Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

On TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.72 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP Câu 1: Bối cảnh trong quốc tế những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới nước ta? Trả lời: Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta: - Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế, mở rộng giao lưu giữa các khu vực và quốc gia (xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá) đã có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế - xã hội đất nước. - Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, tăng cường liên kết hoá cho phép nước ta học tập được các kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ được các nguồn vốn từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế đất nước. - Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, cần phải có những đối sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt kinh tế - xã hội. Câu 2: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. Trả lời: Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn: - Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, đẩy lùi lạm phát. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 – 1980 đã tăng lên 6% vào năm 1988, và đạt mức tăng trưởng trung bình trên 8% trong suốt giai đoạn từ năm 2005 đến nay (xem phụ lục và bài 26 ban nâng cao). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng ngày càng giảm, tỉ trọng khu vực công nghiệp có xu hướng tăng nhanh nhất, tiếp đến là tỉ trọng khu vực dịch vụ. - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt: Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng.. - Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được tăng lên. Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1: Nêu khái quát đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước t?. Trả lời: a) Vị trí địa lý - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á. - Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á-Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. - Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, đường bộ, hàng không quốc tế quan trọng. b) Phạm vi lãnh thổ - Hệ toạ độ. Điểm cực Vĩ độ Địa giới hành chính Bắc 23o23’B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nam 8o34’B Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. o Tây 102 09'Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đông 109o24’Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. - Phạm vi lãnh thổ: gồm 3 bộ phận: vùng đất, vùng biển, vùng trời. + Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền và hải đảo ở nước ta. Có đường biên giới chung với các nước: Trung Quốc (1400km); Lào (2100km); Campuchia (hơn 1100km). + Vùng biển: Diện tích trên 1 triệu km2. Chiều dài đường bờ biển 3260km, chạy theo hình chữ S, từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên. Có 28/64 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển. + Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam; trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo. Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trả lời: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta có ý nghĩa quan trọng cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. a) Ý nghĩa tự nhiên - Nằm ở vị trí từ vĩ độ 23o23’B đến 8o34’B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hoà ánh nắng. - Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. Vì thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi. - Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn. - Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và Hải đảo. b) Ý nghĩa kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng - Về kinh tế + Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu múc của tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. + Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Về văn hoá – xã hội + Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau nhưng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá, kể cả kinh nghiệm sản xuất trên cơ sở một nền văn hoá chung, nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện. + Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về chính trị và quốc phòng + Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. + Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. c) Khó khăn - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu và thuỷ văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh ...) thường xuyên xảy ra gây tổn thất đến sản xuất và đời sống. - Nước ta diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa, biển Đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta.. - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới. Bài 4: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Trả lời: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ của nước ta, trải qua ba giai đoạn. - Giai đoạn tiền Cambri, giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất – hơn 2 tỉ năm. - Giai đoạn cổ kiến tạo, tiếp nối giai đoạn tiền Cambri, kéo dài 475 triệu năm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giai đoạn tân kiến tạo, giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn kéo dài cho tới ngày nay. Câu 2: Vì sao nói giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? Trả lời: Giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam là vì các lý do sau: - Lúc đó Trái Đất còn có nhiều biến động lớn và chưa được hình thành rõ ràng. Đại bộ phận nước ta còn là các đại dương nguyên thuỷ, bầu khí quyển nhiều khí cacbonic, ít ôxy do sinh vật quá ít ỏi, thô sơ, không có vai trò gì lớn. - Trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tom ... làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. Câu 3: Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì? Trả lời: a) Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. - Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát triển ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỉ năm. - Giai đoạn tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong thời gian dài trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm. b) Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên một phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi nay là các vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta hiện nay. c) Ở giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu. Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ các lớp nước bề mặt Trái Đất. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai như tảo, địa y. Bài 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM Câu 1: Nêu đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình và phát triển lãnh thổ nước ta. Trả lời: a) Là giai đoạn diễn ra trong một thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. - Lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các chu kỳ vận động tạo núi Calêđôxini, và Kimêri thuộc đại Trung sinh. - Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. - Các trầm tích biển được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvon và CacbonPecmi có nhiều ở miền Bắc. - Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. + Trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng lên Việt Bắc, địa khối Kon Tum. + Trong đại Trung sinh là các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các khối núi ở Cao Bằng – Lạng sơn – Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và khu vực núi cao Nam Trung Bộ. - Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các hiện tượng đứt gãy, động đất có các loại macma xâm nhập và phun trào như granit, riolit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc,vàng, bạc, đá quý. c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta rất phát triển. - Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các đá san hô tuổi Cổ sinh, các hoá thạch tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác. Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, vì thế giai đoạn này có tính chất quyết định đến lịch sử tự nhiên ở nước ta..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 2: Vì sao nói giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta? Trả lời: Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta là vì? - Trong giai đoạn này nhiều bộ phận lãnh thổ được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Caliđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các chu kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh hình thành các khu vực lãnh thổ Việt Nam. - Đồng thời trong giai đoạn này cũng còn có các sụt võng, đứt gãy hình thành các loại đá và các loại khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam. - Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi. Câu 3: Nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. Trả lời: Đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo a) Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành tự nhiên ở nước ta. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn cho đến ngày nay. b) Là giai đoạn chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Là giai đoạn chủ yếu chịu tác động của các quá trình ngoại lực: mài mòn, vùi lấp, phá huỷ ... tạo nên các bề mặt san bằng cổ thấp và thoải. - Vận động Anpơ – Himalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay. - Do tác động của cuộc vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, trên lãnh thổ nước ta xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. - Trong kỉ Đệ tứ, cách đây 1,7 triệu năm khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ Việt Nam mà dấu vết còn để lại là thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ. c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. - Các quá trình địa mạo như hoạt động xâm lược, bồi tụ được đẩy mạnh hệ thống sông suối đã bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên than nâu, bôxit. - Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hoá và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú, đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo, sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay. Câu 4: Tại sao nói giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay. Trả lời: Giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay thông qua các biểu hiện: - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở khu vực rìa của dãy Himalaya vẫn đang được tiếp tục nâng cao do các hoạt động địa chất ở khu vự Himalaya.. - Các đồng bằng lớn của nước ta vẫn tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng, ví dụ Đồng bằng Sông Hồng mỗi năm mở rộng ra biển từ 80 – 10m, Đồng bằng sông Cữu Long mỗi năm lấn ra biển từ 60 – 80m.. Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Trả lời: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%. + Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp Trung bộ, mở rộng ở BBộ và NBộ. - Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung + Tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. + Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn. - Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: đồi núi cao ở phía Bắc (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn), các khu vực trung du và đồi núi thấp chuyển tiếp từ miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẽ, tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam. Câu 2: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Trả lời: Đặc Tây Bắc Đông Bắc điểm Phạm vi Nằm giữa sông Hồng và sông Cả Nằm ở tả ngạn sông Hồng Là khu vực địa hình cao nhất Việt Nam Địa hình nổi bật với các cánh cung lớm hình rẻ Đặc cùng những sơn nguyên đá vôi hiểm trở quạt, quy tụ ở Tam Đảo. Địa hình cácxtơ phổ biến điểm nằm song song và kéo dài theo hướng Tây tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng. chung bắc – Đông nam. - Có 3 mạch núi chính: - Có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc + Phía đông: dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Sơn, Đông Triều. Phanxipăng 3143m cao nhất cả nước. - Một số đỉnh núi cao nằm ở thượng nguồn sông + Phía tây núi cao trung bình, dãy sông Mã Chảy: Tây Côn Lĩnh: 2419m, Kiều Liêu Ti: chạy dọc biên giới Việt – Lào. 2711m, Pu Tha Ca: 2274m. + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn - Giáp biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các sơn nguyên, cao nguyên đá voi: Phong các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng. Các Thổ, Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m. dạng địa Châu. hình - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh chính Hoá có dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng - Giáp đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới sông Mã. 100m. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh Các dòng sông cũng chạy theo hướng vòng cung đồng Nghĩa Lộ, Điện Biên. là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng tây bắc – đông nam: Sông Đà, sông Mã, sông Chu.. Câu 3: Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào? Trả lời: Đặc điểm địa hình vùng Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Đặc điểm Bắc Trường Sơn Nam Trường Sơn Phạm vi Nam sông Cả đến đèo Hải Vân Phía nam Bạch Mã đến vĩ tuyến 11oB. Đặc điểm - Gồm các dãy núi song song, so le theo - Gồm các khối núi và cao nguyên, theo hướng bắc.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> hướng tây bắc – đông nam. – tây bắc, nam – đông nam. - Cao ở hai đầu, thấp ở giữa. - Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. - Phía đông: khối núi Kon Tum và khối núi cực Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng, và nâng cao. Bàng). Phía nam là vùng núi Tây Thừa - Phía tây là các cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Các dạng Thiên - Huế. Đắclắk, Lâm Viên, Mơ Nông bề mặt rộng lớn, địa hình - Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm bằng phẳng từ 500 – 800 – 1000m. chính ngang ra biển ở vĩ tuyến 16oB làm ranh giới - Sự bất đối xứng giữa hai sường đông – tây rõ hơn với vùng Nam Trường Sơn và cũng là bức ở Bắc Trường Sơn. chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương bắc xuống phương nam. Câu 4: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau? Trả lời: a) Giống nhau - Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta. - Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông. - Bờ biển phẳng, có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hoá. - Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo. b) Khác nhau: Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long 2 Diện tích Gần 1,5 triệu ha (15000km ) Gần 4 triệu ha (40000km2) - Hình tam giác: đỉnh Việt Trì, hai đáy Quảng - Hình thang: cạnh trên từ Hà Tiên đến Gò Dầu, yên và Ninh Bình. cạnh đáy từ Cà Mau đến Gò Công. - Độ cao: trung bình từ 1-4m so với mặt biển, - Địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao từ 3 -5m Đặc điểm độ dốc trung bình nhỏ hơn 5%. Hướng thấp so với mặt biển. Thấp dần từ tây bắc sang đông hình thái dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Cónam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng, thấp. một số khu vực thấp trũng hoặc gò đồi cao hơn so với địa hình. - Do có hệ thống đê nên hình thành các ô - Nhiều vùng trũng rộng lớn bị ngập úng trong trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê chia mùa lũ: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. cắt đồng bằng thành các ô khó thoát nước. Vùng Tây Bắc vào thời kỳ lũ lớn ngập sâu đến 4 – - Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường 5m. Đặc điểm xuyên tuy diện tích không lớn. - Về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tự nhiên - Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không tích đất của đồng bằng bị nhiễm mặn. được bồi đắp thường xuyên. - Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hằng năm. - Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu. - Tính chất đất phức tạp, với 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trồng lúa cao sản, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói), chăn nuôi gia súc nhỏ Thuận lợi (lợn), gia cầm, nuôi thuỷ sản. Địa hình “ô trũng đê viền”, tạo thành các - Nhiều vùng trũng ngập nước quang năm, nhất là ruộng bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập trong mùa lũ. Khó khăn trong mùa mưa. - Địa hình thấp, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích của đồng bằng bị nhiễm mặn. chung. Câu 5: Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trả lời: Đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. - Diện tích 15.000km2. - Hình dạng phần nhiều hẹp ngang và bị các nhánh núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn: * Đồng bằng Thanh Hoá (cửa sông Mã). * Đồng bằng Nghệ An (cửa sông Cả). * Đồng bằng Quảng Nam (cửa sông Thu Bồn)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Đồng bằng Phú Yên (cửa sông Đà Rằng). - Nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là dải cồn cát, đầm phá; giữa là vùng trũng; dải trong vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. - Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng nên đất có đặc tính nghèo, ít phù sa. - Các nhánh núi lấn sát ra biển, vì vậy nhiều đoạn bờ biển khúc khuỷu, nhiều mũi đất và đèo. Câu 6: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trả lời: a) Khu vực đồi núi - Các thế mạnh + Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. + Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Miền núi nước ta còn có các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và một số có thể phát triển cây lương thực. + Có tiềm năng thuỷ điện lớn. + Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ...nhất là du lịch sinh thái. - Các mặt hạn chế + Ở nhiều vùng núi địa hình bị chia cắt gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. b) Khu vực đồng bằng - Các thế mạnh + Là cơ sở để phát triển nên nông nghiệp nhiệt đới chủ yếu là các loại cây lương thực. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. - Các hạn chế + Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Câu 1: Nêu những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ở biển Đông. Trả lời: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện rõ qua các yếu tố hải văn như nhiệt độ, độ mặn nước biển, sóng, thuỷ triều hải lưu. Nhiệt độ nước biển Đông cao, trung bình năm trên 23oC và biển động theo mùa, rõ rệt nhất ở vùng ven biển phía bắc. - Độ muối trung bình khoảng 20 – 33‰, tăng giảm theo mùa khô và mưa. - Sóng trên biển Đông mạnh vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng bờ biển Trung Bộ. - Trong năm, thuỷ triều cũng biến động theo hai mùa lũ, cạn. Thuỷ triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. - Hình dạng tương đối kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. Câu 2: Hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. Trả lời: - Khí hậu + Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. + Khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn. - Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Thành tạo các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nghiệt đới ẩm như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... + Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450.000ha, (riêng Nam Bộ là 300.000ha). Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn ... và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú. Câu 3: Hãy hêu các nguồn tài nguyên thiên thiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. Trả lời: Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện qua tài nguyên khoáng sản và thuỷ sản - Tài nguyên khoáng sản: + Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích: Nam Côn Sơn Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng. + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. + Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ. - Tài nguyên hải sản: + Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. + Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Thiên tai - Bão: Mỗi năm trung bình có 3 – 4 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là dân cư sống ở vùng ven biển. - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.. - Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai. BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ ẨM Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Trả lời - Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương. - Tổng nhiệt độ (8000 – 10.000oC) và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. - Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao). - Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1.400 – 3.000 giờ.. Câu 2: Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng 1 (oC) tháng 7 (oC) năm (oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ bắc vào nam. Giải thích nguyên nhân..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trả lời - Nhận xét: + Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn và thành phố Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ tới 12o5). + Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ bắc vào nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP. Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và TP. HCM chênh lệch chỉ là 0,1oC). + Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam càng tăng. + Biên bộ nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 14o3 nhưng TP. Hồ Chí Minh chỉ 1o3). - Giải thích: Vì càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớnvà khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc ở phía bắc. Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và TP. Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và so với Quy Nhơn. Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Địa điểm (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686. Cân bằng ẩm (mm) + 687 + 1868 + 245. Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích. Trả lời Dựa vào bảng số liệu ta thấy: - Lượng mưa thay đổi từ bắc và nam. Huế có lượng mưa nhiều nhất, sau đó đến TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội có lượng mưa ít nhất. - Lượng bốc hơi càng vào nam càng tăng. - Về cân bằng ẩm: cao nhất là Huế rồi đến Hà Nội sau đó đến TP. Hồ Chí Minh. Giải thích - Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió thổi theo hướng đông bắc từ biển vào, ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn. - TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dãi hội tụ nhiệt đới mạnh, nhưng do nhiệt độ cao, lượng bốc hơi mạnh nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội. - Hà Nội do có mùa đông lạnh nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm lại cao. Câu 4: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Trả lời Có 2 loại gió mùa chủ yếu hoạt động luân phiên trong năm. a) Gió mùa mùa đông - Gió mùa đông bắc. + Nguồn gốc: Khối không khí lạnh xuất phát từ tr.tâm áp cao Xibia di chuyển qua lục địa vào nước ta. + Hướng gió: đông bắc + Phạm vi hoạt động: từ 16oB trở ra bắc. + Thời gian: Vào đầu mùa đông (tháng 11, 12, 1) khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu á mang lại cho thời tiết miền Bắc lạnh và khô..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nửa cuối mùa đông (tháng 2, 3, 4), khối không khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc. + Tính chất: Gió mùa đông bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất trong mùa đông, ở miền Bắc hình thành một mùa đông kéo dài 2 – 3 tháng. Khi chuyển xuống phía nam loại gió mây suy yếu dần bởi “bức chắn” là dãy Bạch Mã, vĩ tuyến 16oB. - Gió tín phong ở phía nam + Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương – Tm, thổi về xích đạo. + Hướng đông bắc. + Phạm vi hoạt động: từ Đà Nẵng, vĩ tuyến 16oB trở vào nam. b) Gió mùa mùa hạ. - Gió mùa tây nam + Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben-gan vào nước ta (khối khí nhiệt đới Ben –gan-TBg) + Hướng gió: hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam. + Hướng di chuyển và tính chất: Đầu mùa hạ, trong các tháng 5-7 khối không khí TBg di chuyển theo hướng tây nam gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối không khí trở nên nóng khô, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Thời tiết do gió phơn tây nam mang lại rất nóng và khô, nhiệt độ lên tới 370C và độ ẩm xuống dưới 50%. Vào giữa và cuối mùa hạ từ tháng 6, gió mùa tây nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam hoạt động, hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam. Vượt qua biển vùng xích đạo khối không khí trở nên nóng ẩm, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Hoạt động của khối khí cùng với đường hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 ở Trung Bộ. Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu nước ta. - Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều; hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.. - Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA Câu 1: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta. Trả lời Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta: a) Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. + Địa hình xâm thực mạnh còn biểu hiện là những hiện tượng đất trượt, đá lở, các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. + Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. b) Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có 2360 sông. Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. - Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Câu 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào? Trả lời Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên: a) Đất - Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. - Đất dễ bị thoái hoá: là hệ quả của khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) Sinh vật - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, vẹt, vượn, nai, hoẵng ... Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. Câu 3: Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống? Trả lời a) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Nền nhiệt ẩm cao khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ TV trên đất trồng bằng mô hình nông – lâm kết hợp. - Mặt khác, hoạt động của gió mùa với tính chất thường trong chế độ nhiệt ẩm cũng gây không ít trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Đó là một mùa mưa thừa nước và một mùa khô thiếu nước; năm rét sớm, năm rét muộn; năm úng ngập, năm hạn hán; nơi này chống úng, nơi khác lại chống hạn. - Tính không ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết còn gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp. b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. c) Tuy nhiên các khó khăn, trở ngại cũng không ít - Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác...chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. - Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. - Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất và thiệt hại về người và tài sản. - Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng ... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.. - Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. Bài 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG Câu 1: Qua bảng số liệu, bản đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên. Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh Đơn vị: oC t0TB Biên độ Biên độ t0TB t0TB t0 tối thấp t0 tối cao 0 Địa điểm tháng t0TB t tuyệt đối năm tháng lạnh tuyệt đối tuyệt đối nóng Hà Nội 16,4 28,9 23,5 12,5 2,7 42,8 40,1 0 (21 01B) (tháng 1) (tháng 7) TP.Hồ 25,8 28,9 Chí Minh 27,1 3,1 13,8 40,0 26,2 (tháng 12) (tháng 4) (10047B) Trả lời Nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa * Ở Hà Nội - Có 3 tháng lạnh nhiệt độ dưới 18oC; nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (16oC), nhiệt độ tối thấp 2,7oC; có 5 tháng nóng (từ tháng 5 đến tháng 9), nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 (28,9oC), nhiệt độ tối cao lên tới 42,80C. Biên độ nhiệt cao (12,5oC) gấp khoảng 4 lần biên độ nhiệt của TP.Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa mùa mưa là 1421,7mm. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, tổng lượng mưa mùa khô là 245,5mm. Như vậy, khí hậu Hà Nội có sự phân mùa rất rõ rệt, đó là mùa đông và mùa hè. Mùa đông lạnh, không quá khô, có tới 2 tháng nhiệt độ dưới 18oC. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào cuối mùa đông không khí lạnh đi qua biển gây nên hiện tượng mưa phùn nên Hà Nội không có tháng hạn. Mùa hè Hà Nội có mưa nhiều vì đón gió đông nam từ biển thổi vào gây mưa lớn. * Ở TP.Hồ Chí Minh - Không có tháng lạnh, có 12 tháng nóng, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 12 nhiệt độ trung bình đạt 25,8oC; nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4 đạt 28,9oC tháng 4. Biên độ thấp hơn so với Hà Nội là: 3,1oC. Sự chênh lệch giữa giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp của vùng nhỏ hơn so với Hà Nội. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa là 1803,9mm. - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, có tới 2 tháng khô và 3 tháng hạn. Như vậy, khí hậu TP.Hồ Chí Minh có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ nóng quanh năm, mưa nhiều, do TP.Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, chịu ảnh hưởng của tín phong bán cầu Bắc. Câu 2: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía nam nước ta. Trả lời a) Phần lãnh thổ phía bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. - Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25oC, có mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ < 18oC. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. - Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới như dẻ, re; các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có lông dày như gấu, chồn ... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới. b) Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 140B trở vào. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo. + Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam. + Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Đông vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo... + Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu ... Câu 3: Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây. Trả lời Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt. a) Vùng biển và thềm lục địa - Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và có khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ. - Khí hậu biển Đông của nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào. Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa. b) Vùng đồng bằng ven biển Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông. - Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như ở các đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. - Nơi có đồi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu như dải đồng bằng Nam Trung Bộ. - Các dạng hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này. c) Vùng đồi núi Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ví dụ: + Ở vùng núi thấp Đông Bắc mùa đông lạnh đến sớm. + Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Bài 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG Câu 1: Dựa vào bản đồ đất, thực vật và động vật trong Atlat Địa lý Việt Nam, điền vào bảng theo mẫu sau: Trả lời Các nhóm đất và loại đất chính Nơi phân bố tập trung - Nhóm đất phù sa: Các đồng bằng ven biển, và rải rác ở một số khu vực miền núi. + Đất xám: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Đất phù sa: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ven sông + Đất phèn: Tiền và sông Hậu. + Đất mặn: Ven biển phía nam, tây nam của Đồng bằng sông Cửu Long. + Đất cát ven biển Ven biển phía đông của đồng bằng sông Cửu Long. Duyên hải miền Trung - Nhóm đất feralit Khu vực đồi núi và cao nguyên + Đất feralit trên đá bazan: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ + Đất feralit trên đá vôi: Trung du và miền núi Bắc Bộ + Đất feralit trên các loại đá khác Khu vực miền núi và cao nguyên. Câu 2: Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu. Trả lời Tên đai cao Độ cao Địa điểm khí hậu Các hệ sinh thái chính Đai nhiệt đới Dưới 600-700m Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chân nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên lá rộng thường xanh. núi 25oC). Độ ẩm thay đối tuỳ nơi từ + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm. gió mùa Đai cận nhiệt Độ cao 600-700m Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá đới gió mùa lên đến 2600m nhiệt độ trên 250C, tổng nhiệt độ rộng và lá kim phát triển trên đất trên núi năm trên 4500oC, mưa nhiều hơn, độ feralit có mùn ẩm tăng Đai ôn đới gió 2600m trở lên Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới Hệ sinh thái cận nhiệt, ôn đới mùa trên núi với tổng nhiệt độ năm dưới 4500oC, quanh năm rét dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 50C Câu 3: Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền. Trả lời a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Ranh giới: dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam Đồng bằng Bắc Bộ. - Đặc điểm: + Địa hình đồ núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, hệ thống sông lớn với đồng bằng mở rộng. + Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh. + Sự hạ thấp đai cao á nhiệt đới và sự xâm nhập của các loài cây á nhiệt đới trong th.phần thực vật rừng. + Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của mỗi miền. b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Ranh giới: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. - Đặc điểm: + Địa hình núi cao xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. + Sự suy yếu và giảm sút của gió mùa đông bắc..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương nam. + Tác động của bức chắn Trường Sơn với hai mùa gió nghịch: hướng đông bắc và tây nam, đã làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và tạo điều kiện cho gió tây khô nóng ở đồng bằng Bắc Trung Bộ. c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Ranh giới: từ dãy Bạch Mã trở vào nam. - Đặc Điểm: + Cấu trúc địa chất, địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. + Khí hậu á xích đạo, thể hiện ở nền nhiệt, ở độ cao lên tới 1000m của đai rừng nhiệt đới chân núi với ưu thế thành phần động, thực vật nhiệt đới và chế độ hai mùa (mùa mưa và mùa khô) biểu hiện rõ rệt. Bài 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 1. Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh vật. Trả lời. Tài nguyên rừng. Đa dạng sinh vật. - Số lượng: Diện tích rừng có nhiều - Trong 14500 loài thực vật có 500 loài đang bị biến động: từ năm 1943 – 1983 mất dần, trong đó có 100 loài quý hiếm có nguy giảm mạnh , từ năm 1983 – 2005 có cơ tuyệt chủng. xu hướng tăng lên. - Chất lượng: chất lượng thấp, 70% - Trong 300 loài thú có 96 loài đang bị mất dần, rừng nghèo và rừng mới phục hồi trong đó có 62 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt Sự suy giảm chủng. - Trong 830 loài chim có 57 loài đang bị mất dần, trong đó có 29 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. - Bò sát, lưỡng cư, cá cũng bị suy giảm nhanh chóng.. Biện Pháp. - Đối với rừng phòng hộ: có kế - Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và khu bảo hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi tồn thiên nhiên. Hệ thống vườn Quốc gia và Khu dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng càng trên đất trồng đồi trọc. được mở rộng. - Đố với rừng đặc dụng: bảo vệ + Ban hành “Sách đỏ Việt Nam” với số lượng cảnh quan đa dạng sinh học của các loài chim, thú, cá, động vật không xương sống vườn quốc gia, khu dự trữ thiên được quy định bảo vệ. nhiên về rừng và khu bảo tồn các - Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. loài. - Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, quan tâm tới độ phì và chất lượng đất rừng.. Câu 2: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Trả lời 1. Suy thoái tài nguyên đất + Năm 1943 diện tích đất hoang đồi trọc mới có 2 triệu ha, năm 1983 tăng lên 13,8 triệu ha. Hiện nay diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái còn rất lớn (5,35 triệu ha năm 2006). + Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai). 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Đối với đất vùng đồi núi Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư. - Đối với đất nông nghiệp Do diện tích ít nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mỡ rộng diện tích. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, gây hoá. Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp... Câu 3. Nêu các loại tài nguyên khác cần sử dụng hợp lí và bảo vệ Trả lời - Quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. - Sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, ven biển để tránh làm nghèo các hệ sinh thái và làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch. - Chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trừơng nước nhất là ở trong các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đông dân và một số vùng ven sông, ven biển. - Các chất thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lí đổ thẳng ra sông gây ô nhiễm nước. - Lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hoá chất dư thừa trong sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiều khu vực chứa nước ở nông thôn. - Bảo vệ tài nguyên môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên môi trường hợp lí, lâu dài và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. Bài 15 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Câu 1 .Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Trả lời Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bảo lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết khí hậu. - Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu CN, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Đây là hai vấn đề được xác định là quan trọng nhất nước ta là vì chúng là hai khía cạnh cơ bản của môi trường sống, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Câu 2 . Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão. Trả lời 1. Thời gian hoạt động - Thời gian bão ở nước ta thường từ tháng 7 , kết thúc vào tháng 11. - Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. - Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng 9 , sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% tổng số cơn bão trong toàn mùa. - Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão. - Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta. Năm bão nhiều có từ 8 – 10 cơn bão, năm bão ít chỉ có 1 – 2 cơn bão. 2. Hậu quả của bão và biện pháp phòng chống a) Hậu quả - Ở vùng trung tâm bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. - Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 – 10m có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 – 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. - Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. - Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... b) Biện pháp phòng tránh - Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão. - Khi báo chuẩn bị có bão, các tàu thuyền trên biển phải gấp rút tránh xa tr.tâm bão hoặc trở về đất liền. - Vùng ven biển phải củng cố công trình đê biển..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. - Chống bão phải kết hợp vơí chống lụt úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi. Câu 3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt , lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào? Trả lời Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán và các giải pháp để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này ở nước ta a) Ngập lụt: - Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long. - Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, các công trình ngăn mặn. b) Lũ quét: - Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi ở địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. - Biện pháp: + Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lí sử dụng đất đai hợp lý. + Thực thi các biện pháp kỹ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất. c) Hạn hán: - Miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng. - Miền Nam: mùa khô khắc nghiệt hơn thời kỳ khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. - Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thuỷ lợi hợp lý. Những khu vực thường xảy ra động đất ở nước ta: - Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, khu vực Đông Bắc, khu vực miền Trung ít động đất hơn, Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. - Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ. Câu 4: Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trả lời Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm các nhiệm vụ: - Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa q.định đến đời sống con người. - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen và các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống của con người.. - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định d.số ở mức cân = với khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên. BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ CỦA NƯỚC TA Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Trả lời Tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nước ta thể hiện qua hai khía cạnh: a) Thuận lợi - Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động. - Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật. b) Khó khăn - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3-4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. - Đối với việc phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. + GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển y tế, văn hoá, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với tài nguyên môi trường: + Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ. Trả lời Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do: - Quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng. Ví dụ minh hoạ: Năm Tổng số dân (triệu Tỉ lệ gia tăng dân số người) (%) 2000 77635,4 1,36 2001 78685,8 1,35 2002 79727,4 1,32 2003 80902,4 1,47 2004 82031,7 1,40 2005 83106,3 1,31 2006 84155,8 1,26 2007 85195,0 1,23 Câu 3: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Trả lời Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí do: - Mật độ dân số TB ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. + Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. + Ngay trong một vùng dân cư cũng có sự phân bố không hợp lí. + Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn năm 2006 là tỉ lệ dân thành thị là 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%. - Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. + Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. + Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. + Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. + Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo để người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp. + Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Câu 1: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trả lời a) Thế mạnh - Số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. - Chất lượng: + Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ. + Chất lượng l.động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển VH, GD và y tế. b) Hạn chế - Lao động của nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. - Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. - Lao động phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vùng núi và cao nguyên nhìn chung còn thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật. Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến hiện nay về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta. Trả lời Cơ cấu lao động trong ngành KT quốc dân của nước ta có sự chuyển dịch nhưng nhìn chung còn chậm. - Trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp: Tỉ lệ lao động có xu hướng giảm dần từ 63,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 5,8%). Nhìn chung tỉ lệ giảm này là tương đối chậm. - Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỉ lệ lao động thấp và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005. - Khu vực dịch vụ: tỉ lệ lao động tập trung còn khiêm tốn. Tỉ lệ này đang có xu hướng tăng lên nhưng nhìn chung cón rất chậm. Câu 3: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng. Trả lời Những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thut công nghiệp ...), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo theo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tạo việc làm hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi.. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Bài 18: ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM Câu 1: Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta. Trả lời - Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp: + Từ thế kỉ III trước Công nguyên và trong suốt thời kì phong kiến, ở nước ta chỉ hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ... + Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ... + Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. + Từ năm 1954 đến năm 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền nam, chính quyền Sài Gòn đã từng “đô thị hoá” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá bị chững lại. + Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi XH) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong KV và trên W. - Tỉ lệ dân thành thị tăng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Năm 1990 dân số thành thị nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9%. + Tuy nhiên, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực. - Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng + Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số lượng đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long). + Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất ở nước ta. Câu 2: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển KT-XH? Trả lời - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng; 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội ... Bài 20 : CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1:Tại sao có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta? Trả lời: Tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta là do: -Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, vì vậy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới -Tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu -Tăng trưởng GDP nhanh sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế nha và bền vững sẽ nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Trong những năm thực hiện Đổi mới , nền KT nước ta tăng trưởng nhanh như thế nào? Nguyên nhân? -Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo; đưa GDP bình quân đầu người của nước ta lên ngang với tầm khu vực và thế giới. Câu 2: Trong những năm thực hiện đổi mơí nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh như thế nào? Nguyên nhân. Trả lời: -Trong những năm thực hiện đổi mới nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh và ổn định -Từ 1990-2005 GDP tăng lien tục, trung bình 7,2%/năm.Việt nam đứng vào hàng ngữ các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực Châu Á. -Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,44% đứng đầu khu vực Đông Nam Á. -Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta có sự khác biệt giữa các năm và các giai đoạn. -Trong những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính tầm trọng, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút nhanh nhưng VN vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định và tương đối cao . -Cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đều đạt được những thành tựu to lớn. +Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình gần 4%/năm, không những giải quyết vững chắt vấn đề lương thực trong nước mà trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh. +CN đi dần vào phát triển ổn định, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.  Nguyên nhân: -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. -Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nhiều loại có giá trị cao. -Có nguồn lao động đông và rẻ, trình độ không ngừng được nâng lên. -Năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Câu 1: Đặc điểm cơ bản của nền NN nước ta như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trả lời Kinh tế nông nghiệp nông thôn dựa chủ yếu vào nông – lâm – ngư nghiệp, thể hiện ở tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm - thủy sản rất cao, trong khi các hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn thấp. - Cơ câú nông thôn theo ngành sản xuất đang có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng hộ nông – lâm- thủy sản, tăng tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng , dịch vụ và hộ khác (dẫn chứng) - Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính còn chậm, thể hiện ở tỷ trọng hộ nông – lâm - thủy sản năm 2006 còn chiếm trên 2/3 tổng số hộ SX kinh doanh ở nông thôn. Câu 2: Nền nông nghiệp nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì?. Hãy cho thí dụ chứng minh nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Trả lời 1. Thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới a. Thuận lợi - Chế độ nhiêt ẩm phong phú cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm - Có thể áp dụng các phương thức canh tác xen canh, tăng vụ, gối vụ… - Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là lúa nước và cây công nghiệp: café, cao su, hồ tiêu, điều… - Khí hậu nước ta lại có sự phân hóa theo mùa, theo chiều bắc – nam và theo độ cao địa hình tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng. b. Khó khăn - Tính bếp bênh của nông nghiệp nhiệt đới. - Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra : lũ lụt, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới… - Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi. - Tính mùa vụ khắt ke trong sản xuất nông nghiệp. 2 Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bảo lụt hay hạn hán. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. - Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trên cả nước nhờ thế mà hiệu quả sản xuất NN ngày càng tăng. - Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp nhiệt đới: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị Câu 3: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp tự cấp tự túc cổ truyền với nền nông nghiệp hang hóa hiện đại Trả lời Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hiện đại - Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều lao động. - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều mày móc - Năng suất lao động thấp - Năng suất lao động cao - Sản xuất tự cấp, tự túc, đa canh là chính - Sản xuất hang hóa, chuyên môn hóa, lien kết nông – công nghiệp - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng - Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận. Bài 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Câu 1: Dựa vào hình 22.1, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch của ngành này. Trả lời Cơ cấu ngành trồng trọt và sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt nước ta thời gian qua. - Về cơ cấu + Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cây lương thực luôn chiếm tỷ trọng cao nhất , gần 2/3 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. + Tiếp đến là cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu, còn các loại cây khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. - Về chuyển dịch cơ cấu:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Những nhóm cây có tỷ trọng tăng là: cây công nghiệp, rau,đậu, trong đó cây công nghiệp tăng nhanh nhất từ 13,5 lên 23,7%. + Những cây có tỷ trọng giảm là cây lương thực, cây ăn quả và cây khác. Trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất., từ 67,1% xuống 59,2% Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, góp phần phát huy các thế mạnh của nước ta và chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hang hóa. Câu 2: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta. Trả lời a. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn. - Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cấy công nghiệp: đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. - Nguồn lao động dồi dào,có nhiều kinh nghiệm. - Mạng lưói công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. - Nhu cầu của thị trường còn rất lớn. - Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. b. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Cung cấp các mặt hang cho xuất khẩu. Hiện nay nước ta là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu café, hồ tiêu, điều. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hang xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn. Bài 24 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP Câu 1: Dựa vào bảng 24.2 nêu rõ những điều kiện nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi tôm cá lớn nhất nước ta? Trả lời - Đây là vùng có diện tích mặt nước dung để nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất. Bao gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Năm 2005, diện tích nước nuôi trồng thuỷ sản của toàn vùng là 680,2 nghìn ha,chiếm tới 71,4% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. - Đối tượng nuôi trồng rất đa dạng: tôm cá, các giống đặc sản. - Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thuỷ sản từ lâu đời. Người dân có nhiều truyền thống và kinh nghiệm. Sự năng động trong cơ chế thị trường. - Hàng năm khi mùa lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn, tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển. - Các dịch vụ nuôi trồng: dịch vụ về giống, về thức ăn, về phòng trừ dịch bệnh đều phát triển. - Công nghiệp chế bíên thuỷ sản ngày càng phát triển. - Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Nhu cầu của thị trường lớn. Câu 2: Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển, hoạt động khai thác thuỷ sản theo mẫu ở nước ta ? Trả lời Điều kiện Thuận lợi Khó khăn Nguồn lợi và - Đường bờ biển dài 3.260km, diện tích mặt biển rộng lớn Biển đông lắm thiên tai: điều kiện đánh bắt (1 triệu km2). bão, áp thấp, gió mùa - tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác đông bắc hang năm khoảng 1,9 triệu tấn. - Chủng loại thuỷ sản phong phú trong đó có nhiều loài có giá trị cao như cá chim, cá thu, cá nụ, cá dé, tôm hùm, mực nang, mực ống… - Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Haỉ phòng, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận,.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoàng sa - Trường Sa, Cà Mau – Kiên Giang. - Có nhiều điều kiện thuận lợi trong xây dựng cảng cá. Dân cư và nguồn Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm Chưa quen với việc sử lao động trong khai thác thuỷ sản. dụng các thiết bị hiện đại Cơ sở vật chất kỹ Đã và đang được nâng cấp: phương tiện đánh bắt, hệ thống thuật cảng cá, công nghiệp chế biến. Chính sách khuyến ngư và sự đầu tư của nhà nước, chương Đường lối chính trình đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư sách dân. - Trong nước với dân số đông và mức sống ngày càng được nâng cao. Thị trường - Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, hình thành các thị trường trọng điểm như Chaâ Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản Câu 3: Nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay. Trả lời 1.Vai trò Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi,lại có rừng ngập mặn ven biển, vì thế rừng không chỉ đơn thuần có ý nghĩa kinh tế mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng làmcho ý nghĩa kinh tế của lâm nghiệp vượt qua giá trị các loại gỗ, lâm sản bán được. 2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đang bị suy thoái. a. Biến động diện tích rừng ở nước ta thời kỳ 1943-2005 Năm Tổng diện tích rừng Tỷ lệ che phủ (%) (triệu ha) 1943 14.3 43,8 1975 9,6 29,1 1983 7,2 22,0 1990 7,2 22,0 1999 10,9 33,2 2005 12,4 37,7 b. Phân loại rừng - Rừng phòng hộ: (gần 7 triệu ha),có ý nghĩa quan trọng đối với môi sinh,điều hoà nguồn nước,chống lũ,chống xói mòn. Dọc ven biển miền trung có rừng phi lao chắn cát bay. Ven biển đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có dải rừng chăn sóng. - Rừng đặc dụng: đó là các loại rừng quốc gia như Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên…các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hoá lịch sử và môi trường. - Rừng kinh doanh,sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế. 3. Sự phát triển và phân bổ ngành lâm nghiệp Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác vàchế biến gỗ, lâm sản. a. Ngành trồng rừng - Cả nước có khoảng2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.Riêng năm 2005, cả nước trồng được 184,5 nghìn ha rừng trồng tập trung. - Chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy, rừng làm gỗ trụ nhỏ,thông, nhựa. b. Khai thác chế biến gỗ và lâm sản - Mỗi năm nước ta khai thác khoảng 2.5 triệu m2 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ quan trọng là: gỗ tròn,gỗ xẻ, ván sàn,đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. - Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa,xẻ gỗ. - Công nghiệp bột giấy phát triển với sự giúp đỡ của Thuỷ Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ),liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 1: hãy lấy ví dụ chứng minh các điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thỗ nông nghiệp,còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hoá đó. Trả lời 1. Điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thỗ nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu) - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu,chưa phát triển,sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn. Ví dụ: + Nước ta có 2 nhóm đất chính đó là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng.Đây là cơ sở đểhình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực thực phẩm ỏ đồng bằng. + Khí hậu nước ta phấn hoá đa dạng về cơ cấu cây trồng và có ự khác nhau trong hướng chuyên môn hoá giữa các vùng. Ở Đôgn Nam bộ chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới còn Trung du miền núi Bắc bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. + Nước ta cso khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước. 2. Nhân tố kinh tế xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hoá đó - Là nhân tố tạo nên sự phân hoá trên thực tế sản xuất của các vùng. - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta. - Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển (làm tăng hoặc giảm ) từ đó làm thay đổi trong phân bố sản xuất. - Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì sự tác động càng mạnh, chuyển bíên càng rõ nét. - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối chính sách,đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp hàng hoá.Điển hình như vùng Đông bằng sông Cửu Long hay Tây nguyên. Câu 2: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa: - Trung du và miền núi Bắc bộ với Tây Nguyên. - Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long - Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó. Trả lời 1. Sự khác biệt giữa chuyên môn hoá của Trung du và miền núi Bắc bộ với Tây nguyên - Tây nguyên chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu nămcủa vùng cận xích đạo (café, cao su, hồ tiêu) ngoài ra còn trồng chè là cây cận nhiệt đới ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu. - Trung du và miền núi Bắc bộ chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè,trâu, sở,hồi,quế)Cây công nghiệp ngắn ngày : đạu tương,lạc thuốc lá,cây dược liệu, cây ăn quả… chăn nuôi trâu bò lấy thịt lấy sữa và lợn. Ngoài ra còn khác biệt về quy mô.Mặc dù đều trồng chè nhưng diện tích chè ở Trung du và miền núi Bắc bộ lớn hơn.Chăn nuôi ở Trung du và miền núi Bắc bộ cũng phát triển hơn. 2. Sự khác biệt giữa chuyên môn hoá giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. - Đông bằng sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng đặc biệt rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây…) chăn nuôi lợn,gia cầm. - Đông bằng sông cửu Long chủ yếu là cây trồng gốc nhịêt đới, chiếm ưu thế về chăn nuôi thuỷ sản nước mặn,nước lợ, nước ngọt, chăn nuôi vịt… - Cùng là trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với đồng bằng sông Hồng. 3. Nguyên nhân Là do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hoá của yếu tố khí hậu. Câu 3: tại sao sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội. Trả lời a.Khai thác các lợi thế của nước ta: Có nhiều loại đất, khí hậu thuận lợi và phân hoá đa dạng - Nguồn lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều chủ trương đún đắn của nhà nước. b.Việc phát triển các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến có ý nghĩa to lớn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Gắn chặt vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến trước hết nhằm mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp để từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp. - Nhằm mục đích thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa nông thôn xích lại gần thành thị - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến,giảm thời gian vận chuyển. - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân. - thu hút lao động,tạo thêm việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. - Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển nông – lâm nghiệp kết hợp,trong đó sản xuất nông nghiệp với mục đích là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,còn công nghiệp chế biến là thị trường tiêu thụ tại chỗ,kích thích nông nghiệp phát triển. Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1: chứng minh rằng cơ câú ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng Trả lời Theo cách phân loại hiện nay,nước ta có tới 29 ngành công nghiệp được chia làm 3 nhóm: + Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) như; khai thác than, khai thác khí và dầu thô, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác. + Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) tiêu biểu như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm bằng da,giả da,sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất máy móc thiết bị,sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính, sản xuất thiết bị điện,sản xuất radio,tivi và thiết bị truyền thông. + Nhóm ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). * Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp (SGK) Câu 2: Tại sao cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta có sự chuyển dịch. Trả lời Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả tác động của nhiều nhân tố: - Đường lối phát triển công nghiệp,đặc biệt là đường lối công nghiệp hoá,hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay. - Chịu sự tác động của nhân tố thị trường.Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó sẽ làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm. - Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. - Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới như nước ta. Câu 3 Chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ.Tại sao lại có sự phân hoá đó. Trả lời a.Công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ - Những khu vực có mức độ tập trung cao là đồng bằng sông hồng và vùng phụ cận, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hoá khác nhau từ Hà Nội toả ra các hướng. - Khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên Hải miền Trung vơíamotj số trunh tâm công nghiệp như Đà Nẵng, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang… - Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp là Tây nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp . b. Nguyên nhân của sự phân hoá đó. -Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với: + Có vị trí địa lí thuậnlợi . + Tài nguyên thiên nhiên phong phú ; đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. + Nguồn lao động và có tay nghề cao. + Thị trường rộng lớn + kết cấu hạ tầng tốt (đạc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước) - Ngược lại những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CN TRỌNG ĐIỂM Câu 1: Lập sơ đồ cơ cấu ngành Cn năng lượng và phân tích vai trò của ngành này đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta? Trả lời a.Sơ đồ cơ cấu ngành CN nước ta CN NĂNG LƯỢNG CN khai thác nguyên, nhiên liệu CN điện lực Khai thác dầu khí Khai thác than Thủy điện Nhiệt điện Các nguồn điện khác b. Vai trò của ngành CN năng lượng - Là động lực cho các ngành kinh tế, là hạ tầng quan trong nhất trong toàn bộ hạ tầng sản xuất. -Thúc đẩy sự phát triển của các ngành Cn khác : CN cơ khí, hóa chất,, sản xuất vật liệu xây dựng. -Cn năng lượng cũng thu hút những ngành CN sử dụng nhiều năng lượng : luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… -Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân , nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế , kỹ thuật văn hóa của một quốc gia. Câu 2: Tại sao CN năng lượng lại là ngành CN trọng điểm của nước ta? Trả lời CN năng lượng lại là ngành CN trọng điểm của nước ta vì: Có thế mạnh lâu dài: -Cơ sở nguồn nguyên liệu phong phú và vững chắc: + Than: trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, có giá trị nhất là than antraxit phân bố ở Quảng Ninh ( 3 tỉ tấn) ngoài ra còn có than nâu, than bùn, than mỡ,… + Dầu khí: Trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu và 300 tỉ m3 khí + Thủy năng: nguồn thủy năng lớn khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai. -Thị trường tiêu thụ rộng lớn + Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế +Phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân. Mang lại hiệu quả cao: + Kinh tế: Đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH hiện đại hóa đất nước.Năm 2005 xuất khẩu dầu thô đạt 7,4 tỉ USD + Xã hội: nâng cao đời sống nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa + Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tác động mạnh mẽ tới các ngành khác Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kỹ thuật-công nghệ, chất lượng sản phẩm. Câu 3: Hãy cho biết các nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta và giải thích sự p.ố của chúng?( atlat ) Trả lời a/ Các nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta: -Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà với công suất 1920MW -Thủy điện Yaly trên sông Xexan với công suất 720MW -Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai với công suất 400MW -Thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi trên sông La Ngà với công suất 470 MW -Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta với công suất 2400MW trên sông Đà. b/ Giải thích sự phân bố: -Các nhà máy thủy điện nước ta đều phân bố trên các dòng sông có độ dốc lớn , có nguồn nước dồi dào -Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> +Hệ thống sông Hồng mà chủ yếu là sông Đà, riêng sông Đà chiếm 19% tiềm năng thủy điện của cả nước +Hệ thống sông Xê xan và Xêpôk +Hệ thống sông Đồng Nai với các phụ lưu như: Sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé Câu 4: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam hãy nhận xét về sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng? Trả lời: -CN năng lượng của nước ta phân bố khá rộng rãi trong cả nước , song tập trung nhất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. -Sự phân bố của từng ngành trong ngành CN năng lượng mang những đặc điểm riêng: + CN nhiệt điện chủ yếu phân bố ở những vùng giàu khoáng sản than và dầu khí: Trung du và miền núi Bắc Bộ ( than), Đông Nam Bộ ( dầu khí) hoặc những vùng có nhu cầu tiêu thụ điện lớn. +Cn thủy điện phân bố dọc theo các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn như sông Đà ( thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La) sông Xê xan ( Thủy điện Yali, thủy điện Xê xan 3, Xê xan 4,…), sông Đồng Nai ( Hàm Thuận- Đa Mi, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn,…) Như vậy các nhà máy thủy điện ở nước ta tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. + CN khai thác than chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh +CN khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ -Có mối quan hệ trong sự phân bố các cơ sở khai thác nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng. Câu 5: Hãy giải thích vì sao CN chế biến lương thực thực phẩm là ngành CN trọng điểm của nước ta hiện nay? Trả lời: CN chế biến lương thực thực phẩm là ngành CN trọng điểm của nước ta hiện nay vì: -Có thế mạnh lâu dài: +Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt ( cây lương thực, cây CN, rau quả…)nguyên liệu từ ngành chăn nuôi, nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản… +Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước là thị trường của hơn 80 triệu dân với mức sống ngày càng cao, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng với nhu cầu rất lớn. +Cơ sở vật chất kĩ thuật khã phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy,… -Đem lại hiệu quả cao: +Về mặt kinh tế: CN chế biến lương thực thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít , thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành CN của nước ta. Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt 1,4 tỉ USD, 885 nghìn tấn cà phê đạt 725 triệu USD và 2,8 tỉ USD từ thủy sản. + Về mặt xã hội: Góp phần giải quyết việc làm nâng cao đời sống Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn. -Tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác +Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, gia súc lớn +Đẩy mạnh sự phát triển các ngành CN sản xuất hàng tiêu dung Câu 6: Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển CN chế biến lương thực thực phẩm? Trả lời: Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú -Từ ngành trồng trọt +Lương thực ( năm 2005) Diện tích cây lương thực 8,4 triệu ha, trong đó 7,3 triệu ha là lúa.Sản lượng lương thực 39,5 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn.Sản lượng ngô 3,8 triệu tấn.Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xây xát +Cây Cn hàng năm: Mía : diện tích 266 nghìn ha và sản lượng là 14,7 triệu tấn , Lạc với diện tích là 270 nghìn ha và sản lượng đạt 484 nghìn tấn, Đậu tương với diện tích : 203 nghìn ha và sản lượng 292 vạn tấn.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> +Cây CN lâu năm: Chè búp: với diện tích upload.123doc.net nghìn ha và sản lượng đạt 534 nghìn tấn Cà phê: diện tích 491 nghìn ha, sản lượng 768 nghìn tấn Điều: 328 nghìn ha và 332 nghìn tấn Dừa: 132 nghìn ha và 972 nghìn tấn  Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm ( chè, đường, cà phê, dầu thực vật,…) +Rau và cây ăn quả: là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, hoa quả,.. -Từ ngành chăn nuôi: + Đàn gia súc, gia cầm khá đông: đàn lợn 27,4 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, gia cầm 220 triệu con ( 2005)  Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ,… -Từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: +Nước ta có vùng biển rộng lớn 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260 km, nhiều ngư trường cá lớn, phong phú về số loài cá tôm,… + Năm 2005 cả nước có 959 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản +Sản lượng thủy sản năm 2005 là 3433 nghìn tấn trong đó thủy sản khai thác biển là 1995 nghìn tấn và nuôi trồng là : 1437 nghìn tấn  Là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho CN chế biến thủy hải sản. -Có nguồn lao động đông với giá rẻ thích hợp cho việc hoạt động trong các cơ sở sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. -Thị trường tiêu thụ rộng lớn: + Trong nước: dân đông, mức sống ngày càng cao +Thế giới: Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng : gạo, cà phê, điều, chè, cá basa, tôm đông lạnh,…) của nước ta đã có mặt trên thị trường khó tính: EU, Hoa Kì, Nhật Bản. -Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển + Nhiều cơ sở chế biến nông lâm thủy sản đã xuất hiện với công nghệ hiện đại +Phân bố ở các thành phố lớn, đông dân và các vùng nguyên liệu -Đảng và nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy ngành CN này phát triển. Câu 7: phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố. Trả lời: a. Cơ sở nguyên liệu: - Cho chế biến sản phẩm trồng trọt là từ ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cả nguồn nguyên liệu ngoại nhập. - Cho chế biến sản phẩm chăn nuôi từ ngành chăn nuôi: thịt, sữa, da, long, trứng… - Cho chế biến thuỷ sản, hải sản với nguồn nguyên liệu từ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản :cá, tôm, mực… b. Tình hình sản xuất: Chế biến sản phẩm trồng trọt đứng đầu cả về sản lượng và gía trị; tiếp đến là chế biến thuỷ, hải sản; công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi còn chưa phát triển mạnh . c. Về phân bố: - Chế biến sản phẩm trồng trọt phân bố rộng khắp cả nước; gắn liền với nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, ngoài ra còn phân bố các đô thị, các thành phố lớn. - Chế bíen sản phẩm chăn nuôi phân bố các vùng chăn nuôi quy mô lớn như Ba Vì , Mộc Châu, Đức Trọng, và ngoại thánh các thành phố lớn. - Chế biến thuỷ, hải sản phân bố dọc ven biển, tập trung nhất là Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 8: Dựa vào hình 37.1, hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của công nghiệp dệt. ( Bài tập) Trả lời: - Nhìn chung công nghiệp dệt của nước ta tăng trưởng chậm . - Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm không đều + Ngành công nghiệp dệt sợi tăng khá nhanh và ổn định. Từ năm 1990 đến năm 2005, sản lượng sợi tăng gấp 4,5 lần..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Công nghiệp dệt vải lụa lại tăng trưởng chậm và không ổn định, từ năm 1990 đến năm 2005, sản phẩm vải lụa tăng gấp gần 1,8 lần. riêng năm 1995, vải lụa sản xuất ra giảm thấp hơn năm 1990. - Tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ cũng khác nhau. Trước năm 1995, tốc độ tăng trưởng chậm, thậm chí còn giảm. nhưng từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đặc biệt là những năm gần đây (dẫn chứng). Câu 9: Tại sao trong những năm gần đây, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển mạnh mẽ? Trả lời: Sở dĩ ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ là do có nhiều điều kiện thuận lợi: a. Nguồn lao động dồi dào. - Dân đông (trên 80 triệu), nguồn lao động dồi dào (năm 2005 là 42,7 triệu). - Nhìn chung lao động có tay nghề, khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ tiên tiến nhất là đối với ngành hàng tiêu dung. - Gía công lao động rẻ hơn nhiều nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu . b. Thị trường tiêu thụ rộng lớn - Thị trường trong nước (dân số đông, mức sống ngày càng tăng, nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm của ngành hàng tiêu dùng). - Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Bên cạnh các thị trường truyền thống, sản phẩm của ngành này ngày càng thâm nhập vào các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… - Các sản phẩm hang công nghiệp tiêu dung của Việt Nam ngày càng được khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế. c. Nguồn nguyên liệu trong nước có ở mức độ nhất định. Đối với công nghiệp dệt: trên diện tiích trồng bong năm 2005 khoảng 22,6 nghìn ha, sản lượng bong đạt 28,9 nghìn tấn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sợi cho công nghiệp dệt còn hạn chế, vì điều kiện tự nhiên nước ta không thích hợp với việc phát triển cây bong, cây công nghiệp sản xuất sợi nhân tạo chưa phát triển. Phần lớn nguyên liệu sợi, vải phải nhập của nước ngoài. d. Cơ sở vật chất, kĩ thuật phát triển khá mạnh - Công nghiệp sản xuất hang tiêu dung tập trung hầu hết ở các thành phố đông dân (Hà Nội, PT Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng…) e. Ngoài ra, còn một số thuận lợi. - Nước ta đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Luôn đựơc Đảng và Nhà nước quan tâm Bài 28 : TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Câu 1: Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? Trả Lời: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giưaz các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định về sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Câu 2: So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta. Trả lời: Hình thức tổ chức Đặc điểm - Chỉ bao gồm 1- 2 xí nghiệp đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. - Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ. - Giữa chúng có mối quan hệ về sản xuất Điểm công - Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở Tây Nguyên, Tây Bắc..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nghiệp - Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõ rang, sử dụng chung một hạ tầng cơ sở. Khu công nghiệp - Các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được thưởng quy chế ưu đãi riêng. - Có ban quản lí và có sự phân cấp về quản lí cũng như về tổ chức quản lí . - Khu công nghiệp tập trung ở Đông Nam Bộ sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên Hải miền Trung. - Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. - Tập trung công nghiệp gắn liền với đo thị vừa và lớn. Trung tâm - Mỗi trung tâm công nghiệp có ngành chuyên môn hoá với vai trò hạt nhân. công nghiệp - Về quy mô có thể chia làm 3 loại + Quy mô lớn và rất lớn có ý nghĩa quốc gia (TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) + Quy mô trung bình, có ý nghĩa vùng (hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…) + Quy mô nhỏ, có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Vinh, Nha Trang…). Vùng công nghiệp. - Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất. - Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế… - Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh). - Có một số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt của vùng . - Sự chỉ đạo được thông qua các bộ chủ quản và các địa phương.. Câu 3: Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải miền Trung ? Trả lời: Đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc sản xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị. - Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước. - Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. - Các ngành kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác. -Ở đây có 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam. - Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loaị tài nguyên … Câu 4: Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp Trả lời: a. Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp. - Vùng1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.(14 tỉnh) - Vùng2: Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, (15 tỉnh, thành phố). - Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. (10 tỉnh, thnàh phố) - Vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng. (4 tỉnh). - Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đòng. (8 tỉnh, thành phố). - Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. (13 tỉnh, thành phố). b. Vùng công nghiệp có một số đặc điểm sau: - Các quy mô lãnh thổ lớn nhất trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhưng ranh giới không mangh tính pháp lí , và hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế… - Một số nhân tố tạo vùng tương đồng - Có một hoặc một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Thường có một trung tâm công nghiệp lớn mang tính chất tạo vùng và là hạt nhân cho sự phát triển của vùng..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Câu 5: Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minhvà Hà Nội là hai truing tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? Trả lời: Sở dĩ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì ở hai thành phố này hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp : Có vị trí địa lí thuận lợi: Hà Nội nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Hồng , trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong 3 đỉnh của tam giác tăng trưởng phía Bắc, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thuỷ điện. TP. Hồ Chí Minh lại nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế năng động và phồn vinh nhất cả nước, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm gần các tuyến giao thong quốc tế. - Là hai TP có số dân đông nhất, năm 2006 dân số của Hà Nội là 3,2 triệu người, TP. Hồ Chí Minh là 6,1 triệu người. Chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây cũng là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài - Các nguyên nhân khác: Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đối với Hà Nội thì đây còn là thủ đô của nước ta. Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GTVT VÀ TTLL Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trả lời: a. Vai trò của giao thông vận tải - Giao thông vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chấửân xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Giao thông vận tải tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, đồng thời phục vụ đắc lực cho đời sống của nhân dân. - Giao thông vận tải giống như các mạch máu trong cơ thể, tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động, đến sự thành bại trong kinh doanh - Giao thông vận tải tạo mối liên hệ kinh tế - xãhội giữa các vùng, các địa phương. Vì vậy, các dầu mối giao thông vận tải cũng đồng thời là các điểmtập trung dân cư, tập trung công nghiệp và dịch vụ. - Giao thông vận tải góp phần phát triển kinh tế, văn hoá xã hội các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng kinh tế đối ngoại. Giao thông vận tải được coi là một chỉ tiêu quan trọng để dánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, thì giao thông vận tải còn là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. b. Vai trò của thông tin liên lạc. Nếu ngành giao thông vận tải đảm nhận việc chuyên chở hành khách và hàng hoá thì ngành thông tin liên lạc đảm nhận sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Trong đời sống xã hội hiện đại không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc, thậm chí người ta coi nó như thước đo của nền văn minh. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá,làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng gia đình. Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển giao thông vận tải ở nước ta. Trả lời: 1. Thuận lợi: a. Vị Trí địa lí: Cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không trong nước và quốc tế - Nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á - Gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thaí Bình Dương. Đầu mút của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á. - Vị trí trung chuyển các tuyến hàng không quốc tế. b. Điều kiện tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Địa hình: + Địa hình kéo dài theo chiều Bắc – Nam. Ven biển là các đồng bằng chạy gần như liên tục. Do đó, có thể xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt, nối với Trung Quốc và Campuchia. + Hướng núi và hướng sông ở miền Bắc và miền Trung phần lớn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là điều kiện mở các tuyến đường bộ và đường sắt từ đồng bằng lên miền núi . - Khí hậu: Nhiệt đới nóng quanh năm nên giao thông có thể hoạt động suốt 12 tháng. - Thuỷ văn: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Những hệ thống sông có giá trị giao thông là hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt ở Đòng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ thuận lợi trong nước và quốc tế . c. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu săc tơisuwj phát triển của ngành giao thông vì các ngành kinh tế chính là khách hàng của giao thông. - Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nền kinh tế phát triển mạnh mẻ nên yêu cầu giao thông phải đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. - Cơ sở vật chất: Nước ta đã hình thành mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đwongf không trong nước và quốc tế tương đối hoàn chỉnh và đa dạng . - Đội ngũ công nhân ngành giao thông đã đảm đương nhiều công trình giao thông hiện đại . - Đường lối chính sách: Ưu tiên phát triển giao thông vận tải và, đổi mới cơ chế, nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông. 2. Khó khăn - Tuy nhiên, nước ta 3/4 địa hình là núi, cao nguyên, lại bị chia cắt mạnh nên xây dựng đường xá gặp nhiều khó khăn vì phải làm nhiều cầu cống, các đường hầm xuyên núi (riêng đường quốc lộ 1A dài 2000km, cứ 28km có một cầu, với chiều dài trung bình 37m) - Mùa mưa bão giao thông gặp nhiều khó khăn. - Thuỷ chế sông ngòi thất thường, mùa cạn và mùa lũ lượng nước sông chênh lệch gây khó khăn cho giao thông vận tải. - Cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ và tương đối lạc hậu Câu 3: Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu vận tải năm 2004 Loại hình vận tải Số lượng hành khách Khối lượng hàng hoá Vận chuyển Luân chuyển Vận Chuyển Luân chuyển Đường sắt 1,2 9,0 3,0 3,7 Đường bộ 84,4 64,5 66,3 14,1 Đường sông 13,9 7,0 20,0 7,0 Đường biển 0,1 0,3 10,6 74,9 Đường hàng không 0,5 ,19,2 0,1 0,3 Phân tích bảng số liệu trên , nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hoá phân theo loại hình vận tải ở nước ta. Trả lời: a. Về cơ cấu vận tải hành khách - Trong cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển thì đường bộ chiếm trên 4/5, tiếp đến là sông Hồng (13,9%) , các loại hình vận tải khác chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, thậm chí vận tải đường biển chỉ chiếm 0,1% sốlượng hành khách vận chuyển của các loại hình vận tải . - Trong cơ cấu số lượng hành khách luân chuyển, đường bộ vẫn chiếm tỉ trọng rất cao, nhưng cao không bằng số lượng hành khách vận chuyển, điều đó cho thấy cự ly vận chuyển của đường bộ thường ngắn . Khối lượng hành khách luân chuyển của ngành hàng không đứng ở vị trí thứ hai với 19, 25 (trong kho số lượng vận chuyển chỉ chiếm 0,5%) cho thấy cự ly vận chuyển của ngành vận tải hàng không dài. b. Về cơ cấu vận chuyển hàng hoá. - Về khối lượng vận chuyển, ngành vận tải đườngbộ đứng đầu với 66,3%, tiếp đến là vận tải đường sông và đường biển, còn khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không chỉ chiếmtỉ trọng rất nhỏ.Ngành hàng không chỉ chiếm 0,1% vì cước phí vận chuyển cao và chỉ chuyên chở được hàng có khối lượng nhỏ . - Về khối lượng luân chuyển thì ngành vận tải đường biển chiếm tơí 4/5 trong khi, đường bộ chỉ chiếm 14,1%. Điều đó nói lên cự ly vận chuyển của đường biển rất dài còn đường bộ có cự ly vận chuyển ngắn..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Các loại hình vận tải khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển; đường sông là 7,0%, đường sắt là 3,7%, đường hàng không chỉ chiếm 0,3%. Câu 4: hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông nước ta. Trả lời: a. Đặc điểm của ngành bưu chính - Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. - Mạng lưới phân bố chưa đều, ở miền núi, hải đảo còn chưa phát triển - Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao… b. Đặc điểm của ngành viễn thông - Phát triển với tốc đọ nhanh vượt bậc . - Luôn đón đầu các thành tựu kỹ thuật hiện đại - Phát triển rộng khắp trên toàn quốc . - Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển . Câu 5: Nêu vai trò và sự phát triển của ngành bưu chính ở nước ta. Trả lời : 1. Vai trò của ngành bưu chính - Rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. - Giúp cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước. - Tạo thuận lợi cho việc thống nhất quản lý trong cả nước. 2. Sự phát triển - Thành tựu: Phát triển mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới bưu chính Việt Nam hiện có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85km, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3km /điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện – văn hoá xã. - Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tín thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao… - Phương hướng: Trong thời gian tới sự phát triển theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm khu vực; bên cạnh các hoạt động công ích sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để bưu chính viễn thông trở thành ngành kinh doanh có hiệu quả. Câu 6: Tại sao có thể nói ngành viễn thông ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới và khu vực ? Trả lời: - Được đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ lạc hậu, các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp Nhà nước và một số cơ sở sản xuất. - Gần đây, viễn thông phát triển nhanh chóng với tốc độ trung bình trên 30%/năm. + Đến năm 2005, cả nước có gần 16 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Mạng điện thoại đã phủ khắp toàn quốc. + Các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng được ứng dụng rộng rãi. -Mạng lưới viễn thông ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển bao gồm cả mạng điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH Câu 1: Quan sát hình 31.2 (hình 43.2 NC), hãy nhận xét về việc thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005. Trả lời: - Nhìn chung qua tất cả các năm nước ta điều nhập siêu (giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu), chỉ trừ năm 1992 chúng ta xuất siêu nhưng giá trị lại rất nhỏ. - Cơ cấu có sự thay đổi qua các thời kỳ: + Trước năm 1992, tỉ trọng xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Năm 1992, lần đầu tiên xuất khẩu vượt nhập khẩu + Từ năm 1992 đến năm 1995, tỉ trọng xuất khẩu lại giảm và đến năm 1995 chỉ còn chiếm 40,1% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Tuy nhiên bản chất nhập siêu thời kỳ này khác thời kỳ trước, chủ yếu là.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> nhập máy móc thiết bị và nguyên liệu vật liệu để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và do các dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. + Sau năm 1995, tỉ trọng của xuất khẩu tăng lên, cho thấy nổ lực trong đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao. Câu 2: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng? Trả lời: Trong nền kinh tế thị trường thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng là do: - Thương mại là cầu nối sản xuất và tiêu dung. - Đối với các nhà sản xuất, thương mại có tác dụng đến việc tương ứng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, thiết bị máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. - Đối với người tiêu dùng, thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Chính vì thế, thương mại có vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội. - Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. - Thương mại, đặc biệt là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi… có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. - Thương mại thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. - Thúc đẩy toàn cầu hoá thong qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Câu 3: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Trả lời: - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh. Trước đây, hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta có quy mô nhỏ bé nhưng hiện nay, đã tăng lên rất nhanh. Nếu như tổng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta năm 1990chỉ đạt 5,2 tỉ USD, thì đến năm 2005 đã tăng lên 69,2 tỉ USD (tăng gấp 13,3 lần) - Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó, xuất khẩu tăng phần nhanh hơn nhập khẩu. Từ 1990 đến 2005, xuất khẩu tăng gấp 13, 5 lần còn nhập khẩu tăng gấp 13, 1 lần. - Cán cân xuất khẩu có sự thay đổi. trước đây, chúng ta nhập siêu là do nền kinh tế còn nhiều yếu kém, hiện nay, nhập siêu chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị để công nghiệp hoá, hiện đại hoá và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có sự thay đổi. + Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: giảm tỉ trọng của nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản. Tăng tỉ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. + Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Tăng tỉ trọng của nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỉ trọng của nhóm hàng tiêu dùng. - Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng, ngoài thị trường truyền thống trước đây , hiện nay đã hình thành những thị trường trọng điểm như châu Á, Tây Âu, Bắc Mĩ, các bạn hàng lớn nhất hiện nay của nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ - Cơ chế chính sách cũng có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành và địa phương, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật. Câu 4: Dựa vào hình 31.5 (hình 44.2NC), hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch của nước ta . Trả lời: a. Nhận xét. - Tất cả chỉ tiêu về thực trạng hoạt động du lịch đều có sự tăng trưởng. tuy nhiên, tốc độ tăng từ năm 1991 đến 2005 không giống nhau: + Khách nội địa tăng gấp 10,7 lần. + Khách quốc tế tăng gấp 11,7 lần + Doanh thu của ngành du lịch tăng gấp 37,9 lần. - Trong khi khách nội địa và doanh thu từ du lịch tăng đều thì lượng khách quốc tế biến động, số lượng khách quốc tế giảm từ 1,7 triệu năm 1997 xuống còn 1,5 triệu năm 1998, tuy nhiên, sau đó tiếp tục tăng lên. b. Giải thích. - Tất cả chỉ tiêu đều tăng là do: chính scáh đổi mới của Đảng ; nước ta có nhiều tiềm năng về du lịch; mức sống của dân cư ngày càng tăng thói quen đi du lịch của người dân; Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn với du khách quốc tế..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Doanh thu tăng nhanh nhất là do lượng khách tăng và chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng - Năm 1998, lượng du khách quốc tế giảm là do khủng hoảng xảy ra trong khu vực đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế của nước ta, kể cả du lịch. Câu 5: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. Trả lời: a. Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. - Về mặt địa hình: bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Cả nước có hơn 200 hang động cácxtơ, tiêu biểu và Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và “Hạ Long Cạn” ở Ninh Bình. Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có những bãi dài tới 15 – 18 km, tiêu biểu là ở Duyên Hải Nam Trung Bộ. - khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng tạo thuận lợi trong thu hút du khách. - Tài nguyên nước phong phú và có khả năng thu hút du khách, tiêu biểu là các hệ thống sông, các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Nước ta còn có vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách. - Tài nguyên sinh vật phong phú có hơn 30 vườn quốc gia và hàng trăm loài động vật hoang dã, thuỷ hải sản. b. Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú gắn với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. - Các di tích văn hoá - lịch sử, cả nước hiện có 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2,6 ngàn di tích được xếp hạng, tiêu biểu là Cố Đô Huế, phố Hội An, Di tích Mỹ Sơn cùng với không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Huế. - Các lễ hội diễn ra khắp nơi và suốt cả năm, trong đó tập trung nhất là sau tết cổ truyền. Tiêu biểu là lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng, Cầu Ngư, Ka tê… - Ngoài ra còn có các làng nghề, bản sắc riêng của các dân tộc, các loại hình văn hoá dân gian, ẩm thực… Câu 6: Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch ? Trả lời: a. khái niệm tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mản nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. b. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch. - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch - Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút khách - Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của khách du lịch. - Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến chi tiêu của khách - Tài nguyên du lịch tác động đến đối tượng du lịch. Thông thường, tài nguyên du lịch nhân văn thu hút nhiều hơn những du khách có trình độ học vấn cao. Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TDMNBB Câu 1: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc? Trả lời Việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc thể hiện qua các khía cạnh: a/ Về mặt kinh tế: Việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển, cung cấp cho cả nước nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản…cho thị trường trong nước và quốc tế. b/ Về mặt chính trị xã hội - Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm ½ số dân tộc ít người của cả nước và có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở đây sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa miền xuôi và miền ngược..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Kinh tế- xã hội của vùng còn chậm phát triển hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Do đó phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con dân tộc, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. - Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. - Có đường biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (quốc lộ 1A, 6, 18…), cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Tây Trang…) góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực. Câu 2: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng. Trả lời 1. Khả năng phát triển - Có diện tích đất feralit lớn phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, đất phù sa cổ ở trung du. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi thích hợp để trồng nhiều loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như: chè, dương quy, đỗ trọng, đào, lê, hồi… - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc các loại cây. 2. Hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng. - Cây công nghiệp: + Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta, chiếm trên 60% diện tích và sản lượng chè của cả nước. Chè có mặt ở khắp các tỉnh, nhưng được trồng nhiều nhất ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang…với các thương hiệu nổi tiếng như Tân Cương, Shan tuyết + Ngoài ra còn có quế (Yên Bái), hồi, thuốc lá - Cây dược liệu và cây ăn quả: Ở vùng núi giáp biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên….có điều kiện khí hậu thuận lợi trồng các loại cây thuốc quý: Tam thất, dương quy, đỗ trọng, thảo quả. Vùng cũng là nơi trồng nhiều cây ăn quả nổi tiếng như mận Bắc Hà, đào Mẫu Sơn, lê Lạng Sơn… - Trồng rau vụ đông và sản xuất rau quanh năm: Nổi tiếng ở Sapa, cao nguyên Mộc Châu, Lạng Sơn là nơi trồng nhiêu rau ôn đới: Su hào, bắp cải, súplơ… Câu 3: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Trả lời 1.Khả năng phát triển - Vùng có nhiều đồng cỏ chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600- 700m, có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như ngựa, dê. - Khí hậu thích hợp với việc chăn nuôi các gia súc lớn như trâu, bò, ngựa… - Có nhiều nguồn thức ăn gia súc như rau, hoa màu.. - Nhu cầu tiêu thụ nội vùng và cho các vùng phụ cận khác. 2. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn - Trâu được nuôi rộng rãi trong vùng, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm 57,5% đàn trâu của cả nước (đạt hơn 1,7 triệu con, năm 2005). Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐBSH Câu 1: Tại sao cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng lại phải có sự chuyển dịch? Trả lời Sở dĩ phải chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là vì: - Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: + Là vựa lúa lớn thứ 2 ở nước ta, là vùng trọng điểm lương thực. + Là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ quan trọng của cả nước. - Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và tương lai. + Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu. + Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển. - Số dân ở Đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ cao. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và đời sống. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng bằng sông Hồng (vị trí, tài nguyên thiên nhiên, trình độ dân cư…), góp phần cải thiện đời sống nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Câu 2: Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH Trả lời Những nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng: - Vị trí địa lý: Trung tâm Bắc Bộ, nằm trong đọa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng kinh tế hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú (đất đai, khí hậu, nguồn nước, biển, khoáng sản…). - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ lao động có kỹ thuật tương đối lớn so với các vùng khác. - Cơ sở hà tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện so với các vùng khác. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đồng bằng này cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế: + Dân cư tập trung quá đông đúc, mật độ dân số cao gấp 4,8 lần so với mức trung bình của cả nước. + Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai khắc nghiệt (bão, hạn hán…) + Sự suy thoái của các loại tài nguyên thiên nhiên… Câu 3: Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng trong tương lai. Trả lời Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn biến theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển biến này diễn ra còn tương đối chậm. Thể hiện: - Giảm tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp từ 49,5% năm 1986 xuống 32,6% năm 1995; 29,1% năm 2000 xuống còn 25,1% năm 2005. - Tỉ trọng của ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhưng còn chậm từ 21,5% năm 1986 lên 25,4% năm 1995 và 29,9% năm 2005. - Tỉ trọng của ngành du lịch có xu hướng tăng nhanh từ 29,0% năm 1986 lên 42,0% năm 1995 và 45% năm 2005. Những định hướng phát triễn trong tương lai: - Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông- lâm- ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành: + Công nghiệp: Phát triển các ngành trọng điểm (chế biến lương thực- thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - điẹn- điệ tử) + nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu vụ mùa, cây trồng. + Dịch vụ: Tăng cường phát triển, quảng bá hoạt động du lịch; Các hoạt động chính sách, ngân hàng, giáo dục- đào tạo… BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ Câu 1: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Trả lời 1/ Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ 1.1 Về mặt tự nhiên: - Đất đai: Dải đồng bằng ven biển có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đồi gò tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn - rừng, chăn nuôi gia súc lớn. - Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông. - Sông ngòi: Dày đặc với một số con sông lớn tạo nên các đồng bằng tương đối màu mỡ như đồng bằng sông Mã, sông Cả. Đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho trồng trọt phần hạ lưu có giá trị cho giao thông thủy. - Tài nguyên rừng: Rừng có diện tích tương đối lớn với 2,4 triệu ha, chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước năm 2005,đứng thứ 2 sau Tây Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Tài nguyên Biển: Đường bờ biển dài, có khả năng phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển. - Khoáng sản: Tương đối phong phú, chỉ đứng sau Trung du miền núi Bắc Bộ. Kim loại có mỏ sắt Thạch Khê ( Hà Tỉnh), trử lượng lớn nhất cả nước (chiếm 60% trữ lượng cả nước); Mỏ crômít ở Cổ Định (Thanh Hoá); thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An) chiếm 60% trữ lượng cả nước; Ngoài ra, còn có mangan (Nghệ An), titan ở ven biển Hà Tỉnh, cao lanh (Quảng Bình); đá quý miền tây Nghệ An (Quỳ Hợp, Quế Phong). 1.2 Về kinh tế - xã hội: - Dân cư: + Dân số đông, năm 2005 là 10,6 triệu người, chiếm 12,8% dân số cả nước. Đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế. + Dân cư có truyền thống đấu tranh cách mạng và chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt. - Cơ sở vật chất – kĩ thuật hạ tầng và các điều kiện khác: + Có đường sắt Thống nhất và đường quốc lộ 1A chạy qua tất cả các tỉnh. + Đường Hồ Chí Minh ở phía Tây và các tuyến đường ngang, là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào. + Mạng lưới đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển: Thanh Hoá, Vinh, Huế. + Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tạo cho sự phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ trong tương lai. + Tập trung nhiều di sản thiên nhiên, văn hoá nổi tiếng (vườn quốc gia Phong Nhã - Kẻ Bàng, cố đô Huế). 2/ Khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ - Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, gây ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất trên diện rộng. - Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước: các bay lấn sâu vào ruộng dồng làng xóm, gió Lào, bão, lũ lụt, hạn hán, triều cường bất thường. - Sông ngòi ngắn dốc, lũ lụt lên nhanh gây thiệt hại lớn về người và của. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu. Câu 2: Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ? Trả lời Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàng của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể: 1/ Nông nghiệp: - Phát triển trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh của vùng trung du và đồng bằng: + Trung du nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), phát triển cây công nghiệp lâu năm (cá phê, cao su, hồ tiêu, chè,…). + Đồng bằng phát triển vùng thâm canh lúa, cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá….). + Ven biển phát triển rừng ngập mặn, trồng cói… 2/ Lâm nghiệp: - Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táo, liêm, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. - Phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển để bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió bảo, cát bay… 3/ Ngư nghiệp: - Nhiều bãi cá tôm, nhiều loại hải sản quý, giá trị cao, chú trọng đánh bắt xa bờ. - Bờ biển dài nhiều vũng vịnh phát triển nuôi trồng, chế biến hải sản và xây dựng cảng cá … Câu 3: Hãy xác định những ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh và Huế ( atlat ) Trả lời Các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Trung tâm công nghiệp Các ngành chính Thanh hoá Cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng. Vinh Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực - thực phẩm. Huế Chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Câu 4: Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẻ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? Trả lời Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng là do: - Bắc trung bộ là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội (khoáng sản, dân cư, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp). Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thiếu nhiên liệu và năng lương điện; giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế nên kinh tế còn chậm phát triển. - Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải góp phần nâng cao vị trí “cầu nối” của vùng, giữa khu vực phía bắc và phía nam theo hệ thống quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất. - Phát triển các tuyến giao thông đường ngang (7,8,9) và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía tây, tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. - Phát triển các hệ thống cảng cao thế mở cửa nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở. Do đó, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ. Câu 1: Hãy phân tích nhũng thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ Trả lời 1/Thuận Lợi 1.1.Về điều kiện tự nhiên - Dải lãnh thổ hẹp. Phía tây là sườn đông Trường Sơn, phía Đông là biển Đông. Phía bắc dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ. - Các nhánh núi ăn lan ra biển chia cắt các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. - Các đồng bằng chủ yếu là đất cát pha và đất cát. Một số đồng bằng khá trù phú như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho việc chăn nuôi bò, dê, cừu. - Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn là tiềm năng to lớn trong việc phát triển phát triển ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. - Khoáng sản chủ yếu là các loại: cát thủy tinh ở Khánh Hoà; vàng ở Bông Miêu (Quảng Nam); dầu khí ở thềm lục địa…. - Mang tính chất của khí hậu Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Diện tích rừng năm 2005 là 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích cả nước. Độ che phủ rừng là 37,6%, nhưng tới 97% là rừng gỗ. 1.2. Kinh tế - xã hội : - Dân số năm 2005: 8,76 triệu người, chiếm 10,5% dân số cả nước. - Vùng có nhiều dân tộc ít người (các dân tộc ở Trường Sơn,Tây Nguyên, Chăm). - Di sản văn hoá thế giới:Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An. - Một số đô thị khá lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. - Đang thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài. 2/ Khó khăn: - Nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt: Hiện tượng mưa địa hình kèm theo dãi hội tụ nhiệt đới thường gây mưa lớn ở Đà Nẵng, Quảng Nam, ít mưa, hạn hán kéo dài, đặt biệt ở Ninh Thuận, Bình Thuận. - Các dòng sông lũ lên nhanh, nhưng mùa khô lại rất cạn. - Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. - Mạng lưới đô thị, giao thông còn mỏng, các cở sở năng lượng còn nhỏ bé. Câu 2:Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này. Trả lời Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách :.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Tăng cường khai thác các lợi thế và diện tích đất nông nghiệp thuộc các đồng bằng ven biển như đồng bằng Nam – Ngãi - Định; đồng bằng Phú Khánh, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận để phát triển cây lương thực (lúa) và các cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu. - Đẩy mạnh chăn nuôi các vùng đồi núi phía tây với các loại gia súc, gia cầm chịu được diều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng như bò, dê, cừu… - Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển, tăng cường nguồn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông thôn. Khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng là rất lớn. Vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng hoàn toàn có thể giải quyết nhất trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá như hiện nay ở nuớc ta. Câu 3: Dựa vào các bản đồ các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam và bản đồ Duyên hải Nam Trung Bộ hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.( atlat VN) Trả lời: Các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp của vùng: - Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặt biệt là các mỏ cát làm thuỷ tinh, ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ. - Tiềm năng thuỷ điện có thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất trung bình và nhỏ. - Nguồn nguyên liệu từ lâm sản, thuỷ sản phong phú là cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến trong vùng phát triển. Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng: - Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. - Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông – lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. - Đã hình thành 1 số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. - Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong vùng. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định) đã hình thành và khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất được xây dựng sẽ tạo bước chuyển biến cho sự phát triển kinh tế của vùng trong thập kỷ tới. Câu 4: Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? Trả lời Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì: - Cho phép khai thác có hiệu quả tài thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. - Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và trên quốc tế. - Phát triển các tuyến giao thông đường bộ (đặt biệt là ở khu vực phía tây) giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía tây, tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. - Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng đó là: phát triển các hệ thống cảng nước sâu, tạo thế mở của nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở. Bài 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN. Câu 1: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? Trả lời: 1.Thuận lợi: a) Vị trí địa lí: Có vị trí quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế, có tiềm năng lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp; giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ (con đường ra biển của Tây Nguyên) có tiềm năng lớn về thuỷ sản giao thông biển; phía nam giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta; giáp hạ Lào và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế. b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Địa hình gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Playcu, ĐắkLắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) với bề mặt bằng phẳng và rộng lớn. - Đất đỏ badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong thái sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng lớn, thuận lợi để thành lập các nông trường, các vùng chuyên canh qui mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu,…) thuận lợi để phơi sấy, bảo quản cây công nghiệp. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao. Các cao nguyên cao 400 – 500m, khí hậu khô nóng thích hợp các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, tiêu,…). Các vùng cao (trên 1000m) có khí mát, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới (chè). - Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được trong cả nước. Rừng còn nhiều loại gỗ quý (gụ ,mật, cẩm lai…), nhiều chim, thú quý. - Khoáng sản có bôxít với trữ lượng hàng tỉ tấn tập trung ở nam Tây Nguyên. - Trữ năng thuỷ điện khá lớn của các sông Xêxan, Đồng Nai, Xrê-pôk đặc biệt vùng thượng nguồn các sông Xêxan, Đồng Nai, Xrê-pôk . - Nhiều diện tích đồng cỏ có thể cải tạo chăn nuôi gia súc lớn. - Nhiều tiềm năng về du lịch (đặt biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá). c) Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động + Dân số năm 2005: 4759 nghìn người chiếm 5,7% dân số cả nước. + Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các hầu hết các dân tộc ít người của các tỉnh phía nam. + Tây Nguyên có nền văn hoá độc đáo, với cá thể hội cồng chiêng nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật + Công ngiệp mới trong giai đoạn đầu, chỉ có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp. + Bước đầu đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đường lối chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ đạo (cà phê, cao su, chè…); Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. 2. Khó khăn - hạn chế - Mức nước ngần bị hạ thấp về mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Mùa mưa với cường độ mưa lớn dễ gây xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại. - Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Câu 2: Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên và kinh tế - xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh café và các biện pháp có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này. Trả lời 1.Các điều kiện phát triển cây cà phê a) Thuận lợi: - Tự nhiên: + Đất trồng: Chủ yếu là đất badan (1,4 triệu ha) chiếm 2/3 diện tích đất đỏ badan cả nước. Đất có tầng phong hoá sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận loịơ cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. + Khí hậu: Khí hậu cận xích đạo một mùa mưa (cung cấp nước tưới cây trồng) và một mùa khô kéo dài sâu sắc tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao. Các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khô nóng thích hợp các cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cà phê. + Nguồn nước mặt tuy ít, song nước ngầm có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt. - Điều kiện kinh tế - xã hội + Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê. + Thị trường tiêu thụ:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Nhu cầu cà phê trên thề giới rất lớn, giá cao, sản xuất cà phê lại mang hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của người tiêu dùng Âu – Mĩ nên café Việt Nam đã đứng vững trên thị trường thế giới. + Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần vào việc nâng cao chất lượng và sản phẩm của vùng. b) Khó khăn: - Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẩn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. - Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa. - Trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ kĩ thuật. - Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, đặt biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. 2. Sự phân bố các khu vực chuyên canh cây cà phê và những biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê? Trả lời a) Sự phân bố Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 là hơn 468,6 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. - ĐắkLắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghín ha), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng. - Cà phê có 2 loại chính: + Cà phê, chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. + Cà phê vốn được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao. b) Các giải pháp nhằm phát triển ổn định cà phê ở Tây Nguyên: - Đảm đủ nước tưới, giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô, vì vậy cần ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng. - Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, trạng thái, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, chất lượng cà phê. - Nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông, đặt biệt là tuyến đường 14. - Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. - Có chính sách thay đổi đối với từng vùng sản xuất cà phê. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. Câu 3.Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng? Trả lời Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì những lý do sau đây: 1.Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên - Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừng Tây Nguyên chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. - Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế (cẩm lai, gụ mật, nghiến,trắc, sến….) - Rừng Tây Nguyên còn là môi trường sống cho nhiều loại động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu….) - Rừng Tây Nguyên còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất cho cả vùng đồng bằng. 2.Tài nguyên rừng đang bị suy giảm - Cuối thập kĩ 80 – 90 sản lượng gỗ khai thác trung bình từ 600 – 700 nghìn m3. hiện nay chỉ còn 200 – 300 nghìn m3/năm. - Nguyên nhân: + Khai thác bừa bãi làm giảm sút trữ lượng các loại gỗ. + Nạn phá rừng gia tăng làm giảm súc nhanh chóng lớp phủ rừng. + Cháy rừng..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Hậu quả: Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh. Trữ lượng gỗ quý ít dần, đe doạ môi trường sống của các loài động vật quý hiếm. Mực nước ngầm tiếp tục hạ thấp về mùa khô. Câu 4. Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trả lời 1.Tiềm năng thuỷ điện to lớn của Tây Nguyên đang đụơc phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn. - Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, XrêPôk, Đồng Nai…. Đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim, thượng nguồn sông Đông nai, Đrây Hơling (12MW) trên sông XrêPôk. - Từ thập kỉ 90 đến thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thuỷ điện lớn và đang được xây. Theo thời gian, các bật thang thuỷ điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên (Yali – 720MW, Xê Xan 3, Xê Xan 4….) 2. Ý nghĩa đối vời việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên - Thuận lợi cho việc khai thác và chế biến kim loại màu trên cơ sở giá thành thuỷ điện rẻ, đặt biệt là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxít rất lớn của Tây Nguyên. - Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp trong mùa khô. - Khai thác cho mục đích du lịch. - Nuôi trồng thuỷ sản. BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ. Câu 1: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế. Trả lời So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh sau đây: a) Vị trí địa lí: - Liền kề với Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước; giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ (vùng nguyên liệu thuỷ sản và cây công nghiệp). - Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế. - Sân bay quốc tế, đi lại với các nước trong khu vực Đông Nam Á với thời gian ngắn, thuận lợi. b) Về tự nhiên: - Đất: + Đất đỏ badan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích cả vùng nối tiếp vùng đất badan của Nam Tây Nguyên; đất xám (phù sa cổ) tạp trung thành vùng lớn (ở Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất dỏ badan, nhưng thoát nước tốt. Các loại đất này thích hợp cho việc hình thành chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao,…) cây công nghiệp hàng năm (mía, đậu tương, thuốc lá, lạc,…), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít,…) - Khí hậu, nguồn nước: + Khí hậu cận xích đạo ít bị ảnh hưởng của bão, thuận lợi để trồng nhiều loại cây nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định. Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài (từ tháng 11 – tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất sinh hoạt, thuỷ triều xâm nhập sâu vào nội địa. + Hệ thống sông Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt (thủy điện, giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt). - Sinh vật: + Tuy nguồn tài nguyên này không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ, củi cho dân dụng, cung cấp nguyên liệu cho liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa to lớn vừa trong việc bảo vệ môi sinh, vừa về mặt du lịch (rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Cát Tiên). + Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển nghành thuỷ sản. - Khoáng sản: + Dầu khí ở vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầu, khí cả nước). + Vật liệu xây dựng, sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương). c) Điều kiện kinh tế xã hội: - Dân cư và nguồn lao động:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> + Dân cư khoảng 11,7 triệu người (năm 2005), chiếm 14,1% dân số cả nước, mật độ tương đối cao (499 người/km2) là vùng nhập cư lớn thứ hai sau Tây Nguyên. + Tập trung nhiều lao động tay nghề cao, có chuyên môn kỷ thuật ở phía Nam. + Nguồn lao động ở Đông Nam Bộ năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hóa, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiếp thu kỷ thuật, công nghệ mới. - Cơ sở vật chất kỷ thuật: + Là vùng có cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất ở phía Nam. + Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển khá tốt, đặc biệt là đầu mối giao thông vận tải ở thành phố Hồ Chi Minh (với cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta). + Các cơ sở hạ tầng khác (mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng, giải trí…) phát triển hơn nhiều so với các vùng khác trong nước. + Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. + Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. + Là vùng có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư nước ngoài. Câu 2: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. Trả lời - Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng: + Do sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng lượng của các vùng ngày càng lớn. + Cơ sở năng lượng của các vùng đã và đang giải quyết các nguồn:  Thuỷ điện Trị An/sông Đồng Nai (400.000 KW).  Thuỷ điện thác Mơ/sông Bé 150.000 KW).  Thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi/sông La Ngà (475.000 KW)  Nhiệt điện điện tua bin khí Phú Mỹ I, II, III, IV (tổng công suất 4 triệu KW)…  Đường dây cao áp 500 KV tải điện từ Hoà Bình vào. - Tăng cường cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc). - Mở rộng đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao. - Chú trọng giảm thiểu tác động môi trường do phát triển công nghiệp. Có các biện pháp chống ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp. Câu 3: Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng. Trả lời Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng, thể hiện: - Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng trên sông thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thuỷ lợi lớn nhất của nước ta hiện nay cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp trong vùng. - Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (tỉnh Bình Dương) được thực thi sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. - Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hơn vị trí của vùng. Câu 4: Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa. Trả lời 1. Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng - Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển công nghiệp lọc dầu, hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng. Trong công nghiệp xuất hiện thêm ngành công nghiệp hoá.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> dầu. Việc phát triển công nghiệp lọc dầu, hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. - Đông Nam Bộ đã và đang phát triển mạnh du lịch biển với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải,..Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng. - Mở rộng cảng biển, hiện đại hóa hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh đến các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu … - Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển phát triển đòi hỏi sự hoàn thiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng công nghiệp chế biến. Tóm lại, việc khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh kinh tế của vùng, tạo ra nhịp điệu tăng trưởng mới cho cả vùng và toàn quốc. 2. Hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa - Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc, hoá dầu. Phát triển mạnh cụm khí điện đạm Phú Mĩ. - Tăng cường đánh bắt khai thác xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản ở các vũng vịnh có tiềm năng. - Tập trung khai thác, phát triển các hoạt động du lịch biển tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: Cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu. - Trong khai thác, phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do việc khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí gây lên. Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Câu 1: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời Chúng ta phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì những lí do sau đây: - Đồng bằng có vị trí chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước (trọng điểm số 1 của cả nước về sản xuất lương thực, thực phẩm). - Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như ở Đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng, cải tạo tự nhiên ở đây là một vấn đề hết sức cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước. - Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và cho xuất khẩu. + Ngoài nhu cầu trong vùng còn cung cấp hàng triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thịt, tôm cá cho các vùng khác. + Phục vụ nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng (gạo xuất khẩu của nước ta chủyêú do Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp). - Tiềm năng lớn: + Đất đai màu mỡ, trong đó đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất. Đây là loại đất cho năng suất cây trồng cao, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. + Khí hậu cận xích đạo, giàu nhiệt, có lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn. Tổng số giờ nắng 2200-2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình 1300-2000mm. Thời tiết ít biến động, hầu như không có bão. Thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. + Nguồn nước phong phú với phần hạ lưu sông Mê Kông khi chảy vào Việt Nam phân thành 2 nhánh (Tiền Giang và Hậu Giang) rồi đổ ra biển bằng chín cửa sông. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho thuỷ lợi, giao thông, nuôi trồng thuỷ sản. + Tài nguyên sinh vật phong phú. Diện tích rừng ngập mặn lên đến trên 300 nghìn ha lớn nhất nước ta. Thực vật chủ yếu là cây đước, cây tràm. Rừng ngập mặn chủ yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau. + Tài nguyên biển khá phong phú, là vùng có năng suất sinh học cao nhất cả nước. Riêng vùng vịnh Thái Lan chiếm tới 36% trữ lượng cá đáy, 20% trữ lượng cá nổi và khoảng 50% trữ lượng tôm của cả nước. + Có khoảng 68,6 vạn ha mặt nước nuôi thuỷ sản (năm 2005). + Là vùng có nhiều sân chim tự nhiên ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre. - Hạn chế và khắc phục các khó khăn về mặt tự nhiên của vùng. - Mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với sự khai thác với quy mô lớn các tài nguyên của vùng cần phải quy hoạch chi tiết và khoa học..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Câu 2: Phân tích các thế mạnh, hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời 1. Thế mạnh - Là Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước. - Đất đai màu mỡ chủ yếu là đất phù sa, thích hợp cho việc canh tác lúa. Đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha (30% diện tích của đồng bằng), phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất thuận lợi cho việc trồng lúa. - Khí hậu: Cận xích đạo giàu nhiệt, có lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn. Tổng số giờ nắng 2200-2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25-27oC. Lượng mưa trung bình 1300-2000mm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Thời tiết ít biến động, hầu như không có bão. Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quanh năm (với các cây nhiệt đới có giá trị), thuận lợi để thực hiện các biện pháp canh tác: thâm canh tăng vụ, luân canh, xen canh… - Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt nên giao thông đường thuỷ thuận lợi. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu, tháu chua, rửa mặn, cung cấp thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản. - Sinh vật: + Là khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta (khoảng 300.000ha) + Vùng biển có hàng trăm bãi tôm, bãi cá, chiếm hơn ½ trữ lượng thuỷ sản của cả nước. + Là vùng còn nhiều sân chim tự nhiên ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre. - Khoáng sản: chủ yếu là các loại than bùn (Cà Mau, Kiên Giang); đá vôi (Kiên Giang); đất sét; dầu khí ở vùng thềm lục địa. 2. Những khó khăn trở ngại - Diện đất nhiễm mặn, nhiễm phèn quá lớn, đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các yếu tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước. Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm 1,6 triệu ha (41% diện tích của đồng bằng), phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ. Đất mặn chiếm 75 vạn ha (19% diện tích đồng bằng), phân bố ở cực Nam Cà Mau và dải đất duyên hải Gò Công, Bến Tre. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với một mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4) làm tăng cường xâm nhập mặn trong đất, thuỷ triều xâm nhập sâu và nội địa gây trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt. Tính chất nóng ẩm của khí hậu cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng. - Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây khó khăn, tổn thất cho nhiều tỉnh ở vùng thượng châu thổ. - Mạng lưới sông ngòi chằng chịt gây khó khăn và tốn kém trong xây dựng và phát triển hệ thống đường bộ. Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm. - Khoáng sản nghèo, ít thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Câu 3: Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? Trả lời Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. 1. Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên - Diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn quá lớn, ở một số nơi đất thiếu dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước. - Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm. - Mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4) làm tăng độ mặn trong đất, thuỷ triều xâm nhập sâu và nội địa gây trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt. - - Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây khó khăn, tổn thất cho nhiều tỉnh ở vùng thượng châu thổ. - Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh. - Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị huỷ hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn. 2. Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù - Vùng thượng châu thổ: Ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn, trong mùa khô. Thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thuỷ lợi thoát lũ, tháu phèn, ém phèn. Cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch các khu dân cư..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Vùng đất phù sa ngọt: Nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển. Cần tránh gây sức ép quá lớn lên môi trường. Chống suy thoái môi trường. - Vùng hạ châu thổ: Thường xuyên chịu tác động của biển và vùng bán đảo Cà Mau: đất phèn, đất mặn, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Thiếu nước ngọt để làm thuỷ lợi cho dân sinh. Cần làm thuỷ lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển các hệ thống canh tác thích hợp. Bài 42 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO Câu 1: Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai. Trả lời: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đoả có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai, thể hiện qua các đặc điểm: - Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển khác nhau (khai thác, nuôi trồng hải sản, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển, đảo). - Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được - Các huyện đảo do sự biệt lập với các môi trường xung quanh, lại do có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. - Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ dần dần xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa hải đảo và đất liền. Việc phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các ngư dân, đảm bảo sự bình ổn trong sự phát triển đất nuớc. - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm thục địa Câu 2: Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn ? Trả lời: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nuớc - Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới. Câu 3: Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu . Trả lời: Hoạt động khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo bao gồm rất nhiều nội dung, tiêu biểu trong đó là hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. Để đẩy mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, cần tập trung vào một số khía cạnh sau: - Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ - Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại nguồn lợi - Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng bỉen nước ta để khai thác thuỷ sản.. - Khai thác hợp lí nguồn lợi yến sào trên các đảo đá. Bài 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ? Trả lời: 1. Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau: - Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. - Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác. - Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng trong cả nước. 2.Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sauk hi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế tuy đã có những khởi sắc, song trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có các đầu tàu thúc đẩy sự phát triển. - Nguồn lực để phát triển KT – XH của nước ta tương đối phong phú và đa dạng, nhưng lại có sự phân hoá theo các vùng. Với tiềm lực, nước ta còn là một nước nghèo, nguồn vốn trong nước có hạng. Rõ rang, trong chiến lược đầu tư với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn cách thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm. - Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã và đang thu hút đwocj nhiều đầu tư từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Song muốn thu hút các nhà đầu tư cần phải tạo ra các vùng thuận lợi như là một cách trải thảm đỏ cho họ đầu tư vào nước ta. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 2: Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Trả lời: Qúa trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Sau năm 2000 trọng điểm Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thêm 3 tỉnh: hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Quảng Ninh Ninh Miền Trung Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam, Thêm tỉnh Bình Định Quãng Ngãi Phía Nam Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, – Vũng Tàu, Bình Dương Long An, Tiền Giang Câu 3: Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trả lời: 1. Tiềm năng phát triển: Tiêu chí Phía bắc Miền Trung Phía Nam 2 2 Diện Tích % so với cả 15,3 nghìn km 27,9 nghìn km gần 30,6 nghìn km2 trên nước 4,6% 8,4% 9,2% Dân số (2006) % so 13, 7 triệu người 6,3 triệu người 7,5% 15,2 triệu người với cả nước 16,3% 18,1% - Vị Trí thủ đô Hà Nội Vị trí chuyển tiếp Bắc - Bản lề giữa Tây - Quốc lộ 5 và 18 là Nam Nguyên, Duyên Hải tuyến giao thong gắn kết - Quốc lộ 1A và đường Nam Trung Bộ với cả Bắc Bộ và cụm cảng sắt Thống nhtấ sân bay Đồng bằng song Cửu Tiềm Năng Hải Phòng – Cái Lân Đà Nẵn, Phú Bài, Chu Long . - Lao động đòi đào, chất Lai. - Tiềm năng dầu k hí lớn lượng cao. - Cửa Ngõ ra biển của nhất cả nước. - Có nền văn minh Tây Nguyên và - Vùng chuyên canh Câu 3: Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao ? Trả lời: Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long . 1. Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên - Diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn quá lớn, ở một số nơi đất thiếu dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước. - Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm. - Màu kho kéo dài ( từ tháng 11 đến thnág 4) làm tăng độ mặn trong đất thuỷ triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt. - Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây khó khăn, tổn thất nhiều tỉnh ở vùng thượng châu thổ. - Sự xuống cấp của tài nguyên thien nhiên, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị huỷ hoại nhiều trong chiến tranh Câu 1: Quan sát hình 31.2 (hình 43.2NC), hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005.( Bài tập ) Trả lời - Nhìn chung qua tất cả các năm trước ta đều nhập siêu (giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu), chỉ trừ năm 1992 chúng ta xuất siêu nhưng giá trị lại rất nhỏ. - Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi qua các thời kỳ: + Trước năm 1992, tỉ trọng xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Năm 1992, lần đầu tiên xuất khẩu vượt nhập khẩu. + Từ năm 1992 đến năm 1995, tỉ trọng xuất khẩu lại giảm và đến năm 1995 chỉ còn chiếm 40,1% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Tuy nhiên bản chất nhập siêu thời kỳ này khác thời kỳ trước, chủ yếu là nhập máy móc thiết bị và nguyên nhiên liệu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và do các dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. + Sau năm 1995, tỉ trọng của xuất khẩu tăng lên, cho thấy nổ lực trong đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao. Câu 2: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng? Trả lời Trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng là do: - Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Đối với cac nàh sản xuất, thương mại có tác động đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, thiết bị máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. - Đối với người tiêu dùng, thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Chính vì thế, thương mại có vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội. - Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. - Thương mại, đặc biệt là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi…có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. - Thương mại thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Câu 3: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Trả lời - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh. Trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta có qui mô nhỏ bé nhưng hiện nay, đã tăng lên rất nhanh, Nếu như tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta năm 1990 chỉ đạt 5,2 tỉ USD, thì đến năm 2005 đã tăng lên 69,2 tỉ USD (tăng gấp 13,3lần) - Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó, xuất khẩu có phần tăng nhanh hơn nhập khẩu. Từ năm 1990 đến 2005, xuất khẩu tăng gấp 13,5lần còn nhập khẩu tăng gấp 13,1lần. - Cán cân xuất nhập khẩu có sự thay đổi. Trước đây, chúng ta nhập siêu là do nền kinh tế còn nhiều yếu kém. Hiện nay, hnhập siêu chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị để công nghiệp hóa hiện đại hóa và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có sự thay đổi: + Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Giảm tỉ trọng cuả nhóm hàng nông- lâm- thủy sản. Tăng tỉ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. + Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Tăng tỉ trọng của nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỉ trọng của nhóm hàng tiêu dùng. - Thị trường xuất nhập khẩu càng được mở rộng, ngoài thị trường truyền thống trước đây, hiện nay đã hình thành những thị trường trọng điểm như Châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, các bạn hàng lớn nhất hiện nay của nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ… - Cơ cấu chính sách cũng có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương, tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng phát luật. Câu 4: Dựa vào hình 31.5, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch của nước ta. Trả lời a/ Nhận xét: - Tất cả các chỉ tiêu về thực trạng hoạt động du lịch đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên tốc độ tăng từ năm 1991 đến 2005 không giống:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Khách nội địa tăng gấp 10,7lần. + Khách quốc tế tăng gấp 11,7lần. + Doanh thu của ngành du lịch tăng gấp 37,9lần. - Trong khi khách nội địa và doanh thu từ du lịch tăng đều thì lượng khách quốc tế có biến động, số lượng khách quốc tế giảm từ 1,7 triệu năm 1997 xuống còn 1,5 triệu năm 1998, tuy nhiên sau đó lại tăng b/ Giải thích - Tất cả các chỉ tiêu đều tăng là do: Chính sách đổi mớí của Đảng, Nhà nước. Nước ta có nhiều tiềm năng du lịch; mức sống của dân cư ngày càng tăng lên; thói quen đi du lịch của người dân; Việt Nam càng có sức hấp dẫn với du khách quốc tế. - Doanh thu tăng nhanh nhất là do lượng khách tăng và chỉ tiêu của khách du lịch ngày càng tăng. - Năm 1998, lượng du khách quốc tế giảm là do khủng hoảng xảy ra trong khu vực đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế của nước ta, kể cả du lịch. Câu 5: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng Trả lời a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. - Về mặt địa hình: Bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Cả nước có hơn 200 hang động cacxto, tiêu biểu là Vịnh HL, Phong Nha- Kẻ Bàng và “Hạ Long cạn” ở Ninh Bình. Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có những bãi dài tới 15- 18km, tiêu biểu là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi trong thu hút khách du lịch. - Tài nguyên nước phong phú và có khả năng thu hút du khách, tiêu biểu là các hệ thống sông, các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Nước ta còn có vài trăm nguồn nước khoáng TN có sức hút cao đối với du khách. - Tài nguyên sinh vật phong phú có hơn 30 vườn quốc gia và hàng trăm loài ĐV hoang dã, thủy hải sản. b/ Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú gắn với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. - Các di tích văn hóa- lịch sử, cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2,6 ngàn di tích được xếp hạng, tiêu biểu là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn cùng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Huế. - Các lễ hội diễn ra khắp nơi và suốt cả năm, trong đó tập trung nhất là sau tết cổ truyền. Tiêu biểu là lễ hội chùa Hương, Đền Hùng, Cầu Ngư, Katê… - Ngoài ra còn có các làng nghề, bản sắc riêng của các dân tộc, các loại hình VH dân gian, ẩm thực… Câu 6: Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch? Trả lời a/ Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. b/ Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch. - Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút du khách - Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của khách du lịch - Tài nguyên du lịch tác động đến đối tượng du lịch. Thông thường tài nguyên du lịch nhân văn thu hút nhiều hơn những du khách có trình độ học vấn cao..

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×