Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De cuong on tap sinh hoc 10 hk1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.4 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 10. Bài 6: AXIT NUCLÊIC: I. ADN (Axit Đêôxiribônuclêic): 1. Cấu trúc ADN: - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các loại nuclêôit. (A-Ađênin, T-Timin, G-Guanin, X-Xitôzin) - Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: + Đường pentôzơ (5C) + Nhóm phốtphat + Bazơ nitơ. - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Phốtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. - Theo Wason-Crick: + Phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song và ngược chiều nhau. + Các nuclêôtit đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết Hiđrô.(A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hiđrô.) 2. Chức năng của ADN : - Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. II. ARN (Axit Ribônuclêic): 1. Cấu trúc của ARN: - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là một nuclêôtit (A-Ađênin, U-Uraxin, G-Guanin, X-Xitôzin). - Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN: + mARN (ARN thông tin): cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng. + tARN (ARN vận chuyển): có cấu trúc 3 thùy, trong đó có một thùy mang bộ ba đối mã. + rARN (ARN ribôxôm): có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. 3. Chức năng: - mARN truyền đạt thông tin. - tARN có chức năng vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin. - rARN là thành phần cấu tạo của ribôxôm. Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ:  Thành phần cơ bản của một tế bào:- Nhân hoặc vùng nhân. - Màng sinh chất. - Chất tế bào..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (vi khuẩn): - Chưa có màng nhân. - Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc. - Tế bào có kích thước nhỏ (từ 1-5 μm)  Ưu thế của tế bào nhân sơ (vi khuẩn) khi có kích thước nhỏ: - Tốc độ trao đổi chất nhanh. - Sự khuếch tán các chất từ nơi này qua đến nơi khác trong tế bào diễn ra nhanh. - Tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh.. Hình 7.2 Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn. Bài 9,10: TẾ BÀO NHÂN THỰC. I. Ti thể: * Cấu tạo: Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa chứa ADN và ribôxôm. * Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác tổng hợp thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. ? Tế bào nào của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?(sgk/40) Tế bào cơ tim. Bởi vì tim hoạt động nhiều, đập liên tục, cần nhiều năng lượng, ti thể lại có chức năng cung cấp năng lượng nên ti thể tập trung ở tế bào cơ tim nhiều nhất. II. Màng sinh chất, màng tế bào: * Cấu trúc của màng sinh chất gồm: - Lớp kép phốtpholipit. -Các phân tử prôtêin khảm trên màng - Các phân tử côlestêrôn: Làm tăng tính ổn định của màng sinh chất..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Chức năng: - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc. - Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. - Màng sinh chất có các dấu chuẩn là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (tế bào của cơ thể khác). ? Tại sao khi ghép cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan “lạ” và đào thải nó?(sgk/46) Ý thứ 3 trong phần chức năng. Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT.  Khái niệm vận chuyển thụ động: Là sự vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp không tiêu tốn năng lượng.  Khái niệm vận chuyển chủ động: là sự vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao cần chất vận chuyển (chất mang) tiêu tốn năng lượng.  Khái niệm xuất bào: Là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành bóng xuất bào. Các bóng này liên kết với màng, màng sẽ bị biến đổi và bài xuất các chất hoặc phân tử ra ngoài.  Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng Do nhu cầu của tế bào độ Nhu cầu năng lượng Không cần năng lượng Cần năng lượng Hướng vận chuyển Cùng chiều gradien Ngược chiều gradien nồng độ nồng độ Chất mang Không cần chất mang Cần chất mang Kết quả Đạt đến cân bằng nồng Không đạt đến cân độ bằng nồng độ. Bài 12: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH. 1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây: - Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía, sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phía ngoài. - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt dung dịch muối loãng vào rìa của lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút dung dịch để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào. 2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng sau khi làm tiêu bản co nguyên sinh với nước muối:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co nguyên sinh. Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT:  Khái niệm Enzim: Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng.  Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: - Nhiệt độ - Độ pH - Nồng độ cơ chất - Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim - Nồng độ enzim. ? Câu hỏi bổ sung: 1.Phân biệt ADN và ARN: ADN ARN Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit Gồm 1 chuỗi pôlinuclêôtit Đơn phân của ADN: A, T, G, X Đơn phân của ARN: A, U, G, X Đường pentôzơ (đêôxiribôzơ) Đường ribôzơ 2. Câu hỏi 4 (sgk/30): Tại sao chỉ có 4 loại Nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? Do thành phần, trình tự sắp xếp của các Nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau dẫn đến điều khiển, tổng hợp prôtêin khác nhau. Vì vậy, tính trạng của mỗi sinh vật sẽ khác nhau, mang tính đặc thù. Good luck!.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×