Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Biến đối thủ thành…đối tác! pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 4 trang )

Biến đối thủ thành…đối tác!


Ngày nay, nhiều công ty lớn và nhỏ đang có xu hướng áp dụng một
“chiến thuật” kinh doanh rất thú vị: liên minh và hợp tác với chính đối
thủ cạnh tranh của mình.

Thay vì phải đối mặt nhau hàng ngày hàng giờ với thái độ không vui vẻ chút
nào trên thương trường khốc liệt, giờ đây, những “liên minh đối thủ” này
đang tạo nên những sức mạnh đáng gờm. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết
định bắc nhịp cầu hợp tác với “cựu” đối thủ, hãy tìm hiểu kinh nghiệm của
những người trong cuộc.

Bản ngã và lòng tin: Chẳng dễ dàng để có!

Phần lớn các CEO đều thừa nhận họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi
bắt tay hợp tác với đối thủ của mình. Khó khăn lớn nhất đó chính là bản ngã
của các CEO. Bạn có thể tưởng tượng hai CEO vốn lãnh đạo công việc theo
cách riêng của nhau, giờ đây họ lại nằm trong một ban điều hành công việc
hợp tác chung với nhau và buộc phải phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

Có những “liên minh đối thủ” đã phải mất một thời gian khá dài để xây dựng
được niềm tin trong công việc. Họ siết chặt tay nhau ở bên ngoài, nhưng
trong thâm tâm lại luôn lo ngại và dằn vặt những câu hỏi về lòng tin: “Mình
nên tiết lộ lượng thông tin thế nào là vừa đủ?

Có nên dành lấy khách hàng này về phần công ty mình hay không? Vị trí
của công ty trên thị trường sẽ thế nào đây?”...Kinh nghiệm cho thấy, chấp
nhận đặt niềm tin vào nhau, mất đi một chút tự lập trong công việc trước
đây, nhưng bạn sẽ thu lại những kết quả khả quan hơn nhiều.


Những nhà lãnh đạo tài ba

Công việc hợp tác đòi hỏi sự đồng lòng giữa những nhà lãnh đạo. Đặc biệt
nhất là người có khả năng dung hoà các ý kiến để gợi nên một quyết định
thống nhất, và biết bác bỏ những ý kiến còn mang cái “tôi” quá cao mà sa
vào lợi ích cục bộ. Các CEO cũng phải vượt qua những thành kiến cũ về
nhau, khi còn trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, để bắt tay hợp tác vì lợi ích
chung phía trước.


Định nghĩa mới của từ “đối thủ”

Phần lớn các công ty, ngay sau khi loan báo về việc hợp tác với đối thủ cạnh
tranh của mình rộng rãi đến các khách hàng, đã phải tốn khá nhiều thời gian
để giải thích với dư luận về dự án đang hình thành giữa hai bên. Đây là lúc
họ phải công khai cách nhìn nhận mới về “cựu” đối thủ và nay là đối tác để
thuyết phục các khách hàng vốn hay đa nghi. Một số những “liên minh đối
thủ”, sau khi kết hợp với nhau mới vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị về “cựu” đối
thủ của mình, chẳng hạn như “hắn ta” chẳng hề đáng gờm chút nào như
mình vẫn từng nghĩ.

Bên cạnh đó, liên minh với đối thủ cũng sẽ giúp cho cả hai bên nhận ra
những kĩ năng, lợi thế cũng như tồn tại của nhau, từ đó bổ sung và tăng sức
mạnh cho công việc hợp tác chung. Nối ám ảnh về việc bị dành mất lượng
khách hang cũng ngày càng nhạt dần, bởi bên cạnh những lĩnh vực hợp tác
chung, hai bên vẫn xác định và đảm bảo được đâu là thị trường cạnh tranh
chính của riêng mình.

“Liên minh đối thủ” sẽ đòi hỏi mỗi thành viên trong đó biết mình phải làm
những gì và không được làm những gì. Bởi vậy, mỗi thành viên phải tự nhận

thức được vai trò, trách nhiệm của mình và không được vi phạm luật chơi,
bởi chỉ cần một thành viên không làm tròn bổn phận hoặc lấn sân, ắt toàn bộ
các khâu còn lại sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Mỗi thành viên với từng ưu thế riêng của mình và khả năng có thể bù đắp
khoảng hụt của đối thủ, nay cùng quy tụ lại trong một liên minh dưới sự
phân công chặt chẽ, hẳn công việc sẽ tiến triển và thu lợi nhanh chóng.

Yếu điểm “chết người”

Nhiều khi, chất lượng hoạt động của đối tác sẽ ảnh hưởng không những đến
việc hợp tác chung mà còn đến công việc kinh doanh độc lập của công ty
bạn. Khi đó, cho dù bạn có “hất chân” thành viên ấy đi hay không, thì hậu
quả vẫn sẽ còn nằm lại với công ty bạn cũng như các thành viên khác.

Bởi vậy, bài học ở đây là nhận biết rõ về ưu thế của đối thủ và phân công
đúng trách nhiệm với họ khi hợp tác kinh doanh. Một liên minh giữa các cựu
đối thủ, chuyện thành hay bại nhiều khi lại nằm trong những yếu điểm của
đối tác.

Như vậy, để hợp tác với chính đối thủ cạnh tranh của mình, quan trọng nhất
là bạn phải biết chọn lọc và nhận biết ưu- nhược điểm của họ, cũng như cân
nhắc tiềm năng của việc hợp tác cho cả hai bên và có một quy trình phân
công chặt chẽ. Vượt qua những thành kiến về nhau và xây dựng lòng tin cho
giai đoạn hợp tác mới, bạn sẽ có cơ hội tiến tới những thành công mới mà
trước đây, bạn phải cạnh tranh khốc liệt mới có được.

Theo bwportal

×