Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN mot so bien phap chi dao giao vien thuc hientot hoat dong lam quen chu cai cho tre mau giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.01 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN *****. Đề tài:. THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ VỚI PHỤ HUYNH TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH. Tác giả Chức vụ Tổ Đơn vị Năm học. I. TÊN ĐỀ TÀI:. : Phan Văn Mai : Giáo viên : Sử - Địa : Trường THPT Thái Phiên : 2010 – 2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO II. ĐẶT VẤN ĐỀ Để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ở trường mầm non là cơ sở ban đầu rất quan trọng, là nơi khám phá, phát huy được tính tích cực của trẻ trong mọi hoạt động tạo cơ hội giúp trẻ học học những khái niệm mới bằng sự khám phá thông qua các giác quan. Đó cũng chính là động lực phát huy trí tuệ, tính sáng tạo trong công tác giáo dục thông qua các hoạt động học. Đặc biệt hoạt động học LQCV, một hoạt động rất quan trọng. Mục đích của việc cho trẻ LQCV không chỉo nhằm giúp trẻ biết được 29 chữ cái và phát âm chính xác mà còn chop trẻ biết tập tô, tập viết các chữ cái đúng ô ly, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua việc làm quen với các vị trí các âm trong từ. Hoat động LQCV ở trẻ mẫu giáo là phương tiện hình thành ngôn ngữ, phát triển vốn từ và nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, là tiền đề cho trẻ thích nghi với việc học tập sau này. Vì thế, ngày nay ở tuổi Mẫu giáo được trang bị những kiến thức đầu tiên, trong đó hoạt động học LQCC làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông, ý thức rõ tầm quan trọng về môn học nên môi trường chữ viết được chú trọng trong nhà trường, trong việc thực hiện chương trình GDMN mới. Nhưng trong thực tế chuyên đề LQCC ở trường mẫu giáo Bình Minh trong các năm học trước đạt chất lượng chưa cao. Giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Hình thức tổ chức một số trò chơi chưa linh hoạt, sáng tạo. Môi trường chữ viết chưa phong phú, cách luyện âm chưa chuẩn, chưa linh hoạt ở phần giới thiệu nét. Thấy được tầm quan trọng của chuyên đề LQCC và những tồn tại của giáo viên. Làm thế nào để giúp giáo viên thực hiện tốt chuyên đề này, đồng thời trẻ hứng thú tham gia vào tiết học đạt kết quả cao. Bản thân đã đề cập tới vấn đề: “Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hoạt động học LQCC” cho trẻ mẫu giáo. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: “Muốn đạt được những kiến thức chữ viết giúp trẻ tiếp cận việc học tập Tiếng Việt ở lớp 1 khi tổ chức “Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần sử dụng phương pháp đặc trưng của giáo dục mẫu giáo cùng với việc nắm chắc yêu cầu, nội dung mang lại hiệu quả cao trong giờ học…” (Trích sách hướng dẫn mẫu giáo LQCC – xuất bản năm 1997 – Nhà xuất bản Hà Nội). Vì vậy, người làm công tác giảng dạy phải nắm vững phương pháp, nguyên tắc cơ bản để áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển tốt cho trẻ nhận biết được cấu tạo tiếng từ phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Phương pháp dạy học trực quan: Thông qua hình ảnh, mô hình tranh để quan sát nhận ra chữ cái, từ ngữ. + Phương pháp sử dụng lời nói: Để hướng dẫn, đàm thoại, nhận xét cấu tạo chữ cái, vị trí chữ cái trong từ. + Phương pháp trải nghiệm thực hành: Tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi, nhận biết, phát âm, ghép từ, nối chữ với từ, tập tô chữ… + Phương pháp dùng tình cảm khích lệ: Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm tòi nhận biết nhanh, phản ứng chính xác về cấu tạo sắp xếp, tô viết đúng chữ cái, phối hợp với nhau hoàn thành mục tiêu trò chơi. (Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN – Xuất bản năm 2005). Bên cạnh việc tổ chức tốt các phương pháp, giáo viên sử dụng: + Nguyên tắc phát huy tính tích cực của trẻ. Giáo viên lấy trẻ làm trung tâm, hạn chế việc diễn giải của giáo viên, phải đưa ra tình huống, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ tìm tòi khám phá và giải quyết vấn đề. + Dựa vào tình hình thực tế của từng lớp, năng lực của từng giáo viên, sự nổ lực của giáo viên trong việc làm ĐDDH, kinh phí đầu tư của nhà trường và sự phối kết hợp của phụ huynh. Ngoài việc sử dụng các phương pháp, nguyên tắc, giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức hoạt động LQCC phù hợp tình hình thực tế, điều kiện của từng lớp và tạo môi trường hoạt động phong phú, trò chơi mới, sáng tạo, tạo sự hứng thú cho trẻ. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban ngành trong xã, đặc biệt là được sự chỉ đạo trực tiếp của bậc học mầm non. - 100% giáo viên đã đạt chuẩn. - Giáo viên biết vận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng dạy học. 2. Khó khăn: - Trình độ tiếp thu của trẻ không đồng đều, do 80% lớp ghép. Học sinh không qua lớp bé, nhỡ. - Đồ dùng trang thiết bị, tài liệu nghiên cứu phục vụ chuyên đề LQCC còn hạn chế. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong năm học này, qua việc 4 năm thực hiện chuyên đề LQCC trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm, những việc đạt và chưa đạt, bổ sung những thiếu sót, tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động học LQCC trong công tác giảng dạy. 1. Xây dựng kế hoạch: - Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Bộ - Sở - Phòng. - Căn cứ vào sự chỉ đạo trực tiếp của bộ phận mầm non về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và thực trạng trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch như sau: + 100% lớp trang trí bằng hình ảnh có nội dung về các bài đồng dao thơ, truyện theo từng chủ điểm. + 100% các lớp đưa chữ viết vào các góc chơi, các đồ dùng, đồ chơi như (danh sách lớp, góc tuyên truyền, góc thư viện). + Các lớp có bảng chữ cái theo cỡ chữ khác nhau (chữ viết thường, chữ in). + Hầu hết các lớp có góc thư viện (sách truyện tranh được sắp xếp theo từng chủ đề để trẻ dễ lựa chọn khi đọc). + 100% lớp có góc nghệ thuật, góc học tập đảm bảo về ĐDĐC ở mỗi góc đều có tên gọi viết bằng mẫu chữ in. + Tổ chức hội thi trang trí lớp. + Hội thi sáng tác, sưu tầm, lựa chọn một số trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút trẻ trong khi tổ chức học, chơi nhằm phát triển ngôn ngữ phù hợp với HĐH, HĐG. + BGH cùng giáo viên sưu tầm lựa chọn một số bài đồng dao để đưa vào luyện tập nhằm cung cấp vốn từ và luyện phát âm cho trẻ. Nhà trường từng bước chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch, đến nay đã được kết quả cao. 2. Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng phục vụ về chuyên đề làm quen chữ viết: 2.1. Bồi dưỡng chuyên môn: - Để tập trung nâng cao chất lượng hoạt động học LQCC, bản thân lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn về chuyên đề LQCC để giáo viên nắm bắt được kịp thời những thay đổi, chọn lọc phổ biến một số nội dung chương trình, thường xuyên tổ chức các chuyên đề về lý thuyết kết hợp với thực hành. - Để đạt mục tiêu yêu cầu của tiết dạy hoạt động học LQCC là trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học, nhận ra âm và chữ trong tiếng từ trọn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> vẹn. Đối với tiết trò chơi với chữ cái, nhận biết và phân biệt được chữ cái thông qua các trò chơi, biết chơi trò chơi với chữ cái, đối với tiết ôn chữ cái, trẻ phải nhận biết và phân biệt nhanh các chữ cái thông qua trò chơi. Để đạt điều đó giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dựa trên ý tưởng nhu cầu của trẻ nhưng phải phù hợp với độ tuổi, tình hình thực tế. - Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, biết lựa chọn các tiết dạy sáng tạo, linh hoạt và tập trung xây dựng giáo án điện tử, thực hành dạy trên máy tính để thu hút gây sự hấp dẫn đưa trẻ vào tiết dạy đạt hiệu quả. Cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ được lĩnh hội trải nghiệm. 2.2. Hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng dạy học phục vụ chuyên đề LQCC, đồ dùng dạy học trong trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết, khi thực hiện HĐH làm quen chữ cái, dạy trẻ nhận biết chữ và phát âm, luyện cách phát âm không chỉ đơn điệu mà cần thông qua đồ dùng dạy học sử dụng vào tiết trò chơi trẻ nhận biết nhanh chữ cái và phát âm đúng, đồ dùng đó phải đảm bảo yêu cầu phù hợp tiết dạy và tạo cho trẻ hứng thú vào tiết học. Đồ dùng dạy học không cầu kỳ sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính đòi hỏi giáo viên phải có sự tìm tòi, năng động sáng tạo, biết tận dụng từ các phế liệu, nguyên liệu sẵn có địa phương, đặc biệt là nguồn đóng góp của phụ huynh. Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, vận động phụ huynh hỗ trợ những tấm lịch cứng cũ, tranh ảnh nhỏ trong sách báo cũ, tập trung giáo viên làm đồ dùng như bảng “gắn tranh”. Bảng cài chữ, tranh lô tô cho bé. Với tư cách tự tạo đồ dùng dạy học giáo viên tiết kiệm được kinh phí, dễ làm, bền mà sử dụng đạt hiệu quả. Cụ thể như sau: a. Làm bảng gắn tranh: * Nguyên liệu: Kẹp hồ sơ cũ, tấm lịch cứng… * Cách làm: Dùng kẹp hồ sơ để làm đáy có gắn bánh xe để dễ di chuyển, dùng hai bảng lịch cứng đính sát vào từng bên của kẹp hồ sơ để tạo được hai bên dán tranh để dạy, phía dưới dán đường ngang có ngăn nhỏ để gắn chữ rời rồi ghép thành tiếng từ. b. Bộ lô tô cho bé: Để tạo sự hứng thú để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và gây sự chú ý, tạo cho trẻ đều được trải nghiệm thông qua việc sử dụng bộ lô tô trong HĐH LQCC. Ở mỗi chủ điểm khác nhau thì việc sử dụng bộ lô tô cho bé cũng được thay đổi phù hợp. Giáo viên cần phải sáng tạo trong việc làm bộ lô tô cho bé..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Ví dụ: Lô tô phương tiện giao thông. Nguyên liệu: - Một số hình vẽ (xe đạp, xe máy, máy bay, thuyền buồm) - Tờ lịch cũ + Cách làm: Dùng tờ lịch cắt ra nhiều thẻ nhỏ, kích thước theo ý thích, dùng hình cắt rời như hình xe đạp, máy bay… dán vào thẻ lô tô (vừa cắt). Dùng bút lông ghi từ tương ứng với hình vẽ theo mẫu chữ (in thường) ta được một lô tô, bộ lô tô theo ý. Tương tự như trên ta làm được nhiều bộ lô tô khác như lô tô. Một số loại hoa quả, lô tô đồ dùng trong gia đình. Để đảm bảo được lâu, dùng keo trong dán áp sát trên mỗi thẻ lô tô. c. Bộ hoa quả: . Nguyên liệu: Bông, vải vụn… . Cách làm: Dùng vải vụn với màu sắc khác nhau, chọn màu phù hợp ở từng loại hoa, quả cắt may và tạo nên hình hoa củ quả theo ý. Sau đó dùng bông nhồi vào tạo nên hình, trang trí lá, cuốn rồi gắn chữ cái vào cho trẻ chơi. 3. Tạo thói quen cho trẻ làm quen môi trường chữ viết ở vung quanh lớp học các góc chơi: a. Phối hợp với phụ huynh trong việc làm đồ dùng: - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm triển khai thực hiện chuyên đề LQCC, nêu những yêu cầu cần đạt, tầm quan trọng về chuyên đề để phụ huynh thấy được sự cần thiết để đầu tư việc học cho trẻ, từ đó công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường ngày càng được chặt chẽ và nhất trí cao. - 100% cháu thực hiện đầy đủ các loại vở “Bé tập tô” và “Bé làm quen chữ cái”. - Mỗi phụ huynh nộp 1 quyển truyện tranh có nội dung giáo dục phù hợp với trẻ. - Hỗ trợ cho giáo viên một số đồ dùng phế liệu như các chai gội đầu, các tạp chí cũ các mẫu quảng cáo đẹp… nộp vào đầu tuần của từng chủ điểm theo yêu cầu của từng giáo viên. + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học cũng như việc sinh hoạt của trẻ. b. Nhà trường: - Lên kế hoạch cho giáo viên tập trung làm ĐDDH, đồ chơi theo chủ điểm. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên làm ĐDDH, như giấy màu, giấy xốp….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Bổ sung số lượng sách truyện tranh cho trẻ, tạo góc sách thư viện của bé ở lớp. Đầu tư làm góc sách tạo môi trường chữ viết cho trẻ như đồ ở góc thư viện. - Những cuốn sách truyện tranh có thứ tự các nhóm chữ cái để trẻ lấy ra và cắt vào dẽ dàng. Qua đó trẻ nhận biết và phân biệt các nhóm chữ đã học, giúp trẻ tự khám phá hình ảnh và nhận biết tiếng từ, giúp trẻ làm quen với việc đọc, nhận biết được chữ cái trong từ. c. Giáo viên: - Giáo viên tạo môi trường chữ viết phong phú, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động, việc tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp giúp trẻ dễ dàng tiếp thu nhận biết chữ cái. - Tranh trang trí, đồ dùng đồ chơi ở mỗi góc chơi đều có kèm theo chữ viết bằng chữ in thường. Ở mỗi góc chơi đều tương ứng với một tên gọi, ở từng góc chơi đều ghi tên các loại đồ dùng, đồ chơi. Các góc này thường xuyên thay đổi vị trí nội dung… theo từng chủ đề để gây sự chú ý và kích thích trẻ tích cực hoạt động. Bên cạnh đó, môi trường chữ viết ngoài lớp học cũng rất phong phú, giáo viên thường xuyên gắn bảng tên cho từng loại cây, tranh ảnh áp tường, bảng tuyên truyền… đều được viết bằng chữ in thường để tạo điều kiện cho trẻ khám phá, hoạt động. Giáo viên tham gia đầy đủ hội thi. Sáng tác, cải biên, sưu tầm lựa chọn số hò vè, bài thơ, đồng dao, trò chơi. Qua mỗi cuộc thi giáo viên rút ra những ưu điểm và đưa môi trường chữ viết đến với trẻ thiết thực hơn. Đồng thời để nâng cao chất lượng hoạt động LQCC thì việc tạo ra đồ dùng và sử dụng ĐDDH nói chung và đồ dùng phục vụ: “Môi trường chữ viết nói riêng đã trở thành một hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng ở trẻ mẫu giáo đóng một vai trò quan trọng nó chuyển tải thông tin trong quá trình học và chơi. Quan trọng hơn nó giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, sử dụng đồ dùng dạy học, nhưng cách sử dụng như thế nào cho hợp lý và thu hút trẻ là điều quan trọng hơn. - ĐDDH cần đưa ra trong tiết dạy vào lúc nào là hợp lý, không nên đưa quá sớm, không đưa ra quá muộn, giáo viên phải khai thác hết tác dụng của đồ dùng, vì thế phải năng động trong việc tổ chức hoạt động dạy thì mới thu hút để trẻ hứng thú khi thực hiện trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 3. Các hội thi: Tổ chức tốt các hội thi: 3.1. Thi sáng tác lựa chọn số trò chơi đưa vào giảng dạy áp dụng cho chuyên đề LQCC:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Đối với trẻ hoạt động chủ đạo là “chơi mà học, học mà chơi”. Chính vì vậy để tạo được tâm thế thoả mái cho trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức đã học thì việc tổ chức các hình thức trò chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ. Vì thông qua trò chơi giúp trẻ tiếp thu củng cố trí thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng, không gò ép trong tiết học, mục đích yêu cầu của từng trò chơi khác nhau, sức truyền thụ kiến thức cần đạt của trẻ khác nhau. Vì vậy cần phải chỉ đạo giáo viên luôn sáng tác trò chơi mới để áp dụng vào HĐH LQCC giúp trẻ học tập có hiệu quả hơn. *Trò chơi 1: Khéo léo. * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái. - Củng cố một số chữ cái đã học - Rèn luyện sự kiên trì, óc tưởng tượng và khả năng ghi nhớ. - Rèn luyện sự quan sát, khả năng chú ý. * Chuẩn bị: - 2 bảng bông cho hai tổ - 2 cái rổ đựng xúc xắc có dán chữ cái (có 2 mặt trống). * Cách chơi: - Thi đua giữa hai đội - Hai đội cử lên hai cháu để thả xúc xắc. Khi thả xúc xắc được chữ cái nào thì đọc to chữ cái cho cả lớp cùng nghe, bạn đứng đầu của tổ sẽ lên chọn chữ cái đó lên trên bảng. Nếu cháu thả vào mặt không có thì sẽ thay đổi bạn khác cùng tổ. - Cháu gắn được nhiều chữ cái và đúng thì đội đó thắng. * Trò chơi 2: Tranh tài cùng đồng đội. * Mục đích: - Củng cố lồng ghép ôn dãy số tự nhiên. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái - Cung cấp chop trẻ một số từ. - Rèn luyện sự chú ý nhanh nhẹn. * Chuẩn bị: - Hai bảng cho 2 đội. - Các mảnh rời để ghép. - Mặt trái là một hình ảnh (hoặc bông hoa) tuỳ theo từng chủ điểm, từng đề tài, trong đó có chứa một số chữ cái đã học và từ. - Mặt phải là các chữ số..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Hình thức chơi: Thi đua giữa hai đội. * Cách chơi: Cho cháu bật qua vòng lên chọn một mảnh hình rời để ghép, lật mặt sau dán vào bìa và đọc to chữ cái đó. Cứ vậy tiếp tục đến hết thời gian. - Trong đội sẽ nói lên được bức tranh. Ví dụ: Hoa Hồng – Đọc từ: Hoa Hồng. * Luật chơi: - Đội nào lật ghép đúng, đọc đúng các chữ cái trong đội phải nói đứng tên bức tranh và từ trong tranh. * Lưu ý: Ở trò chơi này chúng ta có thể sử dụng một số đồ dùng dạy học nhưng dạy được hai trò chơi động tĩnh. Kết thúc ở trò chơi động cô chuyển tiếp cho trẻ chơi trò chơi tĩnh. . Hình thức chơi: Vào bàn chơi theo nhóm. . Cách chơi: Cháu tô màu tranh nói các chữ cái trong tranh với chữ đang học. - Nối các chữ cái trong từ với nhóm chữ đang học. * Luật chơi: - Đội nào tô màu đẹp, nối đúng chữ thì đội đó thắng. * Trò chơi 3: Hộp số kỳ diệu.. Số 1. Số 2. Số 3. Số 4. * Cách chơi: Cô treo một bức tranh có 4 hộp số từ số 1-4 bên trong mỗi hộp đều có 1 hình vẽ và dưới hình vẽ đều có từ của bức tranh nhưng chữ trong từ chưa hoàn chỉnh, khi cô đọc câu đố của mỗi ô, đội nào bấm chuông trước tiên sẽ giải ô đó là tranh gì và lên viết chữ còn thiếu vào từ. * Luật chơi: Đội nào giải ít ô số và viết chữ không đúng dưới từ của bức tranh là thua. Ví dụ: Cô chỉ vào ô số 1 đọc câu đố. Chẳng phải chim Mà có cánh Chở hành khách Bay rất tài.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đố là chiếc gì? (Chiếc máy bay) Giáo viên cho trẻ đoán câu đố về hình vẽ đó là chiếc máy bay. Dưới tranh máy bay có từ máy bay, nhưng thiếu chữ cái (chữ y). Đội nào giải đúng và lên viết thêm chữ cái (chữ y) vào từ máy bay để có tiếng từ hoàn chỉnh. Tương tự: Cháu chọn ô số khác: Cô cùng trẻ khám phá. Cô đọc câu đố: - Đội nào đoán được hình vẽ viết thêm chữ cái thích hợp (ghi y) vào tiếng từ để có từ hoàn chỉnh. Tương tự: Cô cho trẻ chọn hộp kỳ diệu – Cô đọc câu đố hình vẽ. Trẻ lên ghi thêm chữ cái vào tiếng từ để được từ có nghĩa. * Trò chơi 4: Tạo dáng cho cây. + Mục đích: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái - Củng cố các nhóm chữ. - Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ. + Chuẩn bị: - 1 cành cây, 1 số bông hoa, lá cây, quả có dán các chữ cái. + Hình thức chơi: Các cho tổ thi đua. + Cách chơi: - Mỗi cháu bật qua vòng chọn lá, hoặc quả, bông hoa (có chứa chữ cái đã học) đọc chữ cái đó lên gắn cho cây (cô quy định nhóm chữ cho mỗi đội). - Khi gắn cháu phải chú ý gắn cây quả tròn, lá tròn, quả to, quả chín ở dưới nhiều hơn (tạo dáng cho cây). + Luật chơi: - Chơi trong cùng thời gian quy định, đội nào gắn nhiều lá, quả hoa đúng với chữ cái thì đội đó sẽ thắng. Ngoài ra, dáng cây nào đẹp hơn thì đội đó được tuyên dương. - Tuy vậy, việc tổ chức tốt các trò chơi không phải đơn giản, không chỉ là sự ham thích đối với nhu cầu của trẻ thông thường mà qua việc tổ chức trò chơi trong tiết dạy giúp trẻ hệ thống kiến thức, khắc sâu nội dung bài dạy nhằm phát huy trí tuệ, tư duy sáng tạo. Vì thế tên trò chơi ngộ nghĩnh, gây hứng thú, trò chơi gần gũi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý trò chơi phải đa dạng, phong phú nhưng không cầu kỳ phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp thu để trẻ khắc sâu được kiến thức, vì thế việc sử dụng trò chơi góp phần cho việc thành công tiết dạy..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bên cạnh đó việc sáng tác hò vè, sưu tầm lựa chọn một số bài đồng dao đưa vào giảng dạy giúp trẻ luyện phát âm, nhớ lâu hơn về cấu tạo âm, từ, hình thành ngôn ngữ, phát triển vốn từ. 3.2. Hội thi sáng tác hò vè về nét chữ cái và sưu tầm lựa chọn một số bài đồng dao: * Hội thi sáng tác hò vè về nét chữ cái và sưu tầm lựa chọn một số bài đồng dao. Qua hội thi: BGH chọn số hò vè để củng cố số nét có trong chữ cái và vè so sánh để triển khai giáo viên làm tư liệu trong việc giảng dạy hoạt động chung làm quen chữ viết. * Một số bài vè để phân tích củng cố nét. Bài 1: Chữ e Ve vẻ vè ve Nét cong hở trái Bé hãy lắng nghe Kết hợp nét ngang Cái vè chữ cái Đố là chữ gì? (đó là chữ e) Bài 2: Chữ ê Ve vẻ vè ve Bé hãy lắng nghe Cái vè chữ cái Nét cong hở trái. Kết hợp nét ngang Lại thêm dấu nón Đó là chữ gì? (đó là chữ ê). Bài 3: Chữ U Rềnh rềnh ràng ràng Thuộc hàng chữ cái. Có một anh chàng Đố là chữ gì? (đó là chữ U). Bài 4: Chữ Ư Ve vẻ vè ve Bé hãy lắng nghe Cái vè chữ cái. Có mấu thật xinh Thẳng đứng bên trái Đố là chữ gì? (đó là chữ Ư). Bài 5: Chữ h Ve vẻ vè ve Bé hãy lắng nghe Cái vè chữ cái. Có 1 nét xổ Một nét móc xuôi Đố là chữ gì? (đó là chữ h). Bài 6: Chữ k Ve vẻ vè ve Bé hãy lắng nghe Cái vè chữ cái. Mới nhìn đã thấy Có 1 nét xổ và thêm 2 nét xiên Đố là chữ gì? (đó là chữ k). Bài 7: Chữ g Ve vẻ vè ve Cái vè chữ cái Mới nhìn đã thấy. Khép kín bên trái Móc dưới bên phải Đố là chữ gì? (đó là chữ g).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Một số vè so sánh chữ cái: Bài 1: So sánh chữ e, ê Rềnh Rềnh Rềnh Rềnh Hai nàng chữ cái Trông rất giống nhau Nét cong hở trái Kết hợp nét ngang Thế nhưng hai nàng. Khác nhau chiếc nón Nàng e chạy trốn Ê đuổi theo sau Dù có đi đâu Cũng về một nhóm.. Bài 2: So sánh h, k Rềnh Rềnh ràng ràng Hai nàng chữ cái Mới nhìn đã thấy Thì trông rất khác Nàng h lại có Một nét móc xiên Nàng k xinh tươi Nét xiên kết hợp.. Có một nét sổ Trông rất giống nhau Thế nhưng nhìn lâu Nàng h đi trước K bước theo sau Dù có đi đâu Cũng về một nhóm. Bài 3: So sánh g, y Chập chập chăng chăng Cong kín bên trái Nghe vằn câu hát Cong dưới bên phải g, y cùng nhóm Y đi sau Nhưng lại khác nhau Xiên xiên 2 nét Chữ g đi đâu Nét trái thì ngắn Cũng gồm 2 nét Xiên phải dài hơn Cải biên sưu tầm lựa chọn số bài đồng dao, để giáo viên vận dụng vào thực hiện chuyên đề LQCV nhằm luyện phát âm. Bài 1: Luyện phát âm g cung cấp vốn từ cho trẻ. Gánh gánh gồng gồng Ta chạy cho nhanh Gánh sông gánh núi Về xây nhà bếp Gánh gủi gánh cành Âm y Tay đẹp tay chặt củi Tay dệt vải tay mổ lơ 1 tay đẹp tay đắp núi Tay vải nâu 2 tay đẹp tay đào sông Tay buông câu 3 tay đẹp tay cạo lông Luyện phát âm T và âm y qua đó có thể đưa vào giờ học để chơi củng cố và giới thiệu chữ cái. Bài tập 3: Tập tầm vông Tập tầm vó Tập tầm vông Tay nào có Tay nào không Tay nào không Tay nào có.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài 4: Họ đậu Nấu canh rất mát Lá bác đậu xanh Ăn chè lớn nhanh Nhờ cô đậu đỏ. Cho ly sữa nhỏ Là cô đậu nành Cho ta lớn nhanh Là nhờ họ đậu.. Qua những trò chơi bài đồng dao trên giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện tư duy, củng cố cung cấp vốn từ và luyện phát âm cho trẻ, thông qua trò chơi tạo hứng thú cho trẻ. 4. Tích cực hoạt động học làm quen chữ viết vào các hoạt động khác. Biện pháp tích hợp từ các HĐH LQCV vào các môn học khác như văn học – KPKH – Toán. Trong giờ HĐH văn học, KPKH, Toán tạo hình. Ở HĐH tạo hình: Với đề tài vẽ gà trống, gà mái ở dưới tranh có từ gà trống hoặc từ gà mái. Giáo viên cho trẻ đọc đồng thanh nhằm giúp trẻ đọc đúng và nhận ra được chữ mình đã học được trơng từ đó. Ở HĐH: LQ với Toán ở đề tài “Phía phải, phía trái”, tổ chức trò chơi tặng hoa đúng hoa yêu cầu của cô, trẻ cùng cô khám phá nhụy hoa gồm những chữ cái để ghép thành bên phải, bên trái. Vận dụng lồng ghép ở HĐH LQVH. Qua việc giáo viên viết tên bài thơ, câu chuyện viết tính cách nhân vật, giúp trẻ nhận biết được những chữ cái đã học, viết ghép lại tạo thành những tiếng từ, làm quen với cách viết từ - cách đọc từ. Như câu chuyện: Tích chu hoặc tên bài thơ: Chiếc cầu mới tạo được từ hoặc qua tính cách cuả tích chu là biết hối hận. Trẻ biết viết và đọc được từ. Ngoài việc lồng ghép, dạy văn học còn giúp cho trẻ biết cách cầm sách, đọc sách dòng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới lồng ghép thích hợp. HĐC LQMTXQ thông qua giới thiệu tên, các đồ dùng hoặc tranh dạy. Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới thực vật. Chủ điểm: Gia đình Qua đề tài: LQ với một số loại sau trẻ biết phân nhóm theo đúng nhóm rau, rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, đặt đúng vào các loại rau để dễ phân biệt, đồng thời cho trẻ nhận biết được trong từ đó có bao nhiêu chữ cái. Ngoài việc lồng ghép tích hợp trong các giờ HĐC, giáo viên có thể đưa vào hoạt động góc. Để cung cấp kiến thức đồng thời giúp trẻ củng cố kiến thức. Tôi nhận thấy giáo viên đã có sự chủ động, sáng tạo, giờ học trở nên.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> sinh động, không còn cứng nhắc rập khuôn như trước đây. Thực sự hoạt động của trẻ “học mà chơi chơi để học”. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Việc áp dụng các biện pháp, cũng như kết hợp nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện chuyên đề LQCC tại trường đạt được số kết quả sau: - GV nắm vững phương pháp giảng dạy, trong quá trình giảng dạy giáo viên có sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức sáng tạo. - GV năng động sáng tạo trong việc tổ chức trò chơi, hình thức tổ chức trò chơi phong phú. - 100% giáo viên nắm được phương pháp tổ chức HĐH LQCC, xây dựng kế hoạch và thiết kế bài dạy sáng tạo phù hợp với độ tuổi, tình hình thực tế, theo chủ đề, luôn lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên biết khai thác hết tác dụng đồ dùng dạy học, vận dụng vào tiết dạy LQCC đạt hiệu quả. - 8/8 lớp có góc thư viện phong phú về nội dung hình thức. - 100% các lớp tạo được môi trường chữ viết trong và ngoài lớp. - Chữ viết phù hợp, đúng cỡ chữ và luôn được thay đổi nội dung và hình thức cho từng chủ điểm. - Tổ chức các hội thi đem lại kết quả thiết thực do từng giáo viên khi áp dụng trong giảng dạy. + Đối với trẻ: 98% trẻ tích cực tham gia vào hoạt động LQCC 99% trẻ nhận biết, phát âm đúng các nhóm chữ đã học. Trẻ biết đọc, viết tên bài thơ, tên sách, tên câu chuyện ở góc thư viện. Trẻ mạnh dạn tự tin, làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống, tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xunh quanh. VIII. KẾT LUẬN: Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động học LQCC đòi hỏi CBQL và giáo viên làm công tác giáo viên cần: - Nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng về chuyên đề đối với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Bản thân đã được tiếp thu và triển khai thực hiện chuyên đề nghiêm túc. - Giáo viên nghiên cứu áp dụng tài liệu vào giảng dạy giúp người dạy tìm ra nhiều giải pháp mới phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Tổ chức tốt hoạt động LQCC trong giờ học và tăng cường tổ chức ở mọi lúc mọi nơi bằng phương pháp trực quan, dùng lời nói, thực hành, khích.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> lệ để tạo nhiều cơ họi cho trẻ trải nghiệm, nắm bắt kiến thức, củng cố kỹ năng, giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ. - Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình, nhà trường – xã hội cùng tham gia xây dựng trường lớp. - Giáo viên phải nhiệt tình với công tác giảng dạy, ham học hỏi, có kỹ năng làm ĐDDH đẹp, phong phú, sáng tạo và đưa đồ dùng vào dạy trẻ một cách hợp lý để phát huy tác dụng của đồ dùng, tạo điều kiện cho trẻ cùng tham gia hứng thú vào hoạt động. Cải biên sưu tầm sáng tác một số trò chơi, hò vè, bài đồng dao để đưa vào giảng dạy. Trên đây là những biện pháp tôi đã thực hiện áp dụng vào việc giảng dạy. Đến nay đơn vị trường đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện và trình bày ở trong sáng kiến còn nhiều điểm thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý nhiệt tình của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để bản thân học hỏi thêm, điều chỉnh bổ sung để đề tài hoàn thiện hơn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM Năm học: 2010-2011 …………………….. (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN). HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường: Tiểu học Đoàn Bường - Đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp có phong trào học tập sôi nổi” - Họ và tên tác giả: Lê Thị Lan - Đơn vị : Trường TH Đoàn Bường Điểm cụ thể: Phần. Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề tài. Điểm tối đa. 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 3.Cơ sở lí luận. 1. 4.Cơ sở thực tiễn. 2. 5. Nội dung nghiên cứu. 9. 6. Kết quả nghiên cứu. 3. 7. Kết luận. 1. 8. Đề nghị 9. Phụ lục 10. Tài liệu tham khảo 11. Mục lục 12. Phiếu đánh giá xếp loại Thể thức văn bản, chính tả. 1. Tổng cộng Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại: Người đánh giá xếp loại đề tài:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. 1. 1 1 20đ. Điểm đạt được.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 I/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: THPT Lý Tự Trọng 1 .TÊN ĐỀ TÀI: Giúp HS kết hợp hai câu đơn thành một câu sử dụng mệnh đề quan hệ 2. Họ và tên tác giả: Nguyền Thị Vân 3. Chức vụ : Giáo viên 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a/ Ưu điểm: ………………………………………………. ……………………. ……………………………………………………………………………… …..………………………………….................................... ………………………b/ Hạn chế: …………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ….. ……………………………………………………….................................... …Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên. Trường PTTH Lý Tự Trọng thống nhất xếp loại: …………….. Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………. …………………………………… ………………………………….. …………………………………… ………………………………….. …………………………………… II/ Đánh giá, xếp loại của HĐKH HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: …………….. Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………. …………………………………… ………………………………….. …………………………………… ………………………………….. …………………………………… III/ Đánh giá, xếp loại HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: …………….. Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………. …………………………………… ………………………………….. …………………………………….

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×