Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng nhựa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.52 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
BẢNG:
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa cụ thể
1 VN Việt Nam
2 XNK Xuất nhập khẩu
3 XK/NK Xuất khẩu/ Nhập khẩu
4 NHTW Ngân hàng Trung Ương
5 VND Đồng Việt Nam
6 USD Đôla Mỹ
7 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
8 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
9 L/C Thư tín dụng
ii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trong xu hướng hiện nay, hội nhập kinh tế đã và đang diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung và quy mô, trong đó phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu
giữa các quốc gia. Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu từ lâu đã được thừa nhận là
một trong hai hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan
trọng để phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc “ coi xuất khẩu là một
khâu ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước ” thì nhập khẩu cũng
khẳng định vị trí của mình thông qua việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đồng thời tạo điều thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
Một trong những đơn vị kinh doanh đã và đang đi đầu trong hoạt động này
đó là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( Tên giao dịch là TOCONTAP


HÀ NỘI) . Đây là một doanh nghiệp có quy mô rộng khắp trong và ngoài nước,
có vị thế trong ngành cũng như trên thị trường, rất quan tâm đến công nhập khẩu,
xác định nhập khẩu là hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành công
của Công ty. Trong số các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty, hạt
nhựa là một mặt hàng nhập khẩu quan trọng, hơn nữa khi tìm hiểu trong giai
đoạn hiện nay thì ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng nhựa của Việt Nam
đã và đamg duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu khẩu tăng mạnh. Do vậy, với thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty, đặc
biệt tại phòng Xuất nhập khẩu số 2 - phòng chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt
động nhập khẩu mặt hàng này, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Thực
trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa tại Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu tạp phẩm” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động nhập khẩu mặt hàng
hạt nhựa của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội qua các năm
2008-2011, đưa ra một số thành công và hạn chế cũng như đề xuất một số ý
kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu mặt hàng này của công ty
đến năm 2015.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Mặt hàng nhập khẩu hạt nhựa phục vụ cho sản xuất công nghiệp và hàng
tiêu dung. Cụ thể là tình hình nhập khẩu hạt nhựa về, kim ngạch, thị trường,
1
hình thức nhập khẩu cũng như các yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu mặt hàng này tại Công ty.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Chuyên đề được thực hiện trên cơ sở những thông tin, số
liệu tại Phòng xuất nhập khẩu số 2, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm
Thời gian: Các số liệu cần phân tích được tổng hợp qua các năm 2008-2011
và những định hướng cho giai đoạn 2012 - 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp chính là phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số
liệu để mô tả hoạt động nhập khẩu hạt nhựa tại công ty, và phương pháp định
tính được áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như các
giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả về vấn đề này.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và một số phần trích dẫn, đề tài được nghiên
cứu gồm 3 phần chính sau đây:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp
phẩm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa tại
công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm giai đoạn 2008 - 2011.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp
phẩm đến năm 2015
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM ( TOCONTAP HÀ NỘI )
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM :
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội tiền thân là Tổng Công ty
nhập khẩu Tạp phẩm, được thành lập theo quyết định số 62/ BTN – NĐ – KB
ngày 05/03/1956 dưới sự quản lý của Bộ Thương Nghiệp do Thứ trưởng Đặng
Việt Châu ký ( hiện nay là Bộ Công Thương).
Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,
có tài khoản ngân hàng và có con dấu theo quy định của Nhà nước. Công ty tiến
hành kinh doanh trên cơ sở tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, các
quy định của luật pháp quốc tế và tuân theo quy định của điều lệ công ty.
Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sớm nhất trực thuộc
Bộ Thương nghiệp ( hiện nay là Bộ Công Thương ) và cũng là một trong

những đơn vị có bề dày lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất của nước ta. Từ
khi thành lập đến nay theo yêu cầu phát triển để phù hợp với những thay đổi
điều kiện của nền kinh tế xã hội, Công ty tách dần một số bộ phận để thành
lập các công ty khác.
Ngày 23 tháng 03 năm 1993: B

Thương Mại (nay là bộ Công Thương)
ra quyết định số 284b/TM/ TCCB thành lập doanh nghiệp:
Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu Tạp Phẩm Hà Nội.
Tên giao dịch: TOCONTAP HANOI.
Theo quyết định số 2357/ QĐ-BTM ngày 18 tháng 10 năm 2005 về việc
cổ phân hóa Công ty xuất nhập khẩu Tạp Phẩm:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM.
Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDERIES IMPORT
AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI
Vốn điều lệ: 47.199.110.042 VND
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
E – mail:
Website:
Địa chỉ Trụ sở chính: số 36, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3
Điện thoại: 04.8254191/048254975.
Fax: 04.8255917.
Số tài khoản ngân hàng: 8292945900 tại ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
Đăng ký kinh doanh số: 0103012689 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố
Hà Nội cấp.
Các chi nhánh, công ty, xí nghiệp liên doanh, liên kết kinh tế:
• Chi nhánh tại Hải Phòng:: Địa chỉ số 96A, phố Nguyễn Đức Cảnh, Hải

Phòng.
• Công ty liên doanh Đông Hải Phúc: Tại khu công nghiệp Hưng Yên, xã
Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
• Chí nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh:: Tại số 129, phố Cô Bắc, quận 1,
TP. Hồ Chí Minh.
• Chi nhánh tại Hưng Yên: Tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên.
• Xí nghiệp liên kết kinh tế TOCAN : Tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
• Công ty liên doanh Đông Hải Phúc: Tại khu công nghiệp Hưng Yên, xã
Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY
1.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức:
1.2.1.1. Tóm tắt cơ cấu tổ chức:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm gốm có:
• Đại hội đồng cổ đông.
• Hội đồng quản trị ( 05 người); Ban kiểm soát( 03 người).
• Ban tổng giám đốc( 02 người) và Kế toán trưởng.
• 03 phòng quản lý và phục vụ; 08 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu,
02 chi nhánh.
1.2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức:
4
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )
1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
a. Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo luật
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
5
Doanh Nghiệp và điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông
qua báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính
tiếp theo; Quyết định chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát
triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức ít nhất mỗi năm một
lần.
c. Ban kiểm soát:
Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
b. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết
định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát
triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc
hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp
với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
d. Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc:
 Tổng Giám đốc:
Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.
Tổng Giám đốc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được ghi trong Điều lệ
Công Ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp Phẩm và các quyết định của Hội đồng
quản trị.
 Phó Tổng Giám đốc:
Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ và công

việc do Tổng Giám đốc giao.
Tổng Giám đốc và phó Tổng Giám đốc phê duyệt các Phương án kinh
doanh của các bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính pháp lý,
chính xác của các quyết định phê duyệt này.
e. Các phòng quản lý:
 Phòng Tài chính- kế toán:
Hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua
bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của Công ty, chế độ
chính sách của Nhà nước. Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo
Hợp đồng do Phòng Tổng hợp chuyển tới.
TỔNG GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
QUẢN LÝ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổng
hợp
BỘ PHẬN KINH
DOANH
8
Phòng

kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
Chi
nhánh
Hải
Phòng
Chi
nhánh
Hưng
Yên
Chi
nhánh
TP.
Hồ
Chí
Minh
6
Xác định hiệu quả của từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và
của cả bộ phận kinh doanh làm cơ sở trả lương theo Quy chế “ Khoán”.
Giám sát việc vay, sử dụng vốn vay, hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinh
doanh. Nắm chắc chu trình luân chuyển vốn của từng hợp đồng, từng bộ
phận kinh doanh, từng khách hàng để ngăn chặn nguy cơ thâm hụt hoặc mất
vốn.
Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy động
vốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh. Thường xuyên cập nhật và
báo cáo Tổng Giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty. Lập các báo
cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báo

cáo nhanh khi cần thiết.
 Phòng tổng hợp:
Tổng hợp các số liệu và các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh
doanh. Tìm hiểu các đối tác kinh doanh cho Công ty. Xây dựng kế hoạch
kinh doanh của cả Công ty và giao kế hoạch cho từng bộ phận trong Công
ty. Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận kinh doanh,
từng cá nhân cụ thể để thực hiện việc trả lương theo Quy chế “ Khoán”. Lập
các báo cáo định kỳ để báo cáo các cơ quan hữu quan. Theo dõi, đôn đốc các
bộ phận kinh doanh nộp thuế tại các cửa khẩu đúng hạn. Phối hợp cùng các
Chi nhánh tại các cửa khẩu để giải quyết các vướng mắc về nộp thuế, cưỡng
chế thuế. Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do các bộ
phận kinh doanh trình trước khi chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm
tra tiếp.
 Phòng tổ chức hành chính:
Tổ chức và quản lý lao động trong Công ty theo yêu cầu của Tổng giám
đốc nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập quy
hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động, nghiên cứu đề xuất việc bổ nhiệm, bãi
nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, đề xuất việc chấm dứt hợp đồng
lao động với người lao động trong Công ty theo quy chế tuyển dụng, đề bạt
cán bộ, đề xuất của các phòng, ban và yêu cầu của Tổng giám đốc.
Tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổng giám đốc các
khiếu nại, tố tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyền lợi của họ
trong Công ty. Giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương bảo hiểm xã
hội cho người lao động trong Công ty trên cơ sở tuân thủ Bộ luật Lao động,
Thoả ước Lao động tập thể và Hợp đồng Lao động. Quản lý hành chính, văn
thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung.
Điều động các phương tiện, thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho hoạt
động của Công ty một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn những tài sản
hiện có, không để xảy ra hư hỏng, mất mát, xuống cấp. Gĩư gìn vệ sinh trong
7

Công ty, bảo đảm môi trường làm việc sạch đẹp, văn minh, Thực hiện công
tác phòng cháy chữa cháy an toàn, hiệu quả
f. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được đánh số từ 1 đến 8 và phòng
kho vận, nhưng đến năm 2000 Công ty đã tổ chức sát nhập phòng số 5 vào
phòng số 8, vì vậy hiện nay TOCONTAP có 8 phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu . Các phòng này thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, các nghiệp
vụ ngoại thương trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trực tiếp thực hiện các hợp
đồng kinh doanh của Công ty theo cơ chế “Khoán”. Mỗi phòng phụ trách một
mảng các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu:
• Phòng 1: Giấy, bột giấy, nguyên liệu sản xuất giấy, sản phẩm giấy,
một số mặt hàng điện máy…
• Phòng 2: Đồ dùng học sinh, đồ dùng văn phòng, quần áo và dụng cụ
thể thao, đồ chơi trẻ con, săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy…
• Phòng 3: Các sản phẩm dệt may, sản phẩm len và da, thủ công mỹ
nghệ…
• Phòng 4: Đồ điện tử, điện lạnh gia dụng, văn phòng phẩm, các
loạ
i
rượu,
nguyên liệu sơn …
• Phòng 5: Gốm sứ mỹ nghệ, tranh ảnh nghệ thuật, các loại túi và c
ặp
sách,
trang thiết bị thí nghiệm, hàng mây tre đan xuất khẩu…

Phòng 6: Trang thiết bị máy móc về điện tử, cáp và dây điện, thiết bị
chiếu
sáng, máy ảnh, máy quay phim…
• Phòng 7: Hàng nông sản, gia vị, giầy dép….


Phòng kho vận: Có chức năng quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của
công ty
đồng thời đảm bảo các điều kiện để bảo quản hàng hoá tốt nhất, ngoài
ra còn có chức năng kinh doanh như một phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và
mặt hàng đa dạng có trong danh mục các mặt hàng nhà nước cho phép kinh
doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng kinh doanh:
• Chịu trách nhiệm chỉ đạo và/ hoặc trực tiếp thực hiện các phương án kinh
doanh và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung đã được phê duyệt và
Luật pháp của Việt Nam, thông lệ Quốc Tế.
• Có trách nhiệm nộp đủ các khoản lãi theo phương án kinh doanh đã được
phê duyệt, phí quản lý, lãi vay và các chi phí khác theo thực tế.
• Được quyền chủ động phân phối thu nhập của Phòng cho từng lao động
trong phòng.
8
• Được sử dụng vốn kinh doanh của Công ty theo phương án kinh doanh
đã được phê duyệt và theo khế ước vay vốn ký với Công ty. Chịu trách nhiệm
trước Công ty về việc bảo toàn vốn vay để sử dụng kinh doanh. Được huy động
vốn nhàn rỗi của các nhân, tập thể trong Phòng để thực hiện các thương vụ kinh
doanh của phòng mình.
• Được chủ động giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước trong
giới hạn ngành nghề kinh doanh của Công Ty được cấp phép với mục đích tiến
tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho Công ty.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất liên doanh và hợp tác đầu tư
sản xuất đề khai thác có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, nguyên liệu và nhân lực của
đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước.

Nội dung hoạt động:
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm, hàng tiêu dùng, vật tư,
nguyên liệu, máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng trong và ngoài nước.
• Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác, làm đại lý, môi giới mua bán các mặt hàng
trong danh mục hàng hoá được phép xuất nhập khẩu của nhà nước cho tổ chức
trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước.
• Chủ động giao dịnh với các cơ quan trong và ngoài nước để ký hợp
đồng kinh tế, dịch vụ với các đơn vị vận tải, bảo hiểm về hàng hoá xuất
nhập khẩu, trên cơ sở chỉ tiêu của Nhà nước và của Bộ trong danh mục hàng
hoá xuất nhập khẩu theo các chế độ, thể lệ Nhà nước và pháp luật quốc tế.
Kết hợp chặt chẽ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để tìm hiểu
nghiên cứu thị trường và sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, tổ
chức việc tiếp nhận, vận chuyển an toàn, giảm tối đa tỷ lệ hao hụt hàng hoá.
• Tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết
hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.
Dựa vào nhu cầu của thị trường quốc tế và khai thác sử dụng các phương
thức mua bán thích hợp với các Công ty nước ngoài và sơ sở sản xuất
trong nước để lập kế hoạch bổ sung ngoài chỉ tiêu, pháp lệnh của Nhà nước
nhằm tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu.
• Chủ động giao dịnh với các cơ quan trong và ngoài nước để ký hợp
đồng kinh tế, dịch vụ với các đơn vị vận tải, bảo hiểm về hàng hoá xuất
nhập khẩu, trên cơ sở chỉ tiêu của Nhà nước và của Bộ trong danh mục hàng
9
hoá xuất nhập khẩu theo các chế độ, thể lệ Nhà nước và pháp luật quốc tế.
Kết hợp chặt chẽ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để tìm hiểu
nghiên cứu thị trường và sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, tổ
chức việc tiếp nhận, vận chuyển an toàn, giảm tối đa tỷ lệ hao hụt hàng hoá.
• Nghiên cứu tình hình sản phẩm và giá cả trên thị trường thế giới, tình
hình lưu thông các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh để có các biện pháp

tranh thủ về giá hàng tiêu dùng, vật tư, thiết bị cần thiết cho sinh hoạt, sản
xuất.
• Tham dự các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với các cơ
quan có quan hệ buôn bán trong lĩnh vực nghiệp vụ có liên quan. Thực
hiện các cam kết trong hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động
có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
1.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2008 - 2011
10
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
từ năm 2008 đến 2011
Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Thực hiện năm
2008
Thực hiện 2009 Thực hiện 2010 Thực hiện 2011
1 Tổng doanh thu 1.367.104.621.197 2.037.058.144.080 2.304.469.026.550 2.305.459.650.120
2 Tổng chi phí, trong đó: 1.333.603.380.558 2.020.841.560.144 2.286.129.002.824 2.289.156.541.206
3 Thù lao HĐQT và Ban KS 84.000.000 178.250.000 178.250.000 178.250.000
4 Nộp ngân sách 120.175.006.415 136.800.895.165 219.350.158.438 254.560.126.452
Lợi nhuận trước thuế TNDN 33.501.240.639 16.216.583.938 18.3403.023.726 18.561.000.000
6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.290.882.955 1.407.910.246 1.892.316.916 1.865.234.561
7 Lợi nhuận sau thuế 30.210.357.684 14.808.763.690 16.447.706.810 19.582.555.120
Lương bình quân(người/tháng ) 6.969.257 7.887.734 8.329.657 8.345.125
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và kế hoạch 2012 tại đại hội cố đông thường niên năm 2011)
11
Giai đoạn 2008 - 2011 là giai đoạn kinh doanh với nhiều yếu tố thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. Cuộc khủng hoảng và tài chính kinh
tế toàn cầu từ năm 2008 đã dần được khắc phục. Các giải pháp cấp bách của
Chính phủ từ đầu năm 2009 như đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá tới 8 tỷ
USD để hỗ trợ lãi suất, khuyến khích cho vay, tăng cường đầu tư công, giảm trừ

thuế giá trị gia tăng, giảm, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân…đã phát huy kịp thời trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều đó cũng
ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần
XNK Tạp phẩm.
1.3.1. Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty:
Bảng 1. 2 : Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty năm 2008- 2011
Đơn vị : Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 Thực hiện 2009 Thực hiện 2010 Thực hiện 2011
1 Tổng
doanh thu
1.367.104.621.197 2.037.058.144.080 2.304.469.026.550 2.305.459.650.120
2 Lợi nhuận
sau thuế
30.210.357.684 14.808.763.690 16.447.706.810 19.582.555.120
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và kế
hoạch 2012 tại đại hội cố đông thường niên năm 2011)
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy vượt qua khó khăn, bằng sự nỗ lực của
các phòng ban thì tổng doanh thu của Công ty luôn có sự tăng trưởng qua các
năm, từ 1,3 nghìn tỷ đồng năm 2008 đã tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng năm 2011,
mặc dù giữa các năm có sự tăng trưởng không lớn. Cùng với đó là lợi nhuận của
Công ty, tuy có sự sụt giảm lớn trong năm 2008-2009 ( từ 30 nghìn tỷ đồng
xuống còn 14 tỷ đồng ) nhưng đã tăng dần trong những năm sau đó ( Theo bảng
số liệu ). Điều đó chứng tỏ trong điều kiện chịu tác động của nhiều yếu tố không
thuận lợi ( như: giá cả các mặt hàng nguyên vật liệu đều tăng, chính sách tín
dụng có nhiều thay đổi, tình trạng khan hiếm ngoại tệ…) song với tinh thần cố
gắng phấn đấu không ngừng, Công ty đã biết phát huy tiềm lực sẵn có, khắc
phục khó khăn để tiếp tục phát triển, hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng
có hiệu quả đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo quyền lợi
cổ tức cho các cổ đông và nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước.
12

1.3.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh:
Do đặc thù lĩnh vực hoạt động chính là xuất nhập khẩu và bán buôn nên
nhu cầu sử dụng vốn của Công ty là rất lớn. Vốn điều lệ của Công ty là hơn 47
tỷ đồng, trong đó vốn cố định là gần 34 tỷ đồng, vốn lưu động là hơn 13 tỷ
đồng. Cổ phần nhà nước nắm giữ 29,45% vốn điều lệ. Nguồn vốn phục vụ công
tác kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng, và huy động từ nguồn tiết kiệm của cán bộ công nhân viên đang làm việc
tại công ty. Vì vậy việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, vòng quay nhanh là rất
cần thiết. Để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty tiếp tục thực hiện các
biện pháp từ những năm trước đó là:
• Tuân thủ các quy chế đã ban hành trong kinh doanh để sử dụng vốn sao
cho hết sức an toàn và tránh rủi ro. Nguyên tắc tiền với hàng phải được thực
hiện một cách triệt để, khách hàng có hiện tượng trây ỳ trong thanh toán sẽ
không tiếp tục làm…
• Tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, các tổ chức kinh tế tín
dụng trong và ngoài nước, kết hợp với việc huy động vốn của các cá nhân, cán
bộ trong Công ty.
• Thanh toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý
• Phấn đấu tăng vòng quay vốn, giảm thiểu công nợ, hàng tồn kho quá hạn
Đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, giữ vững quan hệ, uy tín đối với
các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
( Theo Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được
tổng hợp qua các năm 2008-2011)
1.3.3. Tình hình hoạt động đầu tư:
Về tòa nhà 36 Bà Triệu, Công ty đang cùng Công ty tư vấn tiếp tục hoàn
thiện các thủ tục để lập dự án xây dựng tòa nhà thành văn phòng cho thuê hoặc
trung tâm thương mại
Đối với đất thuê tại Hưng Yên, Công ty đang cố gắng hoàn tất thủ tục đổi
tên đơn vị thuê đất từ Công ty XNK Tạp phẩm sang Công ty cổ phần XNK Tạp
phẩm để xây dựng kho hoặc chuyển nhượng theo hướng nào có hiệu quả nhất

cho Công ty
( Theo Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được
tổng hợp qua các năm 2008-2011)
1.3.4. Tình hình tổ chức cán bộ:
Công ty luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng cán bộ để đáp ứng nhu cầu
và đòi hỏi ngày càng cao trong công việc, luôn có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng
13
cán bộ trẻ, năng động, có trình độ… để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm
của lớp trước. Áp dụng hình thức thi tuyển và thử việc để chọn người lao động
thích ứng với từng khâu, từng việc trong Công ty. Xây dựng các quy chế liên
quan đến người lao động như: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế lương, thưởng
cho cán bộ công nhân viên nhằm tạo động lực phát huy tinh thần làm việc của
mọi người, nhất là những người có trình độ, khả năng…Người lao động trong
công ty được hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của Bộ luật
lao động, pháp luật của nhà nước và quy định của Công ty. Phát huy vai trò hoạt
động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, nhằm gắn kết người lao
động, xây dựng nội bộ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng người lao động trong
Công ty, động viên người lao động tích cực sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi
đua, khen thưởng để kịp thời động viên các cá nhân và tập thể có đóng góp tích
cực vào kết quả chung của Công ty.
( Theo Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được
tổng hợp qua các năm 2008-2011)

14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG HẠT NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU TẠP PHẨM GIAI ĐOẠN 2008 – 2011
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của Công ty từ khi thành lập đến nay.

2.1.1. Về kim ngạch nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển vượt bậc, góp phần giúp công ty đứng vững và có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng kim ngạch
nhập khẩu của công ty giai đoan 2008 – 2011
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 2008, 2009,
2010, 2011
Đơn vị : USD
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Kim ngạch XNK 67.654.005 97.912.428 107.618.041 110.724.561
Xuất khẩu 13.799.284 14.002.295 12.272.662 11.946.360
Nhập khẩu 53.854.721 83.910.133 95.345.379 98.760.201
Tốc độ tăng so với
năm trước
108,5% 114,73% 109,91% 102,9%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên tại
hội đồng cổ đông )
15
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
giai đoạn 2008 - 2011
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên tại
hội đồng cổ đông )
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng
dần qua các năm, cụ thể khi nhìn vào bảng số liệu 2.1, kim ngạch tăng từ
67.654.005 USD năm 2008 lên 97.912.428 USD năm 2009; 107.618.041 USD
năm 2010 và đạt 110.724.561 USD năm 2011. Trong vòng từ năm 2008 đến
năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần gấp 2 lần. Để đạt được kim
ngạch XNK như vậy trong khi vốn lưu động của Công ty chỉ có hơn 13 tỷ đồng,

không đủ cho một phương án kinh doanh lớn, không đủ cho một bộ phận kinh
doanh thì có thể thấy được sự nỗ lực của các phòng ban và toàn thể lao động
trong Công ty
Tốc độ tăng trung bình xuất nhập khẩu hàng năm khoảng trên 10% /năm.
Trong đó nhập khẩu là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu, thường chiếm khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu và nhập khẩu có xu hướng gia tăng hàng năm từ 53.854.721 USD
năm 2008 chiếm 79.64 % lên 83.910.133 USD năm 2009 chiếm 90.81%;
95.345.379 USD năm 2010 chiếm 88.59% và đạt 98.760.201 USD năm 2005
chiếm 89,19% . Còn về hoạt động xuất khẩu thì chiếm tỷ trọng khoảng dưới
16
20% trong kim ngạch, hiện nay xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác qua một
số công ty ở trong nước.
2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Bảng 2.2 : Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
giai đoạn 2008 – 2011
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
(nghìn
USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(nghìn
USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(nghìn

USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(nghìn
USD)
Tỷ lệ
(%)
1. Máy móc và thiết
bị y tế
12.240 22.73 15.460 18.42 16.500 17.31 15.780 15.98
2. Máy móc trang
thiết bị vật tư cho
công nông nghiệp
6.200 11.51 8.530 10.16 12.260 12.86 16.800 17.01
3. Gốm sữ mỹ nghệ 5.560 10.32 12.250 14.59 10.450 10.97 15.500 15.69
4. Hóa chất & Dầu
dành cho công
nghiệp
5.650 10.49 8.750 10.43 15.720 16.49 12.120 12.27
5. Các mặt hàng
khác
24.200 44.95 38.920 46.40 40.415 42.37 38.560 39.05
Tổng kim ngạch
Nhập khẩu
53.85
0
100 83.910 100 95.345 100 98.760 100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên tại
hội đồng cổ đông )

Nếu như trước đây công ty nhập khẩu phần lớn các mặt hàng thuộc lĩnh vực
bao bì cùng với các khách hàng lớn chủ yếu là các Tổng công ty xuất nhập khẩu
như : Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương, Công ty Intimex, Thủ công Mỹ
nghệ Việt Nam…thì bước vào cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, công
ty đã đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình. .
17
• Nhóm các mặt hàng máy móc trang thiết bị vật tư cho y tế, nông
nghiệp, công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng và giá trị lớn trong cơ cấu nhập khẩu
của công ty. Cụ thể 34.24% năm 2008, 28.58% năm 2009 và dao động trong
khoảng đó các năm 2010, 2011.(Theo bảng 2.2 ). Sau khi nước ta được chính
thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO, các doanh nghiệp nước
ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam mới mẻ và đầy tiềm năng. Mặt khác, các
doanh nghiệp trong nước luôn có nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu và máy móc
để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, công ty
TOCONTAP đã thực hiện vai trò cầu nối, đáp ứng nhu cầu trong nước và nguồn
cung từ nước ngoài. Những mặt hàng nhập khẩu của công ty đã gián tiếp thúc
đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, nhằm
cạnh tranh công bằng với hàng nhập ngoại
• Nhóm hàng hóa chất & dầu dành cho công nghiệp cũng là một trong
những mặt hàng chủ lực của Công ty. Nhìn vào bảng 2.2 thì có thể nhận thấy
đây là nhóm hàng có sự biến động tăng giảm thất thường, năm 2009 đạt kim
ngạch nhập khẩu 8.750 nghìn USD, con số này tăng lên 15.720 nghìn USD năm
2010 nhưng lại giảm xuống còn nghìn 12.120 USD năm 2011. Nguyên nhân của
việc tăng giảm này là do sự biến động về giá dầu thô một cách đột ngột vào
những tháng cuối năm 2008, đặc biệt là khủng hoảng tài chính trong khu vực và
trên thế giới. Nhưng sự biến động này không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt Nam, nên kim ngạch nhập khẩu của công ty vẫn tăng đều qua các năm mặc
dù thuế suất cho mặt hàng này có tăng.
• Nhóm mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ tuy có sự biến động giữa các năm (năm
2008 là 5.560 nghìn USD chiếm 10.32%, tăng lên 14.59% vào năm 2009 với

12.250 nghìn USD sau đó giảm còn 10.97 % năm 2010 với 10.450 nghìn USD;
đến năm 2011 lại tăng lên 15.500 nghìn USD và chiếm 12.27% ) ( Theo bảng
2.2) nhưng luôn được đánh giá là mặt hàng được chú trọng để nâng cao kim
ngạch xuất khẩu của Công ty. Từ chỗ chỉ có vài ba thị trường xuất khẩu đến nay
mặt hàng gốm sứ của công ty đã được tiêu thụ trên 15 quốc gia. Trong đó, mặt
hàng này chủ yếu được tiêu thụ tại một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc, tại thị trường EU và một số thị trường lớn khác như Mỹ…
2.1.3. Về cơ cấu thị trường nhập khẩu
18
Bảng 2.3 : Tình hình thị trường nhập khẩu của công ty năm 2008 - 2011
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Nước NK
2008 2009 2010 2011
Kim
ngạch
NK
Tỷ lệ (%) Kim
ngạch
NK
Tỷ lệ (%) Kim
ngạch NK
Tỷ lệ (%) Kim
ngạch
NK
Tỷ lệ (%)
Hàn Quốc 19.200 35.69 21.500 25.63 20.400 21.36 19.600 19.86
Singapore 9.500 17.66 10.200 12.16 10.800 11.31 11.300 11.45
Đài Loan 7.200 13.38 6.400 7.63 5.700 5.97 6.500 6.59
Mỹ 4.300 7.99 8.600 10.25 15.800 16.54 19.400 19.66

Đức 2.200 4.09 7.000 8.34 13.500 14.14 13.400 13.58
Các nước khác 11.400 21.19 30.200 35.99 29.300 30.68 28.500 28.86
Tổng kim ngạch Nhập khẩu 53.800 100 83.900 100 95.500 100 98.700 100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên tại hội đồng cổ đông)
19
Thị trường nhập khẩu có một vai trò quan trọng với sự phát ttriển hoạt động
nhập khẩu của Công ty TOCONTAP. Chính vì lẽ đó từ năm 1991 theo đường lối
mở cửa nền kinh tế, Công ty TOCONTAP đã tìm đến và quan hệ với một số đối
tác có uy tín lớn trên toàn thế giới chứ không bó hẹp với những thị trường quen
thuộc. Nhờ có những quyết định kịp thời trên đã giúp Công ty phát triển và hoạt
động có hiệu quả. Thị trường xuất nhập khẩu của công ty khá tộng lớn bao
gồm: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Philipin, Thái
Lan, Tây Đức, Tiệp Khắc, Nga, Ba Lan, Pháp, Trung Quốc… Thị trường
Châu Mỹ có bạn hàng Chi Lê, Canada, Châu Phi, Angeri…
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy những bạn hàng quen thuộc của Công ty
là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan …luôn đứng đầu về tỉ trọng kim ngạch nhập
khẩu các năm. Cụ thể :
• Hàn Quốc: Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này luôn chiếm ưu thế,
trung bình trên 22% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2008 là 19.200.000 USD
tương đương 35.69%, năm 2009 là 21.500.000 USD chiếm 25.63% , con số này
năm 2010 là 21.36%, và đến năm 2011 có giảm chút ít nhưng vẫn giữ mức ổn
định ở 20%.
• Đứng thứ 2 sau Hàn Quốc là Singapore, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn
hơn 10%/năm, cụ thể là 17.66% tổng kim ngạch năm 2008, các con số này lần
lượt là 12.16 %; 11,31 % và 11,45% vào các năm 2009, 2010, 2011. Singapore
được đánh giá là bạn hàng tin cậy của Công ty, hằng năm có những đơn đặt
hàng cố định và không ngừng tăng qua các năm, nhất là các mặt hàng về Hóa
chất phục vụ công nghiệp
• Cùng với Singapore thì Đài Loan cũng là bạn hàng mà Công ty xác định
làm ăn lâu dài, lâu năm. Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu từ

nước này có sự giảm mạnh trong năm 2009, từ 13.38 % năm 2008 xuống còn
7.63 % năm 2009, sau đó giảm xuống 5.97 % năm 2010 và có sự tăng nhẹ 6.59
% vào năm 2011. Sự tăng giảm này là do Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Đài
Loan mặt hàng Gốm sứ mỹ nghệ, trong những năm gần đây, nguồn hàng từ
trong nước ta ngày càng cung ứng nhiều và đẹp về chất lượng, mẫu mã nên nhu
cầu nhập khẩu mặt hàng này từ nước ngoài giảm xuống. Công ty đang hướng
đến những mặt hàng khác, ví dụ như hạt nhựa, dụng cụ gia đình…
Tuy nhiên thời gian gần đây, do xu hướng toàn cầu hóa đẩy mạnh, chiến
lược nhập khẩu của công ty là bên cạnh việc tăng cường hợp tác với bạn hàng
cũ có uy tín để cùng nhau đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng truyền thống
( Châu Á – Thái Bình Dương ) thì còn kết hợp song song với việc tìm kiếm và
lựa chọn đối tác mới phù hợp, nên tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu đã xuất hiện và
tăng lên đối với các nước Châu Âu như Mỹ, Đức, Ả Rập, Ân Độ…. Cụ thể :
20
• Mỹ: Từ tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ chiếm 7% năm 2008, đã tăng lên
hơn 10% năm 2009, con số này tiếp tục tăng 16.54 % và gần 20 % vào năm
2010, 2011.
• Đức: Nếu như 2008, kim ngạch nhập khẩu từ nước này là hơn 4%, một
con số rất khiêm tốn thì năm 2009 đã tăng lên hơn 8% và hơn 14% năm 2010,
có sự giảm chút ít vào năm 2011 là gần 14%
Điều này thể hiện sự đa dạng trong thị trường nhập khẩu của Công ty,
muốn mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng ở khắp trên thế giới, tìm kiếm
nguồn hàng mới, chất lượng hơn và uy tín hơn.
2.2 . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
HẠT NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
2.2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa của công ty
giai đoạn 2008 – 2011
2.2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu :
Bảng 2.4 : Kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị : USD
Năm Sản lượng (tấn) Tổng giá trị (USD) Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
2008 839.500 1.643.638 _
2009 1.351.425 1.728.494 105.16 %
2010 1.467.796 1.994.504 115.38 %
2011 893.000 1.505.500 75.48 %
( Nguồn: Sổ tổng hợp số liệu kinh doanh phòng XNK 2 – TOCONTAP )
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy kim ngạch nhập khẩu nhựa có sự biến đổi qua các
năm, góp một phần nhỏ vào tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặt
hàng này bắt đầu được khai thác từ những năm 1990, đây là nguyên liệu rất phổ
biến trong đời sống. Đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, khi
mà mức thu nhập trung bình chưa thực sự cao, việc sử dụng các vật dụng làm từ
nhựa là rất được ưu tiên do giá thành rẻ, có thể tiết kiệm được chi phí.
Năm 2008, đạt sản lượng 839.500 tấn, với tổng giá trị 1.643.638 USD,
chiếm 3.05% tổng kim ngạch nhập khẩu
21
Năm 2009, sản lượng tăng lên 1.351.425 tấn, với tổng giá trị 1.728.494
USD, chiếm 2.06 % tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 5.16% so với 2008
Sang đến năm 2010, tiếp tục đà tăng trưởng đó, công ty đã tiếp tục thực hiện
thành công nhiều hợp đồng và đặc biệt đã có những bước tiến đáng kể với một
số khách hàng tiềm năng mới như công ty CP Đầu tư Hanpad, công ty TNHH
Ngân Hạnh, Một ưu thế trong năm 2010 mà TOCONTAP đã tận dụng được,
đó là nguồn cung nhựa đã phục hồi mạnh. Vấn đề tìm kiếm khách hàng nội và
duy trì quan hệ vẫn được chú trọng. Chính vì thế năm 2010 là một bước ngoặt
lớn trong tăng trưởng doanh số đối với cả công ty nói chung và đối với mảng
nhập khẩu nhựa nói riêng. TOCONTAP đã nhập 1.467.796 tấn hạt nhựa trong
năm này, với tổng giá trị 1.994.504 USD, chiếm 2.09 % tổng kim ngạch nhập
khẩu, tăng 15.38% so với 2009. (Theo bảng 2.4)
Năm 2011 vừa qua, mảng nhập khẩu hạt nhựa của TOCONTAP gặp

chút khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, tổng giá trị cũng như lợi
nhuận của công ty. Sự sụt giảm số lượng từ 1.467.796 tấn năm 2010 xuống chỉ
còn 893.000 tấn năm 2011 và sụt giảm giá trị từ 1.994.504 USD xuống chỉ còn
1.505.500 USD ( Xem bảng 2.4) đã đánh dấu một giai đoạn khó khăn cho mặt
hàng này. Nguồn cung hạt nhựa từ các quốc gia trên thế giới bị giảm do ảnh
hưởng từ các nguồn năng lượng dầu mỏ, khí ga tự nhiên. Các bất ổn về chính trị
ở một số quốc gia này cũng đã vô hình chung gây ra ảnh hưởng đối với việc sản
xuất nguyên liệu công nghiệp trong đó có hạt nhựa. Chỉ tiêu số lượng và tổng
giá trị của TOCONTAP cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguyên nhân trên tuy
nhiên nếu so với các doanh nghiệp nhập khẩu cùng nguyên liệu trong nước thì
đó vẫn là một con số khả quan, thể hiện sự cố gắng nỗ lực hết sức của cán bộ
nhân viên Công ty.
22
2.2.1.2. Thị trường nhập khẩu :
Bảng 2.5 : Giá trị kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa từ các quốc gia
Đơn vị : USD
Năm
Nước
2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị
Bỉ 199.325 _ _ _ 199.325
Thái Lan 369.725 _ _ _ 369.725
Hàn Quốc 524.125 228.148 356.738 393.750 1.502.761
USA 104.280 433.500 392.630 450.050 1.380.460
Singapore 45.600 321.336 287.000 653.936
Malaisia 45.000 34.600 84.700 164.300
Ả rập Xê út 128.700 425.700 502.295 290.000 1.346.695
Đài Loan _ 383.711 _ _ 383.711
Ấn Độ 226.928 _ _ _ 226.928
Nhật _ 172.835 172.835
Trung Quốc _ _ 174.005 _ 174.005

Oman _ _ 247.500 _ 247.500
Đức _ 50.000 _ _ 50.000
Tổng 1.643.63
8
1.728.494 1.994.504 1.505.500
( Nguồn: Sổ tổng hợp số liệu kinh doanh phòng XNK 2 – TOCONTAP )
23

×