Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Thân phận con người ấn độ trong tiểu thuyết của arundhati roy từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Đinh Linh Vũ

THÂN PHẬN CON NGƯỜI ẤN ĐỘ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ARUNDHATI ROY
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH HẬU THUỘC ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Đinh Linh Vũ

THÂN PHẬN CON NGƯỜI ẤN ĐỘ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ARUNDHATI ROY
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH HẬU THUỘC ĐỊA

Chun ngành :

Văn học nước ngồi

Mã số

82 20 242



:

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THUÝ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. HCM, ngày 13 tháng 11 năm 2020
Học viên

Đỗ Đinh Linh Vũ
Lớp Cao học Văn học Nước ngồi Khố 29


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Thị Bích Th. Cơ
đã tận tình hướng dẫn, bảo ban và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn tơi trong
suốt q trình học Cao học.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ
văn, quý thầy cô tổ Văn học Nước ngồi cùng q thầy cơ, anh chị đồng nghiệp ở

Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân đến ba mẹ và gia đình. Xin cảm ơn các bạn lớp
Cao học Văn học Nước ngồi Khố 29 và những người yêu thương đã đồng hành
cùng tôi trong suốt thời gian vừa qua.
TP. HCM, ngày 13 tháng 11 năm 2020
Học viên

Đỗ Đinh Linh Vũ
Lớp Cao học Văn học Nước ngồi Khố 29


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11
4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12
6. Bố cục luận văn ................................................................................................ 13
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ .................................................................. 15
1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa ............................................ 15
1.1.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 15
1.1.2. Bối cảnh xã hội ......................................................................................... 18
1.2. Bối cảnh văn học Ấn Độ hậu thuộc địa: từ thực tiễn sáng tác đến lý luận
phê bình ................................................................................................................ 23

1.2.1. Văn học Ấn – Anh trong bối cảnh văn học Ấn Độ hậu thuộc địa............ 23
1.2.1.1. Nguồn gốc và vị thế ........................................................................... 23
1.2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản ..................................................................... 26
1.2.2. Giới thuyết về phê bình hậu thuộc địa ..................................................... 28
1.2.2.1. Phê bình hậu thuộc địa là gì? ............................................................. 28
1.2.2.2. Một số vấn đề trọng tâm của phê bình hậu thuộc địa ........................ 32
1.3. Tiểu thuyết Ấn – Anh và sáng tác của Arundhati Roy ............................. 40
1.3.1. Tiểu thuyết Ấn – Anh và giải thưởng Man Booker ................................. 40
1.3.2. Tiểu thuyết của A. Roy – “Bức tranh ám ảnh về Ấn Độ hậu thuộc địa” . 44
 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 48
Chương 2: CÁC DẠNG THỨC “PHẬN NGƯỜI” TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ARUNDHATI ROY NHÌN TỪ PHÊ BÌNH HẬU THUỘC ĐỊA ............. 49
2.1. Thân phận “da đen, mặt nạ trắng” trong Không gian thứ ba ................. 49


2.1.1. Không gian thứ ba và sự lai ghép ............................................................. 49
2.1.1.1. Không gian thứ ba – sự lai ghép giữa văn hoá truyền thống và văn hoá
hậu thuộc địa ................................................................................................... 50
2.1.1.2. Không gian thứ ba – sự lai ghép giữa căn tính dân tộc và q trình
tồn cầu hố ..................................................................................................... 53
2.1.2. Bản án “da đen, mặt nạ trắng”.................................................................. 57
2.1.2.1. Con người bị kết án “da đen, mặt nạ trắng” ....................................... 58
2.1.2.2. Con người tự kết án “da đen, mặt nạ trắng”....................................... 65
2.2. Thân phận hạ đẳng và sự câm lặng ............................................................ 69
2.2.1. Nguồn gốc của sự câm lặng ..................................................................... 70
2.2.1.1. Áp đặt về giới tính và phái tính .......................................................... 70
2.2.1.2. Phân biệt đẳng cấp.............................................................................. 74
2.2.1.3. Tước đoạt dân tộc tính........................................................................ 77
2.2.2. Hành trình xác lập tiếng nói cá nhân ........................................................ 81
2.2.2.1. Nỗ lực phản kháng ............................................................................. 81

2.2.2.2. Nỗ lực bắt chước ................................................................................ 89
 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 93
Chương 3: KẾT CẤU NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT ARUNDHATI ROY
NHÌN TỪ PHÊ BÌNH HẬU THUỘC ĐỊA .......................................................... 95
3.1. Xác lập kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết A. Roy .......................................... 95
3.1.1. Tính “lai ghép” và kết cấu nghệ thuật ...................................................... 95
3.1.2. Các kiểu kết cấu “lai ghép” ...................................................................... 98
3.2. Kiểu kết cấu chấn thương tâm lý qua nhân vật....................................... 100
3.2.1. Trải nghiệm sự pha trộn thời gian .......................................................... 100
3.2.1.1. Thông qua giấc mơ ........................................................................... 101
3.2.1.2. Thơng qua sự “đóng băng” thời gian ............................................... 106
3.2.2. Trải nghiệm xung đột giữa bản sắc cá nhân và cộng đồng .................... 110
3.2.2.1. Chấn thương cá nhân qua biểu tượng màu sắc ................................ 110
3.2.2.2. Chấn thương cộng đồng qua quan niệm về lịch sử .......................... 118
3.3. Kiểu kết cấu “hành trình ký ức” trong văn bản trần thuật ................... 123
3.3.1. Ký ức – những hồi tưởng lắp ghép ......................................................... 123
3.3.1.1. Sự lắp ghép ký ức ở cấp độ văn bản................................................. 123
3.3.1.2. Sự lắp ghép ký ức ở cấp độ chương đoạn ........................................ 125


3.3.2. Ký ức – những liên tưởng bện xoắn, khuếch tán ................................... 129
3.3.2.1. Ký ức – những liên tưởng bện xoắn ................................................. 129
3.3.2.2. Ký ức – những liên tưởng khuếch tán .............................................. 131
 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 134
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 138
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả sự lắp ghép ký ức ở chương 1 (Chúa trời của những chuyện
vụn vặt) ............................................................................................................. 126
Bảng 3.2. Mô tả sự lắp ghép ký ức ở chương 7 (Bột tột cùng hạnh phúc) ...... 127


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ấn Độ giành Độc lập (1947) đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng
trên nhiều phương diện đời sống xã hội, đồng thời cũng là thời điểm có tính chất
chuyển giao của lịch sử văn học. Kết cấu thống nhất, toàn vẹn của nền văn học truyền
thống trở nên lỏng lẻo, bộ phận văn học mới hồi thai từ thời kì thuộc địa nay đã
trưởng thành và dần khẳng định được vị thế qua nhiều sáng tác có giá trị. Trong đó,
văn học Ấn – Anh ra đời và phát triển trong bối cảnh hậu thuộc địa đã từng bước đảm
đương vai trò của các bậc tiền bối. Kết hợp được sự cởi mở trong văn hoá phương
Tây và sức sống nội tâm của người Ấn, văn học Ấn – Anh không chỉ tiếp thu những
thành tựu của nền văn học truyền thống mà cịn góp phần thay đổi diện mạo và đưa
văn học nước nhà vượt ra khỏi phạm vi quốc gia để xích lại gần hơn các nền văn học
lớn trên thế giới. Từ sau Giải Nobel được trao cho R. Tagore (1913), nhiều giải
thưởng danh giá đã được trao cho các tác phẩm văn học Ấn – Anh, đặc biệt là tiểu
thuyết, và được đón nhận rộng rãi trên tồn thế giới: Giải Nobel (2000), Giải Pulitzer
(2001) và 5 Giải Man Booker (1971, 1981, 1997, 2006 và 2008). Ở Việt Nam, nhiều
tiểu thuyết Ấn – Anh đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải Man Booker đã được dịch và
giới thiệu, thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả mến mộ văn học Ấn Độ cũng như
các nhà nghiên cứu phê bình. Theo chúng tơi, đây là một hiện tượng văn học đáng để
nghiên cứu và cần thiết trong bối cảnh văn học thế giới như hiện nay.
1.2. Arundhati Roy xuất hiện bất ngờ trên văn đàn Ấn Độ “như một ngôi sao
chổi xẹt ngang qua bầu trời không ai biết trước” (Robert Marquand). Bà là nữ nhà

văn đầu tiên của Ấn Độ nhận giải thưởng Man Booker (1997) với tiểu thuyết đầu tay
The God of Small Things (Chúa trời của những chuyện vụn vặt). Vượt ra khỏi biên
giới Ấn Độ, với một phong cách văn chương độc đáo, A. Roy không chỉ là gương
mặt tiêu biểu của tiểu thuyết Ấn – Anh mà còn là best-seller trên tồn thế giới. Sau
thành cơng này, bà dấn thân vào lĩnh vực đấu tranh cho hồ bình, trở thành một biểu
tượng chống tồn cầu hố với hàng loạt bài viết mang tính luận chiến, được tạp chí
Time bầu chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Hai mươi năm sau,
tiểu thuyết thứ hai – The Ministry of utmost happiness (Bộ tột cùng hạnh phúc) – ra


2

đời trong sự mong chờ và đón nhận rộng rãi của công chúng, lọt vào danh sách đề cử
(long list) của giải thưởng Man Booker 2018. Đáng lưu ý là, tiểu thuyết của A. Roy
nhận được khá nhiều ý kiến phê bình trái ngược nhau, nhất là ở Ấn Độ. Do đó, đây
sẽ là một trường hợp thú vị của văn học Ấn – Anh cần được nghiên cứu nghiêm túc,
tuy nhiên kết quả vẫn còn dè dặt và khiêm tốn ở Việt Nam.
1.3. Phê bình hậu thuộc địa là một hướng tiếp cận tuy khơng mới nhưng có
nhiều triển vọng trong nghiên cứu văn học hiện đại Ấn Độ. Hiện tại ở Việt Nam tuy
chưa nhiều cơng trình nghiên cứu, luận văn đi theo hướng này nhưng đã gặt hái được
nhiều kết quả khả quan. Mặt khác, thời kì thuộc địa ở Ấn Độ là một bối cảnh quan
sát của nhiều nhà lập thuyết như Homi K. Bhabha, G. Spivak... nên phê bình hậu
thuộc địa tỏ ra rất đắc dụng trong việc đánh giá, lý giải các hiện tượng, tác giả và tác
phẩm văn học Ấn – Anh. Vì vậy, đây sẽ là một hướng tiếp cận phù hợp để chúng tôi
tiến hành nghiên cứu tiểu thuyết của A. Roy.
1.4. Ở Việt Nam, tiểu thuyết của Arundhati Roy hiện được giới thiệu và giảng
dạy trong chương trình văn học nước ngoài bậc đại học và sau đại học. Kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ là một đóng góp thiết thực cho việc dạy và học; đồng thời cung
cấp thêm tư liệu tham khảo cấp thiết cho việc nghiên cứu văn học Ấn Độ ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thân phận con người Ấn Độ

trong tiểu thuyết của Arundhati Roy từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa” để góp
phần luận giải những phận người Ấn Độ hậu thuộc địa từ nhiều phương diện phức
tạp của cuộc sống đương thời qua tiểu thuyết của A. Roy.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Bức tranh phê bình nghiên cứu về A. Roy và tác phẩm của bà khá phong phú
và đa dạng. Trong phạm vi của đề tài và khả năng bao quát tư liệu, chúng tôi lược
giải một số cơng trình có liên quan trực tiếp đến góc nhìn hậu thuộc địa trong tiểu
thuyết của A. Roy.
 Ở Ấn Độ
- Trong bài viết “Tổng quan về vấn đề hậu thuộc địa trong Bộ tột cùng hạnh
phúc của Arundhati Roy” (2018), nhà nghiên cứu Supriya Mandal đã phân tích các


3

biến cố xảy ra với mỗi nhân vật trong tiểu thuyết, từ đó phác thảo một số vấn đề tồn
tại trong xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa: những biến động chính trị đương đại, phản bác
tuyên bố về tự do, bình đẳng và tình huynh đệ giữa Hindu giáo – Hồi giáo – Thiên
Chúa giáo – Sikh giáo, chống lại chế độ đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn Độ được giới chính
trị hoan nghênh, xung đột chủng tộc, làn sóng của chủ nghĩa tân thực dân.... Từ đó
tác giả đặt ra một vấn đề mà chúng tôi đã tiếp thu để đào sâu hơn trong luận văn: “Tác
giả [A. Roy] lặp đi lặp lại câu hỏi rằng chúng ta đang ở trong trạng thái hậu thuộc địa
hay chúng ta đang bị đơ hộ bởi chính chúng ta” (Mandal, 2018a, p.121).
- Ngồi ra, đã có một số cơng trình thảo luận chi tiết về các vấn đề hậu thuộc
địa trong tiểu thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt so sánh với các tiểu thuyết
Ấn – Anh khác như luận án “Diện mạo hậu thuộc địa trong những tác phẩm của
Salman Rushdie, Arundhati Roy và Kiran Desai” (2018) của tác giả Pabshetwar
Ravindra Kalidasrao và “Góc nhìn hậu thuộc địa trong những tiểu thuyết Ấn Độ

đoạt giải Booker” (2018) của Kadam Sunil Achyutrao. Trong cơng trình của mình,
tác giả Pabshetwar đã phân tích tiểu thuyết của A. Roy từ năm khía cạnh: những quan
điểm về lịch sử, chủ nghĩa bá quyền trong sự xung đột giữa các nền văn hoá, vấn đề
lai ghép như ranh giới của hậu thuộc địa, sự tự thuộc địa hoá ở một số cá nhân và vấn
đề tính dục. Cịn ở luận án của Kadam, tác giả nhấn mạnh vào bản sắc lai ghép và
không ổn định của mỗi cá nhân, quá trình tương tác giữa các nền văn hoá và các biến
thể văn hoá xã hội thời hậu thuộc địa ở Ấn Độ trong tiểu thuyết của A. Roy. Nghiên
cứu này còn khai thác các yếu tố như nhân vật, bối cảnh, ngôn ngữ và đề tài để làm
nổi bật phong cách của mỗi nhà văn.
- Bên cạnh đó, cũng có các cơng trình đi sâu vào một đối tượng trung tâm của
tác phẩm – những thân phận ngoài lề – như luận án “Những chiến lược tồn tại của
tầng lớp hạ đẳng trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy
và Di sản của mất mát của Kiran Desai” (2015) của Saratchandran. S. và bài viết
“Nơi thân phận bên lề giao nhau: nghiên cứu trường hợp Bộ tột cùng hạnh phúc
của Arundhati Roy” (2017) của nhóm tác giả Syed Wahaj Mohsin và Shaista
Taskeen. Trong cơng trình của mình, Saratchandran chỉ ra những chiến lược để tồn
tại của nhóm người hạ đẳng trong bối cảnh chủ nghĩa đa văn hoá và sự phân mảnh


4

văn hố, vấn đề tồn cầu hố, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế,...qua các quan
niệm của chủ nghĩa hậu thuộc địa. Còn trong bài viết của Syed và Shaista, hai tác giả
đã khám phá cách A. Roy tạo ra sự kết nối giữa ngoại vi với trung tâm nhằm khơi
phục lại tính thống nhất của cơ cấu xã hội Ấn Độ và tạo ra một không gian riêng để
những thân phận ngoài lề bị gạt ra khỏi trung tâm có thể tồn tại, là nơi các ngoại biên
giao nhau:
A. Roy vạch trần những sự thật khủng khiếp về các chủ đề cấm kỵ như
tác động nguy hiểm của q trình đơ thị hố ngày càng tăng đối với mơi trường
của chúng ta, q trình tồn cầu hố, tác động của các vụ thử hạt nhân, bóc lột

tài nguyên thiên nhiên, gạt bỏ người Dalit và cộng đồng người chuyển giới
khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, phong trào Maoist, cuộc nổi dậy ở Kashmir,
sự leo thang của chủ nghĩa dân tộc Hindu và sự xâm phạm nhân quyền. Các
giáo phái được xác định lại, các quy ước được chất vấn và lề (margin) được
đẩy từ ngoại vi về phía trung tâm. (Mohsin & Taskeen, 2017, p.268)
Những vấn đề được trình bày trong hai cơng trình trên là một gợi ý quan trọng để
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu một kiểu thân phận con người Ấn Độ hậu thuộc địa
trong cả hai tiểu thuyết của A. Roy, thân phận hạ đẳng.
- Một vấn đề trọng tâm khác được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong hai
tiểu thuyết của A. Roy là tính lai ghép. Bài viết “Chúa trời của những chuyện vụn
vặt của Arundhati Roy – Đọc từ chủ nghĩa hậu thuộc địa” (2011) của Rajeev đã chỉ
ra thái độ sùng bái phương Tây của các thành viên trong gia đình Mammachi để thấy
được sự lai ghép văn hoá trong con người hậu thuộc địa và xem đó như một đặc điểm
phong cách tiểu thuyết của A. Roy: “A. Roy tận dụng việc đứng giữa các nền văn hoá
khác nhau với tư cách là một nhà văn Ấn Độ viết bằng tiếng Anh bằng cách biến điều
này thành một yếu tố quan trọng trong bản sắc của các nhân vật chính của bà.” (Rajeev,
2011, p.2).
Thơng qua tính lai ghép, KajalKiran Dwarjadas Bhandari đã bàn sâu hơn về
bản sắc cá nhân, danh tính của con người hậu thuộc địa trong ba tiểu thuyết Ấn – Anh
đương đại ở luận án “Chủ nghĩa hậu thuộc địa và những vấn đề về bản sắc: Một
nghiên cứu về Chúa trời của những chuyện vụn vặt, Di sản của mất mát và Cọp


5

trắng” (2012). Tác giả phân tích q trình các nhân vật trong tiểu thuyết của A. Roy
cố gắng để xác định một bản thể thống nhất và ổn định, tạo ra một thế giới của riêng
họ kể cả sự thất bại trong cuộc đấu tranh cho danh tính ấy. “Cả ba cuốn tiểu thuyết
đều đề cập đến những vấn đề hậu thuộc địa khác nhau. Các nhân vật liên tục tìm kiếm
danh tính của chính họ. Họ tưởng tượng và sáng tạo ra cái tơi của riêng mình trong

tâm trí của họ cũng như những người khác. Điều này dẫn đến việc các nhân vật phải
tìm kiếm danh tính cá nhân của mình. Việc tìm kiếm danh tính cá nhân dẫn họ đến
câu hỏi Tôi là ai?” (Bhandari, 2012, p.219-220).
- Bên cạnh hai cơng trình trên, bài viết “Chủ nghĩa hậu thuộc địa trong tiểu
thuyết Bộ tột cùng hạnh phúc của Arundhati Roy” (2018) của tác giả Inakali
Assumi đã phân tích một trường hợp cụ thể, nhân vật Anjum, trong tiểu thuyết thứ
hai của A. Roy từ quan điểm của Homi K. Bhabha về tính lai ghép giữa văn hố thực
dân và thuộc địa. “Bản sắc “nửa nọ nửa kia” (in-between) của Anjum và cơ thể “vá
víu” (patched together body) của cơ ấy mơ tả cuộc xung đột văn hố của những quốc
gia thuộc địa sau quá trình thực dân hoá. Những vấn đề phức tạp và tương tự của
Anjum có thể được coi như một ẩn dụ cho cộng đồng di dân của những quốc gia
thuộc địa sau quá trình thực dân hố.” (Assumi, 2018, p.56). Bài viết đã có nhiều
nhận xét xác đáng, góp phần lý giải được nguồn gốc và biểu hiện của tính lai ghép
văn hố qua nhân vật Anjum.
Ngoài ra, luận án của Zeenath Mohamed Kinhi “Đa giọng điệu trong sáng tác
hư cấu và phi hư cấu của Arundhati Roy” (2012) đã trình bày ba nhóm biểu hiện
sự đa giọng điệu trong tác phẩm của A. Roy (đa giọng điệu với tính lai ghép, đa giọng
nữ, đa giọng điệu trong tác phẩm phi hư cấu), trong đó chương 1 tập trung bàn về
tính lai ghép thể hiện trong giọng điệu của các nhân vật Pappachi, Chacko, Ammu,
Mammachi, Baby Kochamma và hai đứa trẻ để tạo nên tính đa giọng điệu trong tác
phẩm. Chúng tơi sẽ tiếp tục triển khai dựa trên hướng nghiên cứu này ở cả hai tiểu
thuyết của A. Roy để có những phân tích, đánh giá cụ thể hơn.
- Ngồi các vấn đề trên, cũng có một số cơng trình kết hợp phê bình hậu thuộc
địa với phê bình sinh thái để khai thác toàn diện hơn tiểu thuyết của A. Roy. Nhà
nghiên cứu Supriya Mandal đã vận dụng kết hợp quan điểm phê bình hậu thuộc địa


6

và phê bình sinh thái để làm rõ tình trạng xấu đi của môi trường và bức tranh khủng

khiếp về khủng hoảng sinh thái mà A. Roy khắc hoạ trong hai bộ tiểu thuyết: “Một
phân tích từ góc nhìn phê bình sinh thái hậu thuộc địa trong Bộ tột cùng hạnh
phúc của Arundhati Roy” (2018) và “Đọc về sinh thái hậu thuộc địa trong những
tiểu thuyết của Arundhati Roy” (2018). Trong hai bài viết, tác giả làm rõ mối liên
hệ giữa vấn đề hậu thuộc địa và sinh thái trong sáng tác của A. Roy “Giống như sự
bóc lột của của các quốc gia thuộc Thế giới thứ Nhất đối với các quốc gia thuộc Thế
giới thứ Ba về vấn đề sự phát triển, đói nghèo, con người cũng giống như thiên nhiên,
bị bóc lột bởi một lồi ưu tú” (Mandal, 2018b, p.61). Đồng thời, Supriya Mandal đã
chỉ ra quan niệm của A. Roy - thừa nhận văn minh vật chất hiện đại là căn nguyên
của sự mất cân bằng sinh thái - và nhấn mạnh các tác phẩm của A. Roy đều chứng
minh cho quan điểm: hầu hết các thảm hoạ môi trường xảy ra ở Ấn độ đều là kết quả
của chủ nghĩa đế quốc Âu Mỹ và chủ nghĩa tân thực dân. Chúng tôi sẽ vận dụng
hướng tiếp cận này để làm rõ về bối cảnh không gian hậu thuộc địa trong hai tiểu
thuyết của A. Roy.
 Ở một số nước khác
- Trong các tư liệu mà chúng tôi tập hợp được, mặc cảm nhược tiểu là một vấn
đề được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra trong tiểu thuyết của A. Roy. Với tham luận
“Diễn ngôn hậu thuộc địa trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt của
Arundhati Roy” (2008) tại Hội thảo quốc tế nghiên cứu Châu Á và Bắc Phi, nhà
nghiên cứu Mohammadzadeh đã phân tích các nhân vật trong tiểu thuyết của A. Roy
để chỉ ra mặc cảm nhược tiểu ở tầng lớp trung lưu trong xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa:
Cảm giác về sự thấp kém hơn đã tạo ra một cộng đồng không tự hào về
sự tồn tại của họ, và cũng khơng hồ thuận nữa. Người dân thuộc địa cảm thấy
mình kém cỏi, đánh giá cao mọi thứ thuộc về thực dân và qn đi lịch sử, văn
hố và ngơn ngữ của chính họ. Nói một cách chính xác, họ biến thành một
quốc gia khơng có văn hố của riêng mình, và cảm thấy mình ở hạng-hai, do
đó đấu tranh để trở thành thành viên thuộc nền văn hoá cao hơn của thực dân.
(Mohammadzadeh, 2008, p.1027).



7

Bài viết của Hafijur Rahman “Nghiên cứu tầng lớp hạ đẳng trong Chúa trời
của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy: Một phân tích tổng quan” (2015)
đã triển khai khá chi tiết về bản chất và cơ chế của quá trình “hạ đẳng hố” trong xã
hội Ấn Độ đồng thời theo dõi tác động của quá trình này đối với tâm lý của cá nhân
và cộng đồng. Tác giả nêu rõ một số vấn đề khi nghiên cứu về tầng lớp hạ đẳng trong
tiểu thuyết A. Roy: di sản thực dân trong ảnh hưởng của q trình hạ đẳng hố, chế
độ phụ hệ-gố bụa-li hơn trong q trình hạ đẳng hoá phụ nữ, đối xử với phụ nữ như
một đối tượng tình dục và chủ nghĩa đẳng cấp trong việc thúc đẩy q trình hạ đẳng
hố.
Bài viết “Chúa trời của những chuyện vụn vặt: tiếng nói của hạ đẳng” (2016)
của tác giả Israt Jahan Nimni lại xuất phát từ khái niệm “hạ đẳng” (subaltern) của
Gramcsi và Spivak để soi chiếu vào các trường hợp trong tiểu thuyết của A. Roy:
Chế độ gia trưởng, tơn giáo, văn hố, chủ nghĩa thực dân và thậm chí
cả chủ nghĩa Mac – tất cả những đại tự sự này đều giới thiệu về “sự giải phóng
và sự cải tiến” của văn minh nhân loại. Nhưng trớ trêu thay, đây cũng chính là
những áp lực đã tước đoạt đời sống cá nhân trong nhiều thế kỷ. Tất cả các nhân
vật chính của cuốn tiểu thuyết đều bị tước đoạt toàn bộ hay một phần bởi
những đại tự sự này. [...] Chúa trời của những chuyện vụn vặt lên tiếng thay
cho tầng lớp hạ đẳng. (Nimni, 2016, p.21)
Bằng việc phân tích một số nhân vật trong tiểu thuyết, tác giả đã chỉ ra cách tiểu
thuyết của A. Roy tìm lại tiếng nói cho những người bị xếp vào tầng lớp hạ đẳng.
- Tương tự như hướng tiếp cận liên ngành của một số nhà nghiên cứu Ấn Độ,
tiểu thuyết của A. Roy cũng được tiếp nhận ở các nước khác bằng việc kết hợp giữa
phê bình hậu thuộc địa với phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái. Chẳng hạn như:
bài viết “Nữ quyền luận sinh thái hậu thuộc địa trong Chúa trời của những chuyện
vụn vặt của Arundhati Roy” (2015) của tác giả Youngsuk Chae, “Phê bình nữ quyền
hậu thuộc địa trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy”
(2019) của nhóm tác giả Zahir Jang Khattak, Hira Ali và Shehrzad Ameen Khattak

và “Phân tích nữ quyền trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati
Roy trong ánh sáng của phê bình hậu thuộc địa” (2019) của hai tác giả Shiva Zaheri


8

Birgani và Sayyed Rahim Moosavinia. Đáng chú ý là một số kết luận của Youngsuk
Chae về việc Roy khai thác môi trường Ấn Độ hậu thuộc địa như là sự liên kết của
hệ sinh thái đang bị suy thoái với áp bức giới tính, giai cấp và chủng tộc:
Là một hiện thân chống đối chính trị của Roy, Chúa trời của những
chuyện vụn vặt miêu tả một cách sâu sắc sự liên kết giữa con người với tự
nhiên và nêu bật sự phân chia cấp bực có tính nhị ngun và hợp lý hoá logic
kinh tế được sử dụng để hợp pháp hố việc khai thác mơi trường tự nhiên và
phụ thuộc vào con người trong xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa. Roy thể hiện thành
công nữ quyền luận sinh thái của mình bằng cách phơi bày sự liên kết với nhau
về cấu trúc và ý thức hệ của các hệ thống áp bức của xã hội Ấn Độ đang thống
trị nhóm Nhỏ (Small). (Chae, 2015, p.529)
Nhóm tác giả Zahir Jang Khattak cũng có nhiều nhận xét xác đáng về việc chủ nghĩa
thực dân đã mở đường cho sự áp bức kép phụ nữ. Họ là nạn nhân của chủ nghĩa đế
quốc và chế độ phụ hệ trong văn hố bản địa thơng qua ba thế hệ phụ nữ (Mammachi,
Baby Kochamma, Ammu và Rahel).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hai bộ tiểu thuyết của A. Roy đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam nhưng
các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu vẫn còn khá khiêm tốn.
- Thứ nhất, việc nghiên cứu mới chỉ là các bài giới thiệu, tóm tắt nội dung và
nghệ thuật tiểu thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt. Tuy nhiên, có nhiều bài
viết nhận xét khá tinh về các điểm sáng trong tác phẩm cũng như phong cách tiểu
thuyết của A. Roy.
Nhà nghiên cứu Phan Thu Hiền trong cơng trình Hợp tuyển văn học Ấn Độ
(2002) đã đánh giá “Chúa trời của những truyện vụn vặt là một sự kiện của văn

chương đương đại Ấn Độ. [...] Nhiều nhà phê bình có uy tín so sánh phong cách của
A. Roy với M. Faulkner, J. Joyce... [...] Ngịi bút của Arundhati Roy tn chảy như
một dịng sơng mang trong mình biển cả, theo đuổi những hồi ức mong manh vô định,
lặn sâu vào những ẩn ức nhói buốt, đi đến tận cùng khát vọng, hạnh phúc, nỗi đau
của con người và cho thấy một Ấn Độ vẫn rạng rỡ và bí ẩn như bao giờ” (Lưu Đức
Trung và Phan Thu Hiền, 2002, tr.369-370).


9

Đào Trung Đạo trong bài viết giới thiệu tác phẩm cũng nhắc tới sự độc đáo
trong kỹ thuật tự sự của A. Roy “Về kỹ thuật tự sự, Arundhati Roy tuy khơng được
đào tạo chính qui nhưng có một nghệ thuật kể chuyện khá mới mẻ trong việc sắp đặt
thời gian tự sự. Vì được huấn luyện ngành kiến trúc nên bà dùng những mơ-típ kiến
trúc để dựng truyện. Arundhati Roy đã khởi viết những chương rời (chương sách bà
viết trước hết không phải là chương thứ nhất của quyển truyện), cả thảy được 21
chương rồi sau đó ghép chúng lại. [...] Có thể nói The God of Small Things vừa là
một dụ ngơn chính trị, chủng tộc, tơn giáo vừa là một tiểu thuyết tự truyện” (Đào
Trung Đạo, 2006).
Bài viết “Dấu ấn phương Tây trong văn học Ấn Độ cận – hiện đại” (2008)
của Nguyễn Thị Mai Liên đánh giá tiểu thuyết đầu tay của A. Roy là một minh chứng
cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, tinh thần dân tộc dân chủ của Ấn Độ do chịu ảnh
hưởng từ phương Tây: “Tiểu thuyết được giải Booker của nữ nhà văn A. Roy – Chúa
Trời của những chuyện vụn vặt – cũng đề cập đến vấn đề đấu tranh chống lại sự phân
biệt đẳng cấp tồn tại hơn ba nghìn năm nay trong xã hội Ấn Độ. [...] Tuy cái mới chưa
giành thắng lợi nhưng sự xuất hiện của nó báo hiệu những đổi thay tích cực trong
lòng xã hội Ấn Độ” (Nguyễn Thị Mai Liên, 2008, tr.165).
Trong Từ điển văn học nước ngoài: Tác gia – Tác phẩm, Đỗ Thu Hà đã viết
“Bằng trí thơng minh và sức quyến rũ đầy ma lực, từ những sự việc trong đời thường
tưởng như vụn vặt, Aurndhati Roy đã viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy những nỗi

thống khổ tuyệt hay và lạ lùng, một cuốn tiểu thuyết về tình yêu, cái chết, về phân
biệt đẳng cấp và xung đột gia đình” (Lê Huy Bắc (cb), 2009, tr.199).
- Thứ hai, tình hình có nhiều khởi sắc với sự xuất hiện của một số cơng trình
nghiên cứu sâu hơn về tiểu thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt, nắm bắt được
phong cách tiểu thuyết của A. Roy từ nhiều phương diện tiếp cận.
Bài viết của tác giả Trần Doãn Nho đã bàn luận khá công phu về phong cách
viết của A. Roy từ tiểu thuyết hư cấu đến các sáng tác phi hư cấu: “Một khuôn mặt
độc đáo của văn chương Ấn Độ: Arundhati Roy” (2003). Ở bài viết này, chúng tơi
đồng tình với một số nhận xét của tác giả “Bằng một lối viết duyên dáng, Roy thể
nhập vào tuổi thơ, nhìn cái nhìn của tuổi thơ, phán đoán cái phán đoán của tuổi thơ,


10

yêu và ghét theo cách riêng của tuổi thơ, xây dựng một câu chuyện có tác động mạnh
mẽ và gợi cảm, tìm thấy những gốc rễ lịch sử và đam mê đã thúc đẩy mỗi một thành
viên trong gia đình hình thành số mệnh theo cách riêng của mỗi người”, “Roy là một
nhà văn dám phá vỡ quy luật, chuyển dịch nhịp điệu và tạo ra một thứ ngôn ngữ mới,
chưa hề có trước đó”. Tuy nhiên chúng tơi cũng xem xét lại một số đánh giá có phần
chưa thấu đáo, chẳng hạn như khi nói về quan hệ giữa Velutha và Ammu, tác giả kết
luận “Đó là một mối tình lén lút, đam mê và bệnh hoạn”; cùng với một số thông tin
chưa đúng so với tác phẩm (Sophie Mol là “cậu em họ lai Ấn – Anh”, “Sophie Mol
chết đuối, ngun nhân khơng rõ ràng”...)
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khá bài bản về Chúa trời của
những chuyện vụn vặt của tác giả Vũ Thị Hương, Ngô Thị Thu Ngọc và Huỳnh Thị
Diễm.
Bài viết “Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết “Chúa trời của những
chuyện vụn vặt”” (2005), tác giả Vũ Thị Hương cho rằng tác phẩm “đã tìm ra một
cách lý giải về lịch sử rất đặc biệt”, đề cập đến “di chứng của chủ nghĩa thực dân” và
“bộc lộ sự mất mát của giai cấp trưởng giả về sự thống trị của nó trong cuộc đấu tranh

đẳng cấp với giai cấp lao động”. Khi đi sâu vào hình tượng người phụ nữ, tác giả đã
chỉ ra giới tính, tình dục là hai vấn đề then chốt và lý giải cơ chế xây dựng hình tượng
này “tác giả [A. Roy] đã nỗ lực trong việc phác hoạ những hành động được xem là
khẳng định sự can đảm của phụ nữ song song với việc dựng lên những thí dụ điển
hình về sự đè nén mà người phụ nữ phải gánh chịu” (Vũ Thị Hương, 2005, tr.714).
Hai luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Thu Ngọc – “Đặc trưng nghệ thuật tiểu
thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy” (2012) – và Huỳnh
Thị Diễm – “Cổ mẫu và biểu tượng trong bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ” (2015)
– đã phân tích khá sâu nhiều vấn đề như nhân vật, không gian, thời gian, người trần
thuật và các biểu tượng trong tiểu thuyết của A. Roy.
2.3. Nhận xét
Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết A. Roy từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa ở
trên đã cho thấy:


11

- Nhiều nghiên cứu chỉ tập trung khai thác thông điệp lịch sử, văn hoá xã hội
hậu thuộc địa đan cài trong tiểu thuyết của A. Roy. Tuy nhiên, điểm sáng ở các cơng
trình này là những phân tích, lý giải thuyết phục về thân phận người phụ nữ đẳng cấp
thấp... vốn là đối tượng trung tâm trong sáng tác của A. Roy.
- Tính lai ghép và mặc cảm nhược tiểu là một vấn đề nổi bật trong tiểu thuyết
của A. Roy được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm làm rõ, nhất là từ phương diện nhân
vật.
- Việc nghiên cứu tiểu thuyết A. Roy địi hỏi một góc nhìn rộng mở, kết hợp
từ nhiều triết thuyết có liên quan: phê bình hậu thuộc địa, phê bình sinh thái, phê bình
nữ quyền....
- Thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống cả hai tiểu
thuyết A. Roy từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa để định hình được phong cách tiểu
thuyết độc đáo đã đánh dấu tên tuổi của bà trên văn đàn. Nhất là ở Việt Nam, tình

hình nghiên cứu tạm dừng ở việc tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa trời
của những chuyện vụn vặt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thân phận con người Ấn Độ hậu
thuộc địa trong tương quan giữa con người với không gian, lịch sử, tha nhân và với
chính bản thân mình ở hai bộ tiểu thuyết của A. Roy. Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết
phê bình hậu thuộc địa, chúng tơi bàn kỹ một số tính chất cơ bản của triết thuyết này
– cái khác, tính nước đơi và nhất là tính lai ghép – cùng với những lý thuyết liên quan
để nghiên cứu thân phận con người Ấn Độ trong tiểu thuyết của A. Roy ở hai phương
diện: các dạng thức phận người và kết cấu nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm hai bộ tiểu thuyết của A. Roy đã
được dịch và xuất bản ở Việt Nam: Chúa trời của những chuyện vụn vặt (bản dịch
của Thanh Vân, nhà xuất bản Phụ nữ, năm 1999) và Bộ tột cùng hạnh phúc (bản dịch
của Thiên Nga, nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2018). Tuy nhiên, vì bản dịch của


12

Thanh Vân lược bỏ một số đoạn so với nguyên tác nên chúng tôi cũng kết hợp khảo
sát nguyên tác tiếng Anh của hai bộ tiểu thuyết để nhìn nhận vấn đề tồn diện hơn.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số tiểu luận,
bài báo của A. Roy ít nhiều đề cập đến vấn đề thân phận con người đặt ra trong tiểu
thuyết; những bài phỏng vấn, bài phát biểu của bà về quan niệm sống, quan niệm văn
học cùng một số tiểu thuyết Ấn – Anh đoạt giải Man Booker khác: Những đứa con
của nửa đêm (Salman Rushdie), Di sản của mất mát (Kiren Desai) và Cọp trắng
(Aravind Adiga).


4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Giới thuyết một số vấn đề thực tiễn và lý luận làm cơ sở nghiên cứu của
luận văn:
- Phân tích những điều kiện đặc trưng của lịch sử xã hội Ấn Độ từ sau Độc lập
(1947) đến nay như một bức tranh tồn cảnh về các sự việc, hiện tượng có tác động
đến thân phận con người trong tiểu thuyết của A. Roy.
- Giới thiệu khái quát về bối cảnh văn học Ấn Độ hậu thuộc địa từ phương
diện lý thuyết qua quan điểm của các nhà phê bình hậu thuộc địa đến thực tiễn với
một bộ phận sáng tác quan trọng nhất: văn học Ấn – Anh.
- Giới thuyết về tiểu thuyết Ấn – Anh trong mối quan hệ với giải thưởng văn
học Man Booker, từ đó khái quát một số đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết A. Roy.
4.2. Xác định và phân tích đặc trưng của các dạng thức thân phận con người
Ấn Độ trong hai bộ tiểu thuyết của A. Roy từ lý thuyết phê bình hậu thuộc địa của
Homi K. Bhabha, từ đó làm rõ những thông điệp của A. Roy về xã hội Ấn Độ hậu
thuộc địa.
4.3. Phân tích và lý giải các kiểu kết cấu nghệ thuật trong hai bộ tiểu thuyết từ
góc nhìn phê bình hậu thuộc địa như một sự sáng tạo có ý thức của A. Roy, vừa góp
phần khám phá những đặc điểm của thân phận con người Ấn Độ vừa khẳng định được
phong cách tiểu thuyết độc đáo của A. Roy.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã vận dụng các phương pháp và một số thao tác nghiên cứu sau:


13

- Phương pháp tiểu sử: phương pháp này cho phép chúng tôi liên hệ những sự
kiện về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, cùng với bối cảnh xã hội gắn liền với hồn
cảnh sáng tác để có kiến giải phù hợp cho những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Phương pháp lịch sử - xã hội: được sử dụng để khái quát đặc trưng văn hoá

xã hội dẫn đến sự ra đời của phê bình hậu thuộc địa; xem xét bối cảnh lịch sử xã hội
của Ấn Độ giai đoạn từ sau 1947 ít nhiều tác động đến tiểu thuyết A. Roy.
- Phương pháp hệ thống kết hợp với so sánh, đối chiếu: hai tiểu thuyết của A.
Roy được đặt trong hệ thống tiểu thuyết đương đại Ấn Độ và hệ thống các tiểu thuyết
Ấn – Anh đoạt giải Man Booker để có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự tiếp thu
và những kiến tạo quan trọng của A. Roy vào dòng chảy văn học đương đại.
- Kết hợp với các thao tác: phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại…

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu (14 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (9
trang) và Phụ lục (27 trang), luận văn được triển khai theo ba chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ sở (34 trang)
Thứ nhất, giới thiệu khái quát về bối cảnh lịch sử và xã hội Ấn Độ hậu thuộc
địa: phân tích một số hệ quả tiêu cực của quá trình giành độc lập ở Ấn, cũng như tình
hình thực tế của việc phân biệt đẳng cấp và phân biệt giới ở Ấn Độ hiện nay. Thứ hai,
khái lược về bối cảnh văn học hậu thuộc địa Ấn Độ từ phương diện thực tiễn sáng tác
đến lý thuyết phê bình, từ đó chỉ ra những đóng góp của tiểu thuyết Ấn – Anh nói
chung và sáng tác của A. Roy nói riêng đối với q trình giải thuộc địa ở Ấn Độ.
Chương 2. Các dạng thức “phận người” trong tiểu thuyết của Arundhati
Roy nhìn từ phê bình hậu thuộc địa (46 trang)
Tập trung phân loại và chỉ ra các dạng thức thân phận con người Ấn Độ được
A. Roy chú trọng xây dựng trong hai bộ tiểu thuyết dựa trên lý thuyết phê bình hậu
thuộc địa. Ở mỗi dạng thức, chúng tôi sẽ mô tả và lý giải các yếu tố gồm bối cảnh tác
động, cơ chế vận hành và đặc điểm tâm lý, hành động để nhận diện từng kiểu thân
phận. Từ đó, làm rõ thơng điệp mà tác giả đã gửi gắm trong từng phận người.
Chương 3. Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Arundhati Roy nhìn từ
phê bình hậu thuộc địa (39 trang)


14


Khảo sát các loại kết cấu nghệ thuật thể hiện rõ phong cách tiểu thuyết của A.
Roy trên cơ sở vận dụng lý thuyết phê bình hậu thuộc địa. Từ đó, phân tích hiệu quả
của từng loại kết cấu đối với việc biểu đạt thân phân con người trong hai tác phẩm,
đồng thời chỉ ra những kế thừa, ảnh hưởng cũng như dấu ấn sáng tạo của A. Roy từ
phương diện kết cấu tiểu thuyết.


15

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Sau khi giành được độc lập (8/1947) từ tay thực dân Anh, tiểu lục địa Ấn Độ
phải đối mặt với việc đất nước bị chia cắt thành nhiều vùng lãnh thổ và hình thành
hai quốc gia – dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số và Pakistan với
người Hồi giáo chiếm đa số. Diễn biến này để lại một loạt hậu quả nghiêm trọng đối
với số phận của người Ấn Độ kéo dài cho đến hiện nay: xung đột giữa Ấn và Pakistan
kéo theo việc tranh giành một số vùng lãnh thổ, nhất là Jammu và Kashmir; việc
thành lập Bangladesh cùng với vô số thiệt hại về người và của.
Xung đột tôn giáo và sự chia cắt Ấn – Pakistan
Nhìn chung, việc tách thành hai quốc gia tự trị gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cũng như phong trào cách mạng
ở Ấn Độ. Trong đó, việc chia cắt dựa trên cơ sở tơn giáo mà không cân nhắc các yếu
tố khác (ngôn ngữ, sắc tộc, kinh tế...) đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng
tôn giáo, làm bùng lên những cuộc tranh chấp, xung đột đẫm máu xảy ra ở vùng
Penjab và Bengal. Nhiều cuộc tàn sát, đốt phá, ép buộc cải đạo, bắt cóc hàng loạt và
bạo lực tình dục man rợ xảy ra khắp nơi. Từ 8/1947 đến đầu năm 1949, ở Ấn Độ đã
diễn ra cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử loài người khi người Hồi giáo di dời sang
Đơng và Tây Pakistan cịn người theo đạo Hindu và đạo Sikh đi về hướng ngược lại.

Hơn 15 triệu người phải rời bỏ quê hương, một đến hai triệu người chết và nhiều tội
ác dã man đã xảy ra (Dalrymple, 2016).
Có thể thấy, đằng sau sự độc lập của hai quốc gia – dân tộc là những đổ vỡ
của một nền tảng văn hoá truyền thống lâu đời. Ấn Độ vốn là một đất nước có mơi
trường văn hố đa sắc, với đặc trưng là sự đa dạng và pha trộn của nhiều thành tố văn
hoá, sắc tộc và đặc biệt là tôn giáo trên khắp tiểu lục địa. Là cái nôi của Hindu giáo
và Phật giáo nhưng Ấn Độ đồng thời cũng là nơi chung sống hồ bình của nhiều tơn
giáo lớn như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Sikh, đạo Jain… Nền tảng văn hố Ấn
Độ khơng thuộc về một thành tố riêng biệt mà nằm ở sự đa dạng trong thống nhất của
các thành tố văn hoá ấy. “Trong thế kỷ 19, Ấn Độ vẫn là một nơi mà truyền thống,


16

ngơn ngữ, và các nền văn hố có tầm quan trọng hơn tôn giáo, và là nơi mà người
dân không xác định bản sắc của mình dựa trên tơn giáo” (Dalrymple, 2016). Do đó,
vấn đề đặt ra là, vì sao sau thời kì thuộc địa, nền văn hố ấy lại sụp đổ và xung đột
giữa người Hồi giáo và Hindu giáo tuy chỉ diễn ra trong một vài thập kỷ của thế kỷ
XX nhưng đã sâu sắc như vậy?
Có hai quan điểm khác nhau lý giải vấn đề này. Sử gia Patrick French trong
tác phẩm Liberty or Death: India’s Journey to Independence and Division (1998) cho
rằng cuộc chia cắt Ấn và Pakistan chủ yếu xuất phát từ xung đột cá nhân giữa những
người cầm quyền của Đảng Quốc đại và Đảng Liên đồn Hồi giáo. Trong khi đó, nhà
nghiên cứu Alex Von Tunzelmann trong cơng trình Indian Summer: The Secret
History of the End of an Empire (2007) lại chứng minh sự chia cắt là một bước đi
chính trị của thực dân Anh: “Khi người Anh bắt đầu định nghĩa “các cộng đồng” dựa
trên bản sắc tôn giáo và gán sự đại diện chính trị cho họ, nhiều người Ấn Độ ngừng
chấp nhận tính đa dạng trong tư tưởng của họ và bắt đầu tự hỏi mình thuộc về nhóm
nào. Đồng thời, các nhà chính trị Ấn Độ bắt đầu tập trung vào tôn giáo như một phần
trung tâm của những chính sách – định nghĩa bản thân họ là ai và thậm chí là họ

khơng phải là ai” (Tunzelmann, 2008, p.419-420). Tunzelmann cáo buộc thực dân
Anh trong việc làm thay đổi văn hoá truyền thống Ấn Độ, trên cơ sở là động thái của
Anh đằng sau những xung đột của người Hindu và Hồi giáo. Trong quá trình đấu
tranh giành độc lập, mối quan hệ giữa cộng đồng Hindu giáo và Hồi giáo nhiều lần
được củng cố để tìm tiếng nói chung trong các phong trào cách mạng; trong khi đó,
thực dân Anh lại ra sức đàn áp các phong trào cách mạng của lực lượng tiến bộ, vừa
tìm cách gây chia rẽ, thù hằn, kích động xung đột nội bộ giữa các tôn giáo. Năm 1940,
thực dân Anh hậu thuẫn để các lãnh tụ Liên đoàn Hồi giáo đi đến quyết định chia cắt
Ấn Độ, dẫn đến nhiều hệ luỵ phức tạp về sau. Như vậy, trước nguy cơ Ấn Độ giành
được độc lập cùng với phong trào cách mạng trên thế giới, thực dân Anh đã nhạy bén
trong việc khai thác tơn giáo như một chiêu bài chính trị để chuyển hoá mâu thuẫn
tất yếu giữa dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng gay gắt trở thành mâu thuẫn
trong nội bộ dân tộc Ấn Độ, giữa Hindu giáo và Hồi giáo, sau này là mâu thuẫn giữa
hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan.


17

Hệ quả của sự chia cắt Ấn – Pakistan: tranh chấp Kashmir
Một trong những hệ quả nặng nề và kéo dài đến ngày nay từ sự chia cắt giữa
Ấn và Pakistan là “vấn đề Kashmir”. Khi việc chia cắt diễn ra, 560 vương bang dưới
quyền cai trị của các hoàng tử Ấn Độ vẫn được tự trị về các vấn đề nội bộ trong khi
cơng nhận Hồng đế Vương quốc Anh là tối cao. Mountbatten đã thuyết phục được
tất cả các vương bang gia nhập Ấn hoặc Pakistan trước khi phân chia dựa trên sự tiếp
giáp địa lý hoặc sự phân bổ cộng đồng người dân, trừ 3 vương bang: Junagadh,
Hyderabad và Kashmir. Trong đó, Kashmir là một vương bang có vị trí chiến lược
giáp ranh giữa Ấn Độ và Pakistan do một Quốc chủ theo Hindu giáo cai trị đa số
người dân theo Hồi giáo. Khi Pakistan đưa quân đến gần Srinagar (thủ phủ của
Kashmir) để giành Kashmir thì Hoàng tử Hari Singh đã yêu cầu Ấn Độ hỗ trợ với
điều kiện sẽ gia nhập Ấn Độ. Vào cuối tháng 8 năm 1947, tiểu vương Hari Singh đã

ký Hiệp định sát nhập Kashmir vào Ấn Độ được Mountbatten công nhận. Nhờ đó,
Ấn Độ đưa quân đến Kashmir để bảo vệ ngơi vị của tiểu vương Singh. Trước tình
hình này, Pakistan cũng đưa quân vào Kashmir với danh nghĩa bảo vệ người Hồi giáo
để tranh chấp quyền lợi của mình. Sự kiện này mở đầu cho cuộc tranh chấp giữa Ấn
Độ và Pakistan đồng thời đẩy mối quan hệ hai nước đến tình trạng bất ổn kéo dài.
Đối với vấn đề Kashmir, lập trường của Pakistan không dựa trên cơ sở pháp
lý mà dựa trên nền tảng ý thức hệ, với “Lý thuyết hai quốc gia”. Pakistan cho rằng
người theo Hồi giáo và người theo Hindu giáo đại diện cho hai quốc gia bình đẳng,
vì Kashmir là bang có đa số người theo Hồi giáo duy nhất trong tiểu lục địa Ấn Độ
thuộc Anh nên Pakistan có quyền sở hữu vùng đất này. Trong khi đó, lập trường của
Ấn Độ lại coi toàn bộ Kashmir kể cả phần Pakistan đang kiểm sốt là bộ phận lãnh
thổ khơng thể tách rời của Ấn Độ và chủ trương giải quyết vấn đề Kashmir thơng qua
thương lượng hồ bình song phương khơng có sự can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên,
thực tế diễn ra phức tạp hơn rất nhiều so với những gì hai bên tuyên bố.
Bối cảnh lịch sử Ấn Độ từ sau Độc lập (1947) đã đặt ra nhiều vấn đề đối với
số phận của dân tộc Ấn Độ nói chung và con người Ấn Độ nói riêng. Có thể tóm tắt
những tác động chính ở hai vấn đề sau: sự thay đổi tính chất trong việc cai trị của
thực dân Anh và những hệ luỵ hậu thuộc địa mà Ấn độ phải đối mặt. Sự cai trị, ảnh


×