Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.22 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 10 NĂM 2012 Vệ sinh răng miệng, vệ sinh ăn uống, phòng tránh tai nạn giao thông, đề phòng điện giật, cháy nổ. 1. Bệnh răng miệng: Các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh và cách đề phòng. Là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ ở men răng làm thành lổ sâu. Cách đề phòng: Đối với căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng lại rất dễ đề phòng chỉ cần các em thực hiện tốt các nội dung sau: - Thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, đánh răng mỗi sáng dậy và trước khi đi ngủ. - Không ăn kẹo, ăn kem, đá, không dùng răng xước mía… - Khám răng miệng thường xuyên, khi thấy có hiện tượng sâu răng hay một bệnh gì đó cần đến ngay bác sĩ nha khoa để được tư vấn và chăm sóc. 2. Vệ sinh ăn uống: Hằng ngày các em đều sử dụng thực phẩm, thức ăn để duy trì sự sống vì thế vấn đề vệ sinh ăn uống rất cần thiết đối với các em. Để thực hiện tốt các em cần làm các việc sau: - Sử dụng thực phẩm phải tươi, sạch, không mua, chế biến thực phẩm ôi thiu, mốc hoặc ngi ngờ có hoá chất bảo quản. - Khi chế biến cần bỏ phần dập nát, phần biến màu, có mùi ôi( đối với thịt cá) sau đó rửa sạch và chế biến ngay để đảm bảo tính bổ dưỡng của thực phẩm. - thức ăn phải nấu chín, nấu xong nên ăn ngay. Không để thực phẩm sống lẫn thực phẩm chín hoặc thực phẩm chưa chế biến với thực phẩm chế biến. - Nước uống phải được đun sôi, không nên uống nước ngọt có ga dễ bị rối loạn tiêu hoá. - Mỗi bửa ăn phải để lại một ít thức ăn trong tủ lạnh hặc nơi thoáng mát có đậy cẩn thận, để khi có nguy cơ ngộ độc thực phẩm thì xét nghiệm tìm nguyên nhân. 3. Phòng tránh tai nạn thương tích, điện giật, cháy nổ: - Thực hiện đúng nội dung an toàn giao thông, đi đúng phần đường quy định, không được phép điều khiển mô tô, xe máy, không đi dàn hàng ngang ra đường, tụ tập trước cổng trường, nơi công cộng làm ảnh hưởng và mất trật tự an toàn giao thông. - Khi sử dụng cần chú ý: Kiểm tra các thiết bị điện trước khi sử dụng. Khi có hiện tượng cháy nổ cần cúp ngay cầu giao điện. Không được chơi gần cột điện cao thế, không chơi thả diều ở khu vực đường dây điện đi qua. Ngiêm cấm việc leo trèo trên cột điện. - Việc cháy nổ đối với gia đình chúng ta dễ xảy ra, hằng năm vãn có những gia đình gặp phải tai nạn do không có biện pháp đề phòng. Các em học sinh còn nhỏ vì thế cần nắm chắc biện pháp đề phòng cháy như: Không nghịch lửa, pháo, điện, khi có cháy cấn cúp cầu dao điện ngay và gọi cứu hoả. DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11 NĂM 2012 Tuyên truyền ba diệt. 1. Diệt ruồi: Ruồi là một loai côn trùng nguy hiểm, nó chính là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy và bệnh đường ruột. Chúng sinh sản rất nhanh, vòng đời của chúng chỉ có một tháng, khi sinh sản chúng đẻ rất nhiều trứng, chúng sống ở những nơi bẩn thỉu sau đó bay vào đậu ở thức ăn mang theo vi trùng gây bệnh. Vì thế chúng ta phải diệt chúng bằng mọi cách. - Vệ sinh nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. - Không vứt xác chết động vật bừa bãi. - Thường xuyên phun thuốc diệt ruồi. 2. Diệt muỗi: Muỗi là một loai côn trùng nguy hiểm, chúng là trung tâm lây truyền bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, chúng ta phải diêt chúng bằng mọi cách và thường xuyên. - Thường xuyên lau rửa chum vại, lu, khạc. - Khơi thông cống rãnh không để nước đọng. - - Phun thuốc diệt muỗi. 3. Diệt chuột: Chuột là động vật sinh sống ở cả trong nhà và sống ở rừng, trên mình chuột có một loại côn trùng sống kí sinh gọi là bọ chét, côn trùng này hút máu chuột để sống. Chuột lại mang mầm bệnh dịch hạch rất nguy hiểm, khi chuột chết chúng bay đi tìm và đậu vào người, đốt người và truyền bệnh cho người. Vì thế chúng ta hãy thực hiện diệt chuột, chúng không những gây bệnh mà tán phá mùa màng. - Dùng thuốc diệt chuột( loại này có nguy hiểm cho cả con người) - Dùng bẩy thủ công như: Cạm, bẩy mặt trăng - Diệt chuột bằng cách bắt thủ công: Hun, đuổi đập. DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 12 NĂM 2012 Phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp như: Cúm, sởi, bệnh do cảm lạnh, viêm tai mũi họng. 1. Bệnh cúm: Bệnh cúm do một loại vi khuẩn gây ra. Bệnh này rất hay mác khi thay đổi thời tiết hay thay đổi mùa, nhất là khi giao mùa thu và mùa đông. Bệnh này biểu hiện khi thấy khó chịu, nget mũi, hắt xì hơi. Cách xử trí rất đơn giản: - Ăn uống bình thường. - Dùng thuốc nam: Nâứu cháo hơi đặc, dùng cây tía tô, trứng gà, hành khô. Lá tía tô thái nhỏ bỏ vào bát, đập hành khô, trứng gà vào, múc cháo đè lên sau đó ăn nóng, cứ ăn như thế sau 2 ngày sẽ đỡ hơn nhiều. - Bệnh này rất dễ lây cho người khác, do vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh. 2. Bệnh sởi: Bệnh sởi thường mắc phải ở lứa tuổi từ 0 đến 13 tuổi. Ngoàiv ra còn mắc ở lứa tuổi lớn hơn. Theo quan niệm của người xưa thì ai cũng bị bệnh sởi một lần, nhưng không phải thế. Khoa học chứng minh đã tiêm phòng thì không bao giờ mắc bệnh sởi. Bẹnh sởi cũng rất lây lan nhất là khi người bệnh sắp lành bệnh. Chính vì thế chúng ta phải đề phòng sởi bằng cách tốt nhất là tiêm phòng sởi. Hiện nay vắc xin sởi đã được cấp cho học sinh nói chung và toàn dân tuỏi đời từ từ 6 đến 20 tuổi. Những học sinh trong trường chúng ta cũng đã được tiêm phòng, còn nhũng học sinh chưa được tiêm thì hãy liên hệ trạm y tế xã tiêm tiếp để tránh bị bệnh sởi. 3. Bệnh do cảm lạnh, tai mũi họng: Mùa đông chúng ta hay bị cảm lạnh và bệnh về tai mũi họng. Bệnh này cũng rất dễ đề phòng chỉ bằng cách rất đơn giản: - Mặc đủ ấm khi mùa đông đến. - Khi bị bệnh hãy đến ngay trạm y tế để được chăm sóc.. DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 3 NĂM 2013 Tìm hiêủ về bệnh sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng ngừa. *Bệnh sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp do siêu vi Dengen, muõi vàn là vật trung gian truyền bệnh, đây là những loại muỗi sống ở những vùng bùn lầy, nước đọng xung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà. Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mac và truỵ mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức. *Những ai dể mắc bệnh này? Bệnh thường xảy ra vào mùa và nơi nào? Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 9 tuổi, càng lớn càng ít có khả năng bị. Đặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao diểm vào khoảng tháng 6- 10 âm lịch và giảm dần vào các tháng cuối năm. Bênh thường gặp ở những nơi đông đan cư, vệ sinh môi trường kém. *Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết như thế nào? - Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2- 7 ngày. - Xuất hiện dưới dạng chấm rải rác trên da hoạc bầm chổ chích, chảy máu cam, ói ra máu. - Gan to. - Sốc với mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt… - Kèm theo một số triệu chứng không đặc hiêu như: chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng. *Điều tri bệnh sốt xuất huyết như thế nào? - Khi đã nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thuốc được sủ dụng nhièu nhất là paracetamol, lau mát để hạ sốt. * Cách phòng ngừa: - Diệt lăng quăng. - Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất là các vật chứa nước cặn như chén bể, lon bia, vỏ xe, vỏ chai…. - Các biện pháp khác: Hun khói xua muỗi, diệt lăng quăng bằng cách nuôi cá bảy màu, ngủ phải nằm màn, dùng hoá chất ngăn cản muỗi đốt. Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Do đó việc phòng bệnh bằng các biện pháp trên vãn còn có hiêu quả DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 2 NĂM 2013 Phòng và điều trị bệnh quai bị. Bệnh do vi rút có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biêt là thời điểm giáp tết. Bệnh xuất hiện ở nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, tập thể…Bệnh lay lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bịu nhiễm trùng, khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hất hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài hai tuần sau khi sưng tuyến mang tai. *Về triệu chứng: Sau thời gian ủ bệnh từ 15- 21 ngày, vi rút phát hiện ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tailà thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38- 39 C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4- 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng ở trẻ em. Ở bé trai có thể có các biến chứng sau: viêm tinh hoàn vào mào tinh hoàn,biến chứng này thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này. Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tuỵ là một biểu hiện nặng ở bệnh quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có thể tụt huyết áp. *Về điều trị: Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đở cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10- 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7- 10 ngày. *Về phòng bệnh: Điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc của người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, thời gian cách ly trong khoảng 10 ngày, từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay thường tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như vắc xin Trimovax hay MMR, vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ… DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 09 NĂM 20132 Vệ sinh cá nhân phòng bệnh học đường như: Cận thị, cong vẹo cột sống. Giữ vệ sinh trường lớp, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp. 1.Phòng bệnh cận thị: Bệnh cận thị là một bệnh rất dễ mắc phải đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, có nhiều nguyên nhân gây bệnh cận thị như: Góc học tập của các em bị thiếu ánh sáng, đọc sách lúc nhá nhem tối, đọc sách cúi sát mật vào quyển vở, khi viết bài cúi sát mặt xuống bàn…Vì thế chúng ta phải biết cách đề phòng bệnh cận thị các em cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Góc học tập ở nhà các em phải có đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi phải đúng quy cách, phù hợp với chiều cao của các em. - - Không đọc sách, đọc bài ở những nơi thiếu ánh sáng - Không nằm để đọc sách, không vừa đi vừa đọc sách. - Luôn luôn giữ gìn mắt sạch sẽ và đề phòng các bệnh về đau mắt hột, khô mắt, ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho mắt. 2.Bệnh cong vẹo cột sống *Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh là do thói quen ngồi học không ngay ngắn, lêch, veo, gù, hoặc ưỡn, do bàn ghế hoặc sự chiếu sáng lúc học tập không đầy đủ. Do đó cần thực hiện các biện pháp sau: - Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi học sịnh, phải đúng tiêu chuẩn đã ban hành - Góc học tập phải đủ ánh sáng. - Không được xách cặp một bên mà phải đeo cặp hai bên vai, không lao động nặng quá sớm. - Phòng các bệnh có ảnh hưởng tới cột sống như còi xương, suy dinh dưỡng, bại liệt. 3.Giữ vệ sinh *-Để đảm bảo yêu cầu của nhà trường cũng như đảm bảo công tác vệ sinh trường lớp sạch sẽ, các em cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Thực hiện làm vệ sinh lớp học thường xuyên vào đầu các buổi học. -Quét dọn sân trường thường xuyên vào đầu các buổi học theo sự phân công của tổ chức đội. - Thường xuyên khơi thông cống rãnh xung quanh lớp học của mình. - Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi đến lớp. 4. Xây dựng cảnh quan môi trường toạ môi trường xanh- sạch- đẹp, các lớp chú ý các việc sau: - Trồng và chăm sócv bồn hoa cây cảnh. - Tăng cường trồng cây bóng mát ở khu vực sân trường, chăn sóc tốt khu vực cây trồng. Trên dây là nội dung cần phải thực hiện nghiêm túc, yêu cầu giáo viên nhắc nhở học sinh của mình thực hiện trong năm học 2012- 201.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> DUYỆT CỦA BGH. Võ Thị Tam. NV Y TẾ HỌC ĐƯỜNG. Lê Thị Hằng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 1 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CÁC EM HS VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ NƯỚC SẠCH& CÔNG TÁC VSMT. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÀNH MẠNH, XANH- SẠCH- ĐẸP- AN TOÀN. Nước sạch và vệ sinh môi trường rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt con người, thế nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Một khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn…và môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra hàng trăm bệnh khác nhau như bệnh hen, viêm phổi tắc ngẽn mãn tính…mà chi phí cho chửa bệnh này rất cao, có khi kéo dài háng tháng làm ảnh hưởng đến lao động và học tập. * Nước sạch là gì? Sự cần thiết của nước sạch và VSMT đối với con người như thế nào? - Được gọi là nước sạch khi nước phải trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và chất độc hại. Chúng ta đã biết, nước rất cần thiết với con người. Nước chiếm 70%- 75% trọng lượng cơ thể, nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây rối loạn các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi con người cần ít nhất 1,5 lít nước uống mỗi ngày. Ngoài ra nước còn cần để tắm giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm….nước còn tiêu thụ trong nông nghiệp và công nghiệp, cứu hỏa.. - Nước cần thiết cho cuộc sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết. Theo tổ chức y tế thế giưois 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và VSMT. - Nước sạch là tài nguyen quý giá nhưng không phải vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch. *Vì sao nước và môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Ngày nay với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã làm tăng sự ô nhiễm nước, MT. *Nguyên nhân: là do sự xả rác thải, nước thải……( bao gồm cả phân người) ngày càng tăng mà không được xử lý hoạc xử lý không đúng cách gây ô nhiễm đến nước và môi trường. Sau đây cô xin giới thiệu cách xử lý rác: - Đối với gia đình: Chúng ta nên quét dọn nhà cửa hàng ngày, đổ rác đúng nơi quy định, phân loại và thu gom vào nơi quy định để tái chế hoặc xử lý. + Ổ nông thôn có thể xử lý rác bằng cách chôn, đốt, ủ làm phân bón + Ở nơi công cộng: Phải chứa rác vào các thùng rác công cộng. Quý vị và các em thân mến! Việc bảo quản nguồn nước sạch và bảo vệ môi trường góp phần nâng cao điều kiện sống và sức khỏe con người, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy mọi ngưới chúng ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước và môi trường để có nước sạch và môi trường xanh- sạch- đẹp, quan trọng là chúng ta không có bệnh tật..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 4 BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHÂN- TAY- MIỆNG Hiện nay trên các phương tiện truyền thông nói rất nhiều về bệnh “ Tay- ChânMiệng”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểm về bệnh truyền nhiễm này. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vở hoặc qua đường phân miệng. Người cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virut. *Biểu hiện của bệnh: Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1- 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vở hành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưởi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện 1- 2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và có thể bằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân. *Biện pháp phòng chống: - Vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn, sau mỗi lần đi vệ sinh. - Phải rửa tay thường xuyên khi trong gia đình có người ốm, bện. - Thực hiên ăn uống sạch: + Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội + Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi gián, chuột chạm vào thức ăn. Sau đây cô xin giới thiệu cho các em quy trình rửa tay bằng xà phòng. B1: Làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát 2 lòng bàn tay. B2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. B3: Dùng lòng bàn này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại B4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngóng của bàn tay kia và ngược lại B5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại B6: Xả cho tay hết xà phòng dưới vòi nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. Chú ý: Thời gian mỗi lân rửa tay tối thiểu 01 phút. Các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 05 lần..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 05 NĂM 2013 BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ THỦY ĐẬU Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do viruts Venicellia Zooster gây ra 90% số đối tượng chưa tiêm vaccin có khả năng mắc bệnh. Bệnh thủy đậu xuất hiện rải rác quanh năm nhưng “mùa của bệnh là từ tháng 2- tháng 6 hàng năm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hằng năm, không ít trường hợp phải nhập viện vì thủy đậu. Do vậy các em và các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ khi bị bệnh, cũng như lưu ý phòng ngừa căn bệnh rất dễ lây lan này. 1. Đường lây : Bệnh dễ dàng lây qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của bệnh. Khi một người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vô số vi rút sẽ “ bắn” vào không khí và nếu chẳng may hít phải, sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu. 2. Cách phát hiện bệnh - Sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu - Nổi hồng ban có kích thước vài mm, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch, trong và sau 24 giờ thì hóa đục - Bóng nước gây ngứa dữ dội - Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân - Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục - Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước vỡ ra và đóng mài. 3.Cách phòng chống: - Biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay là tiêm vaccin, dọn dẹp lau chùi đồ dùng cá nhân hằng ngày, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí. - Tránh tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ -Khi bị mắc bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để dược khám và điều trị. Nếu chưa có biến chứng bệnh thì người nắc thường điều trị ngoại trú. Người bệnh cần tắm rửa hằng ngày. Tránh ủ kín vết thương. - Khi có dấu hiệu sốt cao, mụn nước ửng đỏ xung quanh hay có mủ thì người bệnh cần quay lại cơ sở y tế để theo dõi. - Khi bị bệnh thì người mắc bệnh cần cách ly 7-10 ngày để tránh lây lan..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>