Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong môn Vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.47 KB, 17 trang )

Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu trong xã hội.Trong bối cảnh đó, toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ
lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh. Phương pháp dạy học này là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ
chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
Đối với môn Vật lý thì cách học mang lại hiệu quả nhất là phải gắn lý thuyết với lý luận
và tư duy. Điều đó cũng là nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường THCS, tức
là phải cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện.
Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm quen với cách học tăng tính tư duy, chủ động sáng tạo
trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
Năm học (2010 - 2011) Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành tài liệu thực hiện dạy học
và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn
vật lý cấp trung học phổ thông. Trong tài liệu có đề cập nhiều đến phương pháp dạy học và
cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến ba kỹ thuật dạy
học tích cực đó là: Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”, kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” và kỹ
thuật dạy học “ sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”.
Các kỹ thuật dạy học này nhằm giúp học sinh chủ động tích cực nắm kiến thức và dần
yêu thích môn học hơn.
Tuy nhiên các kỹ thuật này còn khá mới mẻ đối với đa số giáo viên chúng ta, hoặc nếu
đã sử dụng các kỹ thuật trên trong việc giảng dạy trước đây thì chẳng qua cũng là cách tổ chức
mang tính chất chung chung chưa thật cụ thể. Chính vì lẽ đó, tôi dành nhiều thời gian trong
việc nghiên cứu và vận dụng các kỹ thuật này, đặc biệt là kỹ thuật“ các mảnh ghép” trong
giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn Vật Lý.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Khai thác cách tổ chức lớp học theo kĩ thuật dạy học “các mãnh ghép” có hiệu quả.
- Vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”vào một số bài giảng vật lí cụ


thể trong chương trình Vật lí 7
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu :
a. Tài liệu :
- Sách giáo khoa Vật lý THCS
- Bảng phân phối chương trình Vật lý.
- Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo Vật lý THCS
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lý THCS do Bộ giáo dục và đào tạo
ban hành năm học 2010 – 2011.
- Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý cấp trung học phổ thông.
b. Cách tiến hành :
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 1 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Vật lí trên lớp tôi nhận thấy việc áp dụng các kĩ thuật dạy
học mới mang lại rất nhiều hiệu quả cho tiết học giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra trong một
tiết học dựa trên sự phát huy tính tích cực của HS, gíup học sinh chủ động để lĩnh hội kiến
thức, không áp đặt … nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho GV và HS: cách tổ chức,
thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Đó là những trăn trở của bản thân
trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
Thu thập các tư liệu có liên quan: các bài học có vận dụng kỹ thuật dạy học “Các mãnh
ghép” trong bộ môn Vật Lý lớp 7.
Tìm hiểu tình hình học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, đối với việc vận
dụng kỹ thuật dạy học cách mãnh ghép cụ thể trong từng kiểu bài.
II. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở tiến hành nghiên cứu đề tài:
* Giáo viên giảng dạy môn Vật lý .
* Học sinh các khối 7.
* Kỹ năng học sinh thảo luận, hoạt động nhóm trong giờ học Vật Lý.
* Thái độ học của học sinh trong việc tham gia hợp tác vào kỹ thuật “các mãnh ghép”

của giáo viên đưa ra.
* Chương trình, sách giáo khoa Vật Lý 7
* Hệ thống các bài học trong chương trình
* Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý cấp trung học .
2. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:
Năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 2 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
PHẦN II: KẾT QUẢ
I/ MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI.
Bản chất của kỹ thuật này là sự kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm
nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS; nâng cao vai
trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải
truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, khi áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép vẫn còn tồn
tại không ít những khó khăn:
- Lớp học được chia thành 6 nhóm, nhưng rất khó có bài học nào GV có thể đưa ra 6
nhiệm vụ trong cùng một vần đề nghiên cứu. Vậy khi có ít hơn 6 nhiệm vụ thì phân chia nhiệm
vụ như thế nào?
- HS thường lộn xộn khi đổi nhóm, đổi chỗ ngồi khi chuyển từ vòng 1 qua vòng 2.
- Trên thực tế các lớp học tại trường hiện nay thì mỗi lớp có từ 40 đến 42HS. Do đó mỗi
nhóm HS thường có từ 6 đến 7 HS , vậy các nhóm có 7 HS thì đánh số như thế nào ( vì chỉ có 6
nhóm thảo luận )
- Khó áp dụng cho nhiều kiểu bài lên lớp.Vì không phải tiết học nào cũng áp dụng được
kĩ thuật này .
II/ MÔ TẢ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP MỚI:
I.Khai thác cách vận dụng kĩ thuật các mãnh ghép một cách hợp lí dựa trên thực tế lớp dạy
của GV.
1. Cách phân chia nhóm và đánh số thứ tự cho các HS trong nhóm.

- Lớp học vẫn được chia thành 6 nhóm ( mỗi nhóm có tối đa là 7HS).
- Cách đánh số thú tự cho các HS trong nhóm như sau:
+ Có 6 HS sẽ được mang số từ 1 đến 6. 1 HS còn lại trong nhóm sẽ mang số của nhóm đó. ( vì
không thể có HS mang số 7)
Ví dụ:
*Nhóm 1 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 1.
*Nhóm 2 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 2.
*Nhóm 3 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 3.
*Nhóm 4 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 4.
*Nhóm 5 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 5.
*Nhóm 6 có 7HS thì có 6 HS mang số từ 1 đến 6. 1HS còn lại mang số 6.
* Trong đó GV đặc biệt chú ý đến số của nhóm trưởng : số của nhóm trưởng chính là số
của nhóm mình thảo luận ( ví dụ nhóm trưởng nhóm 1 phải mang số 1) điều đó nó giúp GV
thuận lợi trong việc điều hành hoạt động của nhóm mới vì khi đó các nhóm trưởng này
cũng chính là nhóm trưởng mới.
2. Cách phân nhiệm vụ khi thảo luận.
Thông thường một bài học Vật lí thường có 3 đến 4 nhiệm vụ cần thực hiện đồng
thời( hoặc cũng có thể là 2 nhiệm vụ nếu đó là nhiệm vụ tương đối khó), thực tế lớp học có 6
nhóm khi đó nhiệm vụ được phân công như sau:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 3 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
• Nếu có 2 nhiệm vụ: Khi đó sẽ có 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 và 3 nhóm còn lại thực
hiện nhiệm vụ 2.
VD: Nhóm 1,2,3: thực hiện nhiệm vụ 1.
Nhóm 4,5,6: thực hiện nhiệm vụ 2.
• Nếu có 3 nhiệm vụ thì khi đó sẽ có 2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ.
VD: Nhóm 1,2 thực hiện nhiệm vụ 1.
Nhóm 3,4 thực hiện nhiệm vụ 2.
Nhóm 5,6 thực hiện nhiệm vụ 3.
• Nếu có 4 nhiệm vụ thì khi đó 2 nhóm còn lại GV sẽ lựa chọn nhiệm vụ phù hợp

( thường là nhiệm vụ khó hơn hoặc quan trọng hơn ) để cho thảo luận .
3. Cách tổ chức lớp học :
Khi thực hiện nhiệm vụ ở vòng 1, HS ngồi như sau:



Khi đổi chỗ ngồi để thực hiện nhiệm vụ ở vòng 2, để dễ dàng và tránh mất trật tự và thời gian
của tiết học GV nên qui định hướng đi cho HS: HS sẽ đi theo vòng xuyến của lớp học như đi
qua bùng binh ở các ngã 3, ngã tư đường.
4. Áp dụng kĩ thuật dạy học các mãnh ghép giúp HS hình thành bản đồ tư duy trong tiết
học
- Việc hình thành 1bản đồ tư duy trong dạy học là rất cần thiết , giúp HS hệ thống hóa kiến
thức , HS thấy được sự gắn kết giữa các kiến thức với nhau từ đó HS dễ dàng ghi nhớ kiến
thức. Tuy nhiện việc yêu cầu HS thiết lập 1 bản đồ tư duy tại lớp là khá khó, vì nó mất khá
nhiều thời gian của tiết học. Do đó ta có thể áp dụng kĩ thuật dạy học các mãnh ghép vào việc
giúp HS hình thành bản đồ tư duy tại lớp vừa hiệu quả mà ít tốn thời gian, đặc biệt cho các tiết
tổng kết chương hay ôn tập học kì. Việc thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. GV cho HS nêu các mãng kiến thức lớn đã học trong chương hoặc trong học kì (HS có
thể trả lời không đúng thì GV có thể giúp HS phân mãng kiến thức) vì đây là khâu quan trọng
nhất.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 4 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
NHÓM 4
NHÓM 5
NHÓM 6
NHÓM 3
NHÓM 2
NHÓM 1
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
Bước 2. Từ các mãng kiến thức chính đó, GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm ở vòng 1:
mỗi nhóm thảo luận và thiết lập 1 nhánh của bản đồ tư duy tương ứng với 1 mãng kiến thức.

Bước 3. Hình thành nhóm mới ở vòng 2 và cho HS ghép các nhánh đã thảo luận ở vòng 1
thành 1 bàn đồ tư duy hoàn chỉnh.
Với cách này có thể tạo ra sự đa dạng trong cách nhìn nhận phân chia kiến thức của HS, HS thể
hiện được tư duy logic của mình. Qua đó GV có thể phát hiện ra những điểm mới trong tư duy
của HS cũng có thể phát hiện ra những hạn chế của HS để khắc phục.
I. Vận dụng cụ thể kỹ thuật các mảnh ghép cho các bài sau:
Tiết 5 Bài Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Vòng 1.
+ Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên
màn chắn hay không?
+ Nhóm 3,4: làm thí nghiệm tìm hiểu độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật hay không?
+ Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm so sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng
cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Vòng 2.
- Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2
người đã cùng thảo luận 1 nội dung )
- Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không
hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn
lại.
- Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật sẽ được chia
sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: khoảng cách từ một điểm của vật đến gương
bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương sẽ được chia sẻ với các thành viên của các
nhóm còn lại.
- Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và
từ đó cùng rút ra kết luận về các tính chất cuả ảnh tạo bởi gương phẳng: : ảnh của một vật tạo
bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo ,độ lớn của ảnh bằng độ lớn
của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó

đến gương .
- HS có thể rút ra được 3 tính chất của ảnh trong một thời gian ngắn.
Tiết 11 Bài : Nguồn âm
- Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Vòng 1.
+ Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm hình 10. 1 quan sát dây cao su và lắng nghe rồi mô tả điều mà
mình nghe và thấy được.
+ Nhóm 3,4: làm thí nghiệm hình 10.2 tìm hiều khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng, vật phát
ra tiếng kêu có dao động không?
+ Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm hình 10.3 và cho biết khi âm thoa phát ra tiếng kêu, âm thoa có
dao động hay không?
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 5 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
Vòng 2.
- Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2
người đã cùng thảo luận 1 nội dung )
- Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: dây cao su dao động và phát ra âm sẽ được chia
sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: thành cốc thủy tinh dao động và phát ra âm sẽ
được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: âm thoa dao động và phát ra âm thanh sẽ được
chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và
từ đó cùng rút ra kết luận về đặc điểm của vật dao động: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
- HS có thể rút ra được đặc điểm của nguồn âm trong một thời gian ngắn.
Tiết 12 Bài: Độ cao của âm
- Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Vòng 1.

+ Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm hình 11. 1 tìm hiểu quan hệ giữa dao động và tần số dao động
như thế nào?
+ Nhóm 3,4: làm thí nghiệm hình 11.2 tìm hiều quan hệ giữa dao động nhanh chậm và âm
phát ra cao thấp của thước như thế nào?
+ Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm hình 11.3 tìm hiểu quan hệ giữa dao động nhanh chậm và âm
phát ra cao thấp của miếng bìa thế nào?
Vòng 2.
- Hình thành 6 nhóm mới trong đó có từ 6 đến 7 thành viên ( trong đó có ít nhất là 2
người đã cùng thảo luận 1 nội dung )
- Câu trả lời của các nhóm 1,2 ở vòng 1: dao động cành nhanh , tần số dao động càng
lớn.sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: thước dao động càng nhanh, âm phát ra càng
cao sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 5,6 ở vòng 1: Góc miếng bìa dao độngcàng nhanh, âm phát ra
càng cao sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và
từ đó cùng rút ra kết luận về độ cao của âm: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng
lớn, âm phát ra càng cao.
- HS có thể rút ra được đặc điểm của nguồn âm trong một thời gian ngắn.
Tiết:14 . Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM – Chương trình Vật Lý lớp 7:
- Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Vòng 1:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất khí.
+ Nhóm 2,5: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất rắn.
+ Nhóm 3,6: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất lỏng.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 6 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
+ Nhóm 4: Nghiên cứu âm có thể truyền qua được trong môi trường chân không hay
không ?

Vòng 2:
- Hình thành nhóm 8 người mới, trong đó 2 người từ nhóm 1, hai người từ nhóm 2, hai
người từ nhóm 3 và hai người từ nhóm 4.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
khí”, sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 2,5 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
rắn” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,6 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
lỏng” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 4 “ âm thanh không thể truyền qua được môi trường chân
không” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó
cùng rút ra kết luận: Âm có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, âm không thể truyền
được trong môi trường chân không
Vậy kết hợp giữa vòng 1 và vòng 2 học sinh trong cả lớp đã nắm được sự truyền âm trong các
môi trường trong một thời gian ngắn.
Tiết: 25. Bài TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA
DÒNG ĐIỆN – Chương trình Vật Lý 7.
- Tôi chi lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm:
Vòng 1:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu về tác dụng từ của dòng điện.
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu về tác dụng hóa học của dòng điện.
+ Nhóm 5,6: Nghiên cứu về tác dụng sinh lý của dòng điện.
Vòng 2:
- Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó 6 người từ nhóm 1,2, sáu người từ nhóm 3,4,
sáu người từ nhóm 5,6.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 “ dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim
nam châm”, sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3, 4 “ Dòng điện có tác dụng hóa học vì khi cho dòng điện

đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên
thỏi than nối với cực âm” sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 5, 6 “Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể
người và các động vật” sẽ được chia sẻ với các thành viên từ các nhóm khác.
- Như vậy qua hai vòng học sinh sẽ nắm được “ dòng điện có ba tác dụng là: Tác dụng
từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý”.
Tiết: 9 Bài 9. Tổng kết chương I. Quang học.
- Trước khi cho HS hoạt động nhóm , GV yêu cầu HS nêu các mãng kiến thức chính đã học
trong chương?
- HS nêu các mãng kiến thức chính. Có thể tạm chia nội dung của chương thành 3 mãng kiến
thức chính như sau:
- Gương cầu
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 7 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
- Sự truyền ánh sáng.
- Sự phản xạ ánh sáng.
- Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm:
Vòng 1:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 1 của bản đồ tư
duy ứng với mãng kiến thức : Gương cầu
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 2 của bản đồ tư
duy ứng với mãng kiến thức : Sự truyền ánh sáng
+ Nhóm 5,6: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 3 của bản đồ tư
duy ứng với mãng kiến thức : Sự phản xạ ánh sáng.
Vòng 2:
- Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận một nội
dung ở vòng 1.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 nhánh 1 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.

- Ví dụ:
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,4 là nhánh 2 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.
- Ví dụ:

- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 5,6 là nhánh 3 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.
- Ví dụ:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 8 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7

- Từ các nhánh của bản đồ tư duy đã được hình thành ở vòng 1, các nhóm mới thảo luận
thống nhất thành một bản đồ tư duy hoàn chỉnh.
- Ví dụ:
Tiết 17. Tổng kết chương II Âm thanh
- Trước khi cho HS hoạt động nhóm , GV yêu cầu HS nêu các mãng kiến thức chính đã học
trong chương?
- HS nêu các mãng kiến thức chính. Có thể tạm chia nội dung của chương thành 3 mãng kiến
thức chính như sau:
- Nguồn âm, tính chất của âm.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 9 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
- Môi trường truyền âm
- Sự phản xạ âm- ô nhiễm tiếng ồn.
- Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm:
Vòng 1:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 1 của bản đồ tư
duy ứng với mãng kiến thức : Nguồn âm, tính chất của âm.
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 2 của bản đồ tư

duy ứng với mãng kiến thức : Môi trường truyền âm
+ Nhóm 5,6: Nghiên cứu sự liên hệ giữa các kiến thức và thiết lập nhánh thứ 3 của bản đồ tư
duy ứng với mãng kiến thức : Sự phản xạ âm- ô nhiễm tiếng ồn.
Vòng 2:
- Hình thành nhóm 6 người mới, trong đó có ít nhất là 2 người đã cùng thảo luận một nội
dung ở vòng 1.
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1,2 nhánh 1 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.
- ví dụ:
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,4 là nhánh 2 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.
- Ví dụ:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 10 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
- Câu trả lời của vòng 1, nhóm 5,6 là nhánh 3 của bản đồ tư duy sẽ được chia sẻ với các
thành viên từ các nhóm khác.
- Ví dụ:
- Từ các nhánh của bản đồ tư duy đã được hình thành ở vòng 1, các nhóm mới thảo luận
thống nhất thành một bản đồ tư duy hoàn chỉnh.
- Ví dụ:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 11 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
• Giáo viên tổ chức và thực hiện thành công kỹ thuật này sẽ mang lại một số lợi ích
sau:
- Tạo điều kiện cho học sinh sức tập trung tối đa trong tiết học vì bản thân các em ý
thức rằng mình sẽ đi truyền đạt thông tin mà mình biết cho các thành viên nhóm khác.
- Phát huy tính tích cực của HS trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu kiến thức.
- Giành được khoảng thời gian rút ngắn lại để tập trung cho việc rèn kĩ năng cho HS
qua các bài tập.
• Kết quả thực nghiệm:

1. Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, qua trao đổi với GV trong nhóm vật lí trong tổ Toán –
Lí – Tin của trường THCS Hoài Thanh Tây, việc áp dụng kĩ thuật dạy học “các mãnh ghép”
trong tiết học được tổng hợp như sau:

Số lượng Rất ít khi áp dụng( chỉ
áp dụng khi có dự giờ,
thao giảng)
Thỉnh thoảng mới áp
dụng
Thường xuyên áp
dụng
SL TL SL TL SL TL
11 3 27.3% 8 72.7%
Qua khảo sát đối tượng HS khối 7 của trường THCS Hoài Thanh Tây qua việc thảo luận nhóm
bằng kĩ thuật dạy học “các mãnh ghép” trong môn Vật lí .
Khối lớp
Chưa đạt yêu cầu
Trong hoạt động thảo
luận nhóm
Đạt yêu cầu
Trong hoạt động thảo
luận nhóm
Tích cực, hăng say
trong thảo luận và
phát biểu xây dựng
nội dung bài học.
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Khối 7(148HS) 29 19.6 % 88 59,5% 31 20.9%
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 12 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7

Sau khi tiến hành nghiên cứu và vận dụng kỹ thuật dạy học “Các mãnh ghép” việc áp dụng kĩ
thuật trên của GV Tổ Toán- Lí –Tin và khả năng thực hiện linh hoạt trong việc thảo luận và
phát biểu xây dựng bài của các em học sinh trường THCS Hoài Thanh Tây như sau:
Số lượng Rất ít khi áp dụng( chỉ
áp dụng khi có dự giờ,
thao giảng)
Thỉnh thoảng mới áp
dụng
Thường xuyên áp
dụng
SL TL SL TL SL TL
11 6 54.5% 5 45.5%
Khối lớp
Chưa đạt yêu cầu
Trong hoạt động
thảo luận nhóm
Đạt yêu cầu
Trong hoạt động thảo
luận nhóm
Tích cực, hăng say
trong thảo luận và
phát biểu xây dựng
nội dung bài học.
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Khối 7(148HS) 18 12.2 % 51 34.5 % 79 53.4 %
- Khi vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực “Các mãnh ghép” như tôi đã nêu trong một số bài
đặc trưng trên và qua kết quả thu được, tôi thấy :
* Ưu điểm:
- HS thật sự tích cực và tập trung khi tham gia thảo luận một vấn đề được đặt ra.
- Việc vận dụng kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ” không còn quá khó khăn với giáo viên. GV

hoàn toàn có thể áp dụng kĩ thuật này một cách thường xuyên trong các tiết học mà không sợ
đến việc tổ chức, đánh số , đổi chỗ, hay phân chia nhiệm vụ ….cho các nhóm HS.
- Với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực này, việc đổi mới PPDH thực sự mang lại hiệu quả
thiết thực cho GV và HS: GV ngày càng phải học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu
đổi mới, HS được tự nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức hoàn toàn tự nhiên không áp đặt.
- Tạo cho các em sự đam mê khi kiểm tra hoặc khám phá một hiện tượng Vật lý. Chính vì cơ
sở đó, các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức khoa học mà tự bản thân các em đã tìm ra.
* Hạn chế:
- Sáng kiến này chỉ được áp dụng trên phạm vi hẹp, với số lượng học sinh còn ít, vì vậy có thể
chưa thật sự khách quan. Tôi mong nhận được ý kiến góp ý, xây dựng từ quý đồng nghiệp.
Từ kết quả thu được, tôi thấy trong các tiết dạy có nếu vận dụng được kỹ thuật dạy học
“Cách mãnh ghép ”, giáo viên cần hướng dẫn cho các em học sinh làm theo các bước như
phương pháp đã nêu trên để kết quả việc thực hiện các kỹ thuật của mình ngày càng tiến bộ
hơn.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 13 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
PHẦN III: KẾT LUẬN

1, Khái quát các kết luận cục bộ:
Tóm lại, để thực hiện tốt kỹ thuật Các mãnh ghép trong các tiết Vật lí lớp 7, cần thực
hiện tốt các giải pháp sau:
1. Thực hiện tốt cách phân chia nhóm và đánh số thứ tự cho các HS trong nhóm.
2. Cách phân nhiệm vụ khi thảo luận hợp lí. Thông thường một bài học Vật lí thường có
3 đến 4 nhiệm vụ cần thực hiện đồng thời (hoặc cũng có thể là 2 nhiệm vụ nếu đó là nhiệm vụ
tương đối khó), thực tế lớp học có 6 nhóm khi đó nhiệm vụ được phân công như sau: Nếu có 2
nhiệm vụ: Khi đó sẽ có 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 và 3 nhóm còn lại thực hiện nhiệm vụ
2 Sau đó GV phát phiếu giao việc cho các nhóm
3. Cách tổ chức lớp học phải khoa học.
4. Áp dụng kĩ thuật dạy học các mãnh ghép giúp HS hình thành bản đồ tư duy trong tiết
học nhằm tạo sự sinh động và tránh đơn điệu.

2. Lợi ích và khả năng vân dụng
- Với đề tài nghiên cứu này tôi nhận thấy đối với GV việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới
nói chung và kĩ thuật dạy học các mãnh ghép nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn .
Việc vận dụng kĩ thuật dạy học này đã trở nên dễ dàng hơn.
- Kĩ thuật này nó đã giúp GV rất nhiều trong việc giải quyết việc thiết lập bản đồ tư duy tại lớp,
tranh thủ được thời gian cho việc rèn kĩ năng làm bài cho HS qua các bài tập vì theo PPCT thì
trong cả năm học HS không có tiết bài tập.
- Do HS tự khám phá và lĩnh hội kiến thức qua bài học do đó tạo cho các em có sự hứng thú tốt
khi tham gia học tập bộ môn trên lớp và mang lại hiệu quả thật sự qua các bài kiểm tra trên lớp.
- Đề tài này không chỉ áp dụng được cho bộ môn Vật lí mà còn áp dụng được cho tất cả các
môn học văn hóa trong nhà trường. Không chỉ áp dụng cho HS khối lớp 7 mà có thể áp dụng
được cho HS ở cả cấp học trong nhà trường THCS.
3. – Những đề xuất kiến nghị
Giáo viên muốn tổ chức việc thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực cho học sinh đạt được kết
quả tốt thì phải có sự chuẩn bị thật sự chu đáo trước khi lên lớp( cả về phương tiện và kiến thức
Vật lý liên quan đến bài giảng). Vì vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến
thức, kĩ năng, đặc biệt là chuẩn bị tốt các câu hỏi thảo luận để nâng cao chất lượng giảng dạy
của mình.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THCS, các giáo viên cần
chú ý đến việc gắn lý thuyết với việc thực hiện thành công các phương pháp dạy học. Vì việc
tổ chức cho học sinh thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực là rất cần thiết và có vai trò quan
trọng - giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập
môn Vật lí của học sinh.
Từ kết quả nghiên cứu thực tế tại trường THCS Hoài Thanh Tây , tôi thấy đa số học sinh rất
thích thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực. Cũng chính vì sự ham thích đó mà các em dần
dần cảm thấy yêu thích môn học hơn. Vì vậy, trong quá trình dạy của mình, các giáo viên nên
chú ý tạo điều kiện cho học sinh được thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực nhiều hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các
kỹ thuật dạy học “Các mãnh ghép” trong các giờ dạy Vật lý lớp 7 .
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 14 - Trường THCS Hoài Thanh Tây

Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
Mong các đồng chí đọc và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện hơn .Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hoài Thanh Tây,, ngày 25 tháng 2 năm 2012
Người thực hiện
Lê Thị Hồng Duyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo)
2. Vật lý THCS – sách giáo khoa (nhà xuất bản giáo dục)
3. Vật lý THCS – sách giáo viên (nhà xuất bản giáo dục)
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn vật lý THCS.
5. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn vật lý – Biên soạn: GS. Trần Bá Hoành - TS.
Ngô Quang Sơn – Nguyễn Văn Đoàn.(nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội).
6. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý cấp trung học phổ thông.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 15 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
PHỤ LỤC
* Hệ thống câu hỏi vấn đáp các đối tượng nghiên cứu.
Đối với giáo viên:
− Giáo viên có thường xuyên vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào tiết học
− Tiết dạy có vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực học sinh có thích thú hơn hay không ?
− Giáo viên giảng dạy cho học sinh tiến hành, thực hiện các kỹ
thuật dạy học tích cực môn Vật lý bằng cách nào ?
− Giáo viên thấy có những thuận lợi và khó khăn gì khi cho học
sinh vận dụng kỹ thuật dạy học “các mãnh ghép”
− Giáo viên chuẩn bị như thế nào trước khi cho học sinh vận dụng
các kỹ thuật cụ thể trong một tiết dạy ?
− Các em có dễ dàng thực hiện các các kỹ thuật dạy học tích cực
theo hướng dẫn của thầy(cô) không ?

− Giáo viên cho biết để đạt hiệu quả tốt khi cho học sinh thực hiện
các kỹ thuật cần những yếu tố cơ bản nào ?
− Chất lượng học tập của học sinh qua các tiết học có vận dụng kỹ
thuật dạy học tích cực như thế nào so với các tiết không vận dụng kỹ thuật ?
− Hiện nay có một số giáo viên cho rằng thời gian tiến hành thực
hiện các kỹ thuật của học sinh là quá ngắn trong một tiết học. Vậy theo thầy (cô) ta có giải
pháp nào tối ưu hơn ?
Đối với học sinh:
− Trong các môn học ưa thích, em thích nhất môn học nào ?
− Các em có thích học các tiết Vật lý có vận dụng các kỹ thuật dạy
học tích cực hay không?
− Thầy cô đã hướng dẫn cho các em biết những kỹ thuật dạy học
tích cực nào ?
− Thầy cô yêu cầu các em tìm hiểu hoặc giải quyết một vấn đề Vật
lý, các em có thích tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng việc vận dụng các kỹ thuật không?
− Các em cho biết qua việc thực hiện các kỹ thuật dạy học tích
cực trong tiết học Vật lý có giúp các em nắm vững sâu sắc các nội dung kiến thức không?
− Các em có vận dụng hết khả năng của mình để tiến hành thực
hiện các kỹ thuật thành công không ?
− Trong các tiết học giáo viên không cho các em tiến hành các kỹ
thuật mặc dù bài học có yêu cầu vận dụng kỹ thuật đó các em có suy nghĩ gì ?
− Em gặp khó khăn gì khi thực hiện các kỹ thuật tích cực trong
những giờ Vật lý?
− Một số thầy (cô) có nhận xét rằng khi tiến hành thực hiện các kỹ
thuật theo nhóm các em thường hay ỷ lại cho các bạn khác trong lớp. Nói như vậy em phản
ứng như thế nào ?
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 16 - Trường THCS Hoài Thanh Tây
Khai thác và vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ”vào một số bài học trong chương trình Vật lí 7
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Duyên - 17 - Trường THCS Hoài Thanh Tây

×