Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bai 13 cong nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bộ môn: Công nghệ 10 Ngày soạn: 20/9/2012 Tiết dạy:. Người soạn: Thân Thị Tuyết Trâm Lớp dạy : BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần nắm chắc các kiến thức:  Ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.  Nguyên lý sản xuất phân vi sinh.  Một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng. 2. Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng:  Kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa.  Kỹ năng liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ:  Bồi dưỡng ý thức lao động có khoa học.  Nâng cao lòng say mê khoa học.  Nâng cao hứng thú áp dụng khoa học vào thực tiễn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:  Chuẩn bị giáo án và tranh ảnh minh họa, liên hệ thực tiễn địa phương để tìm ví dụ.  Phiếu học tập: “Một số loại phân VSV thuờng dùng” Các loại Phân VSV cố định đạm phân Khái niệm Phân VSV cố định đạm là loại phân bón chứa các nhóm VSV cố định nito tự do sống cộng sinh với cây họ đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác. Thành Than bùn, vsv cố định phần đạm, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng.. Phân VSV chuyển hóa lân Phân VSV chuyển hóa lân là loại phân bón chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc VSV chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.. Phân VSV phân giải chất hữu cơ Phân VSV phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ.. Than bùn, vsv chuyển Vsv phân giải chất hữu hóa lân, bột photphorit cơ, xenlulose. hay apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng. Cách sử Dùng tẩm hạt giống trước Tẩm hạt giống trước khi Bón trực tiếp vào đất. dụng khi gieo hoặc bón trực gieo trồng hoặc bón trực tiếp. tiếp vào đất. Ví dụ Phân Nitragin, phân Phân Photphobacterin, Phân Estrasol (Nga), Azogin. phân lân hữu cơ vi sinh. Mana (Nhật). 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà, tìm tư liệu địa phương liên quan đến kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. 1. 2. 3.. Hoạt động dạy học: Ổn định lớp: 1-2’ Kiểm tra bài cũ: 5-7’ Bài mới: Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu rõ những đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, trong đó có phân vi sinh vật. Ngày nay, phân bón được sản xuất theo công nghệ vi sinh vật vừa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho đất, vừa bảo vệ đất không bị thoái hóa, không gây ô nhiễm môi trường. Vậy phân vi sinh vật được sản xuất như thế nào và có những loại phân vi sinh vật nào? Các em sẽ tìm hiểu ở bài hôm nay. Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung lượng Hoạt động 1: I. Nguyên lý sản Phương pháp: vấn đáp + Nghiên cứu xuất phân VSV: SGK - Đề bài có đề cập đến công nghệ vi sinh, vậy thế nào là công nghệ vi sinh? Trả lời Hoàn thiện?=>Gv phân tích khái niệm (3 đặc điểm hoạt động sống của VSV). Ghi bài 1. Công nghệ vi sinh: - CNVS là chuyên ngành nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, xã hội. - Hãy cho ví dụ về ứng dụng CNVS? - CNVS được ứng dụng rông rãi trong nhiều ngành: sản xuất bia, sữa chua, nước giải khát, phân bón… Nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh, con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm có giá trị để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đời sống. Một trong những loại sản phẩm đó chính là các loại phân bón vi sinh vật. Vậy phân VSV được sản xuất dựa trên nguyên lí như thế nào? 2. Nguyên lý sản xuất phân VSV: Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học đã thấy rằng: VSV có khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các chất phức tạp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong môi trường thành các chất đơn giản mà cây trồng có thể hấp thụ được. Vậy dựa vào nguyên lí nào để sản xuất phân vi sinh? Trả lời Bổ sung, hoàn thiện Ghi bài Phân lập và nhân các chủng vi sinh vật đặc hiệu. Trộn đều chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền. Phân vi sinh vật đặc chủng. (?) Chất nền có vai trò gì? - Một số loại phân vsv mà em biết ?. - Là môi trường đầu tiên cho vi sinh vật tồn tại và phát triển. - Trả lời. Hoạt động 2: Phương pháp: PHT + Vấn đáp Qua các kiến thức ở bài 12 hãy cho biết có những loại phân vi sinh vật nào? - Phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Cơ sở phân loại là gì? - Dựa vào loài vi sinh vật được sử dụng. Chia lớp làm 3 nhóm hoàn thành phiếu học tập: “Một số loại phân VSV thuờng dùng”, mỗi nhóm hoàn thành một loại phân về các nội dung: ví dụ, thành phần, tác dụng, cách sử dụng. - Chia nhóm, thảo luận Hết thời gian, đại diện nhóm trình bày kết quả - Trình bày kết quả. - Ví dụ: phân vsv cố định đạm, phân vsv chuyển hóa lân, phân vsv phân giải chất hữu cơ… II. Một số loại phân VSV thường dùng:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV nhận xét, hoàn thiện và vấn đáp bổ PHT sung (?) Chất nền được sử dụng trong các loại phân này thường là gì? - Than bùn - GV giải thích: Than bùn được tạo thành từ xác các loại thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm, với điều kiện phân hủy yếm khí xác các thực vật được chuyển thành than bùn. Than bùn là loại chất nền bổ sung các yếu tố khoáng P, K trong đó đặc biệt là Mo, Bo, một phần Zn. (?) Có những dạng vi sinh vật cố định đạm nào? - Có 2 dạng vi sinh vật cố định đạm: + Vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu (để sản xuất phân nitragin). + Vi sinh vật cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và một số loại cây trồng khác (để sản xuất phân Azogin) (?) Thế nào là hình thức sống cộng sinh, sống hội sinh? - Quan hệ cộng sinh là quan hệ sống chung giữa 2 sinh vật khác loài trong đó cả 2 bên đều có lợi Ví dụ: VSV và cây họ đậu: + Cây cung cấp cho vi khuẩn Rhizobium nước, oxy, muối khoáng, các chất sinh trưởng. + Vi khuẩn cung cấp cho cây N - Quan hệ hội sinh là quan hệ sống chung giữa 2 sinh vật khác loài, trong đó một bên có lợi ích cần thiết, còn bên kia không có lợi cũng không.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> có hại gì. Ví dụ: vi khuẩn Azobacterin sống hội sinh với cây lúa hút đạm trong không khí làm giàu cho đất giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tôt nhưng vi sinh vật không có lợi gì trong mối quan hệ hội sinh này. (?) Có thể dùng phân Nitragin để bón cho lúa và phân Azogin để bón cho đậu được không? Vì sao? - Không, vì mỗi l oại phân chứa một loại VSV nhất định chỉ thích hợp với một số loại cây nhất định (?) Thực tế người ta đã lợi dụng vai trò của vi sinh vật trong việc phân giải chất hữu cơ như thế nào? - Thực tế việc ủ phân hữu cơ là nhờ vai trò phân giải của vi sinh vật. Lưu ý HS: Khi sử dụng phân VSV theo cách tẩm hạt giống trước khi gieo cần phải được tiến hành ở nơi râm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời và ánh sáng mặt trời có thể làm chết VSV và sau khi tẩm xong. Hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay. (?) Vì sao phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ chỉ được bón trực tiếp vào đất mà không dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo trồng? - Vì nó sẽ phân giải hạt giống làm hạt giống bị hỏng, vả lại trong đất xenlulozo rất khó bị phân giải cần bón phân vi sinh trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất. (?) Tại sao phân VSV rất tốt và cũng cho hiệu quả cao nhưng nông dân ta lại ít sử dụng? - Do nhiều nguyên nhân: + Do thói quen và hiểu biết của nông dân còn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> hạn chế + Do phân VSV có thời hạn sử dụng ngắn và chỉ thích hợp với một số loại cây trồng nhất định + Do trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam còn hạn chế. Vậy việc sử dụng phân vi sinh vật có những ưu và nhược điểm gì? Trả lời Hoàn thiện Ghi bài. * Việc sử dụng phân bón vi sinh vật có: - Ưu điểm: + Không gây ô nhiễm môi trường, + Không làm mất kết cấu của đất. - Nhược điểm: + Thời hạn sử dụng ngắn; + Chỉ thích hợp với một số ít loại cây trồng; + Tác dụng chậm, khó thấy rõ.. (?) Khi sử dụng phân VSV cần lưu ý những điểm gì? Khi sử dụng phân VSV cần lưu ý: + Đặc tính lí hóa của đất, + Thời hạn sử dụng của phân, + Đối tượng cây trồng. 4. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Nguyên lí sản xuất phân vi sinh là: a. Phân lập  trộn điều các chủng vi sinh vật với nền. b. Phân lập, trộn đều  nhân các chủng vi sinh vật đặc hiệu. c. Trộn đều  phân lập và nhân các chủng vi sinh vật đặc hiệu. d. Phân lập và nhân các chủng vi sinh vật đặc hiệu  trộn đều. Câu 2. Bón phân vi sinh vật cố dịnh đạm cần phải: a. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh. b. Trộn và tẩm phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát. c. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh, sau một thời gian mới được đem gieo..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> d. Chỉ dùng phân vi sinh cố định đạm để trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất. Câu 3. Loại phân vi sinh nào dưới đây có chứa vi khuẩn cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: a. Nitragin. b. Azogin. c. Phootsphobacterin. d. Lân hữu cơ vi sinh. 5. Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng và bảo quản các loại phân bón mà gia đình sử dụng một cách hiệu quả - Chuẩn bị một số loại dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành sau: + 3 – 5 cây giống (ngô, lạc) cao khoảng 10 – 15cm + 3 – 5 lọ nhựa dung tích 1000ml, có nắp đậy (giữa nắp đậy có khoét lỗ) + Một miếng dày khoảng 0,5mm + Một dao nhỏ IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×