Tải bản đầy đủ (.docx) (201 trang)

(Luận án tiến sĩ) chính sách của trung quốc đối với biển đông từ sau đại hội 18 đảng cộng sản trung quốc những vấn đề đặt ra đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.91 KB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

VŨ DUY THÀNH

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG
TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

VŨ DUY THÀNH

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI
BIỂN ĐƠNG TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG
CỘNG SẢN TRUNG QUỐC: NHỮNG VẤN ĐỀ


ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Quan hệ quốc tế

:9310206

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1.

GS. TS. Nguyễn Vũ Tùng

2.

GS. TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các
kết quả và thông tin nêu trong luận án này là trung thực. Những kết quả nghiên cứu
của luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả


Vũ Duy Thành


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS Nguyễn Vũ Tùng và GS. TS
Phạm Quang Minh đã trực tiếp hướng dẫn và động viên tơi hồn thành chặng
đường nghiên cứu nhiều gian nan nhưng cũng rất thú vị này. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới GS. TS Nguyễn Thái Yên Hương vì đã luôn đồng hành,
tạo động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập từ chương trình Thạc sỹ
đến Tiến sỹ. Tôi xin cảm ơn Khoa sau Đại học, Học viện Ngoại giao, nhất là TS
Đỗ Thị Thanh Bình và Thạc sỹ Hà Huyền Trang đã giúp đỡ nhiệt tình, tích cực
và dành nhiều khích lệ tinh thần để tơi hồn thành Luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu,
chuyên gia, học giả công tác tại Học viện Ngoại giao, các trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội,
Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ, cho tôi
nhiều kiến thức, kinh nghiệm và góp ý rất q báu.
Về phía Bộ Ngoại giao, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè tại
các Vụ Đông Bắc Á, Vụ Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Viện Biển Đông
(Học viện Ngoại giao), nhất là TS Đỗ Thanh Hải và TS Đỗ Nam Trung.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ hai bên
nội ngoại và đặc biệt là vợ tôi Nguyễn Thị Nguyệt Minh và hai con Thành Trung,
Minh Khuê đã luôn ở bên tơi những lúc vất vả, khó khăn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi yên tâm làm việc, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021
Tác giả


Vũ Duy Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ........
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................
1.1.1. Nền tảng lý thuyết về quan hệ quốc tế của thế giới và các tư tưởng
của Trung Quốc ............................................................................................
1.1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực ....................................................................
1.1.1.2. Chủ nghĩa tự do ..........................................................................
1.1.1.3. Chủ nghĩa kiến tạo ......................................................................
1.1.1.4. Tư tưởng kinh điển và văn hóa chiến lược của Trung Quốc ......
1.1.2. Cách tiếp cận và khung phân tích chính sách ....................................
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................
1.2.1. Những nhân tố bên trong ...................................................................
1.2.1.1. Sự mở rộng phạm vi lợi ích cùng đà gia tăng sức mạnh tổng thể ....
1.2.1.2. Thể diện và uy thế nước lớn ........................................................
1.2.1.3. Sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc .............................................
1.2.1.4. Các chủ thể tác động đến chính sách của Trung Quốc về vấn đề
Biển Đôngsau Đại hội 18 ........................................................................
1.2.2. Những nhân tố bên ngoài ...................................................................
1.2.2.1. Mỹ và các cường quốc khác ở khu vực .......................................
1.2.2.2. Phản ứng của các bên tranh chấp liên quan ..............................
1.2.2.3. Phản ứng của cộng đồng quốc tế ...............................................
Tiểu kết ................................................................................................................
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG
TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC .........................

2.1. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông giai đoạn trƣớc Đại hội

18......................................................................................................................53


2.1.1. Biển Đông trong chiến lược biển của Trung Quốc............................53
2.1.2. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng............................... 55
2.1.2.1. Cách giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận, xác định lợi ích của
Trung Quốc ở Biển Đơng........................................................................ 55
2.1.2.2. Mục tiêu và yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông..................61
2.1.2.3. Cách thức triển khai chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông
63
2.2. Những điều chỉnh quan trọng nhất của Trung Quốc đối với Biển
Đông từ sau Đại hội 18 đến nay................................................................... 67
2.2.1. Những điều chỉnh ở tầm chiến lược.................................................. 67
2.2.2. Những điều chỉnh ở tầm chiến thuật................................................. 71
2.2.2.1. Về phương châm triển khai........................................................ 71
2.2.2.2. Về chính trị - ngoại giao............................................................ 73
2.2.2.3. Về hành động trên thực địa........................................................ 75
2.2.2.4. Về pháp lý, thông tin tuyên truyền và tâm lý chiến....................79
2.2.3. Nguyên nhân điều chỉnh chính sách.................................................. 83
2.3. Kết quả triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18................................................................................................ 86
2.3.1. Những thuận lợi đạt được................................................................. 86
2.3.1.1. Trên thực địa.............................................................................. 86
2.3.1.2. Vềthúc đẩy hợp tác với các bên tranh chấp............................... 88
2.3.1.3. Về chính trị - ngoại giao............................................................ 89
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...................................................................... 91
Tiểu kết............................................................................................................. 101
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.............103

3.1. Dự báo chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng đến năm 2030
...................................................................................................................... 103
3.1.1. Những nội hàm chính sách dự kiến tiếp tục được kế thừa..............104
3.1.2. Khả năng tiếp tục điều chỉnh chính sách......................................... 107


3.1.3. Những biến số nằm ngồi dự đốn................................................. 109


3.2. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam............................ 111
3.2.1. Các lợi ích quan trọng của Việt Nam ở Biển Đông.........................111
3.2.2. Mục tiêu của Việt Nam ở Biển Đông.............................................. 112
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam............................................... 116
3.3.1. Tác động không thuận..................................................................... 116
3.3.2. Tác động thuận................................................................................ 121
3.3.3. Những lựa chọn chính sách khó khăn của Việt Nam......................124
3.4. Một số gợi ý chính sách........................................................................ 133
3.4.1. Gợi ý cách tiếp cận mới đối với vấn đề Biển Đông........................ 134
3.4.2. Gợi ý về phương châm và cách thức triển khai chính sách.............137
3.4.3. Một số biện pháp cụ thể.................................................................. 140
3.4.3.1. Về chính trị - ngoại giao.......................................................... 140
3.4.3.2. Về pháp lý................................................................................ 141
3.4.3.3. Hoạt động hợp tác trên thực địa.............................................. 142
3.4.3.4. Về quân sự............................................................................... 143
3.4.3.5. Về thông tin, truyền thông đối nội và đối ngoại.......................143
Tiểu kết............................................................................................................. 144
KẾT LUẬN...................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN.......151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 152
PHỤ LỤC......................................................................................................... 181



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt
ADMM

ADMM+

APEC
ARF
ASEAN

BRI

COC

DOC
EAS
EEZ
EU
FDI
FONOP
GDP


ICJ


IPS


ITLOS

MOU
PCA
PLA
PPP
RIMPAC

SEANWFZ

SCO

TAC
UN
UNCLOS

UNSC

ZOPFAN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, đặc biệt sau khi Trung Quốc chính thức cơng bố yêu
sách “đường lưỡi bò” lên Liên hợp quốc năm 2009, chính sách của Trung Quốc đối
với Biển Đơng đã trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu “nóng” nhất của
giới học giả quốc tế và Việt Nam. Từ góc độ khoa học, nghiên cứu chính sách của
Trung Quốc đối với Biển Đông giai đoạn sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung

Quốc (sau đây gọi tắt là “Đại hội 18”) là đóng góp quan trọng vào q trình nghiên
cứu quy luật hành xử của một cường quốc trỗi dậy. Bởi lẽ, cách triển khai chính
sách của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tiêu biểu cho cách hành xử ngày càng
quyết đoán về đối ngoại của Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng tồn cầu 2008 2009. Từ góc độ thực tiễn, giai đoạn từ sau Đại hội 18 (năm 2012) đến nay (năm
2021) là khoảng thời gian có nhiều sự kiện mang tính bước ngoặt trong cục diện
Biển Đơng do các hành vi quyết đốn của Trung Quốc. Do đó, việc nghiên cứu thấu
đáo vấn đề này với cách tiếp cận khách quan, cân bằng là rất cần thiết, hữu ích đối
với q trình tham mưu, đề xuất chính sách của Việt Nam.

Các văn kiện chính sách quan trọng của Đại hội 18, nhất là Báo cáo Chính
trị đã lần đầu tiên chính thức khẳng định mục tiêu chiến lược đưa Trung Quốc trở
thành “cường quốc biển”.Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm đột phá khẩu để
triển khai chiến lược này. Với các hành động tôn tạo đảo quy mơ lớn tại Trường
Sa và qn sự hóa Biển Đông, trong nhiệm kỳ Đại hội 18, Trung Quốc đã phá vỡ
nguyên trạng Biển Đông, gây nguy cơ mất cân bằng chiến lược ở khu vực. Điều
này khiến vấn đề Biển Đông đã thực sự trở thành một trong những tâm điểm của
cạnh tranh chiến lược nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ, ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, thậm chí ở khu vực rộng lớn hơn là Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương.
Cuộc tranh luận học thuật thời gian qua về nguyên nhân thực sự khiến
Trung Quốc hành xử quyết đốn hơn ở Biển Đơng từ sau Đại hội 18 đến thời
điểm hiện nay (2021) vẫn chưa ngã ngũ. Cơ bản có hai luồng quan điểm chính:


2

luồng thứ nhấtlập luận sức mạnh tổng thể của Trung Quốc gia tăng trong khi Mỹ
suy yếu tương đối đã khiến Trung Quốc tự tin hơn và hành xử ngày càng quyết
đốn ở Biển Đơng; luồng quan điểmthứ hai thiên về các nguyên nhân bên trong,
cho rằng chính sự bất an bên trong đã khiến Trung Quốc ứng xử hung hăng hơn

ở bên ngồi, đặc biệt ở Biển Đơng.
Là quốc gia có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở một khu vực thường
xuyên diễn ra cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đồng thời lại có nhiều
tranh chấp biển đảo chưa được giải quyết với Trung Quốc, Việt Nam có nhu cầu
cấp bách đánh giá đúng bản chất chính sách Biển Đơng của Trung Quốc, từ đó
mới đề ra đối sách phù hợp để bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình.
Lịch sử tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các bên liên quan cho
thấy Việt Nam là đối tượng hàng đầu mà Trung Quốc muốn khuất phục. Trong số
các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam cũng là nướcduy nhất trở
thành đối tượng của các lần Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông đến nay
qua các cuộc xung đột quân sự vào các năm 1974 (Hoàng Sa) và 1988 (Trường
Sa). Giai đoạn sau Đại hội 18, vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 là cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng nhất, đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam rơi
vào trạng thái xấu nhất từ sau khi bình thường hóa năm 1991. Sau đó chỉ vài
năm, vụ tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc tiến hành thăm dò trái phép trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ tháng 7-10/2019cho thấy chu kỳ hành
xử cứng rắn của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm vào Việt Nam có xu hướng
ngày càng tăng về tần suất và tính chất.
Vấn đề Biển Đông đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những thách thức an
ninh và phát triển hàng đầu mà Việt Nam phải xử lý. Do đó, nghiên cứu về chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội 18 và những vấn đề đặt
ra đối với Việt Nam rất cần thiết cả từ góc độ thực tiễn và khoa học.
Luận án này tìm cách giải đáp một câu hỏi đặt ra đối với Việt Nam từ chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng: Điều gì đóng vai trị quyết định khiến
Trung Quốc có những điều chỉnh chính sách theo hướng ngày càng cứng rắn
trong vấn đề Biển Đông từ sau Đại hội 18 đến nay?


3


Để góp phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu đó, Luận án sẽ tập trung lý giải
một số câu hỏi liên quan: Sự gia tăng mức độ quyết đoán trong cách hành xử của
Trung Quốc ở Biển Đông từ sau Đại hội 18 mang tính chủ động hay là phản ứng
đối với các bước đi của các bên khác? Chính sách của Trung Quốc đối với Biển
Đông từ Đại hội 18 đến nay có những điểm nào giống và khác với các giai đoạn
trước? Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là gì và Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ
hữu hiệu các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đơng?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi tranh chấp Biển Đơng bắt đầu nóng lên đầu những năm 1970 đến
nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị của các học giả, chuyên gia có
uy tín quốc tế về chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Về những nhân tố tác động lên chính sách của Trung Quốc đối với Biển
Đơng từ sau Đại hội 18, giới học giả có một số cách luận giải khác nhau nhưng
nhìn chung tập trung vào hai hướng là các nhân tố mang tính hệ thống, cấu trúc
bên ngoài và các nhân tố bên trong Trung Quốc.
Đa số học giả, nhất là các nhà hiện thực chủ nghĩa, đánh giá các nguyên
nhân mang tính cấu trúc liên quan thay đổi trong phân bổ quyền lực trong hệ
thống quốc tế, nhất là sau khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009 đã khiếnTrung
Quốc hành xử quyết đoán hơn ở Biển Đông. Các sản phẩm nghiên cứu của các
học giả phương Tây có đặc điểm là tương đối tồn diện, thực chất, có nhiều giá
trị khoa học, song cũng bị ảnh hưởng tương đối mạnh bởi quan điểm của phương
Tây, nhất là của Mỹ. Đa số học giả phương Tây có cái nhìn tiêu cực về chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, cho rằng Trung Quốc muốn biến Biển
Đông thành ao nhà để trở thành cường quốc số 1 Châu Á và hất Mỹ ra khỏi Tây
Thái Bình Dương, từ đó vươn lên trở thành cường quốc thế giới. Nhiều học giả
phương Tây cho rằng tham vọng khoanh vùng khu vực ảnh hưởng của một
cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ đã thúc đẩy Trung Quốc tìm cách kiểm sốt
Biển Đơng. Các học giả này ví hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay
cũng hệt như cách Mỹ đã làm đối với biển Caribe trong thế kỷ XIX khi mới bắt



4

đầu trỗi dậy khẳng định vai trò cường quốc ở khu vực Châu Mỹ. Tiêu biểu có thể
kể đến cuốn sách “The South China Sea: The Struggle for Power in Asia” của
Bill Hayton (2014). Trong đó, Hayton cho rằng bản chất chính sách của Trung
Quốc đối với Biển Đơng là một phần của cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á
giữa cường quốc trỗi dậy là Trung Quốc với cường quốc tại vị là Mỹ. Hayton
nhận xét rằng Biển Đông là khu vực đầu tiên mà tham vọng của Trung Quốc đối
đầu với quyết tâm chiến lược của Mỹ. Tương tự, trong bài viết “When China
Rules the Seas” đăng trên tạp chí Foreign Policy (2015), James Holmes cho rằng
Trung Quốc muốn khoanh vùng ảnh hưởng ở Biển Đông và không muốn Mỹ và
các cường quốc khác tự do tiến hành các hoạt động trinh sát, do thám, tự do hàng
hải tại vùng biển sát sườn của mình.
Cùng có quan điểm về nguyên nhân mang tính cấu trúc ở cấp độ hệ thống
quốc tế, song đại đa số các học giả Trung Quốc và các học giả phương Tây thân
Trung Quốc cho rằng việc Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực qua chính sách “tái cân
bằng” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Barack Obama và chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” dưới thời Donald Trump là
nguyên nhân chính khiến vấn đề Biển Đơng ngày càng nóng lên, buộc Trung Quốc
phải phản ứng lại. Chẳng hạn, Sam Bateman, Mark Valencia, Greg Austin… đã lý
giải chính sách Biển Đơng của Trung Quốc theo hướng thiên về ủng hộ quan điểm
của Trung Quốc. Các học giả này có xu hướng cho rằng sự quyết đoán trong hành
xử của Trung Quốc ở Biển Đông là phản ứng tự nhiên và dễ hiểu trước việc Mỹ
triển khai các chính sách để kiềm chế chiến lược Trung Quốc. Tiêu biểu là bài viết
“Why Beijing‟s South China Sea moves makes sense now” của Greg Austin đăng
trên tạp chí The National Interest (2015), bài viết “No need to rock the boat in the
South China Sea” của Sam Bateman đăng trên tạp chí East Asia Forum (2018), bài
viết “The US dream of South China Sea hegemony will only lead to conflict with
Beijing” đăng trên báo South China Morning Post (2020)…


Tác giả Thiệu Kiến Bình trong bài viết “Xu hướng tranh chấp Biển Đơng
và lựa chọn chính sách của Trung Quốc” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế


5

Ấn Độ Dương” của Trung Quốc (6/2018) thừa nhận rằng tình hình Biển Đơng
xấu đi trong những năm gần đây là biểu hiện của sự thay đổi tương quan sức
mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Nhiều học giả Trung Quốc có xu hướng quy sự gia tăng tính quyết đốn
trong hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông cho việc Mỹ tăng cường can dự vào
khu vực nói chung và Biển Đơng nói riêng. Trong bài viết “Đối đầu lạnh - trạng
thái bình thường mới trong cuộc đọ sức Trung - Mỹ tại Biển Đơng” đăng trên tạp
chí “Tri thức Thế giới” của Trung Quốc (9/2019), tác giả Trần Tương Miếu cho
rằng Mỹ muốn duy trì thế áp đảo tại Biển Đơng để giữ vai trị “người bảo vệ trật
tự khu vực”. Trong bài viết “Đọ sức Trung - Mỹ ở Biển Đơng” đăng trên tạp chí
“Nghiên cứu an ninh và biển Châu Á-Thái Bình Dương” của Trung Quốc
(4/2019), các tác giả Ngô Sỹ Tồn và Trần Tương Miếu nhận xét rằng Nam Hải
(Biển Đông) đã trở thành điểm khởi đầu quan trọng để Mỹ điều chỉnh bố cục
chiến lược, cụ thể là triển khai chính sách “xoay trục về Châu Á” hay “tái cân
bằng” của chính quyền Obama. Trong bài viết “Tình hình Biển Đơng năm 2020”
đăng trên tạp chí “Tri thức thế giới” của Trung Quốc (1/2020), Ngô Sỹ Tồn cũng
cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.
Bên cạnh yếu tố mang tính cấu trúc, cũng có nhiều học giả cho rằng các
nguyên nhân bên trong của Trung Quốc cũng là yếu tố quan trọng lý giải vì sao
Trung Quốc quyết đốn hơn trong vấn đề Biển Đông từ sau Đại hội 18. Trường
phái này cho rằng Trung Quốc tỏ cứng rắn hơn trong cách hành xử ở Biển Đông
chủ yếu là bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, và chính sách của Trung Quốc
đối với Biển Đơng cũng nhằm góp phần cố kết nội bộ Trung Quốc. Trong bài

viết “Về sự thay đổi chính sách của Trung Quốc ở Biển Đơng” đăng trên tạp chí
“Nghiên cứu an ninh biển và Châu Á-Thái Bình Dương” của Trung Quốc
(2/2019), tác giả Ngơ Kiến Thụ chỉ ra 3 yếu tố thúc đẩy sự điều chỉnh chính sách
của Trung Quốc về Biển Đơng: Một là, sức ép đến từ hệ thống quốc tế đơn cực;
hai là, phản ứng của người dân trong nước và dư luận truyền thông; ba là, quyết
tâm “dám nghĩ dám làm” của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng đầu là


6

Tập Cận Bình. Nguyễn Hùng Sơn và Đặng Cẩm Tú trong bài viết “Bàn về chiến
lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội 18 đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế (2014) cũng cho rằng quyết tâm, tham vọng và tầm nhìn chiến lược
của nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, nhất là thế hệ lãnh đạo thứ năm như Tập
Cận Bình, đã thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi chủ trương, chính sách quyết đốn
hơn trên biển nói chung và ở Biển Đơng nói riêng.
Về nội hàm chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông sau Đại hội 18,
bên cạnh khía cạnh tranh giành quyền lực nước lớn, cũng nhiều cơng trình nghiên
cứu phân tích cách ứng xử của Trung Quốc với các nước tranh chấp ở Biển Đông.
Cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China
Sea” (2018) do Anders Corr chủ biên đánh giá mục tiêu chiến lược chứ khơng phải
là tính toán kinh tế mới là nền tảng quan trọng nhất trong chính sách của Trung
Quốc đối với Biển Đơng. Chẳng hạn, trong phần viết của Bill Hayton tại cuốn sách
này, Hayton cho rằng dù Trung Quốc có đạt tất cả các yêu sách và khai thác toàn bộ
số dầu ở Biển Đơng, lợi ích kinh tế thu được chỉ bù đắp lại được 1/10 chi phí mà
Trung Quốc đã bỏ ra cho chiến dịch tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đơng. Về
chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á, trong cuốn sách
“Dividing ASEAN and Conquering the South China Sea” (2018), Daniel C. O‟Neill
cho rằng chiến thuật “chia để trị” là lối hành xử rất phổ biến của Trung Quốc.Cũng
khơng ít học giả Trung Quốc và quốc tế cho rằng việc các nước tranh chấp trong

ASEAN “khiêu khích” và xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã
khiến Trung Quốc gia tăng mức độ cứng rắn. Chẳng hạn, bài viết của học giả Nong
Hong có tựa đề “A Dangerous Game in the South China Sea” đăng trên tạp chí The
Strait Times (2014) chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, đổ lỗi cho Việt Nam gây căng
thẳng trong vụ HD-981. Bài viết của hai tác giả Phó nh và Ngơ Sỹ Tồn “South
China Sea: How We Got to this Stage” đăng trên tạp chí The National Interest
(2016) diễn giải nguồn gốc các căng thẳng ở Biển Đông theo hướng quy trách
nhiệm cho các nước tranh chấp, nhất là Việt Nam và Philippines cũng như cường
quốc bên ngoài khu vực là Mỹ. Tác giả


7

Diêm Nham trong bài viết “Biển Đông sau 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài”
đăng trên trang mạng của “Viện Nghiên cứu Nam Hải” Trung Quốc (22/7/2019)
cho rằng các nước như Việt Nam, Philippines đã lấy phán quyết làm cơ sở để gia
tăng các hành động đơn phương thách thức chủ quyền của Trung Quốc.
Về chủ trương xử lý các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ở Biển Đông từ sau
Đại hội 18, tiêu biểu nhất là các sản phẩm nghiên cứu của Ngô Sỹ Tồn, Giám
đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải, cổ xúy mạnh cho quan điểm “chủ quyền thuộc
Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc luôn thúc đẩy,
chẳng hạn qua cuốn sách “Solving Disputes for Regional Cooperation and
Development in the South China Sea” (2013), bài viết “Maritime Dispute and the
Reformation of Maritime Administrative Control: Some Thoughts to Cope with
the South China Sea Issue” (2012). Carlyle Thayer trong bài viết “Vietnam,
China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked?” đăng trên tạp chí The Diplomat
(2014) cho rằng khơng phải lúc nào chính sách cứng rắn kiểu chính trị cường
quyền của Trung Quốc cũng phát huy tác dụng, nhất là đối với các nước tranh
chấp luôn có thái độ kiên quyết như Việt Nam. Cuốn sách “The South China Sea:
A Crucible for Regional Cooperation or Conflict-Making Sovereignty Claims”

(2016) của C. J. Jenner và Trần Trường Thủy phân tích rằng Trung Quốc ngày
càng lộ rõ quyết tâm khẳng định “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đơng và sử dụng quan
hệ kinh tế chặt chẽ với các nước Đông Nam Á để hạn chế việc triển khai chiến
lược của Mỹ ở khu vực.
Bên cạnh phần lớn học giả Trung Quốc có quan điểm “diều hâu” như trên,
cũng có một số trường hợp hãn hữu học giả Trung Quốc có quan điểm cân bằng,
khách quan, ơn hịa về vấn đề Biển Đông như Lý Lệnh Hoa, Ngô Kiến Dân, Trương
Quang Nhuệ, Tiết Lý Thái. Chẳng hạn, có thể kể đến bài viết “Vì sao Trung Quốc
nên từ bỏ đường 9 đoạn” của Trương Quang Nhuệ đăng trên trang mạng Sina hay
một số bài trả lời phỏng vấn của Lý Lệnh Hoa chỉ trích yêu sách “đường 9 đoạn”.

Về vấn đề đặt ra đối với Việt Nam từ chính sách Biển Đông của Trung
Quốc sau Đại hội 18, nghiên cứu của các học giả quốc tế và Việt Nam cũng có


8

nhiều cơng trình có giá trị.Hầu hết các học giả quốc tế và Việt Nam đều chia sẻ
nhận định rằng chính sách quyết đốn hơn của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18 sẽ khiến các nhân tố bất ổn, thậm chí nguy cơ xung đột ngày càng
gia tăng. Robert Kaplan, tác giả cuốn sách “Asia‟s Cauldron: the South China
Sea and the End of a Stable Asia - Pacific” của (2015) đã so sánh Biển Đông như
một “chảo lửa” ở Châu Á - Thái Bình Dương. Kaplan dự báo chính sách của
Trung Quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn và chạy đua
vũ trang sẽ gia tăng không chỉ giữa Trung Quốc và Mỹ mà cả các quốc gia khác
ở khu vực, mặc dù có thể khơng nhất thiết sẽ xảy ra chiến tranh, xung đột.
Tuy nhiên, cũng có nhiều học giả cho rằng chính sách của Trung Quốc đối
với Biển Đơng sau Đại hội 18 sẽ không dẫn đến cuộc đối đầu theo kiểu “bẫy
Thuycidides” giữa hai cường quốc. Tuy nhiên, bên cạnh các quan điểm tương
đối “diều hâu” nói trên, cũng có những học giả Trung Quốc cũng cho rằng mâu

thuẫn lợi ích Trung - Mỹ ở Biển Đơng khơng phải là mâu thuẫn mang tính đối
kháng kiểu một mất một còn. Trong bài viết “Va chạm quân sự giữa Trung Quốc
và Mỹ trên Biển Đông” đăng trên trang mạng của “Viện Nghiên cứu Nam Hải”
của Trung Quốc (9/11/2018), Lưu Hiểu Bái khẳng định tranh chấp tự do hàng hải
giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông hiện nay không liên quan đến lợi ích cốt
lõi, và Trung Quốc và Mỹ khơng nên leo thang nó thành đối đầu qn sự tồn
diện. Tác giả Chu Phương trong bài viết “Chính sách Biển Đông của Donald
Trump và thách thức an ninh biển giữa Mỹ và Trung Quốc” đăng trên tạp chí
“Bình luận nước Mỹ đương đại” của Trung Quốc (2018) cho rằng Trung Quốc
không muốn thách thức sự hiện diện và ảnh hưởng manh tính lịch sử của Mỹ ở
Tây Thái Bình Dương, thậm chí cịn cho rằng trên thực tế Trung Quốc và Mỹ có
lợi ích an ninh chung ở Biển Đông.
So với nghiên cứu của các học giả quốc tế, các cơng trình nghiên cứu của
các học giả Việt Nam chủ yếu tập trung vào tác động đối với Việt Nam cũng như
những hàm ý chính sách.Gần đây, số lượng cơng trình nghiên cứu có giá trị của
các học giả, chuyên gia Việt Nam về Biển Đông như Trần Công Trục, Trần


9

Trường Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thanh Hải, Hà Anh Tuấn, Hoàng Việt,
Trương Minh Huy Vũ, Dương Danh Huy, Vũ Hồng Lâm (Alexander Vuving),
Hoàng Anh Tuấn, Lê Hồng Hiệp, …có xu hướng tăng, xuất hiện nhiều trên các
tạp chí chun ngành trong và ngồi nước. Tiêu biểu có thể kế đến cuốn sách
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” của Trần Cơng Trục (2014), cuốn “Tìm kiếm
giải pháp hịa bình và cơng lý ở Biển Đơng” của Đặng Đình Quý (2016), cuốn
“Vietnam and the South China Sea: Politics, Security and Legality” của Đỗ
Thanh Hải (2017); bài viết “Tứ Sa - Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở
Biển Đơng” của Nguyễn Thị Lan Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
(2018), bài viết “Đường 9 đoạn và yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc” của Nguyễn

Hồng Thao đăng trên báo Vietnam.net (2020),bài viết “China‟s Big Strategic
Mistake in the South China Sea” của Hà Anh Tuấn đăng trên tạp chí National
Interest (2014), bài viết “Trung Quốc: Chiến lược để trở thành cường quốc biển”
của

nhà

nghiên

cứu

Nguyễn

Hải

Hồnh

đăng

trên

trang

mạng

nghiencuuquocte.org (2015)… Các cơng trình nghiên cứu này nhìn chung đề cập
rất nhiều đến yếu tố pháp lý, khẳng định vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế
đối với Việt Nam trong các lựa chọn chính sách ở Biển Đơng.
Qua phân tích các tài liệu nói trên, có thể thấy đại đa số các học giả Trung
Quốc (trong nước) có xu hướng bị ảnh hưởng mạnh bởi quan điểm chính thống của

Nhà nước, khiến nội dung các sản phẩm nghiên cứu mang nặng tính tuyên truyền,
phiến diện và thiếu khách quan, không khoa học. Chỉ có số ít học giả gốc Hoa có uy
tín nhưng sống và làm việc ở nước ngoài như Lý Minh Giang (Li Mingjiang), Lý
Thành (Cheng Li), Bùi Mẫn Hân (Min Xinpei) mới có những nghiên cứu tương đối
thực chất, khách quan về chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, chẳng hạn
bài viết “Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future
Developments” của Li Mingjiang đăng trên tạp chí RSIS (2012) hay bài viết “Will
China‟s Economic Collapse Save the South China Sea” của Minxin Pei đăng trên
tạp chí The National Interest (2015)… Những cơng trình nghiên cứu này nhìn chung
khách quan hơn nghiên cứu của các học giả Trung Quốc trong nước do không phải
chịu sự kiểm duyệt khắt khe của chính quyền.


10

Nghiên cứu của các học giả Việt Nam có ưu điểm là phân tích rất cặn kẽ
những tác động bất lợi từ chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông đối với
Việt Nam.Tuy nhiên, do phần nào bị chi phối bởi quan điểm, lợi ích của Việt Nam,
thậm chí bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa, trong đó phần nào có định kiến và tâm lý
“bài Hoa” của một bộ phận khơng nhỏ người Việt Nam, nên tính khách quan, cân
bằng trong các nhận định, đánh giá, kết luận của các cơng trình nghiên cứu nói trên
về chính sách Biển Đông của Trung Quốc vẫn là điều cần tranh luận.
Qua việc điểm lại một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nói trên, có thể thấy
nghiên cứu của quốc tế rất phong phú, đa dạng, song cũng có những giới hạn nhất
định do nhiều yếu tố. Thứ nhất, đặc tính tập trung, thiếu minh bạch trong hệ thống
chính trị và quy trình hoạch định chính sách của Trung Quốc khiến việc tiếp cận
thông tin gốc, thông tin thực chất từ bên trong hệ thống chính trị và bộ máy hoạch
định chính sách của Trung Quốc khó khăn hơn nhiều so với các nước phương Tây.
Thứ hai, nghiên cứu quốc tế, nhất là của các học giả phương Tây, bị ảnh hưởng nhất
định bởi lăng kính chưa thực sự khách quan trong đánh giá về sự trỗi dậy và vai trò

mới của Trung Quốc trong cục diện thế giới mới. Nhiều học giả các nước Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ… chủ yếu nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và chính sách của
quốc gia này đối với Biển Đơng như mối đe dọa an ninh đến từ tham vọng mở rộng
ảnh hưởng, bành trướng lãnh thổ và yêu sách biển.

Như vậy, chỉ có nghiên cứu với quan điểm khoa học, chúng ta mới đánh giá
đúng bản chất, xác định rõ được các giới hạn hành động của Trung Quốc ở Biển
Đơng. Do đó, vẫn cịn dư địa cho việc nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc
đối với Biển Đơng từ sau Đại hội 18 theo hướng thực sự khách quan, lý tính và
cơng bằng, tránh rơi vào việc phân tích dựa trên cảm xúc dân tộc chủ nghĩa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận án là phân tích, làm rõ những thay đổi, điều chỉnh trong
chính sách Biển Đơng của Trung Quốc từ sau Đại hội 18 và những hệ lụy nhiều
mặt của nó đối với Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam để
ứng phó hiệu quả với những vấn đề đặt ra. Với mục đích đó, Luận án tập trung
vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:


11

Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn giải thích cho chính sách của
Trung Quốc đối với Biển Đơng từ sau Đại hội 18.
Thứ hai, tìm ra những đặc điểm nổi bật nhất, đặc biệt là những điểm mới,
những điều chỉnh trong chính sách Biển Đơng của Trung Quốc từ sau Đại hội 18
so với các giai đoạn trước đó.
Thứ ba, phân tích những tác động của việc Trung Quốc triển khai chính
sách Biển Đơng đối với các lợi ích an ninh, phát triển và ảnh hưởng của Việt
Nam, từ đó gợi ý, đề xuất một số đối sách.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách của Trung Quốc đối với

Biển Đông từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay (năm 2020).
Phạm vi nghiên cứu: về phạm vi thời gian, Luận án tập trung vào giai đoạn
từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) đến nay (năm 2021) nhưng
có tính đến yếu tố kế thừa, bởi chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng
sau Đại hội 18 có sự tiếp nối nhiều nội hàm quan trọng của các giai đoạn trước
đó. Lý do Luận án chọn Đại hội 18 làm mốc thời gian nghiên cứu là bởi theo
đánh giá chung của giới học giả trong nước và quốc tế, Đại hội 18 đánh dấu
những điều chỉnh chính sách quan trọng của Trung Quốc về đối ngoại nói chung
và về Biển Đơng nói riêng theo hướng quyết đốn hơn hẳn giai đoạn trước. Đây
là giai đoạn Trung Quốc đã phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, đặc biệt qua việc
tôn tạo quy mơ lớn các cấu trúc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa và
triển khai quân sự hóa Biển Đông.
Về nội dung, Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào chính sách của
Trung Quốc đối với Biển Đơng, nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh tranh
chấp chủ quyền biển đảo và tranh giành quyền kiểm soát biển trong chính sách
của Trung Quốc đối với Biển Đơng từ sau Đại hội 18. Luận án sẽ không đi vào
các khía cạnh khác trong chính sách Biển Đơng của Trung Quốc, chẳng hạn môi
trường biển, nghề cá, nghiên cứu khoa học biển, du lịch biển…


12

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong Luận án bao
gồm: Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, phân tích văn bản, phương
pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo và phương pháp lấy ý
kiến chuyên gia. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, một số phương pháp khác
như phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống, tra
cứu cũng sẽ được áp dụng tùy từng vấn đề cụ thể. Đồng thời, Luận án cũng sử
dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để đi sâu phân tích một số

vụ việc nổi bật trong triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18, cụ thể là các vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 và phản
ứng của Trung Quốc đối với vụ kiện của Philippines.
Về mặt lý thuyết, để lý giải cách triển khai chính sách Biển Đông của Trung
Quốc, đến nay các học giả thường sử dụng hai trường phái chủ yếu của chủ
nghĩa hiện thực là chủ nghĩa hiện thực tấn công (offensive realism), chủ nghĩa
hiện thực phòng thủ (defensive realism) và chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism).
Bên cạnh các lý thuyết nói trên, luận án này sẽ tham khảo các tư tưởng kinh điển
của Trung Quốc (như Khổng giáo, Binh pháp Tôn Tử…). Về cách tiếp cận, luận
án sẽ sử dụng một cách chọn lọc 5 mơ hình chủ yếu là mơ hình chủ thể có lý trí,
mơ hình tiến trình tổ chức, mơ hình chính trị quan liêu, mơ hình chính trị liên
ngành và mơ hình tiến trình chính trị.
Về cấp độ phân tích, Luận án sẽ áp dụng cách tiếp cận 3 cấp độ phân tích là
cấp độ hệ thống quốc tế, cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân. Ở cấp độ quốc tế, sự
thay đổi so sánh lực lượng nhanh chóng giữa các cường quốc, nhất là giữa Trung
Quốc và Mỹ từ sau khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009 đã khiến cạnh tranh chiến
lược Trung - Mỹ ngày càng quyết liệt, thể hiện rõ bản chất quan hệ mang tính đối
kháng giữa một cường quốc trỗi dậy và một cường quốc tại vị. Điều này khiến
cọ xát giữa hai bên trong các vấn đề an ninh khu vực ngày càng gay gắt, thể hiện
rất rõ trong vấn đề Biển Đông. Ở cấp độ quốc gia, việc Đại hội 18 Đảng Cộng
sản Trung Quốc đề ra khẩu hiệu “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” với


13

“Hai mục tiêu trăm năm” và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc lý giải
vì sao Trung Quốc có những điều chỉnh chính sách theo hướng chủ động, quyết
đốn hơn đối với Biển Đơng. Ở cấp độ cá nhân, chính sách đối ngoại Trung
Quốc nói chung và chính sách Biển Đơng nói riêng từ sau Đại hội 18 chịu sự chi
phối mạnh bởi tư duy, tính cách, thiên hướng ra quyết định chính trị… của Chủ

tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tư cách “Lãnh đạo hạt nhân”. Mức độ tập
trung quyền lực rất cao vào cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình và quan hệ rất gần
gũi giữa ơng và giới qn sự cũng góp phần lý giải vì sao tính quyết đốn trong
chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội 18 đến nay lại tăng
mạnh so với các giai đoạn trước.
6. Nguồn tƣ liệu
Các nguồn tư liệu mà nghiên cứu sinh sử dụng trong Luận án gồm 4 nhóm
như sau:
Nhóm thứ nhất là các tư liệu gốcvề chính sách đối ngoại, quân sự, biển đảo
của Trung Quốc thể hiện qua các văn kiện chính sách được cơng bố chính thức
như các Báo cáo Chính trị của Đại hội 18 (năm 2012) và Đại hội XIX Đảng
Cộng sản Trung Quốc (năm 2017), Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm
2015, Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2019, Tài liệu về Tầm nhìn hợp
tác biển theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (cơng bố năm 2017), Sách Trắng
Quốc phịng Trung Quốc 2019, các Cơng hàm Trung Quốc chính thức gửi Liên
hợp quốc trong năm 2020, Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc năm 2021… Tuy
nhiên, cũng như bất cứ quốc gia nào khác, các văn kiện chính thức, cơng khai
này của Trung Quốc chỉ phản ánh một phần chính sách thực sự, do đó các tư liệu
gốc này chỉ có giá trị tham khảo nhất định, và nghiên cứu sinh sẽ phải sử dụng
thêm các nguồn tư liệu tham khảo khác.
Nhóm thứ hai là các cuộc trao đổi, phỏng vấn, tọa đàm khoa học mà nghiên
cứu sinhđã thực hiện hoặc tham dự có nội dung liên quan về vấn đề Biển Đơng.
Chẳng hạn, nghiên cứu sinh đã có điều kiện phỏng vấn, trao đổi với một số chuyên
gia trong và ngoài nước về Trung Quốc như cố Giáo sư Đỗ Tiến Sâm (nguyên Viện


14

trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc), GS Diêm Học Thông (Đại học Thanh
Hoa, Trung Quốc), cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio,

các học giả, chuyên gia về Trung Quốc và Biển Đông như TS Bonnie Glaser và
Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), TS Tôn
Vân (Yun Sun) thuộc Trung tâm Stimson (Stimson Center), GS Paul Wolfowitz
(cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chính quyền Bush con), Tiến sĩ Andrew
Chubb (Chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Columbia)…
Nhóm thứ ba là các tài liệu thứ cấp gồm sách, bài viết tạp chí, bài báo về chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng của các chun gia, học giả có uy tín về Trung
Quốc. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú, đa chiều, có nhiều giá trị khoa học.

Nhóm thứ tư là các nguồn thông tin trên mạng Internet, trong đó nghiên
cứu sinh chủ yếu tham khảo các trang thơng tin chính thức và có độ tin cậy cao
của các tổ chức, viện nghiên cứu có uy tín.
7. Đóng góp của Luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu một cách khoa học về chính sách của
Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc
đến thời điểm hiện nay là năm 2021.
Về mặt khoa học, Luận án sẽ đóng góp vào q trình nghiên cứu chính sách
đối ngoại của Trung Quốc nói chung và chính sách biển nói riêng. Mặc dù đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về chính sách của Trung
Quốc đối với Biển Đơng từ nhiều khía cạnh khác nhau, song nghiên cứu sinh hy
vọng rằng luận án này, sau khi hoàn thành, sẽ là một đóng góp nhỏ vào q trình
nghiên cứu, tìm hiểu bản chất chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đơng.
Về mặt thực tiễn, Luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích, có giá
trị nhất định đối với các cán bộ nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách hoặc
những cán bộ ngoại giao của Việt Nam tham gia vào quá trình xử lý quan hệ với
Trung Quốc nói chung và những tranh chấp biển, đảo giữa Việt Nam và Trung
Quốc ở Biển Đơng nói riêng.



×