5
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các tài liệu,
số liệu trích dẫn trong luận án đều trung
thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Bùi Thị Hà Bích
6
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập của
sinh viên
1.2.
Những cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành, thực
tập của sinh viên
1.3.
Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã cơng bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y
DƯỢC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC
HIỆN
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở các
trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở
các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y
DƯỢC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HIỆN
3.1.
Khái quát chung về các trường cao đẳng Y dược khu vực phía Bắc
3.2.
Khái quát về khảo sát thực trạng
3.3.
Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở các trường
cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở các
trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
3.5.
Khái quát ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược
theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
Chương 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y
DƯỢC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HIỆN
4.1.
Biện pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở các trường cao
đẳng Y dược theo định hướng phát triển năng lực thực hiện
4.2.
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
4.3.
Thử nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trang
7
15
15
24
27
36
36
54
74
74
77
80
94
108
118
118
146
153
167
170
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
171
179
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ
1
2
3
4
5
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Giáo dục - đào tạo
Năng lực thực hiện
Nhà xuất bản
Thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Chữ viết tắt
CMCN 4.0
GD - ĐT
NLTH
Nxb
TTTN
4
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 3.1 Nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về vị
trí, vai trị của hoạt động TTTN
Bảng 3.2 Mức độ nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trị của
hoạt động TTTN
Bảng 3.3 Nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý sinh
viên và sinh viên về sự cần thiết tổ chức hoạt
động TTTN
Bảng 3.4 Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết tổ chức hoạt
động TTTN
Bảng 3.5 Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý sinh viên
về thái độ, trách nhiệm của sinh viên tham gia các
hoạt động TTTN
Bảng 3.6 Đánh giá thái độ, trách nhiệm của sinh viên khi
tham gia các hoạt động TTTN
Bảng 3.7 Đánh giá của cán bộ quản lý sinh viên, giảng viên
và sinh viên về chuẩn bị hoạt động TTTN cho
sinh viên của giảng viên
Bảng 3.8 Đánh giá của cán bộ quản lý sinh viên, giảng viên và
sinh viên về công tác quản lý hoạt động TTTN của
sinh viên của đội ngũ giảng viên
Bảng 3.9 Đánh giá của cán bộ quản lý sinh viên, giảng viên
và sinh viên về hoạt động TTTN của sinh viên
Bảng 3.10 Đánh giá của cán bộ quản lý sinh viên, giảng viên
về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động
TTTN của sinh viên
Bảng 3.11 Đánh giá quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung,
quy trình trong quá trình tổ chức hoạt động TTTN
của sinh viên các trường cao đẳng Y Dược
Bảng 3.12 Đánh giá mức độ quản lý hình thức, phương pháp
tổ chức hoạt động TTTN của sinh viên các trường
cao đẳng Y dược
Bảng 3.13 Đánh giá kết quả thực hiện của cán bộ, giảng viên
tham gia hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Bảng 3.14 Đánh giá mức độ phối hợp giữa các lực lượng
tham gia hoạt động TTTN của sinh viên
Bảng 3.15 Đánh giá kết quả quản lý cơ sở vật chất, phương tiện
kỹ thuật phục vụ hoạt động TTTN của sinh viên
5
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động
TTTN của sinh viên các trường cao đẳng Y dược
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố tác động
đến quản lý hoạt động TTTN của sinh viên các
trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát
triển NLTH
Bảng 4.1 Tổng hợp các đối tượng khảo sát
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả khảo sát về sự cần thiết của các
biện pháp được đề xuất
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các
biện pháp được đề xuất
Bảng 4.4 Tổng hợp so sánh tương quan kết quả khảo sát
tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động TTTN theo định hướng phát
triển NLTH.
Bảng 4.5 Điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên các
nhóm khảo sát
Bảng 4.6 Trình độ chun mơn của cán bộ hướng dẫn
TTTN các nhóm khảo sát
Bảng 4.7 Điểm số kết quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên
các nhóm khảo sát
Bảng 4.8 Kết quả xếp loại thực tập tốt nghiệp của sinh viên
các nhóm khảo sát
Bảng 4.9 Kết quả sinh viên tự đánh giá năng lực quản lý số
lượng, chất lượng thuốc theo chuyên môn, chức trách
Bảng 4.10 Kết quả sinh viên tự đánh giá năng lực tư vấn điều
trị bệnh cho bệnh nhân
Bảng 4.11 Kết quả sinh viên tự đánh giá về “Rèn luyện phẩm
chất, đạo đức, lối sống”
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của sinh viên
sau TTTN
6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ST
T
Biểu đồ
Nội dung
1
Biểu đồ 4.1
2
Biểu đồ 4.2
3
Biểu đồ 4.3
Biểu thị kết quả đánh giá sự cần thiết của các
biện pháp được đề xuất
Biểu đồ biểu thị kết quả đánh giá tính khả thi
của các biện pháp được đề xuất
So sánh tương quan kết quả khảo sát tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động TTTN theo định hướng phát triển NLTH
Trang
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” [31, tr.114]. Để thực
hiện chủ trương đó, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, xây dựng đội ngũ giáo viên;
tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý GD - ĐT trên cơ sở tăng cường tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, đào tạo; làm tốt công tác quản lý mục tiêu,
chất lượng GD - ĐT.
Hiện nay, nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ,
Việt Nam cũng đang hòa nhịp với tốc độ phát triển ấy. Chính việc phát triển
đó địi hỏi lĩnh vực y tế cũng phải phát triển để theo kịp sự phát triển kinh tếxã hội và nhu cầu phục vụ y tế của người dân. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân
lực y tế, cần phải đào tạo được đội ngũ y bác sĩ có trình độ trí tuệ cao, có phẩm
chất, năng lực tốt, tận tâm với nghề, đáp ứng kịp với sự phát triển của thực tiễn xã
hội; đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện tồn cầu
hóa, nhất là tác động của cuộc CMCN 4.0. Đặc biệt, việc đào tạo đội ngũ cán bộ y
tế phục vụ cho công tác chẩn đốn, điều trị một cách tồn diện, chính xác cho
người bệnh là vấn đề luôn được đặt ra bức thiết cho ngành y dược và cộng đồng
xã hội trong điều kiện hiện nay.
Thực tập tốt nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng Y dược là một
khâu quan trọng trong q trình đào tạo, góp phần quyết định trình độ năng
lực, chất lượng chun mơn nghề nghiệp của sinh viên ngành Y dược sau
khi tốt nghiệp ra trường. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, các
trường cao đẳng Y dược trong toàn quốc đã đề ra nhiều chủ trương, biện
8
pháp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của
sinh viên các trường cao đẳng Y dược; sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ
khả năng đáp ứng được nhu cầu địi hỏi về trình độ chuyên môn của ngành
nghề cũng như nhu cầu phục vụ cho xã hội. Nhờ vậy, hoạt động TTTN và
quản lý hoạt động TTTN của sinh viên các trường cao đẳng Y dược đã có
nhiều bước chuyển biến rõ rệt: Chất lượng đào tạo không ngừng nâng lên,
đáp ứng kịp nhu cầu của các bệnh viện, Trung tâm cơ sở y tế trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay. Các nội dung quản lý hoạt động
TTTN của sinh viên các trường cao đẳng Y dược đã được các trường tiến
hành đúng theo quy định, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Tuy vậy, trên thực tế hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của
sinh viên các trường cao đẳng Y dược vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất
định, như: Quá trình thực hiện cịn biểu hiện xem nhẹ, khốn trắng cho đội
ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên; công tác giám sát, kiểm tra hoạt
động TTTN của sinh viên có thời điểm chưa thật sự được coi trọng đúng
mức, có thời điểm tiến hành chưa chặt chẽ, thiếu khoa học; một số cán bộ
quản lý, giảng viên còn hạn chế về phương pháp, tác phong làm việc, còn
thiếu và yếu về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, nhất là các nội dung liên
quan tới quản lý hoạt động TTTN của sinh viên...
Cùng với đó, cơng tác hướng dẫn, đánh giá TTTN của sinh viên có thời
điểm cịn thiếu chặt chẽ, thiếu khách quan, công bằng và chưa thật sự khoa học.
Các nội dung quản lý hoạt động TTTN của sinh viên các trường cao đẳng Y
dược chưa thật toàn diện, thiếu đồng bộ, cịn có biểu hiện xem nhẹ một số nội
dung. Một bộ phận sinh viên nhận thức về nghề nghiệp còn hạn chế, xác định
mục tiêu, động cơ học tập chưa đầy đủ, đúng đắn, có sinh viên còn biểu hiện
xem nhẹ hoạt động TTTN, do vậy, chưa có sự đầu tư đúng mức cho nhiệm vụ
quan trọng này... những hạn chế, khuyết điểm đó có cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan, song nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đó là
cơng tác quản lý hoạt động TTTN của sinh viên còn chưa được các tổ chức, các
9
lực lượng quan tâm đúng mức, chưa có nhiều biện pháp sáng tạo, hiệu quả để
khắc phục những hạn chế thiếu sót nêu trên. Vì vậy, quản lý hoạt động TTTN
của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH
đang là vấn đề quan trọng đặt ra cấp thiết trước yêu cầu đổi mới căn bản và
toàn diện GD-ĐT hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động thực
tập tốt nghiệp của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định
hướng phát triển năng lực thực hiện” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TTTN của sinh viên theo định hướng
phát triển NLTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Ngành y ở các
trường cao đẳng Y dược.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra
những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.
Nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động TTTN và
quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo
định hướng phát triển NLTH.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao
đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH.
Thử nghiệm tính khả thi của các biện pháp đưa ra.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo
định hướng phát triển NLTH.
10
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Chủ yếu đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động TTTN
của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH (tập
trung nghiên cứu chủ yếu về thực tập của sinh viên ngành Y).
Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát, minh chứng được sử
dụng trong đề tài luận án chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu ở
các trường cao đẳng Y Dược khu vực phía Bắc (Trường Cao đẳng Y dược
Pasteu; Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội; Trường Cao đẳng Y Hải Phòng;
Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình; Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên).
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo sinh viên Ngành y ở các trường cao đẳng Y dược phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quản lý hoạt động TTTN ở các trường cao
đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH giữ vai trò rất quan trọng. Nếu
đề xuất và tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động TTTN
của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH
thì hoạt động TTTN của sinh viên sẽ được quản lý một cách chặt chẽ, khoa
học, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Ngành y ở các
trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, dựa trên phương
pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, tác giả vận dụng các
quan điểm tiếp cận, như: Lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc, tiếp cận
NLTH và tiếp cận lý luận quản lý giáo dục như, tiếp cận chức năng quản
lý; lý luận quản lý, quản lý hoạt động TTTN cho đối tượng đang đào tạo
11
cán bộ Y dược làm cơ sở cho việc nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ khoa
học của đề tài.
Tiếp cận hệ thống-cấu trúc: Hoạt động TTTN của sinh viên ở các
trường cao đẳng Y dược được xem xét, nghiên cứu với tư cách là một bộ
phận, một khâu quan trọng đặt trong chỉnh thể thống nhất của quá trình
đào tạo. Theo đó, cần nghiên cứu quản lý hoạt động này trong mối quan
hệ thống nhất với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình quản lý giáo
dục, đào tạo ở các trường cao đẳng Y dược. Đồng thời, tính đến các điều
kiện khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình quản lý hoạt
động TTTN cho sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược.
Tiếp cận lịch sử-logic: Quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các
trường cao đẳng Y dược được xem xét, nghiên cứu theo thời gian, trong
điều kiện hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ giữa các hoạt động của
quá trình giáo dục, đào tạo. Mỗi giai đoạn phải gắn với mục tiêu đào tạo ở
các nhà trường, với xu thế và phát triển của khoa học giáo dục.
Tiếp cận thực tiễn: Từ thực tiễn về công tác quản lý đào tạo sinh
viên ở các trường cao đẳng Y dược, đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên
cứu và điều kiện thực hiện cụ thể để tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn
trong quản lý hoạt động TTTN cho sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Cùng với đó, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận:
Tiếp cận hoạt động: Nghiên cứu quản lý hoạt động TTTN của sinh
viên Ngành y trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành như mục tiêu,
cách thức và các lực lượng, chủ thể tiến hành. Đồng thời, gắn với thực
hiện chương trình, nội dung đào tạo hướng vào phát triển NLTH cho sinh
viên thơng qua những hoạt động trong chương trình đào tạo, tỏng đó có
hoạt động TTTN.
Tiếp cận năng lực: Quản lý hoạt động TTTN của sinh viên là hướng
đến rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng, năng lực nghề nghiệp chuyên
12
môn đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, cần coi
trọng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất
nhiệm vụ, biện pháp quản lý phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp chủ yếu như: Phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử,
so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận về hoạt động TTTN,
quản lý hoạt động TTTN, các cơng trình, tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý hoạt
động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát
triển NLTH để xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn hoạt động TTTN và quản lý
hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng
phát triển NLTH; đồng thời, quan sát thực tiễn hoạt động TTTN của sinh viên
Y dược tại các đơn vị cơ sở; thơng qua đó, thu thập những thơng tin có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn: Thơng qua hoạt động trị chuyện, tiếp xúc
với các sinh viên TTTN, với cán bộ quản lý và giảng viên các trường cao
đẳng Y dược nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề đặt ra
trong hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các
trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH; những ý kiến
trực tiếp của chủ thể và đối tượng quản lý hoạt động TTTN sẽ hỗ trợ cho
người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thực hiện tổng kết kinh nghiệm quản lý
hoạt động TTTN của các lực lượng chức năng các trường cao đẳng Y dược.
Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Điều tra bằng phiếu
hỏi đối với cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường cao đẳng Y
dược. Thông qua việc sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với hệ thống các câu
hỏi (có chủ ý) dành cho từng đối tượng khác nhau. Phương pháp này sẽ thu
thập những thông tin phản ánh thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt
13
động TTTN của sinh viên các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát
triển NLTH, nhất là thực tiễn quản lý hoạt động TTTN của sinh viên tại các
bệnh viện, Trung tâm y tế. Đây là những cơ sở quan trọng, cần thiết cho việc
đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường
cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia về việc
phối hợp giữa các đơn vị cơ sở với các trường cao đẳng Y dược trong quản lý
hoạt động TTTN của sinh viên theo định hướng phát triển NLTH. Đồng thời, xin
ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ TTTN của sinh viên
ở các trường cao đẳng Y dược để xem những nhận xét, đánh giá về kết quả
TTTN của sinh viên, công tác quản lý hoạt động TTTN của sinh viên theo định
hướng phát triển NLTH phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Sử dụng tốn thống kê để tổng
hợp, tính tốn, phân tích các số liệu điều tra, lập bảng, vẽ đồ thị trong đánh giá
thực trạng và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án khái quát, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hoạt
động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng
Y dược theo định hướng phát triển NLTH, như: Xây dựng, làm rõ khái niệm,
xác định rõ nội dung quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao
đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH. Xác định những yếu tố tác
động đến quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y
dược theo định hướng phát triển NLTH.
Đề xuất hệ thống biện pháp có tính khả thi giúp cho các chủ thể vận dụng
thực hiện có hiệu quả vào quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường
cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Đề tài luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận quản lý hoạt động
thực hành, thực tập ở các trường cao đẳng Y dược, nhất là vấn đề quản lý
14
đào tạo nguồn nhân lực, trọng tâm là quản lý hoạt động TTTN của sinh viên
ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH; trực tiếp
nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
Y dược, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh
hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở giúp chủ thể quản lý các
cấp dựa vào đó để đánh giá đúng hoạt động TTTN của sinh viên và quản lý
hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định
hướng phát triển NLTH.
Đề tài luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục và giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng Y dược trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm mở đầu; 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
15
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập
của sinh viên
N.I.Boondưrep (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở
trường phổ thơng [3] đã nhấn mạnh vai trị, tầm quan trọng của kỹ năng sư
phạm đối với nghề thầy giáo. Điểm nổi bật của cơng trình đó là đã làm rõ
được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành đối với việc hình thành
kỹ năng của người học; các yêu cầu đưa ra đảm bảo tính bao quát, sát thực và
phản ánh đúng những vấn đề đang tồn tại, hạn chế của hoạt động thực hành
đối với sinh viên. Một số yếu tố chi phối tới hoạt động thực hành, thực tập của
sinh viên được trình bày và luận giải tương đối thuyết phục trong cuốn tài
liệu; đặc biệt, các biện pháp đề xuất đều có giá trị thiết thực, có tính khả thi và
tính thực tiễn cao. Đây đều là những tư liệu phong phú để tác giả chắt lọc,
phát triển trong hoàn thiện đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, cơng trình chưa
đề cập nhiều tới các vấn đề có liên quan tới quản lý hoạt động TTTN của sinh
viên, nhất là hoạt động TTTN của sinh viên Y dược, do vậy, các tư liệu tham
khảo, chắt lọc phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án quản lý hoạt động
TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển
NLTH cịn ít. Ngồi ra, cách trình bày trong cuốn sách cịn có nhiều chỗ tản
mạn, chưa mang tính hệ thống, các biện pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở sự khái
quát, nêu vấn đề là chủ yếu, chưa tập trung phân tích sâu các biện pháp cụ thể,
nhất là cách thức triển khai các biện pháp.
Katie Tonarely (2010), Tầm quan trọng của thực hành lâm sàng
trong giáo dục Điều dưỡng [89]. Trong cơng trình tác giả đã tập trung
nghiên cứu về tầm quan trọng của thực hành lâm sàng trong công tác giáo
dục điều dưỡng. Tác giả đã phân tích tương đối rõ về vai trị và trình tự,
16
nguyên tắc trong thực hành lâm sàng trong giáo dục điều dưỡng, theo tác giả
nếu thực hiện tốt hoạt động thực hành lâm sàng trong giáo dục điều dưỡng sẽ
góp phần quan trọng để nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề cho nhân viên
điều dưỡng. Tác giả cũng đề cập những nội dung cần thực hiện trong quá
trình thực hành lâm sàng, đây là nội dung đòi hỏi khả năng vận dụng tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống cụ thể đặt ra đối với
người điều dưỡng, do đó phải có cơng tác chuẩn bị kỹ lưỡng… Tuy nhiên,
trong cơng trình chưa bàn nhiều tới hoạt động TTTN và quản lý hoạt động
TTTN. Trong cơng trình trên, tác giả cũng chỉ mới đề xuất mang tính định
hướng, gợi mở một số nội dung, phương hướng để cải thiện, nâng cao chất
lượng thực hành lâm sàng trong giáo dục Điều dưỡng, chưa đề cập sâu về
những biện pháp cụ thể trong nâng cao chất lượng thực hành lâm sàng.
Kimiko Fujita (2000), Ảnh hưởng của các hoạt động thực hành đến
kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở [92]. Trong cơng trình tác
giả đã tập trung nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hoạt động thực hành
đến kiến thức, kỹ năng của người học. Theo tác giả, trên cơ sở những kiến
thức lý thuyết đã được trang bị trên lớp, để kiến thức đó được phát triển
đa dạng, được hồn thiện cần phải tăng cường tổ chức hoạt động thực
hành cho người học để các em được trải nghiệm thực tiễn phong phú. Trên
cơ sở đó, kiến thức được kiểm chứng tính đúng đắn, bổ sung những thiếu
hụt, đồng thời giúp người học phát triển kỹ năng quan trọng để có thể giải
quyết các vấn đề đặt ra của cuộc sống. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề
cập tới hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên các
trường cao đẳng Y dược; tuy nhiên, những nội dung tác giả đưa ra, luận
giải về hoạt động thực hành, nhất là các biện pháp đề xuất đều rất hữu ích,
có tính thực tiễn cao, là nguồn tài liệu thiết thực để nghiên cứu về hoạt
động TTTN của sinh viên ngành Y dược.
Roger Gower, Diane Phillips và Steve Walters (1995), trong cuốn sách
“Sổ tay thực hành giảng dạy” [35] đã tập trung luận giải rõ vị trí, vai trị, tầm
17
quan trọng của luyện tập dạy học; chỉ rõ thứ tự các bước của hoạt động dạy
học một cách cụ thể nhằm giúp cho sinh viên sư phạm luyện tập nâng cao kỹ
năng thực hành sư phạm trong thực tiễn giảng dạy. Đồng thời, cuốn sách còn
định hướng cho hoạt động hướng dẫn của người giáo viên trong các nhà
trường đại học sư phạm. Điểm nổi bật của cơng trình là tác giả đã nêu ra và
luận giải khá thuyết phục về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của hoạt động thực
hành đối với việc hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề
sư phạm của sinh viên. Các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong thực hành
được tác giả đưa ra và luận giải tương đối sát và đúng góc độ nghiên cứu. Đặc
biệt, cơng trình là sản phẩm của sự tổng kết kinh nghiệm, kiến thức và tâm
huyết của tác giả, do vậy, những đơn vị kiến thức trình bày trong cuốn sổ tay
đều rất thiết thực, mang tính thực tiễn cao. Cách tiếp cận, cách phân tích, luận
giải vấn đề nghiên cứu trong cơng trình cũng rất chặt chẽ, mạch lạc, văn
phong đậm chất khoa học, đây đều là những tư liệu hữu ích để tác giả tham
khảo, kế thừa có chọn lọc trong hồn thành đề tài luận án.
Tuy nhiên, vì cuốn sổ tay viết theo lối kinh nghiệm nên đơn vị kiến thức
trình bày cịn tản mạn, chưa mang tính hệ thống, tính khái qt khơng cao.
Trong cuốn sách chủ yếu trình bày về kinh nghiệm thực hành sư phạm của
người giáo viên nên nội dung, các khâu, các bước hoàn toàn khác xa với hoạt
động TTTN của sinh viên Y dược. Chính vì vậy, trong cuốn sách khơng bàn
tới quản lý hoạt động TTTN của sinh viên Y dược theo định hướng phát triển
NLTH. Để kế thừa, vận dụng vào đề tài của mình, cần chắt lọc những nội
dung liên quan tới các khâu, các bước, các nguyên tắc trong quá trình thực
hành, thực tập của sinh viên cũng như trong quản lý hoạt động này để đạt hiệu
quả cao, tất nhiên nó phải gắn tới quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở
các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH.
Scanlan Judith, Gessler Sandra và Care (2001), Giải pháp cho tình
trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập đã nêu lên và phân tích khá
18
rõ một số nội dung cũng như nguyên nhân của tình trạng sinh viên chưa đạt
yêu cầu trong hoạt động thực tập; trong đó, điểm nổi bật của cơng trình là các
tác giả đã đưa ra được một số yêu cầu quan trọng mang tính nguyên tắc trong
tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thực tập của sinh viên. Những yêu cầu này
được các tác giả nhận định và phân tích một cách sát đúng và trúng trọng tâm
những vấn đề thực tế đặt ra nhằm đảm bảo cho hoạt động thực tập của sinh
viên diễn ra được thuận lợi, hiệu quả. Các nội dung trọng tâm bàn về tình
trạng thực tập của sinh viên được phân tích, luận giải tương đối chặt chẽ và
đầy đủ, có hệ thống số liệu minh chứng thuyết phục, thể hiện tính khoa học,
logic. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp sát thực tiễn, có tính
khả thi nhằm khắc phục những hạn chế của sinh viên trong quá trình thực tập,
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, trong toàn bộ cơng trình các tác giả chưa đề cập nhiều tới
hoạt động TTTN của sinh viên ngành Y dược, nhất là nội dung quản lý hoạt
động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát
triển NLTH chưa được đề cập đến. Cùng với đó, hoạt động thực tập của sinh
viên chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, cơ bản và chuyên sâu để làm
rõ các khâu, các bước trong quy trình thực tập của sinh viên; do đó, nhiều vấn đề
cốt lõi, quan trọng về hoạt động thực tập của sinh viên chưa được phân tích làm
rõ. Trong số các biện pháp đưa ra, có một số biện pháp cịn chung chung, chưa
rõ nét, tính thực tiễn và tính khả thi khơng cao. Mặc dù vẫn còn những hạn chế
nhất định, song những phân tích, luận giải tương đối phong phú về tình trạng
thực tập của sinh viên là những tư liệu thiết thực để tác giả nghiên cứu, phát triển
thêm phục vụ trong q trình nghiên cứu hồn thiện đề tài luận án của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu
cầu xã hội, nhu cầu đất nước” [7] tổ chức ngày 20/08/2008 tại Hà Nội; các
bài tham luận tại Hội thảo đã tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản xung
quanh việc ngành giáo dục cần chủ động xây dựng quy trình, chương trình,
19
nội dung chú trọng hoạt động thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp cho
người học; các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch cụ thể, đồng thời, tăng cường
tổ chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ phong phú, đa dạng và phù
hợp với từng đối tượng sinh viên, thơng qua đó, giúp sinh viên có điều
kiện, môi trường thuận lợi để bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng liên
quan đến nghề nghiệp, phát huy năng lực của bản thân sau khi ra trường.
Điểm thành công của Hội thảo là đã đưa ra được những quan niệm khá
đúng đắn, đầy đủ về hoạt động thực hành, thực tập; đánh giá đúng vị trí,
vai trị, tầm quan trọng của hoạt động thực hành, thực tập đối với sự phát
triển kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề của sinh viên, giúp họ tự tin
hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ sau khi ra trường. Cùng với đó, buổi hội
thảo đã tập trung phân tích, luận giải tương đối sâu sắc thực trạng vấn đề
thực hành, thực tập của sinh viên hiện nay với nhiều góc độ, khía cạnh
khác nhau; chỉ rõ vấn đề yếu nhất của sinh viên hiện nay là thiếu hụt các kỹ
năng thực hành nghề nghiệp một cách nghiêm trọng; về cơ bản sinh viên ít
có điều kiện thực hành nên khi bước vào cơng việc khơng tự tin, khó hịa
nhập với môi trường mới sau khi ra trường. Đồng thời, Hội thảo chỉ rõ được
một số nguyên nhân chủ yếu có tính nan giải dẫn tới những hạn chế, yếu
kém trong vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên; trong đó, ngun nhân
chính vẫn là do cơ chế, chính sách, qui định về vấn đề thực hành, thực tập
còn nhiều bất cập, trong đó, quy trình, chương trình, nội dung đào tạo trong
các trường cao đẳng, đại học Y dược chưa thật sự phù hợp, cịn nặng về lý
thuyết, ít chú trọng tới thực hành nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp cho người học. Các nội dung được đề cập, làm rõ trong Hội thảo liên
quan tới vấn đề thực hành, thực tập là nguồn tài liệu tham khảo tốt giúp tác
giả bổ sung, hoàn thiện phần nghiên cứu đề tài luận án của mình.
Tuy nhiên, trong nội dung của Hội thảo chưa đề cập nhiều tới nội dung
quản lý hoạt động thực hành, thực tập, chưa làm rõ vai trò của các chủ thể
đối với hoạt động thực hành, thực tập và nhất là quản lý hoạt động TTTN
20
của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển
NLTH. Một số nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, bất cập trong vấn đề
thực hành, thực tập của sinh viên trình bày chưa đầy đủ. Đặc biệt, các nhân
tố chi phối tới hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên chưa được Hội
thảo đề cập nhiều, chưa làm rõ được nội dung quan trọng này. Một số yêu
cầu đề ra trong hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên chưa sát thực,
thiếu tính bao quát và luận giải chưa rõ. Do đó, một số biện pháp đưa ra
trong hội thảo cịn mang tính định hướng, đón đầu trước sự vận động, phát
triển của xã hội và đất nước. Các biện pháp đề ra chủ yếu theo góc độ giải
quyết từng lĩnh vực cụ thể theo cách tiếp cận của từng cá nhân các nhà khoa
học, chưa mang tính hệ thống, đồng bộ; đặc biệt, chưa có nhiều biện pháp
mang tính đột phá nhằm giải quyết thực trạng đặt ra, nâng cao chất lượng
thực hành, thực tập của sinh viên trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của ngành y,
nhu cầu khám, chữa bệnh của các tầng lớp nhân dân.
Hội thảo khoa học cấp ngành với chủ đề “Chất lượng thực tập với sự
phát triển kiến thức, kỹ năng của sinh viên ngành y” ngày 18/07/2011 tại Hà
Nội [14] do Bộ Y tế tổ chức đã đi sâu phân tích, luận giải làm rõ vị trí, vai trị,
tầm quan trọng của hoạt động thực tập đối với sự phát triển, hoàn thiện kiến
thức lý thuyết đã được trang bị trên lớp của sinh viên ngành y. Điểm nổi bật
trong số các nội dung được đề cập tại buổi hội thảo đó là đã nêu ra và làm
rõ thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên nói chung và sinh viên
ngành y nói riêng trên cả hai phương diện ưu điểm và hạn chế. Đặc biệt,
buổi hội thảo có các bài tham luận sâu sắc của các chuyên gia, các nhà
khoa học đầu ngành trong lĩnh vực Y tế đã tập trung làm rõ những tồn tại
mang tính hệ thống về hoạt động thực tập của sinh viên ngành y. Các ý kiến
thảo luận cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân sát thực và khá toàn diện
của những tồn tại bấy lâu nay về chất lượng thực tập của sinh viên ngành y.
Các biện pháp được đưa ra trong buổi hội thảo đều rất thực tế, cụ thể, sát
21
với đối tượng. Tuy nhiên, buổi hội thảo chưa đề cập nhiều tới quản lý hoạt
động thực tập, chưa bàn cụ thể tới các nội dung quản lý hoạt động thực tập
của sinh viên; chưa đề cập tới nội dung quản lý hoạt động TTTN của sinh
viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển NLTH. Các
ý kiến tham luận và các nội dung được đề cập trong buổi hội thảo sẽ được
tác giả chắt lọc, kế thừa và phát triển có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu,
hồn thiện đề tài luận án của mình.
Phan Thị Hồng Thái-Nguyễn Đức Giang (2016), “Hệ thống tiêu chuẩn
và tiêu chí đánh giá năng lực tực học theo tiếp cận năng lực thực hiện và quy
trình tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên sư phạm trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ” [66]. Trong cơng trình tác giả đã tập trung làm rõ về vai trò, nội
dung hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tự học theo tiếp cận
NLTH và quy trình tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên sư phạm trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ. Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu rất được quan tâm
trong đào tạo sinh viên sư phạm ở các trường dân sự. Trong công trình tác giả
đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực tự học của sinh
viên theo hướng tiếp cận NLTH: Hoạt động dạy và học là hai thành tố của q
trình dạy học, chúng có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Tự học
là bộ phận của hoạt động học tập. Để hoạt động tự học của sinh viên diễn ra
hiệu quả cần có sự sắp xếp hoạch định, hướng dẫn sinh viên thực hiện một
cách chủ động, sáng tạo… tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực thực hiện là
tổ chức tự học đầu ra trong đào tạo giáo viên. Việc tổ chức tự học phải giúp
người học hoàn thành được các cơng việc theo tiêu chuẩn và tiêu chí nghề
nghiệp. Các tiêu chuẩn và tiêu chí này được xây dựng, thẩm định và công bố
cho người học. Việc đánh giá NLTH của sinh viên dựa trên những tiêu chuẩn,
tiêu chí này với những bằng chứng cụ thể.
Điểm nổi bật trong công trình là tác giả đã xây dựng được hệ thống tiêu
chuẩn và tiêu chí đánh giá NLTH của sinh viên. Về tiêu chuẩn đánh giá NLTH
22
của sinh viên trong các trường đại học sư phạm tác giả đã đề xuất 7 tiêu
chuẩn. Đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng được quy trình tổ chức tự học
theo tiếp cận NLTH trong các trường đại học sư phạm, gồm các bước: Chuẩn
bị dạy học; tổ chức tự học. Trong mỗi bước tác giả đều trình bày cụ thể cách
thực hiện, nội dung cần triển khai và dự kiến kết quả đạt được. Đây là cơng
trình nghiên cứu tương đối cụ thể theo hướng tiếp cận NLTH, do đó là tài liệu
thiết thực cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài của luận án.
J.J.Guilbert (1992), Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ y tế [36], với quan
điểm thực tập là trọng tâm của giáo dục Y học và lấy người học làm trung
tâm, tác giả đã nêu ra và giải quyết tương đối rõ những vấn đề cơ bản liên
quan tới hoạt động thực hành của sinh viên ngành y, như: Xây dựng một kế
hoạch thực hành; theo dõi kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
thực hành; quản lý việc lượng giá các kỹ năng thực hành của sinh viên; quản
lý đánh giá phương pháp hướng dẫn thực hành của giảng viên, phương pháp
đánh giá cuối đợt thực tập của sinh viên… Điểm thành cơng trong cuốn sách đó
là tác giả đã đề cập và luận giải khá sâu sắc về yêu cầu, nội dung của những kỹ
năng đã đạt được và những gì chưa đạt của đợt thực hành, từ đó, rút kinh
nghiệm cho những đợt thực hành, thực tập tiếp theo. Đặc biệt, trong cơng trình,
tác giả đã nêu ra và phân tích khá đầy đủ, kỹ lưỡng các nhân tố chi phối tới
hoạt động thực hành của cán bộ y tế; đồng thời, đề cập khá toàn diện tới công
tác quản lý thực hành của các chủ thể. Đây là tài liệu quan trọng, làm cơ sở để
tác giả nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc phục vụ trong nghiên cứu đề tài luận án
quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định
hướng phát triển NLTH của mình đạt chất lượng tốt.
Tuy nhiên, cơng trình trên chưa bàn sâu về quản lý hoạt động thực tập của
sinh viên ngành Y dược, nhất là không đề cập tới quản lý hoạt động TTTN
của sinh viên ngành Y dược; cách phân tích, luận giải các vấn đề liên quan tới
thực hành của sinh viên chưa có tính hệ thống, tính khái qt chưa cao; chưa
23
làm rõ nét vị trí, vai trị và trách nhiệm của các chủ thể quản lý hoạt động thực hành.
Các khái niệm, quan niệm trong cuốn sách chưa được tác giả củng cố và trình bày
đầy đủ, phần luận giải chưa thật sự tường minh; do vậy, các nội dung cốt lõi được
trình bày trong cuốn sổ tay nhìn chung chưa rõ, nội dung phân tích chưa thực sự
thuyết phục. Đặc biệt, trong cuốn sách, các tác giả chưa cụ thể hóa một cách khoa
học, chi tiết các khâu, các bước thực hành để sinh viên thuận lợi trong quá trình
hiện thực hóa trong thực tiễn thực tập; một số nội dung luận giải về hoạt động thực
tập của sinh viên chưa gắn sát với yêu cầu thực tế trong thăm khám, điều trị bệnh,
nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của các bệnh viện, các trung tâm y tế.
Fred Abbatt và Rosamary Mc Mahon (1985), Giảng dạy nhân viên
chăm sóc sức khỏe [1] đã luận giải khá sâu sắc về cách thức, biện pháp để
người giảng viên biết cụ thể sinh viên cần học và cần trang bị những gì
cho nghề nghiệp của mình. Điểm nổi bật của cuốn tài liệu đó là các tác giả
đã đi từ những kỹ thuật phân tích các nhiệm vụ đưa tới sự phân biệt rõ
ràng giữa các điều cần học khác nhau, kiến thức thái độ hay kỹ năng thao
tác tay nghề. Cùng với đó, việc đưa ra và làm rõ một số định nghĩa trung
tâm, luận giải khá rõ những nội dung cần phải học, cần được trang bị
nhằm cung cấp cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch chung cho các
chương trình khóa học, kế hoạch đánh giá và lựa chọn các phương pháp
giảng dạy cũng như kế hoạch quản lý đều là nguồn tài liệu tham khảo tốt
để tác giả phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Cuốn tài liệu cũng nêu ra và
phân tích khá rõ các nội dung, biện pháp nhằm giúp nhân viên nâng cao
kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, nhất là các ngun tắc trong q
trình thực hành chăm sóc người bệnh. Đặc biệt, phương pháp phân tích,
luận giải vấn đề, cách thức triển khai các nội dung kiến thức trong cuốn
tài liệu tương đối khoa học, chặt chẽ và có tính thuyết phục cao… đây đều
là những điểm nổi bật trong cuốn tài liệu mà tác giả có thể tham khảo, kế
thừa trong q trình triển khai, hồn thiện đề tài luận án của mình.
24
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, điểm còn hạn chế của
cuốn tài liệu ở chỗ, một số luận điểm được trình bày trong tài liệu chưa
thật sự logic, thiếu tính hệ thống, tính khái quát chưa cao. Cuốn tài liệu
chỉ tập trung bàn về vấn đề trang bị các kiến thức, kỹ năng tay nghề trong
chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế nói chung, khơng đi bàn sâu về hoạt
động thực hành, thực tập, nhất là không đề cập tới quản lý hoạt động TTTN
của sinh viên ở các trường cao đẳng Y dược theo định hướng phát triển
NLTH. Cách viết của cuốn tài liệu theo dạng cuốn sách tham khảo, không
phải là cách triển khai của một đề tài luận án, do đó, kết cấu và cách thức
luận giải một số vấn đề chưa thực sự tường minh.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành,
thực tập của sinh viên
Darling Hammond, L.,& Haselkom E. (2009), Nâng cao chất lượng
quản lý hoạt động thực tập của sinh viên sư phạm [87]. Trong tồn bộ cơng
trình tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan tới quản lý hoạt động
thực tập và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập của sinh viên sư
phạm. Các nội dung liên quan tới quản lý hoạt động thực tập của sinh viên sư
phạm cũng được tác giả thống kê và làm rõ. Theo tác giả, hoạt động thực tập
của sinh viên ngành sư phạm có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp ảnh hưởng
tới trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm của họ. Do vậy, hoạt động này phải
được chú trọng và đầu tư đúng mức. Trong đó, việc nâng cao chất lượng quản
lý hoạt động thực tập của sinh viên sư phạm trực tiếp góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của hoạt động này. Tác giả có đề cập và khái quát tương đối
thuyết phục các đặc trưng về hoạt động thực tập của sinh viên sư phạm, đồng
thời nêu ra các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quản lý hoạt động thực
tập của sinh viên sư phạm. Tác giả cũng đề xuất một số biện pháp có tính thực
tiễn và tính khả thi trong nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập của
sinh viên sư phạm. Tuy tác giả không đề cập tới hoạt động TTTN của sinh