Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tam thai tri thuc thoi Tho moi truong hop Xuan Dieuva Huy Can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.18 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tâm thái trí thức thời Thơ mới: trường hợp Xuân Diệu và Huy Cận 16/09/2012 05:24   . Trong thời đoạn Thơ mới, những sáng tác của Xuân Diệu và Huy Cận cho chúng ta thấy ít nhiều sự khác biệt trong hình thức nghệ thuật của họ. Một cái nhìn tổng quan về thể thơ, cú pháp và từ ngữ có thể cho thấy ý hướng lựa chọn của mỗi tác giả.. TÂM THÁI TRÍ THỨC THỜI THƠ MỚI: TRƯỜNG HỢP XUÂN DIỆU VÀ HUY CẬN Đoàn Ánh Dương. 1. Khẳng định sự thắng thế của cái tôi, cá tính trí thức đô thị và thương nghiệp Tây phương mới du nhập chứ không phải cá tính tài tử của nhà nho Đông phương truyền thống, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân vẫn tỏ ra không ít phân vân khi định hình tâm thái trí thức khi ấy. Bài luận Một thời đại trong thi ca có một nhận định gợi nhiều suy nghĩ: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước. … Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ. Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên. … Chưa bao giờ như bây giờ họ cần thấy phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”(1[1]). Có hàng loạt những từ khóa cho tâm tính và trạng thái thế hệ trí thức trẻ ấy: bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, nao nao, buồn, xôn xao, bàng hoàng. Trong sự phát triển của cá tính, nhất là chu trình lãng mạn nơi cái tôi được thể hiện ở mức độ tối đa, đỉnh điểm từ Xuân Diệu đến Huy Cận (mà Thế Lữ là người khai phá và trường thơ Bình Định làm thành mối nối với thơ hiện đại), cái tôi của Thơ mới đã bung phá ra nhiều hướng nhằm khai phá cái mà sáu mươi năm sau, Huy Cận gọi là “thân phận con người” về mặt cá nhân, và tôi nghĩ, cả “trạng thái nhân văn” về mặt xã hội. “Thơ mới, Huy Cận viết – là một nỗi niềm của cả một thế hệ, không chỉ là nỗi niềm của các nhà Thơ mới. Và thế hệ ấy đã sống vào thời điểm lịch sử mà như quy tụ nhiều yếu tố để thấy được, cảm được trong bề sâu cái số phận của con người, cái thân phận người của mỗi con người, cái condition humaine, điều cảm nhận làm nên giá trị nhân bản bền vững của Thơ mới. Thế hệ ấy đã tự đi tìm mình, tìm về dân tộc, và tự thể hiện mình qua Thơ mới”(2[2]).. 1 [1] Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, [Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Huế, 1992], Nxb. Văn học tái bản, H., 2005, tr.54-55.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thơ mới là tiếng nói của một thế hệ, điều đó là một thực tế. Nhưng tại sao thế hệ ấy lại chọn thơ để tuyên ngôn? Và để rồi, trong cuộc đấu tranh với cái cũ, Thơ mới đã toàn thắng, người trí thức trẻ vẫn không hết bất an trong thắng lợi của mình? Nhìn từ góc độ xung đột và hòa giải của cái mới và truyền thống trong Thơ mới, Trần Đình Hượu đưa ra hai lý do: 1/ Sự khác biệt sâu sắc giữa thế hệ nhà nho truyền thống và trí thức Tây học cùng say đắm văn chương đã dẫn đến “nhu cầu bức thiết phải thay đổi thơ ca, phương tiện trực tiếp để biểu đạt tâm hồn”. Theo đó, thơ là tiếng nói trực tiếp của cái tôi hiện đại đang thắng thế; nó còn được chọn làm phương tiện tuyên ngôn bởi, vẫn theo Trần Đình Hượu, chủ thể của sự lựa chọn “mang ý thức đấu tranh tự giải phóng”. Tuy vậy, 2/ xung khắc giữa Thơ mới và thơ cũ là xung khắc giữa cá nhân với con người cộng đồng, giữa đô thị với nông thôn, giữa văn hóa phương Tây với văn hóa phương Đông, tức một sự xung đột giữa hiện đại với truyền thống. Nên ngay khi phương Tây đem đến cho Thơ mới cái tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” (Hoài Thanh), tức giải thoát con người cá nhân khỏi phận vị cộng đồng thì cái tôi đó “lại tự thấy bé nhỏ, tội nghiệp, lạc lõng, thiếu một nơi nương tựa”(3[3]). Nhìn vào sáng tác của Xuân Diệu và Huy Cận sẽ thấy rất rõ điều Trần Đình Hượu đã nói ở trên. Xuân Diệu và Huy Cận đã trình làng thơ theo hai lối khác nhau mà tự sâu thẳm lại giống nhau đến không ngờ. Không trẻ trung, tân kỳ như Xuân Diệu; nét trầm tư, lặng lẽ buồn làm nên khuôn diện Huy Cận. Vậy mà sự vênh lệch ấy lại giao hội ở một điểm: sự bấp bênh của thân phận con người hiện đại, cả con người trong tâm tưởng thi nhân và con người đang hiện sống giữa cuộc đời trần tục. Xuân Diệu tự tin nhờ hành trang Tây phương mà không đạt được tới tinh thần tự chủ; Huy Cận điềm đạm nhờ truyền thống Đông phương cũng không đạt được tới trạng thái điềm tĩnh. Không thể tự chủ mà cũng không thể điềm tĩnh, con người cá nhân trong họ không vượt thoát được những va đập giữa đời, nhất là cảm nghĩ bơ vơ. Con mắt xanh của Hoài Thanh hiện diện ở chỗ ấy, khi chỉ ra cả Xuân Diệu và Huy Cận đều khát khao “vin vào”, “nương. 2 [2] Huy Cận, “Về thơ mới”, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ mới), Huy Cận – Hà Minh Đức chủ biên, tái bản lần thứ nhất, Nxb. Giáo dục, H., [1992], 1997, Sđd, tr.8 3 [3] Trần Đình Hượu, “Cái mới của Thơ mới, từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống”, trong Nhìn lại…, Sđd, tr.57-67.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tựa vào” một cái gì đó ngoài cá nhân mình. Với họ, và với cả Hoài Thanh, không có lời giải cho điểm tựa siêu hình “thiêng liêng hơn cá nhân và thiêng liêng hơn sự sống” như thế. 2. Thuộc thế hệ trí thức Tây học trưởng thành bởi nhà trường Pháp - Việt, hành trang của các trí thức trẻ thời Thơ mới là kiến văn mới mẻ và một trái tim đầy nhiệt huyết. Với Xuân Diệu và Huy Cận, Hoài Thanh nhận định về điều này như sau: “Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Baudelaire, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ de Noailles và trong văn Gide… Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Verlaine”(4[4]). Câu chuyện thực ra không hẳn đã vậy: Xuân Diệu chỉ “học tập” chút ít thuyết tương hợp ở Baudelaire còn toàn bộ xúc xảm thơ là của trào lưu lãng mạn Pháp; sau nữa, một bộ phận những tác phẩm quan trọng nhất của Xuân Diệu xuất hiện ở Gửi hương cho gió (với Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ, Gửi hương cho gió, Giục giã,…) vẫn mang mỹ cảm lãng mạn rất rõ ràng. Trong cái gọi là ảnh hưởng Pháp ở Thơ thơ, có lẽ cũng chỉ nên được xem như là ảnh hưởng của thơ Pháp thế kỷ XIX, tuy là tập thơ đỉnh điểm khẳng định sự thắng thế của Thơ mới. Sau Thơ thơ, một bộ phận vẫn tiếp tục khuynh hướng lãng mạn còn một bộ phận khác đã hướng tới tiếp nhận thơ tượng trưng, siêu thực (Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng, Xuân Thu nhã tập), tức thơ hiện đại Pháp. Tất nhiên, sự giao hội giữa các khuynh hướng là một thực tế, nhất là ở giai đoạn hậu kỳ của Thơ mới, khi bên cạnh những tiếp nhận rộng mở văn chương Pháp, bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội trong nước cũng có nhiều biến chuyển rõ rệt( 5[5]). Điều này có thể đã tác động tới Huy Cận, nhất là con đường đến Vũ trụ ca, như một hành trình đi vào tôn giáo từ hành trang đã khá đậm nét màu sắc Đông phương thời Lửa thiêng; song có lẽ ảnh hưởng rất ít tới Xuân Diệu, phải chăng bởi tâm tính nồng nhiệt ở Xuân Diệu đã gặp gỡ và gắn bó chặt chẽ với khả năng phô bày của thơ lãng mạn. Cũng có thể, đó còn là một nguyên nhân dẫn. 4 [4] Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,Sđd, tr.35 5 [5] Đơn cử, với đời sống văn học và báo chí, có thể nhắc đến sự ra đời của Tri tân (tạp chí văn hóa ra hằng tuần, 212 số, 1941-1945) và Thanh nghị (nghị luận, văn chương, khảo cứu, 120 số, 1941-1945 cùng Thanh nghị trẻ em), hai tờ báo có tính chất học thuật đậm nét thay thế dần ảnh hưởng của nhóm Tự lực (với nhà xuất bản Đời nay, báo Phong hóa và Ngày nay, với tôn chỉ chống lễ giáo phong kiến, du nhập văn hóa Âu Tây) và nhóm Tân Dân (với nhà xuất bản Tân Dân và báo Ích hữu, 110 số, 1936-1938, ra đời như một đối trọng với Tự lực, nhất ở phương diện văn chương, cực lực công kích văn chương lãng mạn của Tự lực văn đoàn)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đến sự chuyển đổi và hội nhập khác nhau giữa Huy Cận và Xuân Diệu với thơ cách mạng sau này. Trong thời đoạn Thơ mới, những sáng tác của Xuân Diệu (Thơ thơ, 1938 và Gửi hương cho gió, 1945) và Huy Cận (Lửa thiêng, 1940 và Vũ trụ ca, các bài thơ đăng báo khoảng 19401942) cho chúng ta thấy ít nhiều sự khác biệt trong hình thức nghệ thuật của họ. Một cái nhìn tổng quan về thể thơ, cú pháp và từ ngữ có thể cho thấy ý hướng lựa chọn của mỗi tác giả. Về thể thơ, khảo sát của Lê Quang Hưng về Xuân Diệu như sau: Bảng 1: Các thể thơ được Xuân Diệu sử dụng trong tương quan với Thế Lữ(6[6]) Thể thơ. Xuân Diệu Thơ thơ. Gửi hương cho. Thế Lữ Tổng cộng. Mấy vần thơ. (95 bài). (47 bài). gió (45 bài) (50 bài) Bốn chữ. 2. 0. 2 – 2,1%. 0 – 0%. Năm chữ. 4. 1. 5 – 5,3%. 1 – 2,1%. Lục bát. 4. 3. 7 – 7,4%. 7 – 14,8%. Song thất lục. 0. 0. 0 – 0%. 2 – 4,2%. Bảy chữ. 22. 25. 47 – 49,4%. 15 – 32%. Tám chữ. 10. 20. 30 – 31,6%. 22 – 46,9%. bát. 6 [6] Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2002, tr.216.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hợp thể. 3. 1. 4 – 4,2%. 0 – 0%. Với Huy Cận, đây là khảo sát của Trần Khánh Thành: Bảng 2: Các thể thơ được Huy Cận sử dụng trong tương quan với Thế Lữ, Xuân Diệu và Nguyễn Bính(7[7]) Thể thơ. Lửa thiêng. Thơ thơ. Mấy vần thơ. Mười hai bến nước (Nguyễn. (Huy Cận). (Xuân Diệu). (Thế Lữ). Bốn chữ. 2. 2. 0. 0. Năm chữ. 5. 4. 1. 0. Lục bát. 8. 4. 7. 9. Bảy chữ. 19. 22. 15. 5. Tám chữ. 16. 10. 22. 0. Hợp thể. 0. 3. 0. 0. 50 bài. 45 bài. 47 bài (có 2 bài. 14 bài. Tổng cộng. Bính). song thất lục bát – ĐAD chú thêm) Về cú pháp và từ ngữ, vẫn khảo sát của Lê Quang Hưng và Trần Khánh Thành. Trên tổng số 95 bài ở Thơ thơ và Gửi hương cho gió, có 23 câu định nghĩa; 86 câu cầu khiến, mệnh lệnh; 127 câu cảm thán; 60 câu nghi vấn và 45 bài xuất hiện chữ tôi, chưa tính đến các từ ta, anh được hiểu như là tôi, lại đều chủ yếu gắn với cảm xúc yêu đương cuồng nhiệt, say đắm, kéo theo mật độ dày đặc của các động từ và hư từ(8[8]). Còn 50 bài trong tập Lửa thiêng có hơn 35 bài trực 7 [7] Trần Khánh Thành, Thi pháp thơ Huy Cận, Nxb. Văn học, H., 2002, tr.157 8 [8] Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật…,Sđd, tr.50,205.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> tiếp bộc lộ tâm trạng buồn bã, cô đơn với 46 lần chữ buồn và 31 chữ sầu hiện diện, trái ngược hẳn với Vũ trụ ca ở sau, khi trong 27 bài, có tới 17 lần từ vui trong khi buồn chỉ là 5 lần(9[9]). Kết quả nghiên cứu của Lê Quang Hưng và Trần Khánh Thành ở trên cho ta thấy một cách khá rõ nét tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ qua thi phẩm của họ. Điều này có vẻ thích hợp với quan niệm văn học đương thời. Phê bình Thơ thơ của Xuân Diệu, dưới hình thức một bức thư, Lưu Trọng Lư viết: “Một hôm đọc những bài thơ của Xuân Diệu đăng trên báo Ngày nay, một anh bạn anh đã hạ một câu cụt ngủn: “Thơ Xuân Diệu “Tây” quá!” Câu ấy, bạn anh nói với một cái bĩu môi. Anh cũng nhận thế nhưng có chỗ muốn nghĩ khác: “Thơ Xuân Diệu “Tây” nhưng có lẽ “Tây” một cách thành thực”. Mà khi nói đến thành thực, người ta không có quyền bĩu môi. Một câu thơ thành thực đã có thể là một câu thơ hay rồi. Xuân Diệu là một người học trò của “trường học” mới, một người đã tìm nguồn sống ở đôi vú sữa phương Tây. Nếu thơ chàng có nhiễm một mầu Tây phương, cũng không biết làm thế nào được kia mà! Vì tài nghệ không cải tạo được tâm hồn, không thay đổi được sự thành thực”( 10[10]). Vậy là, thành thực hiện lên như một nguyên tắc để đánh giá văn chương. Cái băn khoăn có chăng ở chỗ, làm sao sự thành thực có thể đi đôi với sự thực, tức tâm tính cá nhân hòa được vào với tâm thức cộng đồng. Lưu Trọng Lư bỏ ngỏ lại câu hỏi đó: “Em không nên đòi hỏi ở “con người phương Tây” ấy, một tâm hồn phương Đông, và lại đòi hỏi ở họ một tấm lòng thành thực. Nhưng em ạ! Có một điều, đến phút cuối cùng này anh mới nhận ra là một người đã từng sống ở giữa những xóm dừa, ăn rau sắng, ngửi mùi lúa ngự, một người như thế, nhất đán có thể trở nên một người Tây phương được không, một người Tây phương thành thực và trọn vẹn?”(11[11]). Đương thời, Hoài Thanh cũng quan niệm như vậy(12[12]), thậm chí, trong Thi nhân Việt Nam, ông nồng nhiệt khẳng định:. 9 [9] Trần Khánh Thành, Thi pháp Huy Cận,Sđd, tr.45,80 10 [10] Lưu Trọng Lư, “Đọc “Thơ thơ” của Xuân Diệu”, trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX (lý luận – phê bình nửa đầu thế kỷ), Quyển Năm, tập III, Nxb. Văn học, H., 2004, tr.521 11 [11] Lưu Trọng Lư, “Đọc “Thơ thơ” của Xuân Diệu”, trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX…, Sđd, tr.525 12 [12] Hoài Thanh viết “Thành thực và tự do trong văn chương”, Tao đàn tạp chí, số 6/1939, thực chất là một phần trong cuốn Văn chương và hành động, ký tên chung Hoài Thanh – Lê Tràng Kiều – Lưu Trọng Lư, bị nhà cầm quyền thực dân thu hồi 5/1936 khi chưa kịp phát hành. Đọc tại Văn học Việt Nam thế kỷ XX…, Sđd, tr.640-643.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”(13[13]). Vấn đề bắt đầu nảy sinh ở đây, trong các lựa chọn giữa phương Đông và phương Tây, hoặc giả, kết hợp hay hòa giải giữa chúng. Hình như người trí thức trẻ muốn nhiều hơn việc bộc bạch “cái khát vọng được thành thực”, dù ở khởi đầu, thậm chí cái thành thực của họ còn không được công nhận. Ở cách lựa chọn thể loại chẳng hạn, Hoài Thanh cho rằng: “Phong trào Thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa”( 14[14]). Nhận định này khiến chúng ta không thể không liên tưởng đến câu kết trong bài luận Một thời đại trong thi ca đã dẫn ở trên: “Chưa bao giờ như bây giờ họ cần thấy phải tìm về dĩ vãng (ĐAD – nhấn mạnh) để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai” và những thay đổi về hoàn cảnh xã hội khi cuốn Thi nhân Việt Nam được xuất bản. Có thể ở Huy Cận có cật vấn về lựa chọn này, nhưng Xuân Diệu thì không. Nhận định về cái buồn trong thơ Huy Cận, có cảm giác như Xuân Diệu muốn lôi kéo Huy Cận về phía mình, rằng nỗi buồn chỉ là mặt phía bên kia của niềm vui, vì quá yêu cuộc sống này nên khi thấy cuộc sống bất toàn thì tự thành ảo não. “Cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống”, Xuân Diệu đã viết như vậy trong lời tựa Lửa thiêng. Bởi nếu hiểu như Xuân Diệu, thì thật khó để cắt nghĩa những sáng tác thời Vũ trụ ca, khi Huy Cận tìm đến với niềm tin tôn giáo; điều mà nếu đi từ không gian vũ trụ trong Lửa thiêng trở ra thì có vẻ “nhất đán” hơn. Ta đi về đâu ta chẳng biết Chỉ biết trời xanh là ta say Trời xanh hái cụm hoa tinh khiết Mỗi bước bừng khơi một suối ngày (Xuân hành). 13 [13] Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd, tr.19 14 [14] Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd, tr.49.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ở đây, có một sự phân hóa trong tư tưởng và tình cảm của các nhà thơ, thậm chí mỗi nhà thơ trong các thời đoạn khác nhau của mười lăm năm văn học trước cách mạng tháng Tám. Quan niệm về sự thành thực, có lẽ khởi đi từ Tản Đà với câu nói “thấy nước đáng yêu thì đem lòng thành thực ra mà yêu” đã thành một quan niệm phổ biến của các trí thức thế hệ sau. Bởi không chỉ với các nhà Thơ mới, văn học tả thực đương thời cũng có quan niệm tương tự như thế, chứ không phải là phản ánh hiện thực như của mỹ học marxist ở Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất sau này(15[15]). Chỉ có điều, ở tư cách của Tản Đà, sự thành thực của kẻ đứng ngoài được chấp nhận, bởi bệ đỡ tư tưởng của nhà nho, không hành được thì tàng. Tản Đà thuộc mẫu người cũ, đã qua, lớp người mà hoàn cảnh gieo neo vẫn có thể ngẩng cao đầu coi sự thoái lui về mặt chính trị để giữ gìn danh tiết của mình là một biểu hiện của tinh thần tự nhiệm. Nhưng đến các trí thức trẻ Tây học thì khác, họ không có được khoảng cách để trở thành kẻ đứng ngoài. Bị buộc nằm trong lõi xã hội, thực thi phận vị trí thức, họ có quyền được thành thực nhưng có nghĩa vụ phản tỉnh. Sự tự chủ của trí thức không cho họ đứng ngoài những biến động xã hội. Có lẽ bởi vậy, nên ngay khi “cái khát vọng được thành thực” được thực hiện, được công nhận thì trí thức thời Thơ mới lâm vào bế tắc. Ở Xuân Diệu, sự phân hóa thời Gửi hương cho gió có lẽ chỉ ở những biểu hiện phân cực trong cảm xúc thơ, không hiển lộ thành những băn khoăn, dằn vặt bởi các lựa chọn nghiệt ngã. Xuân Diệu đã vươn lên, đã trụ vững ở nửa đầu của sự hình thành trí thức tự chủ: quyền được thành thực. Huy Cận đến sau, khi thi ca đã được “cởi trói”, quyền thành thực đã được khẳng định, sẽ tiếp tục nửa sau của quá trình hình thành ấy. Như đã nói, có lẽ giai đoạn mà Huy Cận xuất hiện thì bối cảnh xã hội cũng có nhiều biến chuyển, chắc chắn tác động nhiều đến tâm thái trí thức. Với Hoài Thanh chẳng hạn, nếu như năm 1936, thậm chí đến 1939, quan niệm về thành thực vẫn chiếm ngự thì quay sang 1941, ở Thi nhân Việt Nam, cái đích mà ông muốn hướng đến là “một niềm tin đầy đủ”, và một gợi ý “tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”( 16[16]). Có lẽ, trong phối cảnh như vậy, Xuân Diệu mới được. 15 [15] Xin xem: Trịnh Bá Đĩnh, “Nghệ thuật và hiện thực trong văn học”, Văn nghệ, số 30/2010, ra ngày 24/7. 16 [16] Chắc phải có một chuyển động nào đó rất đáng kể, khoảng từ 1938, nhất loạt ở Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, nhóm Xuân Thu nhã tập,… khiến con đường thơ mới có những chuyển biến rõ rệt. Thậm chí rộng ra, văn xuôi cũng đổi mới, xuất hiện Nam Cao. Còn từ 1940 trở đi, thì văn học đã khác trước nhiều, với sự xuất hiện của Tô Hoài, Bùi Hiển. Khuynh hướng đời sống – phong tục, rồi sự phát triển của khảo cứu, nghiên cứu,… các nhóm Tri tân, Thanh Nghị, Hàn Thuyên, rõ ràng đã đẩy sự phát triển của văn hóa văn học Việt Nam vào hai.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> coi là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, nhà thơ “Tây” nhất; còn Huy Cận thì mang đậm màu sắc Đông phương, nơi bến đỗ của “hồn dân tộc”. 3. Như vậy là, con đường hình thành mẫu hình trí thức tự chủ ở Việt Nam trước cách mạng đã không trở nên dễ dàng. Một truyền thống dân tộc không dành vị trí cho cá nhân, một lối sống trí thức có thể bảo hiểm cho bản thân bởi khoảng cách mà nó tạo ra với các xung đột xã hội, đã không là bệ đỡ cho sự hình thành và phát triển của mẫu hình trí thức tự chủ thời hiện đại. Con đường chuyển mình từ nhà nho sang trí thức tự chủ ở Việt Nam luôn phải trải qua những mẫu hình trung gian. Chúng tôi đã đặt ra vấn đề nghiên cứu các nhà nho có chịu ảnh hưởng Tây học những năm đầu thế kỷ XX chuyên tâm ở lĩnh vực văn hóa như một mẫu người hoạt động văn hóa, làm khớp nối giữa nhà nho hành đạo và nhà khoa học độc lập( 17[17]). Ở đây, chúng tôi muốn khảo sát tâm thái trí thức thời Thơ mới (qua Xuân Diệu và Huy Cận), để thấy một khâu trung gian khác, trong quá trình chuyển đổi từ nhà nho ẩn dật sang nhà văn hiện đại. Rất khó khăn để trí thức Việt Nam có thể vượt ngoài tư cách trí thức chuyên ngành (thậm chí chuyên ngành chưa thành thục bởi sự xuyên ngang của các vấn đề xã hội khác). Họ chưa bứt lên với những băn khoăn trong nội tâm đồng thời cũng bị mức trần xã hội khống chế. Với “cảm nghĩ bơ vơ” của mình, từ rất sớm, Huy Cận đã tìm lối thoát trong tôn giáo, để sau hòa nhịp rất muộn với thơ ca cách mạng (Trời mỗi ngày lại sáng, 1958) và lại có thể tiếp tục đổi mới thơ ca của mình. Xuân Diệu thì khác, hòa nhập ngay với cách mạng nhưng rồi sau đó không dấn bước (từ chối sự đổi mới thơ của Nguyễn Đình Thi đợt thảo luận Việt Bắc, 1949 là một chứng dẫn). Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới dừng lại ở chặng lãng mạn, để sau này, phần trí thức công dân trội át đã lôi cuốn phần tâm hồn nghệ sĩ hát ca về cuộc đời cách mạng. Những lựa chọn, do vậy, luôn luôn trở nên vô cùng khó khăn và khắc nghiệt.. khuynh hướng khá rõ rệt: tinh thần phục cổ (tìm về nguồn cội dân tộc) và tinh thần khoa học (tiếp thu một cách khoa học văn hóa Âu Tây). Tiếc rằng, trong điều kiện tư liệu hiện có, chúng tôi không thể khảo sát được đầy đủ, ngay cả phần báo chí của Xuân Diệu và Huy Cận trước cách mạng, tức là những phát ngôn trên cương vị trí thức (chứ không thiên về cương vị nhà văn) về các vấn đề văn chương và đời sống. Đây sẽ là vấn đề được chúng tôi theo đuổi trong một dịp khác. 17 [17] Xin xem: Song Nhật [Đoàn Ánh Dương], “Dương Bá Trạc, nhà hoạt động cách mạng hay nhà hoạt động văn hóa”, Văn nghệ trẻ, s.43/2009, ra ngày 25/10. Một hình dung đầy đủ về mẫu người này, xin xem tiểu luận Các nhà hoạt động văn hóa đầu thế kỷ XX trong sách này..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cuối cùng, từ tâm thái trí thức thời Thơ mới, ở cái chặng thứ hai mà Hoài Thanh nhận thấy “chưa bao giờ như bây giờ họ cần thấy phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”, quá khứ và cái cách đối đãi với quá khứ luôn là cản lực lớn nhất cho sự trở thành trí thức tự chủ. Các trí thức thời Thơ mới đã sống trong sự bủa vây của một quá khứ bị đánh mất, và đến lượt chúng ta, quá khứ mới chồng lấn lên quá khứ cũ tiếp tục phình lấn bầu dưỡng khí mà vẫn như đang bị đánh mất. Câu chuyện tâm thái trí thức, vì thế, đặt ra câu hỏi trước nhất về quá khứ, sau đó là các vấn đề của hiện tại./..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×