Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.35 KB, 5 trang )

Vitamin B2 và tầm quan trọng
với cơ thể

Vitamin B2 (còn có tên là riboflavin) là một vitamin nhóm B. Về cơ chế tác
dụng, riboflavin được biến đổi thành thành 2 co-enzym là FMN (flavin
mononucleotid) và FAD (flavin adenin dinuclrotid). Đây là các dạng co-enzym
hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa
pyridoxin (vitamin B6), sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự
toàn vẹn của hồng cầu.



Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi
thiếu riboflavin sẽ gây sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn
phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các
vitamin khác như vitamin B6 (khi thiếu hụt có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt,
viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi...), hoặc acid nicotinic
do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu vitamin
B2.
Nhu cầu về vitamin B2 liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng
nó liên quan chặt chẽ hơn tới yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi. Bình thường khoảng
0,6mg/1.000kcal. Như vậy thì cần 1,6mg vitamin B2 trong một ngày đối với nam và
1,2mg trong một ngày đối với nữ. Với người cao tuổi thì không ít hơn 1,2mg trong
một ngày, thậm chí khi cả lượng calo đưa vào ít hơn 2.000kcal. Cụ thể, lượng vitamin
B2 cần trong một ngày có thể như sau: sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 tháng - 1
năm: 0,5mg; từ 1-3 tuổi: 0,8mg; từ 4-6 tuổi: 1,1mg; 7-10 tuổi: 1,2mg; 11-14 tuổi:
1,5mg; 15-18 tuổi: 1,8mg; 19-50 tuổi: 1,7mg và từ 51 tuổi trở lên nhu cầu cần trong
một ngày là 1,2mg.



Ở những người khỏe mạnh bình thường, ăn uống hợp lý thì không thiếu chất
này. Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc bị kém hấp
thu do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất ở người nghiện rượu (rượu có thể cản trở
hấp thu vitamin B2 ở ruột), người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu
ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nạng, cắt bỏ dạ dày,
trẻ
em có lượng bilirubin
huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 (clopromazin,
imipramin, amitriptylin). Probenecid khi sử dụng cùng vitamin B2 gây giảm hấp thu
vitamin B2 ở dạ dày, ruột. Sự thiếu vitamin B2 cũng thường xảy ra khi thiếu những
vitamin nhóm B khác.

Sau khi uống hoặc tiêm bắp vitamin B2, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào
protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận.
Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong
nước tiểu. Thuốc còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân
tạo thuốc cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình
thường. Thuốc có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa mẹ. Tuy nhiên, ở liều bổ sung
theo nhu cầu hàng ngày không gây tác dụng có hại trên thai nhi cũng như cho
trẻ

mẹ.

Trong lâm sàng chưa thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin
B2. Nhưng khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối
với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.a


×