Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

YẾU tố PHẢN BIỆN dân GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH NGUYÊN HƯƠNG bài giữa kì văn học thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Chuyên đề: VĂN HỌC THIẾU NHI

YẾU TỐ PHẢN BIỆN DÂN GIAN
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH NGUYÊN HƯƠNG


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

MỞ ĐẨU
Từ xưa đến nay văn học dân gian và văn học viết ln có mối quan
hệ gần gũi gắn bó với nhau. Văn học dân gian là nền tảng để văn học viết
phát triển, khẳng định bản sắc văn học của mỗi quốc gia, dân tộc, lãnh
thổ. Văn học Việt Nam cũng có sự gắn kết giữa bộ phận văn học viết và
văn học dân gian. Giữa chúng đã tạo nên sợi dây liên kết bền chặt, hỗ trợ
lẫn nhau trong q trình phát triển song song.
Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian,
nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa.
Tuy đã ra đời từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhưng truyện cổ tích
vẫn được lưu truyền, nhận được sự yêu mến qua nhiều thế. Truyện cổ tích
dân gian Việt Nam khá phong phú tuy nhiên theo thời gian lớp truyện cổ
(những truyện tiêu biểu) đã trở nên q quen thuộc khơng cịn tạo cảm
giác mới mẻ, hấp dẫn với thiếu nhi; ngoài ra bản thân truyện cổ tích dân
gian cũng dần dần bộc lộ những điểm chênh lệch về cái nhìn của thời đại.
Hiểu điều này, một lớp các nhà văn đã mạnh dạn cải biên truyện cổ tích
những sáng tác này được gọi chung là truyện cổ tích mới.Truyện cổ tích
mới được các nhà văn cải biên từ các truyện cổ tích dân gian của Việt
Nam hoặc thế giới, dựa trên hệ thống quy chiếu của truyện dân gian nói
chung truyện cổ tích nói riêng mà gia giảm, tinh lọc cho phù hợp với cái
nhìn, tư duy của bản thân nhà văn và thời đại.
Quá trình tiếp thu của các nhà văn đối với văn học dân gian là một


sự chắt lọc theo từng quan niệm nhân sinh quan của mỗi người. Có nhà
văn đồng tình với cái nhìn của dân gian, có nhà văn lại phản biện cái nhìn
của dân gian, từ đó đưa ra đường hướng riêng. Nguyên Hương là một
trong những nhà văn mạnh dạn đưa những phản biện của mình đến với
độc giả một cách tinh tế, khéo léo. Cô không chỉ sáng tạo trên nền văn
học dân gian dân tộc mà cịn hấp thụ từ truyện cổ tích của các nền văn
2


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

học trên thế giới (truyện cổ Grim, truyện cổ Andersen, truyện thơ cổ tích
cuả Puskin) để từ đó chắt lọc tạo cảm hứng sáng tạo. Với nguyên liệu thu
thập từ nhiều nơi cộng với quy trình kĩ thuật, hương liệu của riêng mình
cơ đã tạo nên những truyện cổ tích mới cộp mác Nguyên Hương không
lẫn vào ai khác. Nguyên Hương là tác giả của hàng chục đầu sách được
bạn đọc khắp nơi yêu thích. Đặc biệt, từ cuối năm 2014 đến đầu năm
2015, tác giả đã xuất bản bộ truyện cổ tích mới (8 tập, gồm 40 truyện).
Đó là những câu chuyện cổ tích đầy sắc màu thần tiên vừa cổ tích lại vừa
hiện đại, mang phong vị riêng biệt. Vì vậy tơi chọn đề tài Yếu tố phản
biện dân gian trong truyện cổ tích Ngun Hương để tìm hiểu thêm về
sự cải biên cổ tích của tác giả này.

3


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

NỘI DUNG
Nhìn chung yếu tố phản biện dân gian trong truyện cổ tích Nguyên

Hương thể hiện chủ yếu ở bốn điểm chính: mơ típ, hệ thống nhân vật,
nhan đề truyện và diễn biến truyện, kết thúc.
1. Mơ-típ
Đặc trưng cơ bản, nổi bật có tính chất riêng biệt của thể loại truyện
kể dân gian là yếu tố mơ-típ. Thơng qua mơ-típ tác giả dân gian kết tinh
những đặc sắc của nền văn hóa dân tộc mình. Truyện cổ tích Ngun
Hương hấp thu những mơ-típ của dân gian trên đường hướng cách tân
mang âm sắc cá nhân Nguyên Hương. Sự cách tân thể hiện rõ nhất ở hai
mơ-típ: chia của, giải cứu – trả ơn.
Mơ-típ chia của: mơ-típ này xuất hiện trong khá nhiều truyện cổ
tích dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích phương Đơng, nơi xã hội nơng
nghiệp, quan hệ gia đình, cộng đồng gắn kết; nơi cha mẹ ăn khơng dám
ăn, mặc khơng dám mặc để tích lũy cho con cái sau này. Ta có thể thấy
mơ-tip chia của được Nguyên Hương vận dụng ở truyện: Chữ A và chữ
E, Ăn táo trả vàng. Nếu như Ăn táo trả vàng là sự tn thủ mơ-típ người
anh chiếm ưu thế giành phần hơn, người em nhận phần thiệt thịi. Thì
truyện Chữ A và chữ E lại có sự cải biên trái ngược hồn tồn: tài sản
phân chia khơng phải tài sản của bố mẹ mà là tài sản của người anh,
người anh không hề tranh giành của cải với em ngược lại cố gắng chia
phần nhiều cho em, người em không vì được chia phần nhiều mà vui
mừng ngược lại cố gắng vận dụng trí thơng minh của mình để đem phần
lợi về cho anh.
Mơ-típ giải cứu – trả ơn: Việc giải cứu là một cái cớ để tác giả dân
gian khảo nghiệm tấm lòng thiện lương của nhân vật (người đi cứu), từ
4


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Ngun Hương

đó nhân vật sẽ nhận được sự trả ơn của đối tượng được cứu để thay đổi số

phận, hưởng phước đức cho tấm lịng thơm thảo. Đối tượng được cứu
thường có phép thần (thần tiên, con vật thần) hay địa vị tơn q (cơng
chúa, hồng tử). Mơ tip này được Ngun Hương vận dụng khá phong
phú: cứu thần (Bài học của thần xui xẻo), cứu vật (Cha, mẹ, con và cá
vàng, Quà tặng của cá vàng), cứu công chúa (Công chúa trong chum,
Công chúa ngủ trong vườn). Nhưng ở Truyện cổ tích Ngun Hương ta
thấy mơ-típ này được vận dụng có những điểm mới sau: Món q của
thần có thể khơng đem lại hiệu quả tức thì thậm chí là khơng tốt lành
nhưng qua sự tiếp thu của người nhận lại gặt hái thành tựu lớn. Lợi ích
của món q khơng đến từ người cho mà đến từ sự tiếp thu của người
nhận (Bài học của thần xui xẻo). Hay người bảo vệ công chúa không
nhất định cưới công chúa, công chúa vẫn sánh đơi cùng hồng tử (theo
đúng mơ-típ kết dun trong cổ tích dân gian) cịn người dốc lịng bảo vệ
sẽ đứng bên chúc phúc cho hạnh phúc của nàng (Công chúa ngủ trong
vườn). Đặc biệt là phản đề rất mới của Nguyên Hương: công chúa phải
chịu thử thách để chứng minh xứng đáng với người giải cứu (Công chúa
trong chum). Như vậy thử thách tầm lòng thiện lương khơng chỉ dành
cho người cứu mà cịn dành cả cho người được cứu.
2. Hệ thống nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích Nguyên Hương vẫn là những nhân vật
quen thuộc trong cổ tích dân gian: bà tiên, thần, bụt, con vật thiêng có
phép thuật, nhà vua, hồng tử, cơng chúa, cơ thơn nữ, chàng thanh niên…
Nhưng những nhân vật đó lại mang một màu sắc đặc biệt khác hẳn dân
gian.
Nhân vật thần kì: Nếu như trong truyện cổ tích dân gian thần tiên,
bụt luôn là hiện thân của sự cứu rỗi, là quà tặng ban thưởng cho người
5


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương


hiền lành nghèo khó, tốt bụng, trừng trị kẻ tham lam, bất lương, là hiện
thân của cơng lý thì thế giới thần tiên trong truyện cổ tích Nguyên Hương
lại mang sắc màu con người. Thần tiên của Nguyên Hương có đầy đủ
cung bậc tình cảm, họ khơng cịn chỉ là nhân vật chức năng thuần túy mà
họ có cảm xúc, tích cách riêng: Thần Núi tức giận khi bị phá yên giấc ngủ
(Hai điều ước), Thủy Thần tức giận dâng nước làm lũ lụt khi bị mất kho
tàng (Quà tặng của phù thủy), thậm chí thần tiên cịn dùng mẹo lươn lẹo
thu lợi cho bản thân (Đôi hài vạn dặm). Thần tiên trong truyện cổ tích
dân gian thường xuất hiện đơn độc, họ ở địa vị tối cao hầu như không gặp
phiền muộn gì thì thần tiên ở Nguyên Hương tồn tại như một cộng đồng,
họ có gia đình, những mối bận tâm: Vua Biển lo lắng cho những đứa con
gái ham chơi (Những nàng tiên cá), Thần Bốn Mùa sợ con trai giao du
với kẻ xấu (Chiếc mũ bốn mùa), Tiên Vương buồn bực khi con ham chơi
không chịu học hành (Sự tích đèn ngơi sao). Phép lực của thần tiên
khơng phải là vơ biên, có lúc phép thuật ấy phải đánh đổi bằng mạng
sống như trường hợp của cá vàng (Cha, mẹ, con và cá vàng) hoặc đôi lúc
thần linh non nớt (Bài học tiên nhỏ) hay thiếu kinh nghiệm dẫn đến
những sự nhầm lẫn (Hai viên ngọc ước).
Thế giới thần tiên khơng hồn hảo và thế giới phù thủy cũng khơng
hồn tồn là tăm tối, độc ác. Phù thủy cũng có cảm xúc như con người.
Phù thủy cũng có lúc đểnh đoảng, hay quên; có phù thủy độc ác cũng có
phù thủy lương thiện, muốn chung sống hịa bình, vui vẻ với mọi người.
Nàng phù thủy Xí Xọn ở truyện Vì sao con nhện có 8 chân được cử đến
học dệt lụa ở làng nghề nổi tiếng. Xí Xọn cũng như cơ thiếu nữ mới lớn
thích sửa xoạn làm đẹp trước gương, nàng cũng chăm chỉ học nghề, sống
hịa thuận cùng dân làng, tới nỗi “ngay cả Xí Xọn cũng qn mất mình là
phù thủy”. Đơi lúc phù thủy cũng muốn làm ban điều ước cho mọi người,
muốn được làm bà tiên được mọi người yêu mến (Vùng đất bị phù
6



Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

phép). Những vật thiêng đi theo phù thủy khi nhận biết lỗi lầm của bản
thân cũng từ bỏ con đường cái ác (Gương thần).
Nhân vật con người: Con người trong truyện cổ tích Ngun
Hương cũng khơng hề yếu đuối như truyện dân gian, họ tự biết khắc phục
khó khăn, kiên trì tin tưởng vào sức lực bản thân hơn là trông đợi vào
phép màu của thần tiên. Chàng Lâm trong truyện Bài học của thần xui
xẻo tuy biết chiếc thùng chứa thần xui xẻo sẽ mang lại điều khơng tốt cho
mình nhưng chàng vẫn cứu thần vì q mến tấm lịng trung thực. Tuy
Lâm khơng có may mắn nhận phép thần tiên như Hồng nhưng nhờ trí
thơng minh của mình, chàng đã biến cái kém may mắn trước kia thành
bài học giúp Hồng giữ vững đất nước. Trí tuệ con người cịn cao hơn
phép thuật thần tiên. Khi đã có trí tuệ, lịng dũng cảm, kiên trì thì con
người khơng cịn cần điều ước thần tiên nào nữa. Chàng Vinh trong Ai
xứng đáng khi được bà Tiên ban cho ba điều ước chàng chỉ ước cho “dân
làng tôi đủ mạnh mẽ và tài trí để bọn cướp phải nể sợ mà khơng dám gây
chuyện” cịn bản thân mình chàng khơng cầu mong điều gì cả vì chàng
tâm niệm “tốt nhất là tơi tự bảo vệ mình thơi”.
Một đặc điểm cũng khá độc đáo ở truyện cổ tích Nguyên Hương là
nhân vật con người phần lớn không mang yếu tố phiếm chỉ. Nhân vật
xuất hiện trong truyện hầu hết đều có tên: Lâm, Hoàng, Minh, Huy,
Thanh, Kha, Trúc, Cúc, Linh, Ly, Lụa… Yếu tố định danh được Nguyên
Hương làm khá triệt để, điều này khác với yếu tố mơ hồ trong truyện cổ
tích dân gian. Sự định danh giúp cho trẻ em định hình câu chuyện, định
hướng bài học từ đó xác định tấm gương học tập từ các nhân vật truyện rõ
ràng hơn tránh chung chung mơ hồ. Những Lâm, Hoàng, Huy, Cúc, Linh,
Ly… trở thành những người bạn của các em.


7


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

Như vậy có thể thấy Nguyên Hương đã tạo nên một hệ thống nhân
vật phong phú đa dạng, nhiều cung bậc cảm xúc trái với tính đơn tuyến ở
truyện cổ tích dân gian.
3. Nhan đề truyện và diễn biến truyện
Tác giả lấy cốt truyện của dân gian nhưng cải biên theo cách của
riêng mình. Sự cải biên ấy xuất phát ngay từ nhan đề của truyện. Có khi
Nguyên Hương chỉ thay đổi một chữ trong nhan đề (Công chúa ngủ
trong vườn, Nàng Út trong ống trúc, Con mèo đi guốc, Cây bút kì diệu)
hoặc có khi thay đổi cả tên của truyện (Thục Sanh và Lý Thanh, Biến
nhập biến xuất, Khăn xanh khăn đỏ) thậm chí là biến đổi câu tục ngữ
(còn là tên một trò chơi dân gian) thành Bịt mắt bắt kẻ nói dối.
Những biến đổi về nhan đề truyện kéo theo những thay đổi cốt
truyện. Phông nền của truyện cổ dân gian qua bàn tay của Nguyên Hương
khiến ta khơng cịn nhận ra cái cũ. Yếu tố phản biện ở mặt cốt truyện có
khi diễn ra một phần hoặc có khi tồn bộ. Truyện Chú mèo đi hia đã
được biến thành Chú mèo đi guốc cho phù hợp với văn hóa Việt; thay vì
sự thơng minh có phần tinh quái của chú mèo đi hia thì chú mèo đi guốc
của Nguyên Hương lại đáng yêu thật thà. Truyện Cây bút kì diệu lấy cảm
hứng từ truyện Cây bút thần, tuy nhiên nếu như ở Cây bút thần phép
màu nhiệm đến cây bút do tiên ban tặng thì phép màu nhiệm đến từ bàn
tay công chúa. Nàng Út ống tre được cải biên thành Nàng Út ống trúc,
lấy lí do người mẹ ăn măng trúc nên sinh ra nàng Trúc. Nguyên Hương
còn tạo thêm một loạt các nàng Mai, Lay, Vầu, Le lập nên đội do thám
quân địch. Nàng Út trong truyện Nguyên Hương không chỉ đơn thuần là

người con gái nhân hậu mà trở thành vị anh hùng cứu nước.

8


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

Ở truyện Biến nhập!Biến xuất bóng dáng của truyện cổ tích dân
gian chỉ cịn phảng phất qua hình ảnh cây tre thần kì có trăm đốt và nhân
vật phú ơng tham làm còn hầu hết cốt truyện đã được thay đổi.chàng Ngơ
tìm tre q vì đền ơn nàng Lụa chứ khơng phải vì lợi ích của bản thân, số
tre q chàng có do thầy lang tặng chứ khơng phải chàng chặt được, số
đốt tre thầy lang trao chỉ có 77 đốt để đến 100 cây tre phải tự mọc thêm.
Ngay cả câu thần chú “Khắc nhâp! Khắc xuất” cũng được cô cải biên
thành “Biến nhập! Biến xuất”. Phản đề cốt truyện được Nguyên Hương
làm triệt để nhất ở truyện Thục Sanh và Lý Thanh, tên truyện được nhại
từ hai nhân vật Thạch Sanh, Lý Thơng trong truyện cổ tích Thạch Sanh,
tồn bộ cốt truyện khơng cịn một chút dính dáng gì với cốt truyện dân
gian. Từ mẫu thuẫn đối kháng giữa cái thiện và cái ác trong Thạch Sanh
được Nguyên Hương chuyển thành bài học đề cao trung thực, phê phán
tham lam.
Tính phản đề dân gian ở mặt tên truyện và diễn biến cốt truyện
không được rõ ràng như trong mặt mơ-típ nhưng nó cũng cho thấy phần
nào sự sáng tạo, chịu khó tìm tịi của Ngun Hương
4. Kết thúc
Kết thúc của mỗi câu truyện ln địi hỏi sự chun tâm cao độ của
nhà văn. Nếu như ví việc tạo dựng tác phẩm là hành trình đưa độc giả du
lịch trên từng con chữ thì kết thúc là cú hạ cánh của chuyến phiêu lưu.
Tác giả có gây ấn tượng tốt đẹp đối với độc giả hay khơng, vai trị này
nằm ở kết thúc. Kết thúc gắn chặt với tư tưởng, chủ đề tác phẩm, bộc lộ

trực tiếp thái độ, cách nhìn của nhà văn về cuộc sống. Kết thúc truyện của
Nguyên Hương luôn ẩn chứa sự bất ngờ, thú vị. Sự cải biên, phản đề ở
mặt mơ-típ, mặt diễn biến đã dẫn đến kết thúc nằm ngồi sự liệu tính của
độc giả. Có khi Nguyên Hương sửa đổi kết thúc truyện theo hướng có
9


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

hậu, nhân vật xấu xa không chết mà được sống để chuộc lại lỗi lầm. Thay
vì để người anh chết như trong truyện dân gian Cây khế, Nguyên Hương
để cho người em nhân hậu được vàng, lấy được người vợ hiền thục, xinh
đẹp; người anh trải qua biến cố trở về bình an nhưng phải sống trong
những tháng ngày đau khổ, tiếc nuối vì việc làm của mình. Hay phú hộ
trong Biến nhập! Biến xuất! vị quan tham lam trong Thục Sanh, Lý
Thanh đều khơng phải chịu cực hình, phú hộ được chàng Ngô đỡ khi rơi
từ trên cao, vị quan huyện sống hạnh phúc bên Thục Sanh và Lý Thanh
sau khi đã sám hối, mở kho lấy tiền trả lại cho dân làng. Những kết thúc
có hậu như thế này khơi gợi cho trẻ em những bài học về lòng vị tha,
nhân ái, biết thứ tha cho những người lầm lỗi khi họ biết ăn năn, sửa đổi.
Nhưng có lúc Ngun Hương mạnh dạn đưa những vào kết thúc
khơng có hậu, nhân vật thiện lương phải chết vì âm mưu, thủ đoạn của kẻ
tàn độc (Sự tích nấm hương, Lá thần, Nàng Út ống trúc). Những cái
chết của nàng Lan, chàng Lâm, nàng Út là bài học cho sự hy sinh quên
mình vì người khác, vì điều tốt đẹp cho cuộc đời. Những chiếc nấm
hương quanh mộ nàng Lan, cuộc sống thanh bình của dân làng quê hương
chàng Lâm, sự ghi nhận của vua đối với nàng Út, tất cả là sự đền đáp cho
những tấm lòng cao đẹp.
Bằng những kết thúc truyện của mình Ngun Hương đã hồn thành
xuất sắc cú hạ cánh, đưa người đọc về bến an toàn với niềm vui về chiến

thắng của cái thiện, sự hối lỗi của cái ác.
5. Ý nghĩa của tính phản đề dân gian trong truyện cổ tích
Nguyên Hương
Truyện cổ tích dân gian bản thân nó đã hàm chứa nhiều bài học bổ
ích cho trẻ thơ. Tuy nhiên theo thời gian có đơi lúc tình tiết dân gian đưa
10


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

vào khơng cịn phù hợp với đời sống hiện đại, việc cải biên ở một số điểm
(hệ thống nhân vật, tình tiết, kết thúc) giúp câu chuyện phù hợp với tư
duy hiện thời của trẻ em. Dân gian hay đưa cái chết như hình phạt nghiêm
khắc tiêu diệt tận cùng cái xấu, điều này có sức răn đe tuy nhiên ở tư duy
hiện đại điều này sẽ thiếu tính nhân đạo. Việc sáng tạo những cái kết nhân
vật sửa sai, hối lỗi sẽ giáo dục trẻ em theo hướng nhân văn hơn.
Tác giả dân gian khi sáng tác thường tập trung vào yếu tố siêu nhiên
thần kì, mọi khó khăn đều nhờ bụt, tiên giúp đỡ khiến trẻ em có tính ỷ lại
vào sự giúp đỡ của người khác. Kết cấu truyện khá lỏng lẻo nhiều lỗ
hổng, thiếu sức thuyết phục trẻ em. Trẻ em này nay tiếp xúc sớm với các
phương tiện truyền thông, được giáo dục nhiều kiến thức thường thức từ
sớm vì vậy nếu chỉ vẽ ra một thế giới đầy mộng ảo, phép thuật mà khơng
có tính lơ-gic sẽ rất khó thuyết phục được các em.
Hơn nữa, sách báo các chế phẩm in ấn truyện cổ tích ngày nay rất
nhiều. Trẻ em dễ dàng tìm đọc những truyện cổ tích dân gian trên khắp
thế giới, vì vậy nếu nhà văn chỉ dựa trên phông nền dân gian sẵn có mà
khơng chịu sáng tạo thì rất khó thu hút được độc giả. Trẻ em có nhiều hơn
các phương tiện giải trí (nghe nhạc, xem phim, chơi game) thế giới truyện
cổ tích khơng cịn là quyền năng tối thượng trong đời sống tâm hồn trẻ
thơ. Văn hóa đọc khơng cịn thịnh vượng như thời kì trước, ta cần đổi mới

văn học thiếu nhi nói chung và thể loại truyện cổ tích nói riêng để lơi kéo
trẻ em về với văn hóa đọc.
Mặt khác truyện cổ tích Ngun Hương lấy nhiều cốt truyện, yếu tố
dân gian làm cơ sở sáng tạo. Khi đọc truyện Nguyên Hương trẻ em sẽ dễ
dàng liên hệ với những câu chuyện cổ tích dân gian trước đó. Tính phản
biện trong truyện cổ tích Ngun Hương sẽ giúp trẻ em có cái nhìn tồn
diện vấn đề, hiểu rằng với cùng một vấn đề, nhưng cách tiếp cận triển
11


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

khai khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Qua đó khuyến khích những
suy nghĩ mới, kích kích khả năng phát triển, tư duy của trẻ.

12


Yếu tố phản biện trong truyện cổ tích Nguyên Hương

KẾT LUẬN
Truyện cổ tích được sự yêu thích của mọi người đặc biệt là trẻ em.
Với trẻ thơ, thế giới chuyện cổ tích ln là một thế giới huyền diệu, đầy
phép nhiệm màu với bà tiên, ông bụt giúp đỡ người hiền gặp hoạn nạn,
trừng trị kẻ tham tàn. Qua những câu chuyện cổ tích các em hiểu hơn về
thế giới và quy luật cơng bằng của nó. Từ đó gợi lên cho trẻ thơ những
bài học đạo đức, những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu, và niềm tin vào
cái đẹp ln chiến thắng cái xấu, hình thành tình cảm yêu ghét đúng đắn
và phát triển tư duy cho các em, hướng các em học tập và làm theo những
nhân vật tốt trong câu chuyện.

Truyện cổ tích Nguyên Hương đã thổi một luồng gió mới cho độc
giả thiếu nhi. Một trong những đặc sắc của truyện cổ tích Nguyên Hương
là yếu tố phản biện dân gian. Yếu tố phản biện dân gian được xây dựng
trên các mặt: mơ-típ, hệ thống nhân vật, nhan đề truyện và diễn biến
truyện, kết thúc. Bằng sự tinh tế, niềm yêu thương con trẻ, óc dí dỏm hài
hước, khả năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ mới. Cơ thổi đời sống con
người vào thế giới thần linh và ngược lại đem màu sắc thần tiên vào cuộc
sống bình thường. Nguyên Hương đã xây dựng thành cơng thương hiệu
truyện cổ tích của riêng mình.
Cuộc sống sẽ ngày càng hiện đại, con người ngày càng tất bật lo
toan, trẻ em cũng ngày càng lớn nhanh hơn. Những tưởng truyện cổ tích
sẽ rơi vào quên lãng nhưng ẩn sâu trong mỗi tâm hồn con người niềm
khát vọng về một thế giới thần tiên đầy mộng ảo. Mỗi buổi tối những
người mẹ, người bà vẫn đọc truyện cổ tích cho bé thơ. Truyện cổ tích đi
vào giấc mơ thơ ấu thuở nằm nôi và tồn tại cho đến cuối cuộc đời ở
những trái tim biết yêu thương, hy vọng.
13



×