Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của công ty cổ phần XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.55 KB, 63 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản cua Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Tất
cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.
Sinh viên thực hiện

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HĨA
SANG EU.................................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu....................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
1.7. Kết cấu khóa luận..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THÚC ĐẨY XK MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA CƠNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HĨA SANG THỊ
TRƯỜNG EU...........................................................................................................6


2.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................6
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu...................................................................................6
2.1.2. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu....................................................................6
2.2. Một số lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu với doanh nghiệp.............................7
2.2.1. Vai trò thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp...........................................7
2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp.......................................8
2.2.3. Các hình thức thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp.............................11
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp.........13
2.3. Phân định nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU..........15

2


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HĨA
SANG THỊ TRƯỜNG EU.....................................................................................16
3.1. Khái qt về cơng ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa.....................................16
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................16
3.1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................18
3. 2. Tổng quan về thị trường nhập khẩu EU đối với mặt hàng thủy sản..........21
3.2.1. Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU..............................................21
3.2.2. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản.................27
3.3. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công ty
cổ phần XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU......................................28
3.3.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CPXNK thủy sản
Thanh Hóa sang EU giai đoạn 2017-2019.............................................................28
3.3.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2017-9
tháng đầu năm 2020................................................................................................29
3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất khẩu...............................34
3.3.4. Nghiên cứu và mở rộng thị trường...............................................................41

3.4. Một số thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xuất
khẩu mặt hàng thủy sản của cơng ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị
trường EU...............................................................................................................44
3.4.1. Thành công, thế mạnh đã đạt được..............................................................44
3.4.2. Những mặt còn tồn tại chưa đạt hiệu quả cao.............................................45
3.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế:........................................................46
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN TH
SANG THỊ TRƯỜNG EU.....................................................................................49
4.1. Định hướng và mục tiêu trong những năm tới..............................................49
4.1.1. Định hướng cho kế hoạch 10 năm................................................................49
4.1.2. Mục tiêu thực hiện........................................................................................49
4.2. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản...50
4.2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lí.......................................................................50

3


4.2.2. Gỉai pháp với công ty để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản phát triển cao hơn
trong thời gian tới....................................................................................................51
4.2.3. Đề xuất cho doanh nghiệp............................................................................53
KẾT LUẬN.............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................55

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2017 đến năm 2019...............18

Bảng 3.2. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủy sản Thanh Hóa từ năm 2017-2019..................................................19
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Thanh Hóa từ năm 2017-2019...........................................................20
Hình 3.1. Cơ cấu thủy sản thị trường EU năm 2019........................................23
Hình 3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của EU năm 2019................26
Bảng 3.4. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cơng ty CPXNK
thủy sản Thanh Hóa sang EU giai đoạn 2017-2019.........................................28
Biểu đồ 3.1. Sản lượng thu mua đầu vào và tự nuôi trồng của Công ty CP
XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU giai đoạn 2017 – 9 tháng đầu
năm 2020..........................................................................................................29
Biểu đồ 3.2. Vốn đầu tư vào trang thiết bị công nghệ sản xuất thủy sản của
công ty CNPXNK thủy sản Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019.........................30
Biểu đồ 3.3. Khối lượng xuất khẩu thủy sản tôm, mực của Công ty CP XNK
thủy sản giai đoạn 2017 - 9 tháng đầu năm 2020.............................................31
Bảng 3.5. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thủy sản chính của cơng
ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU giai đoạn 2017-9 tháng
đầu năm 2020...................................................................................................33
Bảng 3.6. Tình hình sản lượng xuất khẩu tôm, mực kiểm duyệt sang EU của
công ty CPXNK thủy sản Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019............................34
Bảng 3.7. Kiểm nghiệm chất lượng thủy sản xuất khẩu sang EU của công ty
CPXNK thủy sản Thanh Hóa ngày 26/3/2019.................................................35
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ diện tích ni tơm của Cơng ty CPXNK thủy sản Thanh
Hóa đầu tư liên kết tại một số tỉnh năm 2019..................................................41
Biểu đồ 3.5. Nhu cầu sử dụng thủy sản của thị trường EU giai đoạn 2019.....42
Bảng 3.8. Gía tơm xuất khẩu sang EU và một số nước công ty đang xuất khẩu
ngày 26/03/2020...............................................................................................43

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

Từ Viết Tắt
EU

2

EVFTA

3

HACCP

Nghiã Tiếng Anh
European Union
European Union – Vietnam
Free Trade Agreement

Hazard Analysis and Critical
Control Point

IQF

Individual Quickly Freezer

5


GDP

6

EEC

Gross Domestic Product
European Economic

7

IUU
USD
CPXNK
UBND

do Việt Nam – Liên minh
châu Âu
Hệ thống phân tích, xác
định và tổ chức kiểm sốt
các mối nguy trọng yếu
trong quá trình sản xuất

4

8
9
10


Nghĩa Tiếng Việt
Liên minh châu Âu
Hiệp định Thương mại tự

Community
Illegal, unreported and
unregulated fishing
United States Dollars

6

và chế biến thực phẩm
Hệ thống cấp đông siêu
tốc các sản phẩm rời
Tổng sản phẩm nội địa
Cộng đồng Kinh tế châu
Âu
Khai thác hải sản bất hợp
pháp, không khai báo và
không theo quy định
Đồng Đô la Mỹ
Cổ phần xuất nhập khẩu
Uỷ ban nhân dân


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HĨA
SANG EU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt

và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.. Ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển
then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với tổng sản lượng thủy
sản khoảng 7,0 triệu tấn. Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng
35%; sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%. Giá trị xuất khẩu thủy sản
đạt khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/năm (giai đoạn 2011
- 2020). Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50%. Khoảng 50% số lao
động thủy sản được đào tạo, tập huấn. Thu nhập bình quân đầu người của lao động
cao gấp 3 lần hiện nay. Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những
lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho
đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu
của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường
EU đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. 3 năm trở lại đây từ năm 2017, thị trường
này (cùng Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất
hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản
ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hố thương mại. Trong khi đó nền
thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm
yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng
được các nhu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có rất
nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản.


Đối với Cơng ty CPXNK thủy sản Thanh Hóa, EU là 1 thị trường lớn và cũng
là thị trường xuất khẩu chính đầy triển vọng phát triển kinh tế của cơng ty. Dù cơng

ty đã có thành tựu đáng kể về sự gia tăng giá trị xuất khẩu do xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới; nhưng hiện nay khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang
thị trường EU cịn chưa được như cơng ty đã đề ra. Bên cạnh đó, thực tế nhu cầu của
cơng ty với mục tiêu là phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản cao hơn sang thị
trường EU. Vì vậy, để thành công hơn nữa trong việc xuất khẩu sang thị trường này
cơng ty cần nhìn nhận đúng tiềm năng và vai trị của thị trường, qua đó nghiên cứu
và xây dựng chiến lược hợp lý. Từ những lí do trên, cùng với thực tế hoạt động của
công việc lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của cơng ty
cổ phần XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU’’ làm chuyên đề thực tập
cuối khóa có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
1.2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Thủy sản là mặt hàng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Mặc dù
hiện nay khối lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam chiếm tỷ
trọng chưa cao so với các loại hình khác nhưng nó đang dần được bạn bè thế giới
biết đến, trong đó, EU được coi là một thị trường tiềm năng.
Trước đây cũng có một số nghiên cứu, luận văn và luận án về mặt hàng thủy
sản như:
“Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tỉnh
Kiên Giang” (Tạp chí cơng thương - 12/01/2020 - ThS. NGUYỄN THANH NHÀN
- Văn phòng HĐND - UBND Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang): bài luận nghiên
cứu cơ sở luận về xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu và thực trạng hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam và của riêng tỉnh Kiên Giang với việc đề xuất giải pháp cho vấn đề.
Bố cục rõ ràng nhưng chưa tóm gọn vấn đề thúc đẩy xuất khẩu thủy sản và đề xuất
giải pháp cụ thể.
“ Giải pháp vượt rào cản phi thuế nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang EU” (Tạp chí Cơng Thương - TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY –
14/09/2019 - Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội): luận án
nghiên cứu về hiệp định EVFTA; những vai trò, rào cản của hiệp định đối với việc



thúc đảy xuất thủy sản và đề ra giải pháp. Bài luận chỉ nghiên cứu tóm tắt chưa thực
sự đi sâu vào vấn đề thúc đẩy xuất khẩu thủy sản như thế nào.
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Liên bang
Nga” (Tạp chí tài chính - 22/07/2017 - TS.Doãn Thị Mai Hương – Đại học Lao
động - Xã hội): Bài luận nghiên cứu về tình hình xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang Nga nhưng mới chỉ ra thuận lợi, khó khăn và giải pháp
cho vấn đề nhưng cụ thể thực trạng chưa rõ ràng.
“ Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện hiệp định CP-TPP” (ThS.
Phạm ngọc Dũng – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân): Luận văn nghiên cứu chính về
hiệp định CP-TPP với những ảnh hưởng và cơ hội cho việc thúc đảy xuất khẩu của
Việt Nam qua thị trường Nhật Bản. Nhưng cũng chưa làm rõ từng thực trạng và giải
pháp định hướng như thế nào.
“Thị trường thuỷ sản của Úc và các giải pháp xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này” (Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại
Sydney - thương vụ Việt Nam tại Úc - Năm 2017): tài liệu này nghiên cứu riêng về
thị trường Ucs và việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam vào Ucs
với cơ hội, thách thức và hướng giải pháp ngắn hạn, dài hạn. Bài luận chưa đi sâu
làm rõ về thực trạng thị trường thủy sản Việt Nam với những hướng giải pháp cụ thể
cho từng mặt hàng và từng thực trạng.
Nhìn chung, các luận văn, luận án trên đều nghiên cứu, phân tích về hoạt động
xuất khẩu, đưa ra những lý thuyết gắn liền với hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất
khẩu, đề ra các giải pháp nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu nhưng các biện pháp
chưa được cụ thể, gắn liền với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với đề
tài “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công ty cổ phần XNK thủy sản
Thanh Hóa sang thị trường EU’’, em sẽ đi sâu vào phân tích, nghiên cứu cụ thể,
chỉ rõ ra những hạn chế mà cơng ty gặp phải để có những giải pháp xác thực, phù
hợp với tình hình hoạt động và điều kiện của cơng ty.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy

sản của công ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU.


Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:
Phân tích tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu thủy sản của cơng ty CPXNK thủy sản Thnah Hóa trên thị trường
EU.
Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của cơng ty CPXNK thủy
sản Thanh Hóa sang thị trường EU.
Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty
CPXNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu về mặt hàng thủy sản
tại công ty CPXNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Về khơng gian: Cơng ty CPXNK thủy sản Thanh Hóa.
Về thời gian: giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong q trình xây dựng khóa luận tốt
nghiệp là:
Thứ nhất: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp ở đây bao
gồm các dữ liệu từ bên ngồi cơng ty (sách báo, chun đề, tài liệu, internet,...) và
dữ liệu bên trong công ty (báo cáo tài chính, văn bản có liên quan).
Thứ hai: Phương pháp xử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉ
tiêu, phương pháp thống kê, so sánh và dự báo nhằm tìm hướng đi hợp lý nhất để
giải quyết những vấn đề đặt ra.
1.7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, hình ảnh, danh mục các cụm từ viết tắt thì chuyên đề bao gồm 3 chương sau

đây:
Chương 1: Tổng quan về việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công
ty cổ phần XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU


Chương 2: Cơ sở lý luận về việc thúc đẩy XK mặt hàng thủy sản của Công ty
CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU.
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt dộng XK mặt hàng thủy sản của Cơng ty
CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU.
Chương 4: Một số định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Công ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa sang thị trường EU


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THÚC ĐẨY XK MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HÓA SANG THỊ
TRƯỜNG EU.
2.1. Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh bn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải
là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên
ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất
khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế
hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để
giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:
Phần lớn hàng hóa dịch vụ trong giao dịch xuất khẩu di chuyển qua phạm vi
biên giới quốc gia.
Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ ít nhất của một bên hoặc cả hai.

Nguồn luật điều chỉnh trong hoạt động xuất khẩu ngoại luật quốc gia cịn có
luật quốc tế và các tập qn thương mại quốc tế.
Người mua và người bán trong hoạt động xuất khẩu là các cá nhân có quốc tịch
khác nhau, các tổ chức có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
2.1.2. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu
Là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả
các biện pháp, chính sách, cách thức ... của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu
nhằm tạo ra cơ hội và khả năng để tăng gia trị cũng như sản lượng của hàng hóa
được xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.
Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để
tăng kim ngạch xuất khẩu của mình.


2.2. Một số lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu với doanh nghiệp
2.2.1. Vai trò thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Vai trò của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thể hiện gián tiếp qua vai trò của xuất
khẩu. Để thâm nhập thành công sang một thị trường nhất định thì khơng thể khơng
tiến hành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Nếu hoạt động này được tiến hành một cách
hợp lý, hiệu quả phù hợp với thị trường và điều kiện doanh nghiệp thì sẽ thâm nhập
thị trường thành cơng, thu được những lợi ích nhất định; và ngược lại.
Thông qua hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục
tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải
hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của
doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm
kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ,
dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường
thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và
khả năng sản xuất của mình.
Thúc đẩy xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do
phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững

được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công
nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế
tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó
nếu muốn tồn tại và phát triển được thì địihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu còn thể hiện ở lợi ích tồn diện mà nó
mang lại, các cách thức thúc đẩy khác nhau phụ thuộc vào điều kiện cụ thể giúp
doanh nghiệp cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho chính mình. Thơng
qua hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ dần nâng cao được vị thế của
mình, dần dần hồn thiện, tăng tính thích nghi và linh hoạt, để tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa doanh nghiệp trên thị trường nước ngồi.


2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Là việc doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
bằng việc gia tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường đó nhằm tích cực khai thác thị
trường nhập khẩu, phủ rộng sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh việc tăng nhanh sản lượng xuất khẩu phải đi kèm với tăng mạnh kim
ngạch xuất khẩu hơn tốc độ sản lượng.
Doanh nghiệp cần dự đốn được nhu cầu cũng như tình hình biến động của
mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới để có thể đối phó kịp thời với những rủi
ro trong kinh doanh có thể xảy đến. Thêm vào đó, để có thể gia tăng sản lượng xuất
khẩu mà khơng dẫn đến việc gia tăng các chi phí khơng cần thiết thì doanh nghiệp
cần phải tính tốn quy mơ sản xuất một cách chính xác.
Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu bằng việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu là việc làm
rất cần thiết đối với bất kì một doanh nhiệp nào muốn phát triển sản phẩm, nắm bắt
dựa vào tâm lý ưa thích sự đổi mới và mới lạ của con người.

Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa bằn cách tạo ra nhiều mẫu mã mới hay sử
dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phon phú cho sản phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm sẽ khơi gợi sự mới lạ, thích thú từ khách hàng, giúp sản
phẩm của doanh nhiệp in sâu vào tiềm thức của khách hàng.
Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu
Để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có thị trường xuất khẩu. Và để tồn tại và
phát triển bền vững trong quá trình kinh doanh XK hàng hóa thì doanh nghiệp khơng
chỉ dựa vào những thị trường hiện có mà phải mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình.
Hồn thiện hệ thống nghiên cứu thị trường là một cơng việc địi hỏi phải thực
hiện nghiêm túc nếu muốn phát triển thị trường một cách hiệu quả. Thực hiện
nguyên tắc “nhập gia tủy tục” để nhiên cứu mơi trường kinh doanh, phong tục tập
qn, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin, mức độ chi trả để có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn và chính xác khiến cho hàng hóa xuất khẩu có thể nhanh chóng
phù hợp với xu hướng tiêu dùng.


Việc mở rộng thị trường mới, xây dựng quan hệ chặt chẽ với thị trường cũ có
thể là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm hiện
có của doanh nghiệp vào thị trường này và mở rộng thị phần của mình tại thị trường
đó hoặc tìm kiếm các thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm kinh doanh của cơng
ty, có tiềm năng mà cơng ty có thể khai thác. Việc đa dạng hóa thị trường giúp doanh
nghiệp tránh được các rủi ro khi tình hình thị trường nước mà các doanh nghiệp
đang có hoạt động kinh doanh gặp phải rủi ro về chính trị hoặc suy thối kinh tế.
Hồn thiện và phát triển kênh phân phối
Kênh phân phối là cách thức doanh nghiệp tiến hành đưa hàng hóa từ nới sản
xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Do đó nó cần được thiết kế một
cách cân đối, phối hợp hài hòa để thực hiện các nhiệm vụ đưa hàng hóa từ sau khi
sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Nhà phân phối phải xử lý tốt vấn đề chọn nguồn hàng mua và ký hợp đồng

mua sản phẩm, chọn phương tiện vận chuyển và hợp đồng vận chuyển, bố trí hệ
thống kho bãi phục vụ dự trữ bảo quản hàng hóa và chuyển tải trong vận chuyển,
đặc biệt phải xử lý hệ thống thông tin hậu cần quốc tế.
Một doanh nghiệp muốn thành côn trong việc thúc đẩy xuất khẩu nhất thiết
phải xây dựng, lựa chọn, hoàn thiện hệ thống phân phối cho sản phẩm của doanh
nghiệp mình.
Giao tiếp, tiếp xúc bán hàng trong kinh doanh xuất khẩu
Để thúc đẩy xuất khẩu, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác giao tiếp,
tiếp xúc bán hàng trong kinh doanh xuất khẩu. Quy luật cạnh tranh giữa các công ty
cùng sản xuất, kinh doanh một hoặc một nhóm các sản phẩm tương tự nhau hoặc có
thể thay thế cho nhau đều tồn tại trong cả kinh doanh quốc tế cũng như kinh doanh
nội địa. Do vậy, việc sử dụng các biện pháp giao tiếp, tiếp xúc bán hàng như quảng
cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng... là điều hết sức cần thiết để đưa hình
ảnh và thương hiệu của cơng ty lưu lại trong tâm trí của người tiêu dùng.
Để tránh được các rủi ro khơng đáng có hay những khác biệt về mặt ngơn ngữ,
văn hóa, xã hội, kinh tế, quy định, pháp luật ... các nhà quản trị kinh doanh phải nắm
vững các đặc trưng của các công cụ quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng,


chào bán hàng các nhân, marketing trực tiếp,... để áp dụng cho từng thị trường để đạt
hiệu quả tốt nhất.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thị trường và tổ chức hoạt động
thông tin quốc tế
Internet giúp doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường thế giới bằng nguồn
thông tin phong phú, hoặc trực tiếp liên lạc với các bạn hàng trên toàn thế giới. Và
tạo điều kiện cho khách hàng mọi nơi trên thế giới có cơ hội xem xét mua bán thuận
lợi ở bất kì nơi nào họ muốn. Bên cạnh đó, những ứng dụng trong cơng nghệ giúp
doanh nghiệp có thể giảm được chi phí giao dịch cũng như như tạo sự phối hợp chặt
chẽ, thuận tiện giữa các bộ phận trong công ty.
Doanh nghiệp nên xây dựng trang Web riêng của mình để quảng bá hình ảnh

của cơng ty cho bạn bè thế giới, giúp doanh nghiệp đưa mặt hàng sản phẩm của
mình đến với nhiều khách hàng hơn, nhiều thị trường hơn tạo điều kiện thúc đẩy
xuất khẩu và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất khẩu
Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào
việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các
nước trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng gắn liền với
sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp và đặc biệt là yếu tố chi phí. Nâng cao
chất lượng sản phẩm với chi phí tối thiểu là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng
muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấn đề.
Doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở thông tin nghiên cứu được từ thị trường đó,
rồi xác lập những cải tiến đòi hỏi về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm sốt
chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao
của người tiêu dùng.


2.2.3. Các hình thức thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Mở rộng qui mơ sản xuất
Tùy vào tình hình nguồn lực của doanh nghiệp mà việc mở rộng qui mơ sản
xuất cũng khác nhau. Doanh nghiệp kinh doanh có thể mở rộng qui mô sản xuất
bằng nhiều biện pháp để thúc đẩy sản lượng và giảm giá thành sản phẩm:
Đầu tư, mua mới các thiết bị khoa học – cơng nghệ, hệ thống máy móc hiện đại
và dây chuyền sản xuất mới. Việc đầu tư này giúp gia tăng sản lượng và giảm hao
phí lao động một cách nhanh chóng, nhưng nhược điểm là chi phí đầu tư khá đắt vào
các dây chuyền tân tiến hiện đại.
Đầu tư mở rộng mặt bằng, kho bãi, gia tăng diện tích sản xuất và nơi chứa
hàng hóa, bảo quản thành phẩm.
Đầu tư xe cộ lưu động, container, thiết bị chuyên chở và vận chuyển hàng hóa.

Đầu tư vào nguồn nhân lực, thuê người và tuyển thêm nguồn nhân công để sản
xuất.
Đầu tư công nghệ sản xuất
Mua mới các dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc cơng nghệ cao là một
trong các biện pháp đầu tư hiệu quả. Nhưng tùy theo nguồn lực cá nhân tổ chức,
doanh nghiệp mà nên xử lý và áp dụng khéo léo để đạt hiệu quả mong muốn vì biện
pháp này cần nguồn vốn ban đầu lớn.
Mua cũ các hệ thống và máy móc đã qua sử dụng để đưa vào sản xuất. Có rất
nhiều cơng ty áp dụng biện pháp này do nguồn vốn và nguồn lực chưa đủ lớn.
Nhưng để đạt được hiệu quả cao và đạt mục tiêu kinh doanh cần lựa chọn nguồn
máy móc có chất lượng ổn định từ các cơng ty cơng nghệ uy tín để tránh mua phải
hàng cũ khơng sử dụng được.
Thuê các dây chuyền và máy móc sản xuất theo hợp đồng. Biện pháp này phù
hợp với các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, chưa có nguồn vốn lớn nhưng vẫn có thể
sử dụng các máy móc cơng nghệ tiên tiến để gia tăng và nâng cao sản xuất.
Việc phát triển công nghệ được thực hiện thông qua nhiều con đường khác
nhau phù hợp với nguồn lực mỗi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có
nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp cần đánh giá được trình độ cơng nghệ sản
xuất của đối thủ và xác định được vị trí của mình trên thương trường để có hướng
phát triển cơng nghệ phù hợp với khả năng.


Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên ưu thế cạnh tranh của
sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã
và các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất
lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín
riêng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào nâng cao chất
lượng sản phẩm nhưng để tối giản chi phí thì đó là khó khăn rất lớn. Để nâng cao

chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần:
Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, khẳng định chất lượng sản
phẩm và kiểm sốt chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nâng cao chất lượng trong từng phân đoạn sản xuất sản phẩm.
Kiểm tra và phân loại kỹ nguồn nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất. Nguồn
chất lượng đầu vào đạt đúng qui chuẩn sẽ đảm bảo cho chất lượng đầu ra thành
phẩm ổn định.
Đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn và chất lượng cao. Thường xuyên
kiểm tra và đánh giá năng lực nhân viên, điều chỉnh và đào tạo nâng cao năng lực
chun mơn.
Đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã hàng hóa.
Doanh nghiệp cần thúc đẩy xuất khẩu bằng cách sử dụng nhiều chất liệu khác
nhau, tạo ra nhiều mẫu mã để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm. Trong
việc đa dạng hóa sản phẩm việc đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế và công tác
điều tra nghiên cứu thị trường cần được trú trọng. Đa dạng hóa sản phẩm bằng ba
cách:
Hướng tới các dịch vụ và các sản phẩm mới, nhưng có các mối liên hệ và liên
quan đến các sản phẩm cũ.
Phát triển sản phẩm mới, chưa có trước đó để xâm nhập vào thị trường mới,
hướng tới tập khách hàng mục tiêu mới.
Cải tiến bao bì đóng gói, cải tiến chất liệu bao bì để thu hút và bắt mắt hơn với
khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.


Nghiên cứu và mở rộng thị trường
Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố: Qui mô
thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân
phối và các vấn đề luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hóa vào thị trường đó.
Qua đó doanh nghiệp xác định được thị trường trọng điểm nên tập trung mở rộng và

những khó khăn thuận lợi doanh nghiệp gặp phải trong kinh doanh.
Xúc tiến quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước
ngoài
Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu,
quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Điều này giúp nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Các yếu tố khách quan:
Đây là các nhân tố vĩ mơ, nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của doanh nghiệp, thay
vì trực tiếp tác động lên nó thì các doanh nghiệp chỉ có thể theo dõi, dự báo các yếu
tố này để có những điều chỉnh cần thiết, bao gồm:
Thứ nhất, yếu tố kinh tế trong và ngoài nước: như sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, tỷ gía hối đối, các chính sách tiền tệ, tín dụng, sự gia tăng đầu tư và đặc
biệt là các chính sách khuyến khích của nhà nước... có ảnh hưởng quan trọng đến
hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của cơng ty. Tình hình kinh tế quốc tế tác động tới nhu
cầu và khả năng nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp quốc tế, phản ánh nhu
cầu của thị trường thế giới và tác động tới giá xuất khẩu. Đó là cơ sở để công ty
quyết định cách thức kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là nhân tố thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của cơng ty bởi nó đồng nghĩa với việc sức mua và dung
lượng thị trường lớn và đây là một thị trường tiềm năng.
Tỷ giá hối đoái và trợ cấp xuất khẩu: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị
tiền tệ của quốc gia này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia
khác, sự thay đổi của tỷ giá có thể dẫn tới sự thay đổi tăng hay giảm về quy mơ số
lượng hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
Ngoài ra, trợ cấp xuất khẩu cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, là những


trọ giúp của chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp như vay vốn ưu đãi, cấp tín
dụng xuất khẩu...

Hạn ngạch và các tiêu chuẩn kĩ thuật: Hạn ngạch là quy định của nhà nước về
lượng hàng hóa tối đa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với 1 thị trường cụ
thể trong 1 thời gian nhất định và thường là 1 năm.
Các xu hướng liên kết kinh tế khu vực và thế giới: việc thành lập nhiều tổ chức
kinh tế chính trị mang tính chát tồn cầu khiến cho các quốc gia ngày càng phát triển
theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thúc đẩy xuất khẩu là hoạt động chứa yếu tố quốc
tế rất lớn, chịu sự chi phối của các mối quan hệ vĩ mô giữa các quốc gia. Doang
nghiệp sẽ thuận lợi hơn nếu xuất khẩu sang những quốc gia có quan hệ mật thiết lâu
đời và ngược lạ. nếu hai bên có mối quan hệ lâu đời tốt đẹp thì đây là một động lực
giúp doanh nghiệp tự tin khi tiến hành các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, xác suất
thành công lớn hơn.
Hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng mạnh tới tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp: ưu đãi hay rào cản về thuế, tín dụng và các chính sách khác của nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu của
nhiều mặt hàng.
Môi trường chính trị của thị trường trong và ngồi nước thay đổi ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nếu muốn hoạt động thúc đẩy xuất khẩu diễn ra hiệu quả thì mơi trường chính trị
phải ổn định, và ngược lại sẽ khó khăn nếu mơi trường chính trị bất ổn. Vì vậy,
doanh nghiệp cần nghiên cứu để nắm bắt cu thế biến động của mơi trường chính trị,
qua đó có thể xây dựng và tiến hành những hoạt động thúc đẩy hợp lý.
Thứ hai, yếu tố văn hóa, xã hội tác động tới thị hiếu, sở thích của người tiêu
dùng, do đó nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Mỗi quốc gia đều
có những tập tục, quy tắc và kiêng kỵ riêng; chúng được hình thành theo truyền tống
văn hóa của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn tới tập tính tiêu dùng của khách hàng
nước đó. Tuy có sự giao lưu văn hóa đã làm xuất hiện tập quán tiêu dùng chung
nhưng yếu tố văn hóa truyền thống vẫn cịn rất bền vững.
Điều kiện cơ sở hạ tầng nước ta cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả thúc
đẩy xuất khẩu, nó ảnh hưởng tới q trình vận chuyển hàng hóa nội địa.
Điều kiện tự nhiên, khí hậu



Các yếu tố chủ quan:
Đây là các nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp mà chính bản thân doanh
nghiệp có thể tự điều chỉnh dược, tác động, thay đổi để phù hợp, thích nghi linh hoạt
với sự thay đổi của các nhân tố mơi trường bên ngồi. Tiềm lực củ các công ty là
khác nhau nên cách thức thúc đẩy là khác nhau. Một hoạt động thúc đẩy có thể phù
hợp với doanh nghiệp này nhưng không thể phát huy hiệu quả ở doanh nghiệp khác.
Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu:
Điều kiện cơ sở vật chất: bao gồm hệ thống kho bảo quản, nơi chế biến, số
lượng phương tiện vận tải,.. Nó ảnh hưởng tới hoạt động sơ chế hàng hóa phục vụ
xuất khẩu, dự trữ hay bảo quản hàng hóa trong khi chờ tiêu thụ
Tiềm lực tài chính: thể hiện thông qua nguồn vốn dành cho xuất khẩu, ảnh
hưởng tới quá trình tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,
khả năng trả nợ ngắn hạn, vịng quay vốn,... Nó phản ánh khả năng trong việc mở
rộng sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả, khả năng chấp
nhận rủi ro. Tiềm lực tài chính là một lợi thế của cơng ty, nhưng nó có thể là hạn chế
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song việc huy động vốn từ nhiều nguồn cùng
với việc sử dụng hiệu quả thì khó khăn này nhất định sẽ được tháo gỡ.
Yếu tố con người: đội ngũ nhân viên, trình độ nghiệp vụ tác động tới việc tìm
kiếm bạn hàng để mở rộng thị trường. Đây là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự
thành công bền vững của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp
sở hữu tiềm lực con người mạnh sẽ là một lợi thế rất lớn. Sự ảnh hưởng của tiềm lực
con người là cùng chiều với hoạt động xút khẩu, nếu đội ngũ lao động có trình độ và
chất lượng cao thì đồng nghĩa với nó là thành công mà hoạt động thúc đẩy mang lại.
Nguồn lực khác nhau sẽ đem lại những kết quả thúc đẩy khác nhau.
2.3. Phân định nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU
Trên cơ sở lý thuyết và thực tế có nhiều hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nhưng
qua quá trình thực tập và nghiên cứu ở Công Ty, trong đề tài này em tập trung
nghiên cứu làm rõ các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của công ty

CP XNK Thủy sản Thanh Hóa với các nội dung :
Tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất khẩu.
Nghiên cứu và mở rộng thị trường.


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CPXNK THỦY SẢN THANH HĨA
SANG THỊ TRƯỜNG EU.
3.1. Khái qt về cơng ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Tên viết tắt: Hasuvimex
Mã số thuế: 2800123406
Ngày cấp: 02/10/1998
Người đại diện: Lê Qúy Việt
Trụ sở chính: Lơ E, KCN lễ mơn, Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa
Điện thoại: 0373.911.394

Fax: 0373.915.057

Email: ; ;
Khởi nguồn từ một Nhà máy chun về đơng lạnh HASUVIMEX đã nhanh
chóng vươn lên trở thành một trong những Công ty cổ phần xuất nhập khẩu về thủy
sản hàng đầu Việt Nam. Năm 1980, Công ty được thành lập theo quyết định của
UBND tỉnh Thanh Hóa, tổng nhân sự có khoảng 200 người và lĩnh vực kinh doanh
chính là chế biến thủy hải sản đơng lạnh, trụ sở chính Cơng ty đặt tại Lơ E, khu
Cơng nghiệp Lễ Mơn, TP ThanhHóa. Năm 1992, Cơng ty được thành lập lại theo
QĐ 388 UB/TH UBND tỉnh Thanh Hóa thành cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy
sản Thanh Hóa. Từ năm 1996 – 2002, Cơng ty đã nhanh chóng khẳng định vị trí của

mình tại khu vực phía Bắc. Sản phẩm của cơng ty ln được đánh giá cao bắt đầu
chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… Năm 2010,
đánh dấu bước ngoặt của Công ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa với một loạt thay
đổi quan trọng, Cơng ty chính thức sát nhập vào Tổng Công ty Thanh Hoa và trở
thành công ty trực thuộc tổng công ty Thanh Hoa. Tổng nhân sự của Công ty đã tăng
lên 450 người.
Trong suốt gần 40 năm hoạt động, có nhà máy hiện đại với dây chuyền của
Nhật Bản công suất đạt 4.500 tấn sản phẩm/năm, có quy trình sản xuất đạt tiêu
chuẩn HACCP và hệ thống làm đông IQF. Với phương châm phát triển bền vững và


liên tục đổi mới, những năm gần đây công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ bằng
việc khai thác thị trường nội địa và mở rộng thêm mặt hàng kinh doanh mang lại
hiệu quả cao góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phát triển và tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Không ngừng khẳng định uy tín và vị thế của Cơng ty trong
mắt khách hàng trong và ngoài nước.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
Thanh Hóa
Quản lý của cơng ty khá đơn giản thể hiện được tính thống nhất cũng như tính
chuyên sâu trong từng bộ phận. Giám đốc là người chỉ huy, quản lý trực tiếp hoạt
động của các phòng ban điều này tạo sự thuận lợi trong việc tổng hợp chỉ đạo và ra
quyết định trong cơng việc.
Khi các bộ phận, phịng ban dưới sự quản lý của Trưởng phòng Bộ phận, mỗi
phòng ban khác nhau sẽ có những cơng việc khác nhau và nhân viên sẽ chuyên sâu
vào công việc mà họ phụ trách. Từ đó tạo ra tính chun mơn hóa cao, đảm bảo hoạt
động một cách chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận làm việc hiệu
quả.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: hiện nay công ty đang quản lý,
kinh doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, thu mua và chế
biến thủy hải sản các loại như: tôm, mực, bạch tuộc, ngao, và các loại cá như: Cá rơ

phi đơn tính, Cá Man, cá Lưỡng, cá Hố.


3.1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
Tình hình nhân lực của cơng ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa năm 20172019
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2017 đến năm 2019
Năm

STT

2017
Người Tỉ lệ

Chỉ tiêu

2018
Ngườ Tỉ lệ
i
420
245
175
420
143
163
114
420
5
30
6
20

20

Theo giới tính
1
Nữ
2
Nam
Theo độ tuổi
1
<35
2
35-40
3
>45
Theo bộ phận chức năng
1
Ban giám đốc
2
Phịng kinh doanh
3
Phịng kế tốn
4
Phịng kỹ thuật
5
Phòng điều hành sản

355
195
160
355

118
134
103
355
3
20
6
15
15

100
55
45
100
33,2
37,7
29,1
100
0,8
5,6
1,7
4,2
4,2

xuất
Phân xưởng

296

83,3

339 80,7
348
77,7
(Nguồn: Bộ phận văn phòng – hành chính)

6

100
58,3
41,7
100
34
38,8
27,2
100
1,2
7,1
1,4
4,7
4,7

2019
Người Tỉ lệ
450
265
185
450
158
178
114

450
5
35
7
30
25

100
58,8
41,2
100
35,1
39,5
25,4
100
1,1
7,7
1,5
6,6
5,5

Theo giới tính, cơng ty sử dụng lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đội ngũ lao
động trẻ với sự năng động và sáng tạo sẽ giúp cho công ty rất nhiều trong việc tiếp thu
những cái mới, nhạy bén trong việc học hỏi và nâng cao tri thức. Nếu người lãnh đạo biết
khai thác những điểm mạnh này thì sẽ góp phần đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm
cao mới.


Tình hình vốn kinh doanh của cơng ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa năm 20172019
Bảng 3.2. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu

thủy sản Thanh Hóa từ năm 2017-2019
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu

Tổng
vốn
Vốn
định
Vốn
động

2017
Số lượng

số 336.301.471.513

Tỉ
lệ(%
)
100

cố 65.228.063.580

19,4

lưu 271.073.407.933

80,6


2018
Số lượng

329.130.891.09
8
60.612.524.275
268.518.366.82
3

Tỉ
lệ(%
)
100
18,4
81,6

2019
Số lượng

335.751.567.18
1
62.456.276.884

Tỉ
lệ(%)
100
18,6

273.295.290.29 81,4
7

(Nguồn: Phịng Kế tốn)

Nhìn chung tổng mức vốn của cơng ty có phần giảm nhẹ qua các năm. Vốn cố định
và vốn lưu động có sự chênh lệch khá nhiều. Tỷ lệ vốn cố định biến đổi theo từng năm: từ
năm 2017-2018 giảm từ 19,4% xuống 18,4%, từ năm 2018-2019 lại tăng nhẹ từ 18,4% lên
18,6%. Tỷ lệ vốn lưu động tăng từ 80,6% lên 81,6% sau đó lại giảm không đáng kể xuống
81,4% năm 2018-2019.


×