Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Vitamin: Coi chừng! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.83 KB, 8 trang )

Vitamin: Coi chừng!


Vitamin rất cần thiết cho cơ thể
Có lẽ không có “dược chất” nào nổi tiếng và phổ quát hơn các vitamin.
Được xem là chất xúc tác cho hầu hết hoạt động của cơ thể nên họ nhà vitamin
hiện diện trong rất nhiều vấn đề sức khỏe, lấn sân sang cả lĩnh vực làm đẹp, thậm
chí chuyện phòng the...
Bài viết này không liệt kê lại tên tuổi và công dụng của từng loại vitamin,
mà chỉ bàn đến một số ngộ nhận, hiểu sai hay gặp về chúng mà lắm khi gây thiệt
hại cho chính người dùng.
Ngộ nhận phổ biến nhất là không ít người cho rằng vitamin là loại dược
phẩm hoàn toàn vô hại, dùng không cần toa bác sĩ, không bổ dọc cũng bổ ngang,
bổ loanh quanh đâu đó, dùng không hết thì tự khắc cơ thể tự thải bỏ...

Vitamin rất cần thiết, không có thì nguy, nhưng cơ thể chỉ cần với một
lượng rất nhỏ và đa phần không phải tích góp kiểu “tích cốc phòng cơ”. Dùng dư,
quá liều, tích tụ trong thời gian dài, chẳng những vô ích mà sự hiện diện quá mức,
quá lâu trong cơ thể còn có thể gây ra lắm sự cố “nhàn cư vi bất thiện” cho chính
nơi cưu mang. Trong đó, nạn nhân thường thấy là gan và thận (hai cơ quan át chủ
bài trong việc thải độc và bài tiết).
Với nhóm vitamin tan trong nước (nhóm B, C), việc tống tiễn những kẻ dôi
dư ra ngoài khá thuận tiện nhờ hệ bài tiết. Do đó, sự cố quá liều ít xảy ra. Ngược
lại, nhóm vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) thì sự đi - ở không đơn giản bởi khi
đã thừa, thay vì rời đi, chúng lại được lưu trữ tại gan, ngày này qua ngày khác, đến
lúc đủ lông đủ cánh gây độc cho chính cái két sắt lẫn cơ thể.
Không may, những loại vitamin hay “trở cờ” lại rất có duyên với nhiều
phương thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và “cải lão hoàn đồng”. Vì vậy, người
dùng hay có tâm lý quá tay, không bổ dọc cũng bổ ngang. Đơn cử vitamin A,
ngoài chức năng hộ thân cho đôi mắt, sự tăng trưởng, còn được xem là nguồn phù
sa dành cho sự tươi tắn, căng đầy của làn da, rất hợp ý các bà các cô, nên cũng dễ


gây ngộ độc vì... tham.
Thật ra, ngay cả những loại vitamin không tích tụ trong cơ thể thì việc dùng
quá liều, thường xuyên, vẫn có thể gây hại. Cụ thể với vitamin C, dù dễ dàng được
cơ thể mời ra ngoài qua ngả WC khi hết việc, nhưng sự lưu trú dù ngắn hạn, nhất
là với liều cao, sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, về lâu dài sẽ tạo môi trường kết tụ
cho một số loại sỏi tiết niệu. Thực tế, vitamin C là một loại “sinh tố” rất hay bị lạm
dụng bởi sự đa năng của chúng và cũng vì ngộ nhận chung là vô hại.
Có một hiện tượng phổ biến là lắm khi người ta vô tình tự gây quá liều cho
mình vì dùng nhiều loại thực phẩm, thuốc men mà trong thành phần có cùng một
hay nhiều loại vitamin nào đó. Không khó nhận ra trên các kệ hàng, vô số thực
phẩm hay thức uống chế biến sẵn được các nhà sản xuất ưu ái tặng thêm cho
người tiêu dùng đủ loại vitamin thông dụng.

Ngay cả khi cẩn thận đọc kỹ thành phần cơ cấu thì nhiều người vẫn có thể
vô tình trở thành con bệnh quá liều của vitamin vì không rành... danh tính của
chúng

Do vậy, nếu không đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, nhiều người sẽ vô
tình đưa vào cơ thể quá nhiều loại vitamin mà không biết. Với một người khỏe
mạnh, nhu cầu chất xúc tác vừa phải và hoàn toàn có thể cáng đáng chỉ với các
bữa ăn thường nhật. Do đó, việc “khuyến mãi” cấp tập vitamin vừa thừa vừa có
thể gây nguy hiểm.
Tình huống tương tự là nhiều người phòng xa, dùng hàng ngày một viên
tổng hợp vitamin, bản thân đã thừa, nếu lại dùng thường nhật một loại thực phẩm,
thức uống nào đó có đủ mặt anh hào vitamin nữa thì khủng hoảng thừa khó tránh.
Một trong những loại thuốc bổ khá có duyên với việc “năng nhặt chặt bị” là
vitamin D (kèm canxi). Đối tượng tiêu dùng dễ bị “dội bom” nhất là trẻ em và các
bà tuổi tiền mãn kinh với áp lực phòng chống loãng xương, đau mình nhức mẩy.
Cả khi cẩn thận đọc kỹ thành phần cơ cấu thì nhiều người vẫn có thể vô
tình trở thành con bệnh quá liều của vitamin vì không rành... danh tính của chúng.

Về tên gọi, họ nhà vitamin ngoài cái tên phổ dụng dễ nhớ còn có tên cúng
cơm gốc hóa học. Chẳng hạn, vitamin C còn có tên axit ascorbic, vitamin E là
tocopherol, vitamin B1 là thiamin, vitamin B2 là riboflavin, vitamin B3 là vitamin
PP, niacin, vitamin A là retinol, axerophthol...
Việc dùng tên thường gọi hay tên khai sinh trong sản phẩm của mình, tùy
nhà sản xuất. Do vậy, có tình huống một hộp sữa này ghi thành phần vitamin B1,
còn hộp bánh kia lại ghi thiamin - thật ra là một. Nếu có ai đó dùng cả sữa lẫn hộp
bánh, dù cẩn thận xem bảng kê dinh dưỡng, nhưng nếu không rành về “gia phả”
nhà vitamin, thì vẫn đinh ninh rằng mình chỉ dùng vitamin B1 một lần.

×