Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.14 KB, 25 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIẢI PHẪU SINH LÝ, BỆNH LÝ TUYẾN THƯỢNG THẬN, TUYẾN TỤY, TINH HOÀN. . Biên soạn: Nguyễn Đức Vinh Thuyết trình: Trần Anh Qúy Cố vấn: Lê Phụng Xuân Thư Nguồn: Internet.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sinh lý và bệnh lý Tuyến Thượng Thận 1. Giải phẫu tuyến thượng thận: - Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ nhưng rất quan trọng, tiết ra rất nhiều loại hormon, thượng thận hình tam giác, nằm úp ở cực trên của thận, cao 2-4 cm, rộng 3-5 cm, nặng khoảng 5-6g. - Gồm có 2 phần: vỏ và tủy thượng thận. + Vỏ thượng thận có 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp cầu, giữa là lớp bó (thừng), lớp trong cùng là lớp lưới. - Lớp cầu: gồm các tế bào chứa ít lipit, nằm ngang dưới bao, tiết ra Andosterol. - Lớp bó: dày nhất, gồm các tế bào xếp song song chứa nhiều lipit, tiết cortisol và androgen. - Lớp lưới: ở phía trong cùng, nối liền với nhau thành một lưới không đều, tiết cortisol và androgen. + Tủy thượng thận: màu hồng tiết ra adrenalin và noradrenalin, dopamin là tiền chất của noradrenalin..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sinh lý tuyến thượng thận:. + Sinh lý vỏ thượng thận: - Aldosterol (corticoid khoáng): tác dụng trên sự bài tiết ở người, bình thường aldosterol sẽ làm tăng đào thải ionK+ và H+, ion Na+ trong nước tiểu được tái hấp thu ở ống lượn xa và đào thải H+, K+ ra ngoài. Trong cường chức năng thượng thận, thượng thận sẽ tăng tiết nhiều aldosterol, K+ sẽ bị tăng đào thải ra ngoài, tăng tái hấp thu ion Na+ dẫn đến tăng ion Na+, giảm ion K+ máu. Ngược lại, khi có suy tuyến thượng thận thì aldosterol sẽ tiết ít hơn, ion Na+ không được tái hấp thu ở ống thận, K+ và H+ không được đào thải ra ngoài nên dẫn đến tăng K+ máu. - Cortisol: tham gia vào quá trình chuyển hoá protit, glucid và lipit, làm tăng tân tạo glucoza từ protit và lipit, tăng tích lũy glucogen trong gan, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm tính thấm thành mạch, điều hoà huyết áp, làm tăng đường huyết. - Androgen: . Đối với nam giới: androgen trong vai trò thứ yếutrong phát triển sinh dục. . Ở nữ: ostrogen có tác dụng đến sự phát triển giới tính và dậy thì. . Androgen có tác dụng làm tăng tổng hợp protein và nhiều các chuyển hoá khác..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>
<span class='text_page_counter'>(5)</span>
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sinh lý tủy thượng thận Là tác dụng của 2 chất cơ bản do nó tiết ra: - Adrenalin: có tác dụng làm tăng co bóp tim làm cho nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn cơ phế quản, làm tăng nhu động ruột, làm co tử cung, giãn đồng tử, co cơ mi mắt, dãn mạch vành... -Noradrenalin: có tác dụng co mạch gây tăng huyết áp là chính. Suy thượng thận cấp - Suy thượng thận cấp là một cấp cứu nội khoa, bệnh có tính chất diễn biến cấp tính do vỏ thượng thận giảm sản xuất hormon một cách đột ngột (chủ yếu là cortisol) gây nên các biến loạn về lâm sàng có thể gây trụy mạch và tử vong. - Ở người bình thường thượng thận tiết 20-30mg cortisol đủ để cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nếu vì một trong các nguyên nhân nào đó thượng thận không tiết đủ cortisol sẽ gây các rối loạn lâm sàng như: + Giảm trương lực thành mạch, giảm đáp ứng của tim đối với cathecolamin, giảm khả năng giữ ion Na+ ở ống thận dẫn đến giảm huyết áp. + Giảm tăng sinh glucose dễ gây hạ đường máu, tăng bạch cầu ái toan, tăng sản xuất tế bào lympho. + Có thể gây tăng kali huyết, nhiễm toan chuyển hoá..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bệnh lý tuyến thượng thận 1. Suy vỏ thượng thận kinh điển: bệnh Addison. 2. Cường vỏ thượng thận: * Cường vỏ thượng thận loại chuyển hoá: Bệnh Cushing. *Cường Adrosteron tiên phát: Bệnh Conn. *Cường kích tố sinh dục nam 3. Cường tuỷ thượng thận: Bệnh Pheocromoxytom..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giải phẫu tuyến tụy. Tụy là một cơ quan sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, một số loài có tụy màu hồng nhạt và mỗi ngày, trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết. Ở các loài động vât khác nhau thì tụy có hình dạng khác nhau. Như ở cá, tụy không có hình dạng nhất định, chỉ là một khối nhão. Đến loài ếch nhái và bò sát thì tụy đã thành tuyến nằm ép sát bên thành tá tràng. Đến lớp chim thì tụy nằm ở phần giữa đoạn cong vòng của tá tràng chim. Ở người, tụy là một cơ quan nhỏ và hơi thuôn dài nằm trong ổ bụng. Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy còn gọi là ống Wirsung là một ống nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Chỗ ống tụy nối vào tá tràng gọi là bóng Vater. Ống mật chủ thường kết hợp với ống tụy tại hoặc gần bóng Vater. Theo một số tài liệu, nơi đổ ra của ống tụy và ống túi mật là cùng một nơi nên vị trí đó gọi là cơ vòng Oddi. Tụy được cung cấp máu bởi các động mạch tá tụy, các động mạch này là nhánh của động mạch mạc treo tràng trên Máu tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch lách rồi đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch lách chạy sát sau tuyến tụy nhưng không dẫn lưu máu của tụy. Tĩnh mạch cửa được hợp thành bởi hợp thành của hai tĩnh mạch là tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ở một số người thì tĩnh mạch mạc treo tràng dươi cũng đổ vào tĩnh mạch lách ở phía sau tuyến tụy. Trong đa số trường hợp tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sinh lý tuyến tụy. Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Tụy ngoại tiết Tụy được bao bọc bởi bao tụy. Bao tụy cũng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết. Các tế bào này chứa đựng rất nhiều các hạt nhỏ chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất (chủ yếu là trypsinogen, chymotrysinogen lipase tụy và amylase). Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng. Tai đây các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động là trypsin. Trypsin là một endopeptidase lại cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạnh hoạt động chymotrypsin. Men này lại cắt các polypeptide trong thức ăn thành các đơn vị nhỏ có thể hấp thu được qua niêm mạc ruột. Việc tụy chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất hay dạng không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các men hoạt động có khả năng tiêu hủy protein của chính tuyến tụy. Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein còn niêm mạc ruột lại có các men tiêu hóa được đường. Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống. Việc kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiên thông qua các men (enzyme) như gastrin, cholecystokinin và secretin. Các men này đươch các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới kích thích của thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy. Thông thường để đảm bảo cấu trúc cũng như chức năng ngoại tiết bình thường của tụy thì các men được tiết ra dưới dạng tiền chất, nghĩa là chưa có khả năng tiêu hủy protein và mỡ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó như sự ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương..., các men này lại được hoạt hóa ngay trong lòng tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tụy nội tiết. Nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết các hormone quan trọng là insulin, glucagon, và các hormone khác. Các tiểu đảo tụy chứa ba loại tế bào chính là: tế bào alpha , tế bào beta, và tế bào delta . Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản xuất insulin. Các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất somatostatin. Somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu. Tuyến tụy nội tiết: là một phần của tuyến tụy, bao gồm một số tế bào hợp thành và chỉ chiếm một phần nhỏ khối lượng tuyến tụy. Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormon: Glucagon, Insulin, Lipocain. - Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi Gluxit, làm tăng đường huyết, gây bệnh đái đường. - Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucose. - Lipocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan, không được oxy hóa, tích tụ gây nhiễm mỡ gan.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bệnh lý tuyến tụy Các khối u lành tính Ung thư tuyến tụy: Xơ nang tụy: thường chỉ gặp ở người da trắng. Đái tháo đường: do thiếu hụt tuyệt đối hay tương đối insulin. Đây là một căn bệnh mãn tĩnh có tần suất cực kỳ cao và điều trị khó khăn, tốn kém. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng trầm trọng như tim mạch, suy thận, loét mục, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, bệnh dây thần kinh ngoại biên, liệt dương... Viêm tụy : . + Viêm tụy cấp + Viêm tụy mạn. Nang giả tụy: thường là biến chứng của viêm tụy cấp. Giun chui ống tụy: có thể gặp ở các nước nhiệt đới, có khả năng gây viêm tụy cấp..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tuyến tụy tiết ra insulin điều hòa đường huyết.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình tổng thể.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>
<span class='text_page_counter'>(17)</span>
<span class='text_page_counter'>(18)</span>
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Sinh lý và bệnh lý của tinh hoàn.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giải phẫu học Hình thể Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5cm, rộng 2,5cm, dày 1,5cm, cân nặng khoảng 20g. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng. + Bên trong, tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron. Mào tinh hoàn + Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ nằm dọc ở mặt sau bên tinh hoàn. Mào tinh hoàn bao gồm từ 10-12 ống xuất và ở người trưởng thành, chiều dài tổng cộng của các ống này lên đến 5-6 cm. Cả về mặt hình thái lẫn chức năng, người ta thường chia mào tinh hoàn thành ba phần: Đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh. + Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Từ đây, tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt. Tương ứng với hai bên tinh hoàn sẽ có hai ống dẫn tinh. Khi rời khỏi mào tinh, tinh trùng sẽ theo hai ống dẫn tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi, tinh trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt. Túi tinh nằm giữa bàng qua và trực tràng. Các đường ra của túi tinh đổ vào các ống dẫn tinh, đoạn cuối của ống này đổ vào cổ tuyến tiền liệt, trước khi phóng tinh ra ngoài. Tuyến tiền liệt rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ, nằm ngay cổ bàng quang của nam giới, bao bọc quanh niệu đạo. Mặt sau tựa lên trực tràng còn mặt trước được cố định với xương chậu. Có thể dùng tay đưa sâu vào trong hậu môn, sờ ngược lên mặt trước sẽ thấy một vật hình cầu, đó chính là tuyến tiền liệt. Túi tinh và tuyến tiền liệt tiết ra các chất dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. Các chất dịch này hoà với tinh trùng tạo thành chất có tên là tinh dịch. Bình thường tinh dịch có màu trắng đục như nước vo gạo, khi mới ra khỏi cơ thể thường đặc rồi lỏng dần ra. Trong thành phần của tinh dịch, dịch tiết của túi tinh chiếm khoảng 50-80% thể tích, thành phần chính của nó là đường fructose, có đặc tính nhầy và kiềm. Một phần tuyến tiền liệt có chức năng của một cơ co thắt, có vai trò quan trọng trong việc phóng thích dịch tiết của tuyến tiền liệt cũng như kiểm soát nước tiểu. Dịch tiết của tuyến tiền liệt chiếm khoảng 15-30% thể tích tinh dịch..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Sinh lý của tinh hoàn . Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Bên cạnh đó, tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết hormon sinh dục nam (chủ yếu là Testosteron), quyết định các đặc tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục..
<span class='text_page_counter'>(23)</span>
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Bệnh lý tinh hoàn -Ung thư tinh hoàn Xảy ra khi các tế bào bất thường của tinh hoàn phân chia và phát triển không thể kiểm soát. Một số trường hợp, khối u lành có thể tiến triển và trở thành ung thư. Ung thư tinh hoàn cũng có thể phát triển ở một hay cả 2 bên ở ngừơi trưởng thành hay thanh niên. -Nang ở mào tinh hoàn Mào tinh hoàn nằm phía sau tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành dần, khi phát triển thành nang thì sưng do ứ nước, cũng có thể gây sốt và xuất tiết ở dương vật. -Giãn tĩnh mạch tinh hoàn Nếu các tĩnh mạch có chức năng đưa máu ra khỏi tinh hoàn bị giãn thì phần bao quanh tinh hoàn cũng bị sưng to, bệnh này không có nguyên nhân rõ ràng. Phần sưng to có thể mất khi nằm nhưng đôi khi kèm cảm giác khó chịu, nặng nề nhất là khi thời tiết nóng hoặc sau khi vận động. Để giảm bớt sự khó chịu, chỉ cần mặc đồ lót có khả năng nâng đỡ, ôm giữ tinh hoàn, ngoài ra không cần điều trị gì khác trừ phi xem ra giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. -Viêm tinh hoàn Thường do biến chứng của quai bị, tuyến nước bọt mang tai ở tuổi vị thành niên bị viêm do vi rút; sau thời gian ủ bệnh từ 14 28 ngày, tuyến nước bọt mang tai bắt đầu sưng. Biến chứng thường gặp của quai bị là gây viêm tinh hoàn ở con trai hoặc viêm buồng trứng ở con gái, 3 - 4 ngày sau khi tuyến nước bọt mang tai sưng. Con trai có thể thấy tinh hoàn sưng đau trong 1 - 2 ngày sau đó giảm và thường không để lại di chứng gì nhưng người trẻ hay người trưởng thành có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị dẫn đến giảm số lượng tinh trùng. -Xoắn tinh hoàn Xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn vặn, thừng tinh bị nghẽn tắc và máu không đến nuôi dưỡng tinh hoàn. Hay xảy ra nhất quanh tuổi dậy thì và gây ra đau dữ dội kèm sưng tinh hoàn..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!. 25.
<span class='text_page_counter'>(26)</span>