Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai 22 Nhan dan hai mien truc tiep chien dau chongde quoc Mi xam luoc Theo Chuan va giam tai cuaBo Giao an 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.32 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ngày soạn Ngày giảng</b> <b>Lớp</b> <b>Sĩ số</b>


<b>Tiết 39 Bài 22. NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU </b>
<b>CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC </b>


<b>VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973). (Tiết 1)</b>
<b>I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần:</b>


<b>1. Kiến thức</b>


- Nêu được âm mưu và hành động của Mĩ trong việc mở rộng chiến tranh ra
miền Bắc (1965-1968). Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương lớn: những thành tựu và kết quả chủ yếu.
- Nhân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ: nêu được âm
mưu và thủ đoạn của Mĩ; trình bày diễn biến chính và những thắng lợi lớn của nhân
dân miền Nam: Chiến thắng Vạn Tường buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại của “chiến
tranh cục bộ”; trình bày được bối cảnh, diễn biến chính của cuộc Tổng tiến cơng và nổi
dậy Xuân Mậu Thân (1968) và phân tích ý nghĩa thắng lợi và những hạn chế của ta.
<b>2. Kĩ năng, kĩ xảo cơ bản</b>


<b>- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh,… các vấn đề, sự kiện lịch</b>
sử (ví như so sánh được những điểm giống, khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến
<i>tranh cục bộ (1965 – 1968) và “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ).</i>


<b>- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng SGK, quan sát kênh hình,… trong học tập</b>
<b>3. Tư tưởng</b>


<b>- Hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam</b>
thông qua từng chiến lược và giai đoạn cụ thể.


<b>II. Phương pháp, phương tiện dạy học</b>


- Phương pháp: dạy học nêu vấn đề.


- Phương tiện: Tranh ảnh về chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền
Bắc Việt Nam.


<b>III. Tiến trình tổ chức dạy - học</b>
<b>1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV: Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược <i>“Chiến tranh đặc</i>
<i>biệt” của Mĩ và giành được thắng lợi như thế nào?</i>


<b>3. Tiến trình bài học</b>


<b>(T)</b> <b>Nội dung</b> <b>Hoạt động của Thầy - Trò</b>


<b>I. Chiến đấu chống chiến lược</b>
<i><b>“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở</b></i>
<b>miền Nam (1965 – 1968).</b>


<b>1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”</b>
<b>của Mĩ ở miền Nam</b>


<i>- Âm mưu: </i>


Sau thất bại của của chiến lược “chiến


Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân
- GV:Vì sao đến năm 1965, Mĩ lại


<i>chuyển sang chiến lược “Chiến tranh</i>
<i>cục bộ”? </i>


-> HS đọc SGK trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang
chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở
miền Nam và mở rộng chiến tranh
phá hoại miền Bắc.


+ Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
hình thức chiến tranh xâm lược thực
dân mới, được tiến hành bằng lực
lượng quân Mĩ, quân một số nước
đồng minh của Mĩ và quân đội Sài
Gòn, lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5
triệu tên.


- Mục tiêu: cố giành lại thế chủ động
trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ
trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta
phải phân tàn đánh nhỏ hoặc rút về
biên giới.


- Hành động:


+ Dựa vào ưu thế về quân sự, với
qn số đơng, vũ khí hiện đại, quân
Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở
ngay cuộc hành quân “Tìm, diệt” vào


căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường
(Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công
chiến lược mùa khô 1965 -1966, 1966
-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân
vào vùng căn cứ kháng chiến.


<b>2. Chiến đấu chống chiến lược</b>
<i><b>“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.</b></i>


- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng
<i>Ngãi,) ngày 18-8-1965 Mĩ tấn công</i>
Vạn Tường, sau một ngày chiến đấu,
quân chủ lực và nhân dân địa phương
đã đẩy lùi được cuộc hành quân của
địch, loại khỏi vòng chiến 900 địch,
Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối
với quân Mĩ và quân đồng minh của
Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà
đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp
miền Nam.


- Chiến thắng trong hai mùa khô:
+Quân và dân miền Nam đã đập tan
các cuộc phản công chiến lược mùa


tương quan lực lượng có lợi cho cách
mạng miền Nam, buộc Mĩ thay đổi
chiến lược chiến tranh.


+ GV định nghĩa khái niệm chiến lược


<i>“Chiến tranh cục bộ”, giúp HS hiểu</i>
được bản chất của khái niệm (những
yếu tố tạo thành gồm có: quân đội Mĩ,
quân đội đồng minh của Mĩ và quân
đội Sài Gòn được Mĩ trang bị các
phương tiện kĩ thuật chiến tranh hiện
đại), đồng thời so sanh với chiến lược
<i>“Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ đã sử</i>
dụng trước đó.


<b>- GV: Thực hiện chiến lược này, Mĩ</b>
<i>đã thực hiện những thủ đoạn và hành</i>
<i>động gì?</i>


-> HS đọc SGK trả lời.


-> GV chốt ý: trình bày phân tích, kết
hợp cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu
Mĩ đổ quân vào Đà Nẵng (3/1965) và
hình ảnh Mĩ – Ngụy mở cuộc hành
quân “tìm diệt” vào vùng “đất thành
<i>Việt cộng”, giúp HS hiểu rõ về thủ</i>
đoạn, hành động của Mĩ, quy mơ và
tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến
<i>tranh cục bộ” (Mĩ mở rộng đánh phá</i>
hai miền Nam – Bắc, đánh cả trên bộ,
trên không và trên biển, nên cả nước
có chiến tranh, cùng kháng chiến
chống Mĩ cứu nước).



<b>Hoạt động 2: Nhóm</b>


- GV chia lớp làm 4 nhóm:


+ Nhóm 1 sử dụng Hình 69 trong
SGK để trình bày: Quân dân miền
<i>Nam đã đập tan cuộc hành quân của</i>
<i>Mĩ – Ngụy vào vùng “đất thánh Việt</i>
<i>cộng” như thế nào?</i>


+ Nhóm 2: Quân dân miền Nam đã
<i>đánh bại cuộc phản công mùa khô lần</i>
<i>thứ nhất (1965 – 1966) của Mĩ – Ngụy</i>
<i>như thế nào? </i>


+ Nhóm 3: Quân dân miền Nam đã
<i>đánh bại cuộc phản công mùa khô lần</i>
<i>thứ nhất (1966 – 1967) của Mĩ – Ngụy</i>
<i>như thế nào?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khô thứ nhất 1965-1966, với 450 cuộc
hành quân, trong đó có 5 cuộc hành
quân “tìm diệt” lớn của địch, nhắm
vào hai hướng chiến lược chính:
Đơng Nam Bộ và Liên khu V.


+Qn và dân miền Nam đã đập tan
các cuộc phản công chiến lược mùa
khơ thứ hai 1966-1967, với 895 cuộc
hành qn, trong đó có 3 cuộc hành


qn lớn “tìm diệt” và “bình định”,
lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn
Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh
Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt
quân chủ lực và căn cứ kháng chiến
của ta.


+ Phong trào đấu tranh của nhân dân
miền Nam chống lập Ấp chiến lược,
đòi Mĩ rút về nước phát triển rất
mạnh ở cả nông thôn và thành thị.
Vùng giải phóng được mở rộng.


<b>3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy</b>
<b>Xuân Mậu Thân (1968)</b>


- Ý nghĩa: giáng cho địch những đòn
bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược
của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi
Mĩ hóa chiến tranh”, ngừng hồn tồn
ném bom bắn phá miền Bắc, chịu
đàm phán với ta ở Pari, mở ra bước
ngoặt của cuộc kháng chiến chống
Mĩ.


<i>giành được những thắng lợi gì trên</i>
<i>mặt trận đấu tranh chính trị và chống,</i>
<i>phá bình định? Ý nghĩa?</i>


-> HS đọc SGK, thảo luận và cử đại


diện nhóm trả lời.


-> GV chốt ý:


+ Trong cuộc hành quân vào thôn Vạn
Tường, Mĩ – Ngụy muốn “tìm diệt”
và “bình định” vùng “đất thành Việt
<i>cộng”; cuộc phản công mùa khô lần</i>
thứ nhất 1965 – 1966, Mĩ – Ngụy tập
trung “tìm diệt” Việt cộng ở hai
hướng chính là Đơng Nam Bộ và Liên
khu V, âm mưu đánh bại chủ lực Qn
giải phóng; cuộc phản cơng mùa khô
lần thứ hai 1966 – 1967, Mĩ mở 895
cuộc hành quân, lớn nhất là cuộc hành
quân mang tên Gianxơn Xiti đánh vào
căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây
Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và
cơ quan đầu não của ta.


+ Thắng lợi của nhân dân miền Nam ở
trận Núi Thành, Vạn Tường, đặc biệt
hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 –
1967 đã bước đầu làm phá sản chiến
lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
+ Trong cuộc đấu tranh chính trị,
chống phá bình định, GV hướng dẫn
HS quan sát Hình 70 và 71 trong SGK
để cụ thể hóa sự kiện.



<b>Hoạt động 3: Cả lớp - cá nhân</b>


- GV: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
<i>Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như</i>
<i>thế nào? </i>


-> HS dựa vào SGK trả lời.


-> GV: Nhận xét, lí giải và kết luận:
+ Cuộc Tổng tiến cơng đã đạt được
mục đích của ta đề ra là tiêu diệt được
một bộ phận lớn quân Mĩ, đồng minh
và chính quyền ngụy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống</b>
<b>chiến tranh phá hoại lần thứ nhất</b>
<b>của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa</b>
<b>vụ hậu phương (1965-1968)</b>


<b>1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng</b>
<b>không quân và hải quân phá hoại</b>
<b>miền Bắc</b>


- Âm mưu:


+Mĩ tiến hành chiến tranh bằng
không quân và hải quân phá hoại
miền Bắc nhằm phá hoại tiềm lực
kinh tế, quốc phịng, cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


+Ngăn chặn nguồn chi viện bên ngoài
vào miền Bắc và từ miền Bắc vào
miền Nam.


+Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí
chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền
đất nước.


- Thủ đoạn:


+ Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”
(5/5/1964) ném bom bắn phá một số nơi
và đến tháng 2/1965 lấy cớ “trả đũa”
Quân giải phóng tiến cơng qn Mĩ ở
Plâyku, chính thức gây ra cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
+ Mĩ đã huy động một lực lượng
không quân và hải quân rất lớn, gồm
hàng nghìn máy bay F111, B52...và
các vũ khí hiện đại khác, đánh vào các
mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy,
trường học,...những nơi đông dân.


<b>2. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa</b>
<b>chống chiến tranh phá hoại, vừa</b>
<b>sản xuất và làm nghĩa vụ hậu</b>
<b>phương</b>


- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
Trong 4 năm (1965-1968), miền bắc


đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội,


+/ Cuộc Tổng tiến cơng đã làm lung
lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc
Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh
xâm lược, thừa nhận sự thất bại của
mình trong chiến lược “Chiến tranh
<i>cục bộ” và thay bằng chiến lược “Việt</i>
<i>Nam hóa chiến tranh” (từ năm 1969).</i>
<b>Hoạt động 4: Cả lớp - Cá nhân</b>
- GV: Để đánh phá miền Bắc, Mĩ thực
<i>hiện âm mưu và hành động gì?</i>


-> HS đọc SGK trả lời


-> GV nhận xét, mở rộng: Ngày
31/7/1964, tàu khu trục Mađốc của Mĩ
tiến vào khu vực phía Nam đảo Cồn
Cỏ (Vĩnh Linh) để do thám và uy hiếp
ta dọc bờ biển, rồi cho máy bay Mĩ từ
Lào sang bắn phá đồn biên phòng
Nậm Cắn, bản Noọng Dẻ nằm sâu
trong lãnh thổ Việt Nam (thuộc địa
phận Nghệ An – Hà Tĩnh). Ngày
2/8/1964, Mĩ lại đưa tàu khu trục
Mađốc vào sâu hải phận nước ta ở
vùng biển giữa đảo Hịn Mê và Lạch
Trường (Thanh Hóa). Ta liền cho tàu
phóng lơi ra tiến cơng đánh đuổi. Lấy
cớ đó, ngày 4/8/1964, Mĩ đưa tin qua


các phương tiện thơng tin đại chúng
rằng tàu khu trục Mađốc của Mĩ bị hải
qn Bắc Việt Nam tấn cơng hai lần ở
ngồi khơi vịnh Bắc Bộ thuộc hải
phân quốc tế, rồi cho không quân ném
bom bắn phá miền Bắc từ ngày
5/8/1964.


<b>Hoạt động 5: Cá nhân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hàng vạn tấn vũ khí, lương thực,
thuốc men...vào chiến trường miền
Nam.


<b>4. Củng cố</b>


- GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, kiểm tra việc ghi nhớ kiến
thức cơ bản của các em, như so sánh âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong các chiến
tranh (“Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”), những thắng lợi tiêu biểu của
nhân dân hai miền chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của Mĩ,…


<b>Những điểm</b>
<b> giống nhau</b>


<b>Những điểm khác nhau</b>


<b>“Chiến tranh đặc biệt”</b> <b>“Chiến tranh cục bộ”</b>


<b>5. Dặn dò</b>



- HS học bài cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Ngày soạn Ngày giảng</b> <b>Lớp</b> <b>Sĩ số</b>


<b>Tiết 40 Bài 22. NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU </b>
<b>CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC </b>


<b>VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973). (Tiết 2)</b>
<b>I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần:</b>


<b>1. Kiến thức</b>


- Trình bày được những thành tựu chính trong cuộc khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội 1969-1973 của nhân dân miền Bắc; những đóng góp sức người, sức
của cho cách mạng miền Nam; những thành tích trong chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại của Mĩ lần thứ hai 1972, phân tích được vai trị, ý nghĩa các sự kiện đó.


- Nêu được nội dung, đặc điểm chính của chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mĩ 1969-1972. Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân
miền Nam làm thất bại chiến lược đó: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền
Nam Việt Nam được thành lập, một số chiến dịch và đặc biệt là cuộc Tiến cơng chiến
lược 1972. Phân tích ý nghĩa của các sự kiện đó.


- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam.


<b>2. Kĩ năng, kĩ xảo cơ bản</b>


<b>- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh,… các vấn đề, sự kiện lịch</b>
sử (ví như so sánh được những điểm giống, khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến


<i>tranh cục bộ (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ).</i>


<b>- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng SGK, quan sát kênh hình,… trong học tập</b>
<b>3. Tư tưởng</b>


<b>- Hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam</b>
thông qua từng chiến lược và giai đoạn cụ thể.


<b>II. Phương pháp, phương tiện dạy học</b>
- Phương pháp: dạy học nêu vấn đề.


- Phương tiện: Tranh ảnh về chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở
miền Nam Việt Nam và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở
miền Bắc Việt Nam.


<b>III. Tiến trình tổ chức dạy - học</b>
<b>1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV: Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược <i>“Chiến tranh cục</i>
<i>bộ” của Mĩ và giành được thắng lợi như thế nào?</i>


<b>3. Tiến trình bài học</b>


<b>(T)</b> <b>Nội dung</b> <b>Hoạt động của Thầy - Trò</b>


<b>III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt</b>
<i><b>Nam hóa chiến tranh” và “Đơng</b></i>
<i><b>Dương hóa chiến tranh” của Mĩ</b></i>
<b>(1969-1973)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến</b>
<i><b>tranh” và “Đơng Dương hóa chiến</b></i>
<i><b>tranh” của Mĩ </b></i>


<i>- Âm mưu:</i>


+ Sau thất bại của chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
và mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng
Dương, thực hiện chiến lược “Đơng
Dương hóa chiến tranh”.


+ “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến
hành bằng quân đội Sài Gịn là chủ yếu,
có sự phối hợp về hỏa lực, không quân
Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.


+ Tiến hành “Việt Nam hóa chiến
tranh”, Mĩ tiếp tục âm mưu “dùng
người Việt Nam đánh người Việt
Nam”, để giảm xương máu người Mĩ
trên chiến trường.


+ Quân đội Sài Gịn được sử dụng như
lực lượng xung kích để mở rộng xâm
lược Campuchia (1970) và tăng cường
chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm
mưu “dùng người Đông Dương đánh


người Đơng Dương”.


- Thủ đoạn: Tìm cách thỏa hiệp với
Trung Quốc, hịa hỗn với Liên Xô,
nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước
này đối với nhân dân ta.


<b>2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt</b>
<i><b>Nam hóa chiến tranh” và “Đơng</b></i>
<i><b>Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. </b></i>
- Ngày 6 -6 -1969, Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam thành lập, được 23 nước công
nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Tháng 4 -1970: Hội nghị cấp cao 3
nước Đông Dương họp; biểu thị quyết
tâm đoàn kết chống Mĩ.


<i>chiến tranh”? Âm mưu, thủ đoạn</i>
<i>và hành động của Mĩ trong chiến</i>
<i>lược này?</i>


-> HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời.
-> GV nhận xét, chốt ý, mở rộng
thế nào là “Việt Nam hóa chiến
<i>tranh”, “Đơng Dương hóa chiến</i>
<i>tranh”? rồi định nghĩa khái niệm để</i>
HS hiểu rõ âm mưu thâm độc của
Mĩ trong chiến lược này (các yếu
tố tạo thành gồm: lực lượng quân


đội Sài Gòn là chủ yếu, cộng với
hỏa lực, không quân và hậu cần Mĩ,
do cố vấn Mĩ chỉ huy).


+ Với chiến lược “Việt Nam hóa
<i>chiến tranh”, sau đó mở rộng</i>
<i>“Đơng Dương hóa chiến tranh”,</i>
quân Mĩ và quân đồng minh rút dần
khỏi chiến tranh để giảm bớt xương
máu người Mĩ trên chiến trường,
đồng thời là q trình tăng cường
qn đội Sài Gịn, nhằm tận dụng
xương máu người Việt Nam và
người Đơng Dương. Do đó, thực
chất của chiến lược này là Mĩ tiếp
tục thực hiện âm mưu “dùng người
<i>Việt Nam đánh người Việt Nam”,</i>
đồng thời nâng lên một bước thành
<i>“dùng người Đông Dương đánh</i>
<i>người Đông Dương”.</i>


+ Thủ đoạn và hành động của Mĩ
trong chiến lược “Việt Nam hóa
<i>chiến tranh”, “Đơng Dương hóa</i>
<i>chiến tranh”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Tháng 4 đến 6 -1970, quân ta cùng với
quân dân Campuchia, đập tan cuộc
hành quân xâm lược Campuchia của 10
vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.



- Từ tháng 2 đến tháng 3 -1971, bộ đội
Việt Nam phối hợp với quân dân Lào,
đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn
719”, chiếm giữ đường 9 – Nam Lào
của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.
- Ở thành thị, phong trào của học sinh,
sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông
thôn, đồng bằng...quần chúng nổi dậy
chống bình định, phá ấp chiến lược.


<b>3. Cuộc Tiến công chiến lược xuân –</b>
<b>hè năm 1972:</b>


- Ngày 30/3/1972, ta mở cuộc tiến công
chiến lược đánh vào Quảng Trị làm
hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển
rộng khắp miền Nam.


- Kết quả:chọc thủng ba phòng tuyến
mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ.


- Ý nghĩa: Giáng đòn nặng nề vào chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc
Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến
tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của
chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”).



-> GV nhận xét, chốt ý, mở rộng:
+ Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngày 9/9/1969 (nếu khơng có điều
kiện, GV hướng dẫn HS quan sát
Hình 73 trong SGK), qua đó nhấn
mạnh sứ mệnh của toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta trong việc thực
hiện theo Di chúc của Người, nhanh
chóng đưa cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước đi đến thắng lợi.


+ Với “Việt Nam hóa chiến tranh”,
cuộc chiến tranh xâm lược thực dân
kiểu mới của Mĩ đã mở rộng ra tồn
cõi Đơng Dương. Đơng Dương trở
thành chiến trường thống nhất. Vì
vậy, ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia đã sát cánh bên nhau,
đoàn kết cùng chiến đấu chống Mĩ
xâm lược (GV sử dụng Hình 74
trong SGK để hướng dẫn HS khai
thác). Cho nên, mỗi thắng lợi giành
được trên chiến trường Đông
Dương đều là thắng lợi chung của
mối tình đồn kết chiến đấu của ba
nước nước.


<b>Hoạt động 3: Cả lớp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển</b>


<b>kinh tế-xã hội, chiến đấu chống chiến</b>
<b>tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và</b>
<b>làm nghĩa vụ hậu phương (1969 –</b>
<b>1973)</b>


<i><b>- Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá</b></i>
<i>hoại, vừa sản xuất: </i>Ngày 16-4-1972,
Tổng thống Mĩ Níchxơn, chính thức
tiến hành cuộc chiến tranh bằng không
quân và hải quân phá hoại miền Bắc
(lần thứ hai). Từ 18 đến 29 -12 -1972,
bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng.


- Quân dân ta ở miền Bắc đã đập tan
cuộc tập kích đó của Mĩ, làm nên trận:
“Điện Biên Phủ trên không”.


- Kết quả:


Trong trận: “Điện Biên Phủ trên
không”, ta bắn rơi 81 máy bay, bắt sống
43 phi công Mĩ. Trong chiến tranh phá
hoại lần II, miền Bắc bắn rơi 735 máy
bay Mĩ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại
khỏi vịng chiến hàng trăm phi cơng Mĩ.
- Ý nghĩa: <i><b>Trận “Điện Biên Phủ trên</b></i>
<i><b>không” là trận thắng quyết định của ta,</b></i>
đã buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn
các hoạt động chống phá miền Bắc


(15-1-1973) và kí Hiệp định Pari
(27-1-1973).


<b>- Làm nghĩa vụ hậu phương lớn:</b>


+ Miến Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận
hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện
theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam,
cả Lào và Campuchia.


+ 1969 - 1971: hàng chục vạn thanh niên
nhập ngũ, vào các chiến trường miền
Nam, Lào, Campuchia. Viện trợ khối
lượng vật chất tăng 1,6 lần (1965 - 1968).
<b>V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm</b>
<b>dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở</b>
<b>Việt Nam </b>


<i>Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari:</i>
+ Hoa Kì và các nước cam kết tơn trọng
độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam.


+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc
24 giờ ngày 27 -1 -1973 và Hoa Kì cam


<b>Hoạt động 4: Cả lớp - cá nhân </b>
<b>- GV hướng dẫn HS lập niên biểu</b>
về những hành động gây chiến
tranh phá hoại (lần thứ hai) của Mĩ,


cũng như thành tích nhân dân miền
Bắc đạt được trong chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại.


<b>Thời gian</b> <b>Sự kiện cơ bản </b>
16/4/1972


14/12/1972
Từ 18 đến
29/12/1972
15/1/1973


- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận
trả lời: Nhân dân miền Bắc đánh
<i>bại cuộc tập kích của Mĩ bằng máy</i>
<i>bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng</i>
<i>cuối năm 1972 như thế nào? Ý</i>
<i>nghĩa của chiến thắng “Điện Biên</i>
<i>Phủ trên không”?</i>


-> HS suy nghĩ trả lời.
-> GV chốt ý.


-> GV hướng dẫn HS quan sát Hình
75. Máy bay Mĩ rơi trên đường phố
<i>Hà Nội để các em hiểu rõ hơn về sự</i>
kiện.


<b>- GV kết luận: Những thành tựu của</b>
nhân dân miền Bắc đạt được, cùng


với những thắng lợi ở tiền tuyến lớn
miền Nam dã làm phá sản chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn
đàm phán và kí với ta Hiệp định
Pari về chấm dứt chiến tranh và lập
lại hịa bình ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá
miền Bắc Việt Nam.


+ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và
qn đồng minh trong vịng 60 ngày kể
từ khi kí hiệp định, huỷ bỏ các căn cứ
quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can
thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt
Nam.


+ Nhân dân miền Nam tự quyết định
tương lai chính trị thơng qua tổng tuyển
cử tự do, khơng có sự can thiệp của
nước ngoài.


- Ý nghĩa:


+ Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu
tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là
kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường,
bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền
đất nước. Mở ra bước ngoặt mới cho


cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận
lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng
hồn tồn miền Nam.


+ Mĩ cơng nhận các quyền dân tộc cơ
bản của nhân dân ta, rút hết quân về
nước. đó là thắng lợi lịch sử quan trọng,
tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến
lên giải phóng hồn tồn miền Nam.
.


-> HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời.
-> GV nhận xét, trình bày phân tích
và kết luận


<b>4. Củng cố</b>


- GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh về những điểm giống nhau và khác nhau
giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh”
(1969 – 1973) của Mĩ theo bảng cho sẵn dưới đây:


<b>Những điểm</b>
<b> giống nhau</b>


<b>Những điểm khác nhau</b>


<b>“Chiến tranh cục bộ”</b> <b>“Việt Nam hóa chiến tranh”</b>


<b>5. Dặn dò</b>



</div>

<!--links-->

×