Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

skkn sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 70 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01

Giáo viên

GV

02

Học sinh

HS

03

Phiếu học tập

PHT

04

Phương pháp dạy học

PPDH



05

Phương pháp giảng dạy

PPGD

06

Phương trình phản ứng

PTPƯ

07

Sách giáo khoa

SGK

08

Chất oxi hóa

C.OXH

09

Chất khử

C. K


10

Tính chất hóa học

TCHH

11

Trung học phổ thông

THPT

1


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Phần một: Mở đầu

3

Phần hai: Nội dung

6

I. Giải pháp cũ thường làm ………………………………......


6

II. Giải pháp mới cải tiến……………………………………..

8

1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép” ……………………………..

8

2. Thiết kế các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
trong một số bài ………………………………………..

10

3. Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy một
học môn Hoá học lớp 10, 11 (giáo án powerpoint kèm
theo ở số bài phần phụ lục)…………………………...

11

4. Một số giáo án minh họa sử dụng kĩ thuật mảnh ghép….

27

5. Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng
dạy Hóa học lớp 10, 11 ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Thành phố Ninh Bình…………………………………..


58

III. Hiệu quả dự kiến đạt được………………………………

62

IV. Điều kiện và khả năng áp dụng…………………………

65

Phần ba: Kết luận

67

Tài liệu tham khảo

69

Phụ lục

70

2


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại
cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và

cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt
đẹp cho học sinh
Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy
chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới
phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Phương
pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều
nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động,
trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức
của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không
phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ
động.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đảm bảo được điều đó, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người
học. Đối với phương pháp dạy học, thay vì dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" thì
cần dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất cho học sinh.
Mục tiêu giáo dục môn hóa học ở trường phổ thông là cung cấp cho học
sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với
đời sống con người, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy và kỹ năng thực
hành hoá học, để từ đó các em có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào
3



cuộc sống và sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó, trong quá trình giảng dạy bộ
môn hóa học đặc biệt là ở các trường trung học phổ thông, giáo viên không chỉ
nắm vững về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết vận dụng và kết hợp một
cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau
trong một tiết hoặc một buổi lên lớp. Trong đó, việc lựa chọn, sử dụng các kỹ thuật
dạy học sao cho phù hợp là yếu tố không kém phần quan trọng nhằm giúp người
giáo viên đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Bên cạnh đó, các kỹ thuật dạy học tích cực
còn là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia
tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự
cộng tác làm việc của học sinh; từ đó, góp phần giúp học sinh hình thành các kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống.
Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
khác nhau, chẳng hạn như: kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật
động não, kỹ thuật phòng tranh, … Mỗi kỹ thuật đều có những ưu, khuyết điểm
riêng trong việc áp dụng vào các bài giảng trên lớp. Trong đó, kỹ thuật mảnh ghép
là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết
giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích
cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật
mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các
hoạt động với các nhiệm vụ và mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật mảnh
ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt
động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của cá nhân. Thông qua hoạt động này hình
thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách
nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời cũng
giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề…
Tuy nhiên, kỹ thuật này còn tương đối mới mẻ và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT.

- Hình thành các kỹ năng, năng lực định hướng, giải quyết vấn đề cho học
sinh.

4


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 10, 11, 12 và giáo viên dạy môn Hoá học ở trường THPT
Đinh Tiên Hoàng.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu để giảng dạy các bài Hóa học trong chương trình Hóa học THPT tại
các lớp của trường THPT Đinh Tiên Hoàng.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan
đến các kỹ thuật dạy học tích cực.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn hóa học nói chung và kỹ thuật sử
dụng các mảnh ghép nói riêng.
- Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
- Xây dựng giáo án thực nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Xử lý kết quả thực nghiệm.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: hệ thống hoá những vấn đề có liên quan
đến đề tài .
* Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành áp dụng kĩ thuật mảnh ghép ở các giờ dạy trên lớp của bản thân.
- Dự giờ dạy của các đồng nghiệp trong trường.
- Điều tra học sinh qua trò chuyện, qua sản phẩm của học sinh sau giờ học.
* Phương pháp xử lý thông tin: Thống kê xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.


5


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Trước đây phương pháp dạy học truyền thống quan niệm rằng học là quá trình
tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
PPDH truyền thống có đặc điểm sau:
 Về nội dung:
 Nội dung được quy định bởi một chương trình giảng dạy và tất cả học sinh học
cùng nội dung ở cùng một thời điểm.
 Học sinh sẽ được quyền sử dụng thông tin trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn
hoặc thư viện trường.
 Các chủ đề được học thường không liên quan đến nhau, đến các lĩnh vực chủ đề
và đến thế giới thực.
 Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông tin một cách độc
lập.
 Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả lời đúng.
 Giáo viên chọn các hoạt động và cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp.
 Về cách dạy học:
 Giáo viên là người cung cấp thông tin giúp học sinh đạt được kĩ năng và kiến
thức.
 Học sinh hoàn thành những hoạt động và bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên
những mảng nội dung và kỹ năng cụ thể.
 Giáo viên là chuyên gia, chỉ ra những điểm yếu của học sinh.
 Dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin.
 Về môi trường học tập:
 Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng.
 Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay
hoạt động theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học

hỏi lẫn nhau...
 Cách đánh giá:
 Học sinh thi bài thi dùng bút và giấy, một cách yên lặng và riêng lẻ. Câu hỏi được
giữ bí mật cho đến giờ thi, để học sinh sẽ phải học tất cả tài liệu mặc dù chỉ kiểm
tra một phần trong đó.
 Giáo viên chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc học của học sinh.
 Công nghệ:
 Giáo viên sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích, chứng minh và
minh hoạ các chủ đề khác nhau.
Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :
 Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
 Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
6


 Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
 Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.
PPDH truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho
đến tận ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau: .
* Ưu điểm: Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả,
đặc biệt với :
- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
- Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
- Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.
* Nhược điểm:
- Không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách nghe
- Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh
- Phương pháp này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phê phán
- Phương pháp này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cách

học giống nhau
- Hạn hẹp trong sự tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có của
học sinh. Nội dung bài học thường được cung cấp từ sách giáo khoa và giáo viên. Kết
quả thu được là học sinh hình thành thói quen học tập thụ động, không có thói quen tự
học tự nghiên cứu. Học sinh học xong mà không biết mình vừa học cái gì, vận dụng
được gì, một số học sinh có cảm giác mình bị “bỏ rơi” ngay trong chính lớp học của
mình.

7


II. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN
Từ những ưu nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống ta thấy để nâng
cao chất lượng dạy và học, giáo viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình
truyền thống với các phương pháp giảng dạy khác (như các phương pháp Làm việc
nhóm; Bể cá vàng; Sàng lọc; Đóng vai; Vấn đáp; Chuyên gia…) tiến bộ hơn, hiện đại
hơn một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng
giảng dạy và các điều kiện học tập.
Cùng với việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển
năng lực của HS cần áp dụng thường xuyên các kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạy
như kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ
thuật mảnh ghép và kĩ thuật bể cá….Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học
vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua
hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động, tự mình
chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, nếu người học
không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả
của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể
dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến

khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một kĩ thuật dạy học tích cực đang được sử dụng
rất hiệu quả ở nhiều bài dạy của các môn học. Đó là:
1. Kỹ thuật “CÁC MẢNH GHÉP”
1.1. Khái niệm: Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp
tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn
thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở
Vòng 2)
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân

8


1.2. Cách tiến hành
Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực
đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người ( bao gồm 1- 2 người từ nhóm 1; 1-2
từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng
1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới
này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
1.3. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
 Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức
tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở
vòng 2.
9


 Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố
hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị
cho vòng 2.
 Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể
truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
 Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể
giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác
định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. Nhằm nâng cao khả năng tự học,
tự nghiên cứu của học sinh, tạo ra thế hệ trẻ tương lai độc lập, sáng tạo. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp:
 Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu có
liên quan đến học phần mình giảng dạy để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiên
cứu.

 Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề
nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm các học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu
cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu
và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
 Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học
thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hội
nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn
đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép
phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy
thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm
việc một cách nghiêm túc.
2. Thiết kế các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong một số bài
2.1. Nguyên tắc thiết kế
Để định hướng cho việc thiết kế và vận dụng các hoạt động có sử dụng kỹ thuật
mảnh ghép, chúng tôi đã xây dựng một số hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
 Về nội dung: các nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu phải đảm bảo tính vừa
sức và cụ thể.

10


 Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên
gia”.
 Các học sinh “chuyên gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo
sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm
“mảnh ghép”.
 Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề,
kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
 Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có
thể dạy lại kiến thức cho nhau.

2.2. Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây:
 Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các nội dung chủ
đạo, bổ trợ, các nội dung nội môn và liên môn, …
 Bước 3: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan
cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
 Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
 Bước 6: Tổ chức thực hiện
3. Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy một số bài học môn Hóa
học lớp 10, lớp 11 (giáo án powerpoint kèm theo ở phần phụ lục)
3.1. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học
bài “Tốc độ phản ứng”.
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép Phần các yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
 Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
 Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm sau:
Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3 ml HCl 18%
Ống nghiệm 2: Cho 3 ml HCl 6%
Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm( Zn) có kích thước giống nhau
 Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm sau:
11


Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3 ml HCl 18%
Ống nghiệm 2: Cho 3 ml HCl 18%, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến gần
sôi

Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm( Zn) có kích thước giống nhau.
 Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm sau:
+ Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3 ml HCl 18%
Ống nghiệm 2: Cho 3 ml HCl 18%
Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau,
ống 1ở dạng hạt nhỏ, ống 2 ở dạng hạt to hơn
 Nhóm 4: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1. Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: cho 2 ml H2O2
Ống nghiệm 2: Cho 2 ml H2O2 . Cho vào ống nghiệm 2 một ít MnO2
TN2. Xét phản ứng sau trong bình kín ở nhiệt độ xác định:
2HI(k) ⇌ H2(k) + I2 (k)
Thực nghiệm cho thấy:
*PHI = 1atm: tốc độ phản ứng đo được: v1 = 1,22.10-8 mol/(l.s)
*PHI = 2atm: tốc độ phản ứng đo được: v2 = 4,48.10-8 mol/(l.s)
 Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan
 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: Dung dịch HCl, H2O2, MnO2 ,Zn....
ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn , pipet, muỗng thủy tinh.
 Giấy A0, bút lông, máy chiếu
 Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B
, nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D.
 Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2.
 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”:
Phiếu học tập số 1A
Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3ml HCl 18%
Ống nghiệm 2: Cho 3ml HCl 6%
12



Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm( Zn) có kích thước giống nhau
Ống 1

Ống2

Nồng độ HCl
Hiện tượng sủi bọt khí
So sánh tốc độ phản ứng
Yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng
Kết luận
Phiếu học tập số 1B
Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3ml HCl 18%
Ống nghiệm 2: Cho 3ml HCl 18%, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến gần sôi
Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm( Zn) có kích thước giống nhau
Ống 1

Ống2

So sánh nhiệt độ
Hiện tượng sủi bọt khí
So sánh tốc độ phản ứng
Yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc đọ phản ứng
Kết luận
Phiếu học tập số 1C
Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: Cho 3ml HCl 18%

Ống nghiệm 2: Cho 3ml HCl 18%
Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau,
ống 1ở dạng hạt nhỏ, ống 2 ở dạng hạt to hơn
Ống 1

Ống2

So sánh kích thước kẽm
Hiện tượng sủi bọt khí
So sánh tốc độ phản ứng
13


Yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng
Kết luận
Phiếu học tập số 1D
TN1. Làm thí nghiệm với 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: cho 2ml H2O2
Ống nghiệm 2: Cho 2ml H2O2
Cho vào ống nghiệm 2 một ít MnO2
Ống 1

Ống2

Hiện tượng
So sánh tốc độ phản ứng
Yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc đọ phản ứng
Kết luận

TN 2. Xét phản ứng sau trong bình kín ở nhiệt độ xác định:
2HI(k) ⇌ H2(k) + I2 (k)
Thực nghiệm cho thấy:
*PHI = 1atm: tốc độ phản ứng đo được: v1 = 1,22.10-8 mol/(l.s)
*PHI = 2atm: tốc độ phản ứng đo được: v2 = 4,48.10-8 mol/(l.s)
PHI=1 atm

PHI = 2 atm

So sánh tốc độ phản ứng
Yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc đọ phản ứng
Kết luận
* Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu được
các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng – hoàn thành PHT số 2.
Phiếu học tập số 2
1. Em hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và các yếu ảnh
hưởng cụ thể như thế nào?
14


2. Trong các cặp phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ lớn hơn, tại sao?
a ,Phản ứng (1): Fe +CuSO4 (2M)
phản ứng (2): Fe + CuSO4 (4M)
b, Phản ứng (1): Zn + CuSO4( 2M, 250C)
phản ứng (2): Zn + CuSO4( 2M, 500 C)
c, Phản ứng (1): Zn(hạt) + CuSO4( 2M)
phản ứng (2): Zn ( bột) + CuSO4( 2M)
d, Phản ứng (1): 2H2 + O2

phản ứng (2): 2H2 + O2

thuong, Pt
t
 H2O
0

thuong
t

 H2O
0

e, Phản ứng (1):
A(k) + 2B (k) → AB2 (k) thực hiện trong bình kín có P= 4
phản ứng (2):
A(k) + 2B (k) →

AB2 (k) thực hiện trong bình kín có P = 2

 Bước 6: Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận
Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên
của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút lông và PHT, cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý
trong PHT và trình bày lên giấy A0 dưới dạng sơ đồ
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán
giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình
bày của mỗi nhóm.


15


3.2. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài
“Amoniac và muối amoni”:
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép Phần tính chất
hóa học của Amoniac.
 Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
 Nhóm 1: làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 0,1M và NaOH 0,1M
vào hai mẩu giấy đo độ pH.
 Nhóm 2: làm thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AlCl3 0,1M
sau đó cho tiếp 4ml dung dịch NH3 0,1M.
 Nhóm 3: làm thí nghiệm: Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 lọ đựng dung dịch HCl
và lọ đựng dung dịch NH3 sau đó cho 2 đầu đũa thủy tinh chạm vào nhau.
 Nhóm 4: Trả lời câu hỏi: Dựa vào số oxi hóa của nitơ trong amoniac hãy dự
doán tính chất của amoniac. Viết PTPƯ minh họa?
 Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:
 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm,
giấy pH, giấy quỳ tím, dd NH4Cl, dd HCl, dd NH3, dd NaOH, dd AlCl3, dd FeCl3,
nước cất.
 Giấy A0, bút lông, máy chiếu
 Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A, nhóm 2– PHT số 1B,
nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D.
 Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm 2 PHT 2, 3.
 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
 Nhóm 1: HS sẽ tìm các thông tin, dữ kiện liên quan đến tính chất hóa học của
Phiếu Học Tập Số 1A


amoniac.

Tiến hành thí nghiệm sau:
Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 0,1M và NaOH 0,1M vào hai mẩu giấy đo độ pH
NH3 0,1M

NaOH 0,1M

Nồng độ
Hiện tượng (mầu giấy đo độ pH)
Giá trị pH (đối chiếu với bảng pH)
Nhận xét
16


Phiếu Học Tập Số 1B
Tiến hành thí nghiệm sau:
Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AlCl3 0,1M sau đó cho tiếp 4ml dung dịch
NH3 0,1M
Hiện tượng
Phương trình phân tử và ION
(nếu có)
Kết luận
Phiếu Học Tập Số 1C
Tiến hành thí nghiệm sau:
Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 lọ đựng dung dịch HCl và lọ đựng dung dịch NH3
sau đó cho 2 đầu đũa thủy tinh chạm vào nhau
Hiện tượng
Phương trình phân tử và ION
(nếu có)

Kết luận
Phiếu Học Tập Số 1D
Dựa vào số oxi hóa của nitơ trong amoniac hãy dự doán tính chất của
amoniac. Viết PTPƯ minh họa?


 Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu
được TCHH của amoniac – hoàn thành PHT số 2,3.
Phiếu Học Tập Số 2
Em hãy cho biết NH3 có thể tác dụng được với những chất nào? Viết phương
trình hóa học minh họa?. Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học của NH3
Phiếu Học Tập Số 3
Xác định số oxi hoá của nitơ trong phân tử NH3. Dự đoán tính chất oxi hoá
khử của NH3 ? Tính chất đó thể hiện khi nào ? Cho thí dụ ( cân bằng phản ứng theo
phương pháp thăng bằng e và xác định chất OXH, CK)

17


 Bước 6: Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận
Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên
của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút lông và PHT, cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý
trong PHT và trình bày lên giấy A0 dưới dạng sơ đồ
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán
giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình
bày của mỗi nhóm.

3.3.

Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy

học bài “ Axit nitric và muối nitrat.”
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép Phần tính chất
hóa học của axit nitric.
 Bước 2: Xác định các nội dung của 5 nhóm “chuyên gia”: Có 5 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 5 nội dung sau:
 Nhóm 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 0,1M vào mẩu giấy đo độ pH
- Cho vào ống nghiệm một mẩu CaCO3 + 3ml HNO3 0,1M.
 Nhóm 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một ít bột CuO + 2ml HNO3 0,1M
- Ống 2: Cho 2ml NaOH 0,1M+ vài giọt phenolphtalein + 2ml HNO3 0,1M
 Nhóm 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một đinh sắt + 2ml HNO3 đ , bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd
NaOH
- Ống 2: Cho một mẩu Cu + 2ml HNO3 đ, bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd
NaOH
 Nhóm 4: Tiến hành thí nghiệm sau:
Cho vào ống nghiệm một ít bột S + 2ml HNO3đặc , bịt ống nghiệm bằng bông
tẩm dd NaOH.
 Nhóm 5: Tiến hành thí nghiệm sau:
18


Cho vào ống nghiệm một ít bột FeO + 2ml HNO3 loãng , bịt ống nghiệm bằng

bông tẩm dd NaOH
 Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan
 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: ống nghiệm, giấy chỉ thị pH, kẹp gỗ, pipet,gang
tay, dung dịch HNO3, dung dịch NaOH, MgO, CaCO3, C, Cu, Fe, phenolphtalein
 Giấy A0, bút lông, máy chiếu
 Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B
, nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D, nhóm 5 – PHT số 1E.
 Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2.

 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
Phiếu Học Tập Số 1A
Tiến hành thí nghiệm sau:
- Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 0,1M vào mẩu giấy đo độ pH
- Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một mẩu CaCO3 + 3ml HNO3 0,1M
Quì tím

ống nghiệm

Hiện tượng
Phương trình phản ứng
Nhận xét

Phiếu Học Tập Số 1B
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một ít bột CuO + 2ml HNO3 0,1M
- Ống 2: Cho 2ml NaOH 0,1M + vài giọt phenolphtalein + 2ml HNO3 0,1M
Ống 1

ống 2


Hiện tượng
Phương trình phản ứng
Nhận xét

19


Phiếu Học Tập Số 1C
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một đinh sắt + 2ml HNO3 đặc , bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd
NaOH
- Ống 2: Cho một mẩu Cu + 2ml HNO3 đặc, bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd
NaOH
Ống 1

ống 2

Hiện tượng
Phương trình phản ứng, xác định
chất oxh, ck, cân bằng phản ứng
theo pp thăng bằng e
Nhận xét
Phiếu Học Tập Số 1D
Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột S + 2ml HNO 3 đặc , bịt ống
nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH.
Hiện tượng
Phương trình phản ứng, xác định

chất oxh, ck, cân bằng phản ứng
theo pp thăng bằng e
Nhận xét
Phiếu Học Tập Số 1E
Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột FeO + 2ml HNO3 loãng , bịt
ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH
Hiện tượng
Phương trình phản ứng, xác định
chất oxh, chất khử, cân bằng phản
ứng theo pp thăng bằng e
Nhận xét
20


* Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu được
TCHH của axit nitric – hoàn thành PHT số 2.
Phiếu Học Tập Số 2
Em hãy cho biết HNO3 có thể tác dụng được với những chất nào? cho ví dụ?
Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit nitric.
 Bước 6: Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 5nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận
Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 5nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên
của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút lông và PHT, cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý
trong PHT và trình bày lên giấy A0 dưới dạng sơ đồ
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán
giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình

bày của mỗi nhóm.
3.4. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học
bài “ Axit cacboxylic”.
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép Phần tính chất
hóa học của axit cacboxylic.
 Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
 Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt dung dịch CH3COOH 0,1M
và HCl 0,1M vào hai mẩu giấy đo độ pH.
 Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm sau:
Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho một mẩu Zn sau đó cho tiếp vào 3ml CH3COOH 0,1M
- Ống nghiệm 2: Cho một ít phôi bào Cu vào sau đó cho tiếp 3ml CH3COOH 0,1M.
 Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho một ít bột CuO sau đó cho tiếp vào 3ml CH3COOH 0,1M

21


- Ống nghiệm 2: Cho vài giọt dd NaOH 0,1M vào ống nghiệm sau đó cho vài giọt
phenolphtalein vào rồi tiếp tục nhỏ vài giọt CH3COOH 0,1M.
 Nhóm 4: Tiến hành thí nghiệm sau:
- Cho vào ống nghiệm 1 ít bột CaCO3 sau đó cho tiếp vào vài giọt CH3COOH 0,1M
 Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:
 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: ống nghiệm, giấy chỉ thị pH, kẹp gỗ, pipet,gang
tay, Dung dịch CH3COOH 0,1M, axit HCl 0,1M, Zn, CuO, NaOH 0,1M, Cu, CaCO3,
phenolphtalein.
 Giấy A0, bút lông, máy chiếu
 Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B
, nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D.

 Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2, 3.

 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
Phiếu Học Tập Số 1A
Tiến hành thí nghiệm sau:
Nhỏ vài giọt dung dịch CH3COOH 0,1M và HCl 0,1M vào hai mẩu giấy đo độ pH
CH3COOH 0,1M

HCl 0,1M

Nồng độ
Hiện tượng
(mầu giấy đo độ PH)
Giá trị pH
(đối chiếu với bảng pH)
Nhận xét

Phiếu Học Tập Số 1B
Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho một mẩu Zn sau đó cho tiếp vào 3ml CH3COOH 0,1M
- Ống nghiệm 2: Cho một ít phôi bào Cu vào sau đó cho tiếp 3ml CH3COOH 0,1M
22


Ống nghiệm 1

Ống nghiệm 2

Hiện tượng

Phương trình phản ứng
(nếu có)
Kết luận
Phiếu Học Tập Số 1C
Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho một ít bột CuO sau đó cho tiếp vào 3ml CH3COOH 0,1M
- Ống nghiệm 2: Cho vài giọt dd NaOH 0,1M vào ống nghiệm sau đó cho vài giọt
phenolphtalein vào rồi tiếp tục nhỏ vài giọt CH3COOH 0,1M
Ống nghiệm 1

Ống nghiệm 2

Hiện tượng
Phương trình phản ứng
( nếu có)
Kết luận
Phiếu Học Tập Số 1D
Tiến hành thí nghiệm sau:
Cho vào ống nghiệm 1 ít bột CaCO3 sau đó cho tiếp vào vài giọt CH3COOH
0,1M
Hiện tượng
Phương trình phản ứng
(nếu có)
Kết luận
Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu được
TCHH của axit cacboxylic – hoàn thành PHT số 2.
Phiếu Học Tập Số 2
Em hãy cho biết axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào? Viết
phương trình hóa học minh họa?. Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit

cacboxylic.
23


 Bước 6: Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận
Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên
của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút lông và PHT, cho HS tương ứng với
mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý
trong PHT và trình bày lên giấy A0 dưới dạng sơ đồ
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán
giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình
bày của mỗi nhóm.
3.5. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học
bài “ Hiđro clorua. Axit clohđric. Muối clorua (Tiết1).
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép phần tính chất
hóa học của axit clohđric.
 Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
 Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm sau:
-Nhỏ vài giọt dung dịch HCl 0,1M vào mẩu giấy quỳ tím
- Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một mẩu CaCO3 + 3ml HCl 0,1M
 Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:

- Ống 1: Cho một ít bột CuO + 2ml HCl 0,1M
- Ống 2: Cho 2ml NaOH 0,1M+ vài giọt phenolphtalein+2ml HCl 0,1M
 Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:

- Ống 1: Cho một đinh sắt + 2ml HCl 0.1M
- Ống 2: Cho một mẩu Cu + 2ml HCl 0.1M
Nhóm 4: Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột MnO 2 + 2ml HCl 0.1M
bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH
 Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:

24


 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ: ống nghiệm, giấy chỉ thị pH, kẹp gỗ, pipet,gang
tay, axit HCl 0,1M,dd NaOH, CuO, CaCO3, MnO2, Cu, Fe, phenolphtalein.
 Giấy A0, bút lông, máy chiếu
 Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B
, nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D.
 Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2.

 Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
Phiếu Học Tập Số 1A
Tiến hành thí nghiệm sau:
-Nhỏ vài giọt dung dịch HCl 0,1M vào mẩu giấy quỳ tím
- Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một mẩu CaCO3 + 3ml HCl 0,1M
Quì tím

ống nghiệm

Hiện tượng
Phương trình phản ứng
Nhận xét
Phiếu Học Tập Số 1B

Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một ít bột CuO + 2ml HCl 0,1M
- Ống 2: Cho 2ml NaOH 0,1M+ vài giọt phenolphtalein+2ml HCl 0,1M
Ống 1

ống 2

Hiện tượng
Phương trình phản ứng
Nhận xét
Phiếu Học Tập Số 1C
Tiến hành thí nghiệm sau:
Lấy 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho một đinh sắt + 2ml HCl 0.1M
- Ống 2: Cho một mẩu Cu + 2ml HCl 0.1M
25


×