Tuần 25 Môn : Tập làm văn (Tiết 40)
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài
văn mẫu.
2. Kỉ năng : Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi
các em sinh sống.
3. Thái độ : Có ý thức tốt với công việc xây dựng quê hương.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu. Tranh minh hoạ Cầu
Sông Hàn, Cáp treo Bà Nà, các tranh ảnh khác.
- Học sinh : Một số tranh ảnh về sự đổi mới : Công nghiệp, du lịch, giao
thông v.v
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phương pháp dạy học
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
I. Bài cũ : nhận xét về bài kiểm tra
- Học sinh nghe -
II. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trong KHI, các
em đã học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục
của địa phương em qua tiết TLV giới thiệu một trò
chơi hoặc một lễ hội ở quê em (tuần 16). Tiết học
hôm nay giúp em luyện tập giới thiệu những nét đổi
mới của làng xóm, hay phố phường nơi em ở
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1 :
+ 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo
dõi
+ Học sinh làm bài cá nhân, trả lời câu hỏi :
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa
phương nào ? (xã Vĩnh Sơn, xã miền núi thuộc
huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Bình Định, xã khó khăn
nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm)
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy
làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa
nước 2 vụ/năm, năng suất khá cao. Bà con không
thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi
- Nghề nuôi cá phát triển, nhiều ao hồ có sản
lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên 1 hecta, ước
muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi
bán đã thành hiện thực
- Đời sống của người dân được cải thiện : 10 hộ
thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe -
rút kinh nghiệm
- Học sinh nghe
- 1 học sinh đọc,
lớp đọc thầm, học
sinh suy nghĩ
- Trả lời miệng
- 4 học sinh giới
thiệu
- Học sinh khác
nhận xét, bổ sung
nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 - 2001
số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm
học trước
+ Giúp học sinh nắm dàn ý, bài giới thiệu
Giáo viên dán bảng phụ (tờ giấy to) viết dàn ý
Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em
đang sống (tên, đặc điểm)
Thân bài : GIới thiệu những đổi mới ở địa
phương
Kết bài : Nêu kết quả đổi mới của địa phương,
cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó
* Bài tập 2 :
- Xác định yêu cầu của đề bài
+ Học sinh đọc đề
+ Giáo viên phân tích đề, gợi ý những nội dung
cần giới thiệu (những đổi mới của làng xóm, phố
phường nơi mình sống, mái trường em học hàng
ngày .... về phát triển trông cây xanh, giữ gìn xóm
làng sạch sẽ, đường phố, nhà cửa, cuộc sống tiện
nghi được nâng cao, chống tệ nạn xã hội ... thành
phố “5 không” ...)
Em chọn một hoạt động nào mà em thích để
giới thiệu
Hoặc em có thể giới thiệu về địa phương và ước
mơ đổi mới của mình ...
- 1 học sinh đọc
dàn ý
- 1 học sinh đọc đề
học sinh nghe
+ Học sinh nháp viết ý cần nói
- Cho học sinh tiếp nối nhau nói nội dung các em
chọn giới thiệu
+ Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa
phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất
Ví dụ : trường tiểu học Phù Đổng thân yêu của
chúng em nay đã khác trước nhiều, có nhiều dãy,
phòng được xây dựng ba tầng, có hội trường rộng
khang trang sáng sủa. Phía trước tường rào đã
được nói rộng về hai phía. Cái cổng vây can lưới
bề thế, cửa sắt mở rộng để học sinh ra vào dễ
dàng. Sân trường rộng thênh thang được lát xi
măng sạch sẽ. Xung quanh từng dãy bồn hoa đã
bắt đầu phô màu tươi thắm. Trong sân còn trồng
nhiều cây bàng, cây phượng, hứa hẹn một sân
chơi đầy bóng mát, thật lý tưởng cho tuổi thơ của
chúng em
III. Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh viết lại bài vào vở
- Sưu tầm tranh ảnh về địa phương em
- Học sinh nháp
- Thực hành
- Giới thiệu trong
nhóm
- Thi trước lớp
- Có thể học sinh
thực hiện trò chơi
“Phóng viên”
- Quê hương bạn đã
đổi thay như thế
nào ?
- Bạn có ước mơ gì
về sự đổi thay của
quê hương bạn ?
- Nêu cảm nghĩ của
bạn