Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.41 KB, 5 trang )
Cây rau má lá rau muống:
Thanh nhiệt, giải độc
Cây còn có tên là muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa
mặt trời, lá mặt trời...
Là loại cây thảo mọc hàng năm, thẳng đứng, cao 0,2 – 0,4m. Thân nhẵn, lá
phía dưới hình mắt chim hay hình trứng có khi gốc hình tim, mép có răng cưa hay
hơi chia thùy nhỏ, cuống dài, những lá sau hình 3 cạnh, chia lông chim, thùy tận
cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô, lá ở trên hình 3 cạnh dài, không
cuống, có tai và ôm vào thân.
Cụm hoa hình đầu, hình trụ , dài 8 - 9mm, rộng 4mm, thường tụ 2 -4 chiếc,
cuống gầy, dài 3 - 6cm. Hoa màu hồng hay hơi tím. Quả bế dài 5mm, có gợn ngắn.
Cây mọc hoang khắp nơi, dọc bờ ruộng, hang rào, ven đường, bãi cát. Có
nơi dùng làm rau ăn, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.
Cây rau má lá rau muống.
Theo Đông y, cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát. Có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, lương thuyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu
chảy, mụn nhọt... Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phần trên mặt đất, thu hái
quanh năm đem về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Liều dùng hàng ngày: Dùng
15 - 25g cây khô (hoặc 30 - 60g tươi) sắc uống. Dùng ngoài nấu nước rửa, giã đắp.
Một số bài thuốc ứng dụng:
Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng:
Cây rau má, lá rau muống: 30 -50g tươi hoặc 15 - 30g cây rau má lá rau
muống khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và