Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn sử DỤNG kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực “kĩ THUẬT MẢNH GHÉP” TRONG GIẢNG dạy bài 10 môn địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.68 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC “KĨ
THUẬT MẢNH GHÉP” TRONG GIẢNG DẠY BÀI 10
MƠN ĐỊA LÍ LỚP 12
(Chương trình chuẩn)

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ NAM
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I


THANH HOÁ, THÁNG 5 NĂM 2011
MỤC LỤC
Trang
A.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
2
1. Vịng 1:Thành lập nhóm chun sâu
2
2.Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
4
3. Đại diện các “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
8
1. Lớp chưa áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực


8
2. Lớp áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
8

C. KẾT LUẬN
9
I. Một số lưu ý khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong giảng dạy địa lí
9
II. Kiến nghị, đề xuất
9

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực . Bộ giáo dục và đào tạo- Dự án Việt Bỉ. NXB Đại
học sư phạm, năm 2010
2. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Lê Khánh bằng, Đặng Văn Đức, Hà
Nội 1995
3. Các phương pháp giảng dạy địa lí, NXB giáo dục,Hà Nội 1976.
4. Tài liệu hướng dẫn GV thực hiện chương trình, SGK lớp 12 THPT
mơn Địa lí. Bộ giáo dục và đào tạo năm 2008.
5. Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB giáo dục


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan
trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinhlà một
khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng

dạy của giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn hình thức và phương pháp giảng
dạy thích hợp nhất để học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu
sắc và bền vững. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong
tồn bộ q trình dạy học, mà tuỳ vào nội dung bài giảng mà ta sử dụng
phương pháp nào là hiệu quả hơn cả hoặc là sự kết hợp nhiều phương pháp.
Khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: “kĩ thuật mảnh ghép” trong giảng
dạy bài 10 mơn Địa lí lớp 12(Chương trình chuẩn)
Tơi muốn rèn luyện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân, tăng
cường hiệu quả học tập vừa phát triển kĩ năng trình bày , giao tiếp với các
bạn và giáo viên, tạo khơng khí lớp học thân thiện và hợp tác.


II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong vài năm gần đây học sinh trong các trường phổ thông chủ yếu học
các bộ môn tự nhiên và xao nhãng hẳn việc học các mơn xã hội trong đó
mơn Địa lí , vì các em đã chọn thi khối A , B vào các trường đại học- cao
đẳng . Đối với học sinh lớp 12 các em cịn ngại học mơn ngồi khối thi hơn
nhiều bất chấp mơn đó có thi tốt nghiệp THPT hay không.
Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin, tri thức nhân loại phát triển
với tốc độ nhanh, nhiều phát minh KHKT ra đời ,thế hệ học sinh ngày nay
có điều kiện tiếp nhận thơng tin từ nhiều phía, từ nhiều nguồn khác nhau
chứ khơng phải từ một phía: từ thầy giáo- như trước đây ,nên địi hỏi giáo
viên giảng dạy lựa chọn ra các kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh khơng
thấy nhàm chán mơn học mà cịn tiếp thu kiến thức bộ mơn hiệu quả
Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, mơn Địa lí đã có nhiều tiến bộ về
phương pháp và kĩ thuật dạy học. Tuy nhiên vẫn còn chậm, để góp phần vào
việc tìm tịi, vận dụng, hồn chỉnh phương pháp giảng dạy bộ mơn Địa lí
trong trường THPT tôi đã nghiên cứu đề tài:
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: “kĩ thuật mảnh ghép” trong giảng

dạy bài 10 mơn Địa lí lớp 12
(Chương trình chuẩn)
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.Vì vậy khi sử dụng kĩ thuật
mảnh ghép trong dạy học : Tiết 11 lớp 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa (tiết 2) tơi tiến hành chia nhóm
1.Vịng 1:Thành lập nhóm chun sâu
Trong mục “2. Các thành phần tự nhiên khác”, giáo viên giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm “chun sâu” tìm hiểu kĩ một thành phần tự nhiên
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm
- Nhóm 1: Tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu
tố địa hình.


- Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu
tố sơng ngịi.
- Nhóm 3: Tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu
tố đất.
- Nhóm 4: Tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu
tố sinh vật

Nhóm “chuyên sâu” đang cùng nhau thảo luận
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận đảm bảo mỗi
thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm
vụ để trình bày trong nhóm mới - nhóm mảnh ghép ở vịng 2. Như vậy vai
trị của cá nhân trong nhóm khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ hoạt động cá
nhân mà cịn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ
ở mức độ cao hơn.

* Kiến thức cần đạt được của nhóm 1
Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua thành phần địa
hình ở nước ta.
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi


+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ,
đất bị sói mịn rửa trơi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
+ Địa hình xâm thực mạnh còn biểu hiện là những hiện tượng đất
trượt, đá lở, các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp
xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
* Kiến thức cần đạt được của nhóm 2
Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua thành phần
sơng ngịi ở nước ta.
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc: chỉ tính những con sơng có chiều dài trên
10km thì nước ta có 2360 sơng. Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sơng.
- Sơng ngịi nhiều nước, giàu phù sa
- Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sơng ngịi nước ta theo
sát nhịp điệu mưa.
* Kiến thức cần đạt được của nhóm 3
Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua thành phần
đất ở nước ta.
- Quá trình hình thành đất pheralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho
vùng khí hậu NĐ ẩm. Đất được hình thành tại chỗ, trong ĐK nhiệt ẩm
cao,quá trình phong hố diễn ra với cường độ mạnh,tạo nên một lớp đất
dày .Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ hồ tan ( Ca2+,Mg2+,K+) làm đất
chua,đồng thời có sự tích tụ các ơxit sắt (Fe2O3) và ơxit nhơm ( Al2O3) tạo ra
màu đỏ vàng.Vì thế loại đất này được gọi là đất feralit ( Fe-Al) đỏ vàng.

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit,vì thế đất
feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
* Kiến thức cần đạt được của nhóm 4
Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua thành phần
sinh vật ở nước ta.


Sinh vật nước ta có 2 đặc điểm cơ bản là : Phong phú, đa dạng và mang
đặc điểm của lồi sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa
- Hệ sinh thái rừng ngun sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng
rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay rừng ngun sinh cịn lại rất
ít,mà phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
biến dạng khác nhau ,từ rừng gió mùa thường xanh,rừng gió mùa nửa rụng
lá,rừng thưa khơ rụng lá tới xavan, bụi gai khô hạn nhiệt đới.
- Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế . Thực
vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu,Vang, Dâu
tằm, Dầu.
- Động vật trong rừng là các lài chim, thú nhiệt đới, nhiều nhất là
công,trĩ, gà lôi, khỉ, vượn , nai hoẵng...Ngồi ra ,các lồi bị sát, ếch nhái,
cơn trùng cũng rất phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là
cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
2.Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
- Sau khi hồn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , mỗi thành viên từ các nhóm
chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh
ghép”. Lúc này , mỗi học sinh “chuyên sâu ” trở thành những mảnh ghép
trong “nhóm mảnh ghép” .Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong
nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình.
Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy
đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu .

- Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “3. Ảnh hưởng của
thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống”. Tiết này là
tiết tiếp theo của bài nên học sinh cần vận dụng kiến thức đã học để bổ sung
vào phần này.


Nhóm mảnh ghép cùng thảo luận
a.Đối với nơng nghiệp:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản
xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
- Nền nhiệt ẩm cao tạo điều kiện cho nước ta có thế là những sản
phẩm NN nhiệt đới,có giá trị xuất khẩu và hiệu quả kinh tế cao như: cà phê,
cao su, lúa gạo, điều, hồ tiêu.
- Nền nhiệt ẩm cao khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát
triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng,ngồi các sản phẩm
nhiệt đới nước ta có nhiều lợi thế về các sản phẩm cận nhiệt, ôn đới như :
chè, hồi , quế, dược liệu ,rau vụ đông.
- Nền nhiệt ẩm cao giúp cây trồng, vật nuôi sinh trưởng , phát triển
nhanh tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tiến hành thâm canh, tăng vụ, nâng
cao hệ số sử dụng đất. nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống
bằng mơ hình nơng - lâm kết hợp.
- Khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nền nông nghiệp nước ta phát
triển với nhịp điệu mùa,sự phân mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ


khác nhau giữa các vùng,nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra
bắc,từ đồng bằng lên trung du ,miền núi..
- Số giờ nắng nhiều, tạo điều kiện để phơi sấy sản phẩm nơng nghiệp,
chi phí sản xuất rẻ,đảm bảo chất lượng nông sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhất là sinh vật biển là thế
mạnh về đánh bắt hải sản nước ta.
- Diện tích mặt nước nhiều từ hệ thống sông suối, ao hồ ,đầm
phá,rừng ngập mặn cho phép nước ta pt mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất feralit,đất phù sa màu mỡ phân bố thành vùng lớn là điều kiện
để nước ta phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn,tạo điều kiện phát triển
nền nơng nghiệp hàng hố có giá trị kinh tế cao.
- Mặt khác, hoạt động của gió mùa với tính chất thường trong chế độ
nhiệt ẩm cũng gây khơng ít trở ngại cho sản xuất nơng nghiệp. Đó là một
mùa mưa thừa nước và một mùa khô thiếu nước; năm rét sớm, năm rét
muộn, năm úng ngập, năm hạn hán; nơi này chống úng, nơi khác lại phải
chống hạn.
- Tính khơng ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết cịn gây khó
khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng trừ
dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển
các ngành kinh tế như : giao thông- vận tải, du lịch ... và đẩy mạnh hoạt
động khai thác, xây dựng ... vào mùa khô.
- Cho phép các ngành kinh tế hoạt động quanh năm
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo nên cảnh quan đa dạng, khí
hậu thuận lợi, nhiều sơng suối, thác nước đẹp ...rất thuận lợi để ngành du
lịch phát triển..
- Mạng lưới sông suối nhiều, với hơn 40.000 km dòng chảy tự nhiên
,trong đó có nhiều đoạn sơng chảy trên địa hình bằng phẳng, tổng lượng
dịng chảy lớn thuận lợi cho giao thơng vận tải đường sơng phát triển ,chi
phí thấp , hiệu quả kinh tế cao.
- Mưa nhiều cung cấp nước cho các hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện.



- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cho phép ngành nông nghiệp phát
triển tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào cho cơng nghiệp.
- Nắng nhiều, tổng bức xạ cao,có hoạt động của các loại gió theo mùa
cho phép nước ta phát triển năng lượng gió, mặt trời…,là nguồn năng lượng
dồi dào sẽ được sử dụng trong tương lai
Tuy nhiên các khó khăn, trở ngại cũng khơng ít.
- Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu
ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sơng.
- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nơng sản.
- Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn
cho mọi ngành sản xuất và thiệt hại về người và tài sản.
- Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối,
rét hại, khơ nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thối.
3. Đại diện các nhóm “ mảnh ghép” trình bày kết quả
- Đại diện một số thành viên ở “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả

Đại diện “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung kiến thức và có ý kiến phản hồi khác
- Giáo viên kết luận.


Giáo viên chuẩn kiến thức của các nhóm
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CĨ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Qua q trình giảng dạy 6 lớp 12 , 3 lớp tôi sử dụng kĩ thuật dạy học
mà chưa áp dụng triệt để kĩ thuật dạy học tích cực, 3 lớp tơi sử dụng kĩ thuật
dạy học mảnh ghép. Tơi đã có một số kết quả để so sánh như sau:
Mức độ kiến thức về “ ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
đến sản xuất và đời sống”
- Yếu: HS nêu một cách sơ sài ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm

gió mùa đến sản xuất và đời sống
- Trung bình: HS nêu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa đến sản xuất và đời sống
- Khá: HS đánh giá được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa đến sản xuất và đời sống
- Giỏi: HS đánh giá được mức độ ảnh hưởng khác nhau của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến từng ngành sản xuất và đời sống nhân
dân.
1. Lớp chưa áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


HS
12C1
12C2
12C3

46
46
47


5
7
4

%
11
15
9

HS
21
21
30

%
46
46
66

HS
20
18
13

%
43
39
25


HS

%
0
0
0

2. Lớp áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
Lớp
12C4
12C5
12C6

Sĩ số
42
41
44

Giỏi
HS
13
15
18

%
30
44
41

Khá

HS
24
18
20

Trung bình
%
HS
%
57
5
13
44
8
12
46
6
13

Yếu
HS
0
0
0

%

C. KẾT LUẬN
I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ

Khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong giảng dạy địa lí giáo viên cần:
- Bài dạy áp dụng kĩ thuật mảnh ghép thì nội dung của chủ đề nhỏ phải có
sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau
- Nhiệm vụ giáo viên nêu ra phải hết sức cụ thể.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm”chuyên sâu” giáo viên cần
quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hồn thành nhiệm vụ đúng
thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả
thảo luận của nhóm.
-Thành lập nhóm mới” nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên
của các nhóm chuyên sâu
- Khi nhóm “ mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm
bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm” chuyên sâu”.
Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới nhiệm vụ phải mang tính khái quát,


tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức ( mang tính bộ phận) học
sinh đã nắm được từ nhóm “chuyên sâu”.
* Để đảm bảo hiệu quả của nhóm, các thành viên trong nhóm cần được
phân cơng các nhiệm vụ như sau:
Vai trị
Trưởng nhóm
Hậu cần
Thư kí
Phản biện
Liên lạc với các nhóm khác
Liên lạc với giáo viên

Nhiệm vụ
Phân cơng nhiệm vụ
Chuẩn bị đồ dùng , tài liệu cần thiết

Ghi chép kết quả
Đặt các câu hỏi phản biện
Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục,
trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Vì vậy cần tăng
cường các đợt tập huấn về phương pháp và cho giáo viên được tiếp cận
nhiều với các giờ dạy mẫu về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để
giáo viên có thêm nhiều kĩ năng về phương pháp giảng dạy bộ môn.
- Môn Địa lí cần được tăng cường thêm các thiết bị dạy học như: tranh ảnh,
bản đồ, băng hình, mơ hình…nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa.
Quảng Xương ngày 20 tháng 5 năm 2011
Người viết

Lê Thị Nam



×