đối thoại trực tiếp và ngữ cảnh đối đáp khiến cho ngơn ngữ nói sử dụng
rộng rãi các hình thức tỉnh lược thành phần cú pháp.
Ví dụ:
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ !
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo
thầy đề lại:
- Có ăn khơng thì bốc chứ !
Thầy đề vội vàng :
- Dạ, bẩm, bốc.
( Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )
Những hình thức tỉnh lược theo kiểu như trên là thường gặp trong ngơn ngữ
nói. Có khi người ta cịn nói bằng một sự im lặng, một sự để trống, nói bằng nét

mặt, cử chỉ. Ngữ cảnh đối đáp cho phép người ta hiểu được nội dung của những
câu nói khơng hồn chỉnh này. Vì người nói và người nghe giao tiếp mặt đối mặt
với nhau nên người nói biết chỉ cần nói thế nào, nói đến đâu là vừa đủ hiểu.
Ví dụ:
- Anh này lại say khướt rồi !
Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt giơ cái tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở
tù, nếu mà khơng được thì…thì…Thưa cụ.
( Nam Cao, Chí Phèo)


10
Ở ví dụ trên ta thấy Chí Phèo chỉ cần nói “Thì…” là Bá Kiến đã lập tức
hiểu ngay được ý định hung dữ của Chí Phèo. Loại câu mới nói nửa lời đã hiểu
rõ như vậy thường xuyên xuất hiện trong ngơn ngữ nói. Hiện tượng tỉnh lược
thành phần cũng rất đa dạng và nhiều khi chúng ta không thể xác định rõ được
loại hình kết cấu của câu nói là như thế nào.
Ví dụ:
- Khơng được, anh Keng ơi ! Anh mà làm thế rồi rối như canh hẹ.
- Rối tơi cũng làm. Dứt khốt…
( Nguyễn Kiên, Anh Keng )
Loại câu như “Dứt khốt…” thật khó có thể xác định được thành phần tỉnh
lược.
Ngơn ngữ nói, để cho dễ theo dõi, dễ tiếp nhận, người ta cũng thường dùng
các yếu tố dư như các hình thức lặp, nghi vấn, cảm thán, các trợ từ, ngữ khí từ.
Các từ thường được lặp lại như: rằng, thì, mà, là, vấn đề là, đại khái, về việc
này,…
Ví dụ:
- Thưa ơng, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến
đây, vất vả quá !

- Ở Gia Lâm lên ạ ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được khơng bác ?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ơng ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu cịn
tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn ! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ ?
Ơng lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu : “Hừ, đánh nhau cứ
đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư…Hay đáo để”.
( Kim Lân, Làng )
Những yếu tố dư, yếu tố lặp này một mặt làm cho ngươi nói có thể bày tỏ
tình cảm, thái độ, một mặt cũng làm cho người nghe kịp theo dõi, kịp hiểu. Nhờ
vậy ta cũng thấy câu văn trong ngơn ngữ nói ln ln biến đổi về kiểu loại,


11
ln mới mẻ, ít có tình trạng lặp đi lặp lại một vài kiểu cú pháp quen thuộc như
trong ngôn ngữ viết. Điều này khiến cho việc giao tiếp trực tiếp bằng ngơn ngữ
nói bớt đi sự nhàm chán, đơn điệu hoặc căng thẳng không cần thiết. Tuy nhiên,
cái gọi là yếu tố dư trong ngơn ngữ nói khơng phải là vơ ích mà nó cũng có tác
dụng truyền tin. Bởi khi đánh giá lượng thông tin trong câu văn của ngơn ngữ
nói chúng ta phải căn cứ vào hiệu quả tiếp nhận của người nghe trong thực tế. Vì
vậy, yếu tố dư khiến cho việc tiếp nhận tin không bị gián đoạn do hoàn cảnh đối
thoại trực tiếp “lời nói gió bay” gây ra.
Tóm lại, ở ngơn ngữ nói tồn tại hai xu thế trái ngược nhau. Một mặt ngơn
ngữ nói dùng các kết cấu tỉnh lược, mặt khác ngơn ngữ nói lại dùng các kết cấu
cú pháp có xen nhiều yếu tố dư, yếu tố lặp lại, có khi dài dịng, lủng củng. Sở dĩ
có hai xu thế này là do sự giao tiếp trực tiếp, không chuẩn bị trước.
1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận
bằng thị giác. Ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết khơng chỉ khác nhau ở hình thức
tồn tại trong mơi trường vật lí ( âm thanh - chữ viết ) mà còn ở cách chúng tái
hiện hiện thực khách quan. Ngơn ngữ viết trình bày sự vật và hiện tượng dưới

dạng sản phẩm hoàn chỉnh hơn là những q trình. Trong khi ngơn ngữ nói xác
định lĩnh vực sáng tạo chủ yếu của nó là những q trình, những hình ảnh sinh
động của hiện thực khách quan thì ngôn ngữ viết được dàn trải trên trang giấy
hoặc màn ảnh, màn hình. Ngồi những thuộc tính riêng vốn có của mình, ngơn
ngữ nói và ngơn ngữ viết cịn khác nhau ở chỗ chúng được phát triển theo các
chức năng chuyên biệt, tùy thuộc vào ý muốn khai thác tiềm năng ngôn ngữ theo
các định hướng khác nhau của con người. Ngôn ngữ viết trong thế đối sánh với
ngôn ngữ nói có những đặc điểm khác biệt như sau:
1.1.2.1. Tính hồn chỉnh và tính cố định
Tính cố định là một trong những ưu thế của ngôn ngữ viết. Khả năng tiếp
nhận âm thanh của tai người là hữu hạn, khả năng nhận thức của mỗi người


12
cũng khác nhau và trí nhớ của con người cũng là hữu hạn. Vì vậy, khi giao tiếp
bằng ngơn ngữ nói, người nói thường phải nhắc lại câu nói để người nghe kịp
lĩnh hội nội dung câu nói một cách trực tiếp, tức thời. Tuy nhiên, vì trí nhớ của
con người có hạn nên khi sử dụng ngơn ngữ nói, chúng ta cũng thấy xảy ra hiện
tượng “tam sao thất bản”. Chính vì vậy, việc sử dụng chữ viết trong ngơn ngữ
viết thực sự là một việc làm có giá trị rất lớn. Saussure đã từng nhận định : “Trái
với những phương tiện biểu hiện thị giác ( dấu hiệu hàng hải… ) vốn có thể có
những kết hợp cùng một lúc nhiều chiều, những phương tiện biểu hiện thính
giác chỉ sử dụng tuyến thời gian mà thôi; những yếu tố của nó hiện ra lần lượt
cái này tiếp theo cái kia, làm thành một chuỗi. Đặc điểm này lộ rõ khi người ta
biểu hiện các yếu tố đó bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những dấu
hiệu văn tự thay thế cho sự kế tiếp trong thời gian.”
Bản chất cố định cho phép người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích,
nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo nội dung người viết muốn truyền đạt. Việc lưu
trữ thông tin bằng chữ viết cũng giúp thế hệ sau có thể bổ sung những khiếm
khuyết về kiến thức của thế hệ trước. Nói cách khác, nó giúp chúng ta phát triển

cách nhìn phê phán đối với kiến thức và những tư tưởng của các xã hội trước, và
do đó, giúp xã hội phát triển khơng ngừng. Có thể nói, chữ viết khiến cho ngơn
ngữ viết có thể vượt qua giới hạn của không gian và thời gian cũng như khắc
phục được những hạn chế của con người về nhận thức, về trí nhớ, về hồn cảnh
giao tiếp. Nhờ sự ghi chép bằng chữ viết trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến
được với đông đảo người đọc trọng phạm vi không gian rộng lớn và thời gian
lâu dài.
Tuy nhiên, giao tiếp bằng ngơn ngữ viết địi hỏi cả người tạo lập và người
lĩnh hội văn bản phải tuân thủ những qui định về ngữ pháp cũng như tuân thủ
những chuẩn mực, những quy tắc về cách viết, cách trình bày, chính tả của một
ngơn ngữ nhất định. Cụ thể: muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người
đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.


13
Các sản phẩm bằng ngôn ngữ viết tồn tại lâu bền và cố định hơn các sản
phẩm lời nói. Do đó chúng cũng phù hợp hơn để lưu giữ các sự kiện thông tin.
Thực tế đã chứng minh, những thông tin quan trọng thường được ghi lại bằng
chữ viết, các văn bản viết cũng là căn cứ, là cơ sở để phân định đúng sai trong
các trường hợp có tranh cãi. Và cũng thật hiếm khi chúng ta tin vào lời nói
miệng vì “lời nói gió bay”.
1.1.2.2. Tính khơng đối mặt và tính bền vững
Ngơn ngữ nói được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt. Ở đó,
người nói trực tiếp tạo lập văn bản và người nghe trực tiếp lĩnh hội văn bản. Nếu
ngơn ngữ nói địi hỏi người nghe phải lĩnh hội nhanh chóng, kịp thời nội dung
câu nói thì ở ngơn ngữ viết, người đọc có thể đọc đi đọc lại nội dung văn bản mà
không phải đảm bảo yêu cầu trực tiếp, nhất thời. Khi sử dụng ngôn ngữ viết,
người viết và người đọc giao tiếp gián tiếp thơng qua các văn bản. Nói cách
khác, khi viết, người viết thường bị tách biệt khỏi người đọc. Do đó, người viết
có thể đọc lại cái mình vừa viết xong, có thể dừng lại nửa chừng mà không ngại

đối tượng tham gia giao tiếp cắt ngang, có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt
giũa từ ngữ, câu văn, đơi khi có thể thay đổi tồn bộ nội dung muốn diễn đạt.
Ngơn ngữ viết tuy khơng có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ
như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…nhưng nó được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu,
của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ,…Trong
ngôn ngữ viết, ngữ điệu tồn tại dưới dạng dấu câu. Chính vì thế, ngồi trật tự sắp
xếp các từ, các thành phần câu, các dấu câu cũng góp phần khơng nhỏ trong việc
nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt.
Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu.
( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập )


14
Đoạn văn này sử dụng phép điệp cấu trúc, trật tự xuôi của các thành phần
câu, giọng văn dõng dạc, đanh thép, các dấu chấm câu,…chủ yếu là để diễn đạt
mối quan hệ giữa các thành phần trong lời nói. Nhưng nếu được nghe trực tiếp
lời của Hồ Chủ tịch, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sức mạnh tố cáo của đoạn văn.
Vì ngơn ngữ nói được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp mặt đối
mặt nên người nói có thể căn cứ vào điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,…của người nghe
để điều chỉnh phát ngơn của mình sao cho phù hợp nhất. Cịn đối với ngơn ngữ
viết, do hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp mà người viết phải hình dung ra phản ứng
của người đọc để lựa chọn và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp nhất nhằm đạt
được hiệu quả giao tiếp.
Tóm lại, trong điều kiện giao tiếp không đối mặt, người viết không tương
tác trực tiếp với người đọc nên người viết có điều kiện tổ chức, sắp xếp nội dung
muốn diễn đạt, điều mà chúng ta khó có thể làm được trong ngơn ngữ nói.
1.1.2.3. Tính gọt giũa

Tính gọt giũa là một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ viết. Do không bị chi
phối bởi yếu tố thời gian nên người viết có điều kiện chọn lọc từ ngữ và cách
diễn đạt như mong muốn của mình. Trong ngơn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn,
thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác. Đồng thời, tùy thuộc vào
phong cách ngơn ngữ của văn bản mà người viết sử dụng với tần số cao các từ
ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục,…Về câu, trong ngơn ngữ viết thường có
những câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ
các quan hệ từ và trật tự sắp xếp các thành phần câu phù hợp.
Tính gọt giũa của ngôn ngữ viết được thể hiện ở việc kết hợp các phương
tiện ngôn từ một cách công phu và sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị
về tư tưởng và nghệ thuật. Nhận định sau của Tô Hồi về sự chọn lựa, sáng tạo
ngơn ngữ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có thể minh chứng cho điều này:
“Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” ( cỏ áy bóng tà…). Chữ
“áy” ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm.


15
Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ
“áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở
lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã
đi vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.
Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thơng thường, ta hiểu
“bén dun” có thể gần gũi với câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.
Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta
ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng,
người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén dun” khơng thì cịn có thể
ngờ, chứ “bén dun tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và
sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau
dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào !”
( Tơ Hồi, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt )
Dẫn chứng trên cho thấy, trong ngôn ngữ viết, chúng ta khơng chỉ lựa chọn
từ ngữ đạt đến độ chính xác khi sử dụng mà còn hướng đến yếu tố nghệ thuật.
Nếu ở ngơn ngữ nói chúng ta khơng chú ý đến chuẩn mực thì ngược lại,
ngơn ngữ viết lại rất chú ý đến chuẩn mực. Ở ngôn ngữ viết, dùng thổ âm, biến
âm địa phương sẽ gây trở ngại cho sự giao tiếp bởi vì đây là sự giao tiếp mang
tính chính thức xã hội diễn ra ở tất cả các vùng của đất nước. Muốn cho người
đọc dễ dàng thơng hiểu, người ta khơng thể giữ ngun thói quen phát âm của
một địa phương hẹp. Người ta thấy cần phải hướng về cái gì là chung, là phổ
biến cho mọi vùng. Cho nên có nhu cầu về chuẩn mực, hướng về chuẩn mực
trong phát âm là một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ viết. Bởi
chuẩn mực trong phát âm sẽ là chuẩn mực trong chữ viết.
Tính gọt giũa của ngơn ngữ viết cịn thể hiện ở cách dùng từ. Nếu ngơn ngữ
nói ưa dùng từ ngữ cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, ngôn ngữ viết
luôn hướng tới những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm.


16
Ngơn ngữ viết cịn chú ý lựa chọn từ ngữ phù hợp nhất với nội dung cần
biểu đạt, với mục đích của người viết để tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ, thúc
đẩy hoạt động thẩm mĩ của người đọc.
Tính gọt giũa của ngơn ngữ viết cịn được thể hiện ở việc lựa chọn những
biến thể cùng nghĩa trong hệ thống để đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu. Chẳng
hạn, trong tiếng Việt có rất nhiều từ cùng mang nghĩa “chết” ( không tồn tại về
mặt thể xác ) như qua đời, mất, toi, bỏ mạng, hi sinh,…với những sắc thái tình
cảm khác nhau. Vì vậy khi sử dụng, người viết cần phải lựa chọn sao cho phù
hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung giao tiếp.
Việc sử dụng từ ngữ trau chuốt, gọt giũa trong ngôn ngữ viết ngoài tác
dụng tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc cịn để tránh sự tầm
thường, dung tục.

Ví dụ:
Tơi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi
thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra
lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của
người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống
lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vơ cùng.
( Ngun Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tính gọt giũa của ngơn ngữ viết còn thể hiện ở phương diện cú pháp. Đặc
điểm nổi bật của ngôn ngữ viết về phương diện cú pháp là ưa dụng những kết
cấu hồn chỉnh, khơng thừa không thiếu thành phần. Đặc điểm này trái ngược
với đặc điểm sử dụng các phương tiện cú pháp trong ngơn ngữ nói. Đối thoại
trực tiếp “lời nói gió bay” khiến cho ngơn ngữ nói phải dùng câu có yếu tố dư.
Trong khi đó đối với ngơn ngữ viết, đối thoại chỉ là một trong những hình thức
truyền tin, cũng khơng phải là hình thức truyền tin cơ bản nên ngôn ngữ viết


17
không dùng các kết cấu tỉnh lược và kết cấu có yếu tố dư. Ngay cả trong những
lúc dùng lời như : đọc báo cáo ở hội nghị, phát biểu ý kiến,…thì cái ngữ cảnh
bao gồm cả hai phía người nói và người nghe cũng khác với ngữ cảnh đối đáp
trên. Thường là một phía trình bày, một phía tiếp nhận, ít xảy ra những lời đối
đáp giữa hai cá nhân như ở ngơn ngữ nói. Bởi vậy, ngơn ngữ viết phải dùng
những kết cấu hồn chỉnh. Người ta khơng được phép tạo ra tình trạng ngờ vực
nội dung câu nói vì phải phỏng đốn thành phần tỉnh lược. Hơn nữa, đề tài và
nội dung giao tiếp phức tạp cũng khiến cho kết cấu tỉnh lược tỏ ra khơng thích
hợp. Tính chất nghiêm chỉnh của sự giao tiếp cũng khơng cho phép người ta
dùng những yếu tố dư ( thừa thành phần ).
Những hình thức cảm thán, nghi vấn mang màu sắc cá nhân nhằm giãi bày

tâm sự riêng giữa các cá nhân, có tác dụng làm chậm lại nhịp độ trình bày hay
xảy ra ở ngơn ngữ nói ít gặp ở ngơn ngữ viết bởi vì chúng khơng phù hợp với
tính khẩn trương, nghiêm túc trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội. Chúng
chỉ xuất hiện ở ngơn ngữ viết khi cần phải nhấn mạnh hoặc khi cần nêu vấn đề
trước khi trình bày.
Ví dụ:
Sao gọi có vấn đề ? Khi việc gì mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết, tức
là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc mâu thuẫn
trong vấn đề đó.
(Hồ Chí Minh, Sửa đổi lề lối làm việc)
Câu văn tuy “dài” về lượng, nhiều thành phần nhưng rất sáng rõ bởi mối
quan hệ tầng bậc giữa các thành phần khác nhau là rành mạch, đúng ngữ pháp.
Tóm lại, tính gọt giũa là một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ
viết. Ngôn ngữ viết hướng tới sự trừu tượng, khái quát, hướng về sự trình bày
mạch lạc, hợp lơ-gích ở cả ba bình diện: ngữ âm, từ ngữ và cú pháp.


18
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết
1.1.3.1. Tính tiếp nối và mối quan hệ hai chiều giữa ngơn ngữ nói và ngơn
ngữ viết
Trên thực tiễn, nói và viết là hai dạng tồn tại khác nhau của ngơn ngữ.
Trong đó, dạng nói là dạng ngun cấp, dạng viết là dạng thứ cấp. Chữ viết
được dùng để ghi lại lời nói. Tuy nhiên, cần xác nhận thêm rằng trong q trình
phát triển của mình, ngơn ngữ viết đã dần dần hình thành cho mình một hệ thống
riêng, có phần khác biệt với ngơn ngữ nói, khiến cho dạng viết có được phong
cách riêng so với dạng nói và ảnh hưởng tích cực lên dạng nói. Trong đó, xu thế
chung là nâng ngơn ngữ nói lên cao dần trên cái thang của trình độ ngơn ngữ có
văn hóa. Mặt khác, điều đó cũng khơng có nghĩa ngơn ngữ viết lấn át ngơn ngữ
nói mà trái lại, ngơn ngữ nói vẫn sống động và phát triển, vẫn là nguồn mạch

cho sự sáng tạo của nhân dân, cho ngôn ngữ viết phát triển.
Nếu chúng ta thừa nhận ngôn ngữ viết phản ánh rõ nét hơn tính hệ thống
của ngơn ngữ, cịn ngơn ngữ nói phản ánh rõ nét hơn sự hoạt động của ngơn ngữ
trong tương tác, thì mối quan hệ giữa chúng có thể thấy rõ trong nhận định của
Saussure: “về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước”,
khi ơng bàn về mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau của
ngơn ngữ và lời nói.
Mức độ phân biệt giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết là không ngang nhau
trong những ngôn ngữ khác nhau: tồn tại những ngơn ngữ trong đó sự khác biệt
này lớn hơn hoặc có những quy định nghiêm ngặt hơn, ít tính quy định về hình
thức, ít ra là ở cái thời kì ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết xa nhau nhất.
“Nói miệng và viết là hai cách khác nhau của việc nói ra” (Halliday, 1985).
Và ngày nay, đối với những ngôn ngữ phát triển, không ai nghĩ rằng viết chẳng
qua là ghi lại lời nói miệng. Ở đấy, chữ viết với hệ thống kí tự khác hẳn về chất
liệu - chất liệu đồ hình - khơng gian khác với chất liệu âm thanh - thời gian của
lời miệng - đã có đời sống riêng của mình ở những khu vực nhất định trong hệ


19
thống của mình và do đó, lời viết vừa chịu tác động của lời miệng vừa tác động
trở lại lời miệng, hai bên dựa vào nhau, nâng đỡ nhau giúp ngôn ngữ phát triển
lên hơn nữa.
Quan hệ giữa lời miệng và chữ viết nhìn đại thể có thể trải qua những bước
sau đây:
- Chữ viết xuất hiện do nhu cầu lưu trữ kiến thức và nhu cầu thông báo
trong khoảng cách không gian, thời gian. Ở giai đoạn này, lời viết chỉ gần như
ghi lại lời miệng.
- Giai đoạn tiếp theo, chữ viết phát triển mạnh đến mức giữa lời miệng và
lời viết có khoảng cách khá lớn - đó là thời kì nghề in phát triển.
- Giai đoạn thứ ba, “sự phân biệt giữa nói miệng và viết trở nên mờ nhạt do

hệ quả của công nghệ hiện đại” ( Halliday, 1985).
Nhìn tồn cục thì có thể như vậy, nhưng trong thực tiễn xã hội ngày nay,
“thế mạnh” của lời miệng và lời viết đang được phân bố khác nhau ở những khu
vực đời sống khác nhau. Thực tế đó khiến các nhà nghiên cứu ngơn ngữ vẫn tiếp
tục đi tìm sự khác biệt giữa lời miệng và lời viết. Và ngày nay người ta hiểu rằng
dạng viết không hề đơn giản chỉ là để ghi lại lời nói miệng, mà hai dạng này tác
động lẫn nhau, nâng đỡ nhau, giúp cho một ngôn ngữ cụ thể phát triển theo
hướng một ngơn ngữ văn hóa.
1.1.3.2. Sự khác biệt giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết
Gắn liền với sự phân biệt nội dung hai tên gọi diễn ngôn và văn bản là sự
phân biệt giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
Năm 1984, theo đuổi mục đích về phong cách học và cho rằng việc tách
các kiểu loại chức năng của ngôn ngữ hội thoại ra khỏi các kiểu loại chức năng
của ngôn ngữ là cơ sở phân xuất các khn hình diễn ngơn và văn bản,
Morohovski cho rằng những khác biệt giữa diễn ngôn và văn bản là có tính chất
ngun tắc ( hiểu diễn ngơn gắn với ngơn ngữ nói, văn bản gắn với ngơn ngữ
viết - Diệp Quang Ban ). Những khác biệt đó bao gồm:


×