Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tri giác nghe của trẻ khiếm thính nghiên cứu trường hợp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Chung

TRI GIÁC NGHE CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Chung

TRI GIÁC NGHE CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH MAI TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
-

Những vấn đề lý luận của luận văn này là do tôi tổng hợp từ các nguồn tài
liệu để viết. Những luận cứ được trình bày trong luận văn đều có nguồn dẫn.

-

Những dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu thực tiễn là do tơi tiến
hành trên trẻ khiếm thính. Những thơng tin này chỉ được sử dụng trong
khuôn khổ nghiên cứu, phục vụ cho học thuật chứ không được sử dụng với
bất kỳ mục đích nào khác, với sự cho phép của gia đình các trẻ em tham gia
nghiên cứu.

Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những thơng tin được sử dụng trong luận
văn này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời chân thành đến những người đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
luận văn này.
Cảm ơn giáo viên hướng dẫn, Cô Huỳnh Mai Trang, vì cơ đã tin tưởng và chia sẻ
khó khăn trong quá trình nghiên cứu một vấn đề mới.
Cảm ơn các trẻ em tham gia nghiên cứu và gia đình của các em vì sự tham gia rất
vui vẻ, vơ tư.

Cảm ơn Ban Giám hiệu, các giáo viên và nhân viên của trường khiếm thính Anh
Minh, trường Mầm non Thực hành đã hỗ trợ, tạo điều kiện rất nhiệt tình cho tôi trong
suốt thời gian thực nghiệm.
Cảm ơn các đồng nghiệp khoa Giáo dục Đặc biệt, trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương TP.HCM đã gánh vác công việc và động viên tinh thần cho tôi.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 4
1.1.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 6
1.2. Tri giác nghe ......................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm tri giác nghe ................................................................................ 7
1.2.2. Âm thanh và đặc điểm tri giác các thuộc tính của âm thanh ở người
nghe bình thường ....................................................................................... 14
1.2.3. Các yếu tố tham gia vào tri giác nghe........................................................ 19
1.3. Tri giác nghe của trẻ khiếm thính ....................................................................... 23
1.3.1. Trẻ khiếm thính ........................................................................................... 23
1.3.2. Tri giác nghe của trẻ khiếm thính ................................................................ 26
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 38
Chương 2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TRI GIÁC NGHE Ở TRẺ
KHIẾM THÍNH ..................................................................................... 40
2.1. Mơ thức nghiên cứu ............................................................................................ 40
2.1.1 Mục đích khảo sát ......................................................................................... 40

2.1.2 Mẫu khảo sát................................................................................................. 40
2.1.3 Phương pháp khảo sát................................................................................... 43
2.1.4 Các bước tổ chức khảo sát ............................................................................ 47
2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 48
2.2.1. Tổng quan về ngưỡng nghe và hành động tri giác nghe của 08
nghiệm thể .................................................................................................. 48


2.2.2. Cặp nghiệm thể 01 ....................................................................................... 51
2.2.3. Cặp nghiệm thể 02 ....................................................................................... 64
2.2.4. Cặp nghiệm thể 03 ....................................................................................... 80
2.2.5. Cặp nghiệm thể 04 ....................................................................................... 95
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 114
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ khiếm thính là những đứa trẻ dân gian gọi là “câm điếc”. Vậy có thực sự đó
là những đứa trẻ “điếc” – tức khơng nghe thấy gì, và “câm” – tức khơng nói được?
Ở trẻ khiếm thính, rối loạn tri giác nghe (rối loạn thứ phát) là rối loạn tâm lý do
hậu quả của tổn thương sinh lý hệ thống thính giác (tổn thương khởi phát) gây ra. Sự
hạn chế trong tri giác nghe làm cho việc hình thành và phát triển ngơn ngữ, nhận thức,
tình cảm ở trẻ khiếm thính gặp nhiều trở ngại [3], [5].
Trẻ khiếm thính cũng đã được khẳng định có thính giác cịn lại [3], [6]. Tức đa số
trẻ vẫn nghe ở các mức độ khác nhau. Đặc điểm tri giác nghe của trẻ khiếm thính khác

với trẻ bình thường do ngưỡng cảm giác nghe thay đổi và cơ chế bù đắp hình thành
nhờ tập luyện [3]. Tổn thương hệ thống thính giác, làm cho những thơng tin cảm tính
tiếp nhận qua thính giác bị suy giảm, biến dạng hoặc thậm chí mất hẳn [4], [15], [39].
Các nhà tâm lý học trên thế giới đã nghiên cứu về đặc điểm tri giác âm thanh của trẻ
khiếm thính. Họ đã tìm thấy những bằng chứng về việc trẻ khiếm thính có sự nhạy
cảm khác nhau đối với các tính chất khác nhau của âm thanh: cường độ, cao độ,
trường độ tùy thuộc vào tổn thương cụ thể của hệ thống thính giác [15], [16], [28],
[31].
Con đường phát triển tri giác nghe ở trẻ khiếm thính là can thiệp đa ngành y khoa
- tâm lý - giáo dục [3], [38]. Chính q trình can thiệp này sẽ giúp trẻ khiếm thính sử
dụng thính giác cịn lại, hình thành cơ chế bù đắp trong phát triển tri giác nghe, làm
nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Những nét đặc thù trong tri giác âm
thanh của từng trẻ khiếm thính khiến cho q trình can thiệp này cần phải được tiếp
cận cá biệt. Các nhà tâm lý – giáo dục trẻ khiếm thính cho rằng việc xác định đặc điểm
tri giác các tính chất âm thanh của trẻ khiếm thính là điều cần làm trước khi tiến hành
trị liệu [37], [39]. Những hiểu biết về đặc điểm tri giác nghe của trẻ là cơ sở để xây
dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, thiết kế nội dung trị liệu, dự báo sự phát triển của
trẻ…
Hiện tại các nhà thính học, các nhà tâm lý học ở Việt Nam chưa chú trọng làm rõ
đặc điểm thính giác cịn lại, đặc điểm tri giác nghe ở trẻ khiếm thính khi chẩn đốn, vì


2

thế giáo viên thường phải mò mẫm trong việc đưa ra nội dung và phương pháp can
thiệp [5], [ 8]. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp cho trẻ khiếm thính.
Đề tài “Tri giác nghe của trẻ khiếm thính – Nghiên cứu trường hợp tại thành phố
Hồ Chí Minh” sẽ góp phần xác định cơ sở khoa học của việc chẩn đoán đặc điểm tri
giác nghe của trẻ khiếm thính làm nền tảng cho cơng tác giáo dục những trẻ em này.
2. Mục đích nghiên cứu

Mơ tả đặc điểm tri giác nghe âm thanh ngồi lời nói của những trẻ khiếm thính
có tổn thương khởi phát khác nhau.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của sự phát triển tri giác nghe ở trẻ khiếm thính,
những yếu tố quy định đặc điểm tri giác nghe của trẻ khiếm thính có tổn thương cơ
quan thính giác khác nhau.
3.2 Xác định đặc điểm tri giác âm thanh ngồi lời nói của nghiệm thể là các trẻ
khiếm thính có tính chất tổn thương thính giác khác nhau.
3.4 Đưa ra kết luận khoa học và đề xuất cho nghiên cứu và can thiệp trên trẻ
khiếm thính.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tri giác nghe của trẻ khiếm thính: ngưỡng nghe, hành động tri giác nghe, biểu
tượng thính giác.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ khiếm thính có thính giác cịn lại khác nhau.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trẻ khiếm thính có thính giác cịn lại khác nhau sẽ có đặc điểm tri giác nghe khác
nhau.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tìm hiểu đặc điểm tri giác nghe âm thanh ngồi lời nói của trẻ khiếm
thính.


3

6.2. Về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trường hợp (case study) trên 08 trẻ khiếm thính tại trường chuyên
biệt khiếm thính Anh Minh.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đã tiến hành về trẻ khiếm thính (các tổn thương
cơ quan thính giác gây ra tật khiếm thính, đặc điểm tri giác nghe của trẻ khiếm thính,
các phương pháp/cơng cụ đã sử dụng để xác định đặc điểm tri giác nghe cho trẻ khiếm
thính) làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Nghiên cứu hồ sơ cá nhân (personal profile analysis)
- Tìm hiểu hồ sơ để lựa chọn và phân loại trẻ khiếm thính làm nghiệm thể của đề
tài.
- Tìm hiểu thơng tin về thính giác còn lại của nghiệm thể theo hồ sơ y khoa.
7.2.2. Trắc nghiệm
Đề tài sử dụng trắc nghiệm Zontova để một phần xác định đặc điểm tri giác âm
thanh ngoài lời nói của nghiệm thể (ngưỡng cảm giác, các hành động tri giác nghe).
7.2.3. Quan sát
Quan sát thính giác chức năng để xác định đặc điểm tri giác nghe âm thanh ngồi
lời nói của nghiệm thể.
7.2.4. Thực nghiệm hình thành (formative experiment)
Lựa chọn hoặc xây dựng các tình huống tương tác với nghiệm thể để nghiệm thể
bộc lộ ra những đặc điểm tri giác nghe âm thanh ngồi lời nói (hành động tri giác
nghe, biểu tượng thính giác).
8. Đóng góp của đề tài
- Xác nhận mối liên hệ giữa tổn thương khởi phát và đặc điểm tri giác nghe của
trẻ khiếm thính trên trẻ khiếm thính Việt Nam.
- Giới thiệu phương pháp đánh giá tri giác nghe của trẻ khiếm thính.


4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu về sự phát triển thính giác ở trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính
nói riêng cịn rất non trẻ. Những nghiên cứu phát triển về giải phẫu tai (Streeter, G.L,
1906, Streeter, G.L, 1907, McKinnis, M.E., 1936, Hall, J.G., 1964, Bredberg,
G.,1968), về vật lý (Akiyama, Y. và cộng sự, 1969, Engel R. và Young N.B., 1969,
Lenard, H.G., 1969), hành vi hay tâm sinh lý (Bartosurk, A.K., 1962, Steinschneider,
A. và cộng sự, 1966, Cliffton, R.K., và cộng sự, 1968, Jordan, R.E. và Eagles, E.L.,
1963, Eisenberg, R.B. và cộng sự, 1964, Leventhal, A và Lipsitt, L.P., 1964) đã được
xuất bản trước năm 1970. Tuy nhiên, chỉ đến thập niên 1970 thì việc tìm hiểu về thính
giác của trẻ em mới thực sự được chú trọng, với sự xuất hiện của phép đo sức nghe có
sự củng cố của thị giác (Moore, J.M. và cộng sự, 1977, Liden, G. và Kankkonen, A.,
1961) và phản ứng điện thính giác thân não (Salamy, A. và cộng sự, 1975). Nghiên
cứu tâm sinh lý học đầy đủ đầu tiên trên trẻ em được công bố năm 1979 (Schneider,
B.A. và cộng sự, 1979) và chỉ trong 15 năm gần đây đã có sự tập trung vào những thay
đổi theo lứa tuổi trong hành vi thính giác nằm trong các q trình sinh lý và giải phẫu
(như Ponton, C.W. và cộng sự, 1996, Trainor, L. J. và cộng sự, 2001, Werner, L.A.,
1996, Werner, L.A. và cộng sự, 1994b) [17].
Trong lĩnh vực tri giác nghe, những nghiên cứu về tâm lý học thính giác đã được
một số nhà khoa học thực hiện từ đầu thế kỷ 20. H. Fletcher và W.A. Munson (1933)
đã trình bày khái niệm về độ lớn của âm thanh, cách đo lường nó. Năm 1940, H.
Fletcher lại tiếp tục trình bày về các yếu tố của thính giác trong bài viết Auditory
patterns. Đến đầu thập niên 1970, các nghiên cứu về tâm lý học thính giác bước sang
một bước ngoặt, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu q trình xử lý thính giác
về phương diện tâm lý: ngưỡng nghe, bộ lọc, cơ chế tri giác các thuộc tính âm thanh,
đặc điểm tri giác nghe thể hiện trong q trình tri giác các thuộc tính độ lớn, độ cao,
thời gian… của âm thanh. Brian C.J. Moore, Patterson, R.D., Steven, K.N… là những
đại diện tiêu biểu trong giai đoạn này.



5

Cũng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu sự phát triển tri giác nghe của
trẻ em. DeCasper (1980, 1994), Moore, Perazzo and Braun (1995), Lecannuet và cộng
sự (2000) cho thấy rằng khả năng nghe có trước khi sinh. Thai nhi nghe được tiếng của
mẹ thông qua đường xương. Và sau khi sinh ra, trẻ có khả năng nhận biết giọng của
mẹ, các âm trong tiếng mẹ đẻ rất sớm (Leventhal và Lipsett, 1964; DeCasper, 1980,
1986; Mehler et al, 1988; Downs and Yoshinaga-Itano, 1999) [12]. Thính giác của trẻ
trở nên tinh nhạy hơn theo thời gian. Cho đến năm 2 tuổi thì khả năng tri giác âm
thanh của trẻ đã tương đương người lớn (Asline và cộng sự, 1983; Trehub và cộng sự,
1980; Schneider và cộng sự; 1980; Trehub và cộng sự, 1991) [18]. Những nghiên cứu
này đã làm rõ quá trình phát triển tri giác nghe, tạo cơ sở để các nhà tâm lý học, giáo
dục học kích thích sự phát triển của thính giác ngay từ những năm đầu đời.
Những nghiên cứu trong lĩnh vực tri giác nghe của trẻ khiếm thính cũng đã được
tiến hành gần như song song với các nghiên cứu về tri giác nghe nói chung trên tồn
thế giới. Đã có nghiên cứu về khả năng tri giác lời nói của người khiếm thính từ năm
1921. Harvey Fletcher đã đưa ra lý thuyết Articulation Index, một lý thuyết được xem
là “kinh điển” trong nghiên cứu về tri giác nghe của người khiếm thính. L.S Vygosky
trình bày quy luật bù đắp trong phát triển tri giác nghe của trẻ khiếm thính, định hướng
cho cơng tác giáo dục những trẻ này. Liberman và cộng sự (1967); Bregman và
Campell (1971); Marslen-Wilson và Tyler (1980); Fowler (1984); Liberman và
Mattingly (1985); McClelland và Elman(1986), Marslen-Wilson(1987); Allen và Li
(2009); Singh và Allen (2011) đã nghiên cứu các kiểu tri giác âm thanh của cả người
nghe bình thường và người khiếm thính, so sánh sự khác biệt trong tri giác âm thanh
của hai nhóm người này [32]. Nghiên cứu của Liberman, Cooper, Shankweiler &
Studdert-Kennedy, 1967 cho thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa tri giác lời nói và
sự phát triển kỹ năng nói [11]. Đối với trẻ khiếm thính, sự hạn chế trong hệ thống
thính giác của trẻ ngăn cản việc tiếp nhận sự khác nhau của các âm thanh, dẫn đến kết
quả là khả năng nói bị chậm trễ hoặc biến dạng (Ruffin-Simon, 1983) [27]. Cũng đã có
nhiều nghiên cứu tìm lỗi trong lời nói của trẻ khiếm thính để so sánh với trẻ nghe bình

thường, phần chính yếu của những nghiên cứu này là tiếp cận với những lỗi tri giác âm


6

vị của trẻ khiếm thính (Hudgins & Numbers, 1942; Smith, 1982; Dunn & Newton,
1986; Culbertson & Kricos, 2002) [32].
Gần đây, năm 2007 và 2008, Phatak và Allen đã nghiên cứu khả năng tri giác phụ
âm trong lời nói của người khiếm thính và cho rằng mọi âm thanh lời nói đều có thể
được người khiếm thính nghe thấy ở các mức độ khác nhau, dù cho có một số âm khó
khăn hơn những âm khác [30]. Woo Jae Han (2011), trong luận văn tiến sĩ của mình
đã nghiên cứu đặc điểm tri giác phụ âm ở người nghe khiếm thính [32].
Việc nghiên cứu sâu hơn nữa về tri giác nghe và những đặc điểm tri giác nghe của
người khiếm thính vẫn đang được tiến hành để ngày càng cung cấp một bức tranh rõ
ràng hơn về quá trình này, làm cơ sở để trị liệu cho các đối tượng có rối loạn chức
năng thính giác hiệu quả hơn.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trẻ khiếm thính chủ yếu tập trung vào vấn đề rối
loạn ngôn ngữ của trẻ.
Năm 2002, trong một nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nhóm tác
giả Nguyễn Đức Hồng Hạ và Cao Xuân Trường đã thiết kế một phần mềm luyện phát
âm cho trẻ khiếm thính nhẹ trong lứa tuổi mầm non [9]. Năm 2005, các tác giả Lã Thị
Bắc Lý và Bùi Thị Lâm có đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ
khiếm thính ở lớp mẫu giáo hịa nhập. Năm 2005, Cao Thị Xuân Mỹ và cộng sự đã
thực hiện một nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống từ điển ngơn ngữ ký hiệu cho
người khiếm thính. Năm 2006, Trần Thị Thiệp thực hiện đề tài « Biên soạn tài liệu
hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính ». Gần hơn, trong luận văn « Tổ chức trị chơi
nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3-4 tuổi ở trường mầm non »
của tác giả Bùi Thị Lâm, năm 2011, đề cập đến việc lựa chọn và xác định điều kiện để
tổ chức trị chơi phát triển ngơn ngữ cho trẻ khiếm thính.

Năm 2008, trong tài liệu « Phục hồi chức năng trẻ dựa vào cộng đồng – Phục hồi
chức năng trẻ giảm thính lực », các tác giả Nguyễn Thị Xuyên, Trần Trọng Hải, Trần
Quý Tường chỉ đề cập đến các vấn đề phát triển giao tiếp bằng các hình thức khác
nhau (chủ yếu là ngơn ngữ ký hiệu và cử chỉ điệu bộ) chứ chưa đề cập đến vấn đề phục
hồi chức năng thính giác cho trẻ khiếm thính.


7

Vấn đề phát triển tri giác nghe cho trẻ khiếm thính chỉ mới được trực tiếp đề cập
đến trong một số nghiên cứu gần đây. Các đề tài nghiên cứu « Xây dựng tiêu chí lựa
chọn đồ chơi phát triển tri giác nghe cho trẻ khiếm thính mầm non », Trịnh Thị Kim
Ngọc và cộng sự (2010), “Ứng dụng trò chơi phát triển tri giác nghe của Galovchits
vào dạy học cho trẻ khiếm thính tại một số trường chuyên biệt” (Trần Thị Thúy Vinh,
2014), “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tri giác nghe cho trẻ khiếm thính”
(Nguyễn Thị Chung, 2014) đã tìm hiểu sâu hơn về khái niệm tri giác nghe ở trẻ khiếm
thính, khái niệm trị chơi phát triển tri giác nghe, bài tập phát triển tri giác nghe và đồ
chơi phát triển tri giác nghe. Đây là những bước đi ban đầu trong việc nghiên cứu lĩnh
vực này tại Việt Nam.
Nhìn về tổng thể, tuy đã có những nghiên cứu về trẻ khiếm thính, về ngơn ngữ của
trẻ khiếm thính và gần hơn nữa là bài tập, trò chơi và đồ chơi phát triển tri giác nghe
cho trẻ khiếm thính nhưng chưa từng có một cơng trình mơ tả đặc điểm tri giác nghe
của trẻ khiếm thính ở Việt Nam.
1.2. Tri giác nghe
1.2.1. Khái niệm tri giác nghe
1.2.1.1. Khái niệm tri giác
Đã có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu và xây dựng khái niệm tri giác.
“Tri giác là quá trình tâm lý nhằm hình thành hình ảnh cảm tính (sensory
images). Đơi khi thuật ngữ tri giác cũng chỉ hệ thống hành động nhằm tìm hiểu đối
tượng, cái đang tác động vào các giác quan”. Hay “Tri giác là sự phản ánh sự vật, hiện

tượng hoặc q trình trong thể thống nhất của các thuộc tính, trong tính tồn vẹn
khách quan của nó. Đây là điểm khác biệt của tri giác với cảm giác - cũng là một q
trình phản ánh cảm tính và trực tiếp, nhưng chỉ phản ánh được những thuộc tính riêng
lẻ của sự vật và hiện tượng” [47].
Theo Từ điển tâm lý học “Tri giác là quá trình hình thành hình ảnh chủ
quan trọn vẹn về một đối tượng khi nó tác động trực tiếp lên các cơ quan thụ cảm và
nhờ hoạt động tích cực của chủ thể”[49].
Bogdanov T.G [34] cho rằng tri giác được làm rõ bản chất khi phân biệt với q
trình cảm giác. Trong đó, cảm giác được định nghĩa là sự phản ánh các phần của đối


8

tượng trong thế giới khách quan khi chúng tác động vào các cơ quan thụ cảm. Còn tri
giác là sự phản ánh đối tượng, tình huống và sự kiện xảy ra khi có sự tác động trực tiếp
của các kích thích vật lý lên bề mặt của các cơ quan thụ cảm để hiểu về sự kết hợp các
yếu tố riêng lẻ của chúng, sự trọn vẹn của chúng.
Từ những khái niệm trên có thể xác định bản chất của tri giác như sau: tri giác
là sự hình thành các hình ảnh cảm tính, tức phải có sự tác động của sự vật, hiện tượng
lên cơ quan thụ cảm mới gây ra quá trình tri giác. Hình ảnh tri giác mang tính ổn định
và trọn vẹn. Do đó, khi tổ chức cho trẻ tri giác cần phải chú ý đến sự hình thành biểu
tượng trọn vẹn về đối tượng được tri giác ở trẻ. Nó khơng chỉ là các thơng tin đơn lẻ,
rời rạc mà phải là sự kết nối các thơng tin ấy thành một hình ảnh có nghĩa. Vậy biểu
tượng trọn vẹn, có ý nghĩa là điều trẻ cần có được sau một q trình tri giác [2].
Việc tổng thuật lại khái niệm tri giác trên đây định hướng cho vấn đề nghiên
cứu hai ý sau:
Thứ nhất, tri giác là một quá trình hình thành hình ảnh cảm tính về sự vật, đó
là hình ảnh có ý nghĩa, trọn vẹn về đối tượng tri giác. Việc tìm hiểu hình ảnh cảm tính
này ở trẻ khi tri giác sẽ cho biết được mức độ sâu sắc của tri giác.
Thứ hai, tri giác là một chuỗi các hành động tri giác. Các hành động này cũng

là một đặc điểm của tri giác. Hành động có chính xác, có hệ thống hay khơng, có giúp
hướng đến đích là hiểu được đối tượng tri giác hay không sẽ cần được xem xét khi
đánh giá tri giác của một chủ thể.
1.2.1.2. Khái niệm tri giác nghe
Những khái niệm về tri giác nghe đã được phát biểu về cơ bản cũng thể hiện
những bản chất của tri giác.
Theo từ điển thông thường tri giác nghe là sự tiếp nhận âm thanh như một
hiện tượng có nghĩa [50].
Theo từ điển Y khoa, tri giác nghe là khả năng xác định, diễn giải và gắn
nghĩa cho âm thanh [51].
Từ điển tâm lý học định nghĩa tri giác nghe là “năng lực diễn giải và sắp xếp
thông tin cảm tính nhận được thơng qua hệ thống thính giác”. Tri giác nghe đề cập
đến việc tổ chức những tư liệu được tiếp nhận bằng thính giác [55].


9

Với Carol Flexer [17] “Nghe là quá trình chuyển âm thanh vào não còn lắng
nghe là sự tập trung vào các sự kiện âm thanh có định hướng. “Nghe” cần phải có
trước khi “Lắng nghe” được dạy”. Như vậy, “nghe là chức năng sinh lý của bộ máy
thính giác cịn lắng nghe là quá trình tâm lý, cần được tập luyện.” Theo cách diễn giải
của tác giả này, sự tiếp nhận âm thanh của thính giác sẽ có hai q trình cảm tính:
nghe – tương đương với cảm giác nghe, và lắng nghe – tức tri giác nghe.
Theo A. Boothroyd, tri giác nghe được định nghĩa “là một quá trình giải nghĩa
các thơng tin cảm tính (sensory evidence) bắt nguồn từ âm thanh (các đối tượng và
sự kiện tạo nên âm thanh). Như các dạng tri giác khác, nó bao gồm việc sử dụng
không chỉ những dấu hiệu âm thanh mà còn cả những dấu hiệu về ngữ cảnh, kiến thức
đã có, trí nhớ, chú ý và kỹ năng xử lý thông tin” [13].
A. Boothroyd cho rằng điều quan trọng cần nhận ra là tri giác nghe không là sự
tri giác bản thân âm thanh mà nó là q trình tri giác đối tượng và sự kiện tạo ra âm

thanh. Thực ra là nó đề cập đến việc tri giác sự kiện hơn là đối tượng. Chúng ta không
nghe con chó mà nghe tiếng chó sủa. Chúng ta khơng nghe cửa sổ mà nghe tiếng cửa
sổ đóng. Các âm thanh gắn liền với sự kiện, tri giác được âm thanh tức là tri giác được
sự kiện đang diễn ra.

Biểu tượng

Nguồn âm

Q trình xử lý

TAI

Thơng tin cảm tính

Các yếu tố
âm thanh
Dấu hiệu ngữ

Kiến thức

cảnh
Hình 1. Sơ đồ minh họa quá trình tri giác âm thanh. Đối tượng và sự kiện tạo nên các yếu tố âm thanh tác động
đến hệ thống thính giác ngoại biên sản sinh ra các thơng tin từ giác quan/thơng tin cảm tính. Ngữ cảnh cung cấp
các dấu hiệu ngữ cảnh. Giá trị của hai nguồn dấu hiệu này phụ thuộc vào kiến thức của người tri giác và được
đánh giá thông qua việc đưa ra những diễn giải có thể có. Những diễn giải đó, các biểu tượng, là đại diện bên


10


trong của các nguồn âm và tính chất âm thanh. (Nguồn Arthur Boothroyd - Auditory development of hearing

child., Graduate school, City University of New York. Scand Audiology 1997; 26 (Suppl 46): 9-16)
1. Ở trung tâm của tri giác nghe là nguồn gốc của các dấu hiệu cảm tính từ các âm thanh truyền
đến tai (khơng có dấu hiệu cảm tính thì khơng có tri giác nghe – chỉ là ảo thanh).
2. Đầu ra của tri giác nghe bao gồm các kết quả của tri giác – các biểu tượng. Chúng là hình
ảnh đại diện bên trong của các đối tượng và sự kiện mà chúng ta cho là chúng tạo ra các âm
thanh. Lưu ý đến quan điểm về ra quyết định. Khi một biểu tượng được đưa ra/gọi tên có
nghĩa là chúng ta đã chọn lựa và quyết định trong số những nghĩa có thể có của thơng tin từ
giác quan.
3. Chúng ta không thể nhận ra đối tượng và sự kiện trừ khi chúng ta đã biết một vài điều về
chúng. Xuất phát từ những kiến thức đã có về thế giới, những biểu tượng có thể có sẽ hình
thành.
4. Những đối tượng, những sự kiện và cả những âm thanh mà chúng tạo ra truyền đến tai, đều
tồn tại trong ngữ cảnh. Bối cảnh này cũng chứa các dấu hiệu mà người tri giác có thể sử
dụng khi ra những quyết định về nguồn âm.
5. Những dấu hiệu thuộc về bối cảnh, cũng giống như các thông tin từ giác quan, chỉ hữu dụng
trong mối quan hệ với kiến thức đã có từ trước và cần phải được đánh giá dưới ánh sáng của
kiến thức đó.
6. Để đạt được biểu tượng trong thời gian ngắn nhất, với sự nỗ lực tối thiểu và có ít sai sót nhất,
cùng với sự sử dụng tối đa những dấu hiệu và kiến thức thì địi hỏi phải làm chủ được và kết
hợp được nhiều kỹ năng xử lý thông tin.

Tác giả này cũng làm rõ bản chất của tri giác nghe khi phân biệt nó với cảm
giác nghe và làm rõ một số khái niệm liên quan. Những kích thích vật lý có nguồn là
âm thanh hoặc trở thành nguồn âm được gọi là kích thích âm thanh (auditory
stimulus). Phản ứng của con người với sự hiện diện của kích thích thính giác và những
đặc tính vật lý cơ bản của nó như biên độ, tần số và thời gian được gọi là cảm giác
nghe (auditory sensation). Ba cảm giác nghe cơ bản là độ lớn, độ cao và độ dài, tuy
nhiên cịn có một số yếu tố khác. Cảm giác nghe tạo nên sự khác biệt căn bản giữa các

âm thanh và có thể giúp phân loại âm thanh (chẳng hạn như đặt tên cho âm thanh là
thoải mái hay khó chịu). Tuy nhiên, cảm giác nghe khơng bao gồm sự nhận ra âm
thanh, điều đòi hỏi một cấp độ cao hơn trong q trình nhận thức kích thích thính giác.
Cấp độ tạo nên sự diễn giải mang tính khái niệm về các kích thích thính giác được
gọi là tri giác nghe (auditory perception). Tri giác nghe bao gồm một tổ hợp các kinh
nghiệm đã có, phụ thuộc vào sự thích nghi với mơi trường và sự thiết thực được mong
đợi khi quan sát. Tri giác nghe có thể bao gồm các quá trình phân loại âm thanh như


11

âm thanh lời nói hay âm thanh ngồi lời nói, nhận biết âm thanh hoặc xác định/nhận
diện âm thanh. Các quá trình nhận thức phức tạp hơn tham gia vào đây là thao tác suy
luận, thao tác lựa chọn, thao tác tổng hợp… trong trí não, và xây dựng khái niệm từ
những kích thích âm thanh [13].
Tri giác nghe là các quá trình xử lý để tiếp nhận các yếu tố âm thanh và sự
sắp xếp các yếu tố đó [24].
Chi tiết hơn, theo Bách khoa toàn thư về tâm lý của hai tác giả R.Corsini và A.
Auerbach, tri giác nghe được định nghĩa là năng lực phân biệt các âm thanh khác
nhau trong môi trường xung quanh qua các đặc tính như độ lớn, độ cao, nhịp điệu. Tri
giác nghe không đơn giản chỉ là khả năng nghe mà là lắng nghe, tập trung chú ý vào
âm thanh và tách ra được những đặc điểm đặc trưng của âm thanh. Khả năng tập
trung vào âm thanh - sự chú ý của thính giác - là một tính năng rất quan trọng của con
người, nếu khơng có khả năng này thì chúng ta khơng thể nghe và hiểu được lời nói.
Tri giác nghe bắt đầu từ sự chú ý đến âm thanh bằng thính giác đến việc hiểu ý nghĩa
của lời nói thơng qua việc nhận dạng và phân tích âm thanh tiếng nói [34].
Tri giác nghe cịn được định nghĩa là năng lực tri giác âm thanh và định hướng
đến âm thanh trong môi trường xung quanh nhờ vào cơ quan phân tích thính giác. Sự
phản ánh các quá trình trong thế giới xung quanh bằng hệ thống thính giác xảy ra ở
dạng hình ảnh âm thanh [43].

Từ những khái niệm đã có ở trên, có thể định nghĩa tri giác nghe như sau: Tri
giác nghe là quá trình xử lý các thơng tin cảm tính tiếp nhận được thơng qua hệ
thống thính giác. Q trình này bao gồm các hành động: phát hiện ra âm thanh
cần nghe, phân biệt các thuộc tính của âm thanh và gắn nghĩa cho những âm
thanh ấy. Kết quả của một quá trình tri giác là biểu tượng về sự vật hiện tượng gắn
liền với âm thanh hoặc biểu tượng về bản thân âm thanh.
Tri giác nghe cần phải có sự tham gia của hệ thống thính giác ngoại biên (tai)
và hệ thống thính giác trung ương ở não. Nó khơng chỉ đơn thuần là q trình vận
hành của hệ thống thính giác mà nó là cả một q trình có sự tham gia của nhiều q
trình tâm lý: ln có sự tham gia của cảm giác khi sử dụng những thông tin cảm tính


12

về âm thanh và các quá trình tâm lý cấp cao khác như chú ý, trí nhớ và sử dụng những
kinh nghiệm đã có để tri giác hiệu quả nhất.
Sự tham gia của các quá trình tâm lý khác vào tri giác nghe làm nó có một bản
chất đặc biệt. Tri giác nghe trước hết sẽ phụ thuộc vào kết quả của quá trình cảm giác
nghe tức phụ thuộc vào ngưỡng nghe của mỗi cá nhân. Điều này làm cho tri giác nghe
của người khiếm thính có đặc điểm khác của người nghe bình thường. Khi tìm hiểu
đặc điểm tri giác nghe cần chú ý đến ngưỡng nghe, gồm có ngưỡng tuyệt đối và
ngưỡng phân biệt của từng cá nhân.
Mặt khác, tri giác nghe lại cũng có sự tham gia của các quá trình tâm lý cấp cao
khác (chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngơn ngữ) và kinh nghiệm. Vì vậy, khi
nghiên cứu về tri giác nghe cần chú ý đến mức độ phát triển của các chức năng tâm lý
đồng thời và tính tốn đến việc mở rộng vốn kinh nghiệm nói chung và kinh nghiệm
về âm thanh nói riêng để đánh giá hết tiềm năng tri giác nghe của cá nhân.
Đối tượng của tri giác nghe – âm thanh đơn giản và phức tạp - có những tính
chất đặc trưng của nó. Đó là một đối tượng “vơ hình”, lưu giữ trong thời gian ngắn.
Những đặc tính của âm thanh vì thế cần được tìm hiểu trong quá trình làm rõ bản chất

của tri giác nghe và các điều kiện nghe để quá trình tri giác nghe được diễn ra thuận
lợi.
1.2.1.3 Các hành động tri giác nghe
Những hành động tri giác nghe được các nhà nghiên cứu trình bày khá nhiều
nhưng lại tương đối thống nhất. Ở đây xin giới thiệu hai quan điểm đại diện về các
hành động tri giác nghe.
Theo những phản ứng được yêu cầu với kích thích âm thanh, Carhart (1960),
Erber (1982) và Ling (1991) đã chia các hành động tri giác nghe thành 5 cấp độ, bao
gồm (1) phát hiện âm thanh, (2) phân biệt âm thanh, (3) nhận diện âm thanh từ một
bộ âm thanh đóng (closed-set), (4) nhận diện âm thanh trong một ngữ cảnh rộng
hơn (bộ âm thanh mở/opened-set), và (5) hiểu nghĩa của âm thanh. Cách phân loại
này đã được sử dụng để xây dựng các trắc nghiệm, các bài tập đánh giá năng lực tri
giác nghe, các chương trình luyện nghe với mặc định rằng người nghe sẽ phát triển các


13

hành động tri giác nghe trong một quá trình tri giác một cách có hệ thống từ cấp độ
thấp đến cấp độ cao [22].
Tuy nhiên, hầu hết các cách tiếp cận truyền thống về tri giác nghe đều sử dụng
sơ đồ phát triển kỹ năng nghe gồm có các hành động tri giác nghe sau đây:

Hiểu
Nhận biết
Phân biệt

Khó hơn

Phát hiện


Dễ hơn

Hình 1.1 Sơ đồ các hành động tri giác nghe
(Nguồn Estabrooks, W. & Marlow, J. (2000) The Baby is Listening. Washington DC: Alexander Graham Bell
Association, p. 22 -25. Modified from Erber (1982) and Estabrooks (1994, 1998, 2000))

Các kỹ năng được hình thành theo trình tự: quá trình xử lý nền tảng, căn bản
được thực hiện trước khi chuyển sang sự phát triển các năng lực cao cấp. Ví dụ, việc
đảm bảo rằng trẻ có thể phân biệt được âm thanh lời nói và âm thanh khơng phải là lời
nói là bước căn bản hơn so với việc xác định ra một âm thanh khơng phải là lời nói là
tiếng gì. Mô tả của Erber (1982), Ling (1989), và Estabrooks (1998) ở Hình 1 cung cấp
lược đồ các kỹ năng tri giác âm thanh, từ căn bản đến nâng cao [Hierarchy of
Listening Skills: A Continuum Adapted from: Estabrooks, W. & Marlow, J.
(2000) The Baby is Listening. Washington DC: Alexander Graham Bell Association, p.
22 -25. Modified from Erber (1982) and Estabrooks (1994, 1998, 2000)]. Theo đó thì
các mức độ hành động tri giác nghe được diễn giải như sau:
o Phát hiện – có âm thanh xảy ra hay khơng. (Khi có một âm thanh phát ra trẻ có
phản ứng với nó nhưng chưa biết được đó là tiếng gì).
o Phân biệt – những âm thanh giống hay khác nhau (Khi hai âm thanh hoặc hơn
phát ra trẻ có thể biết được chúng có giống nhau hay khơng, khơng cần phải
biết đó là âm thanh gì).


14

o Nhận biết – nhận ra các âm thanh, gọi tên âm thanh (trẻ nghe âm thanh và biết
được đó là tiếng gì).
o Hiểu – hiểu thơng điệp do âm thanh mang lại, hiểu về đối tượng tạo ra âm
thanh. Trẻ nghe âm thanh, biết đó là tiếng gì và có hành động phù hợp với âm
thanh được nghe: nghe tiếng cịi xe thì biết tránh đường, nghe tiếng giáo viên

gọi thì biết trả lời.
Tuy nhiên, trong quá trình hình thành tri giác nghe, việc tách bạch giữa hành
động phân biệt và nhận biết khá khó khăn vì chúng thường quyện vào nhau.
Tuy có một chút khác nhau khi phân chia các hành động tri giác nghe nhưng
nhìn chung các hành động tri giác nghe ln được trình bày dưới dạng từ các kỹ năng
sơ đẳng đến kỹ năng cao cấp. Nếu như bước đầu tiên chỉ là cảm giác về âm thanh thì
đến bước thứ tư người nghe đã có biểu tượng về âm thanh. Có thể sử dụng hình ảnh
trong trí não về âm thanh để tiến hành các quá trình nhận thức khác.
1.2.2. Âm thanh và đặc điểm tri giác các thuộc tính của âm thanh ở người nghe
bình thường
Đối tượng của tri giác nghe là “khách thể âm thanh” (objects) theo quan điểm
của Moore (1989) và Yost & Sheft (1993). Nó cũng là “sự kiện âm thanh” (events)
theo quan điểm của Julesz & Hirsh (1972) và Handel (1989), là “hình ảnh âm
thanh/thính giác” (images) theo Bregman (1990) và Yost (1992). Và theo Hartman
(1988) lại là “thực tiễn âm thanh” (entities) [16].
Các chiều tri giác nghe được mơ tả sau đây sẽ trình bày một số tính chất âm
thanh đáng chú ý và có thể xác định được của một đối tượng nghe.
Một đối tượng âm thanh được xác định bởi độ cao, độ lớn và âm sắc. Năng lực
xác định một đối tượng nghe trong một tập hợp các đối tượng tùy thuộc vào việc đối
tượng đó có đa chiều hoặc có thang đo đa dạng hay không. Sự tham gia của cảm giác
nghe như độ cao (pitch) hay độ lớn (loundness) là những cảm giác đơn chiều và như
vậy có thể xếp hạng chúng trên một thang đo từ trầm đến bổng trong cảm giác về độ
cao, hoặc từ yên tĩnh đến ồn ào của cảm giác độ lớn. (Berger, 1964; Grey, 1977;
McAdams và cộng sự, 1995; Plomp, 1970) [15].


15

Theo Andrew Lotto và Lori Holt [9], có 3 đặc điểm để xác định âm thanh có
sóng hình sin. Tần số (frequency) liên quan đến tốc độ rung động của đối tượng (và do

vậy, tốc độ của sóng ảnh hưởng đến áp suất khơng khí). Sự thay đổi về tần số của sóng
hình sin được tri giác như sự thay đổi của độ cao (pitch). Như vậy, cao độ là sự biểu
hiện mang tính tri giác của tốc độ rung động của sự kiện âm thanh. Sự đa dạng trong
độ rộng của dao động áp suất khơng khí được mơ tả bằng độ rộng/ biên độ
(amplitude), hay độ mạnh (intensity) nếu đo năng lượng. Yếu tố liên quan đến tri giác
độ mạnh/độ rộng là độ lớn (loudness). Vấn đề âm học cuối cùng có tham gia vào sự
xác định âm có sóng hình sin là pha (phase) khởi đầu của nó. Sự khác nhau về pha
giữa các âm thanh khi chạm đến tai sẽ tạo nên sự khác nhau trong tri giác vị trí của
nguồn âm thanh. Thính giác tiếp nhận âm thanh như được định vị ở một số hướng từ
một khoảng cách. Có nghĩa là âm thanh thường xuất hiện cùng với/bên cạnh nguồn âm
và vì vậy cung cấp thơng tin hữu ích về vị trí của nguồn âm.
D. Ling đã viết: “Âm thanh có ba chiều, do đó sẽ hợp lý khi suy nghĩ rằng đo
thính lực cho một người nên đánh giá khả năng của họ trong việc nhận ra sự khác biệt
về độ lớn, độ cao và độ dài của âm thanh.”[26].

Phương diện vật lý

Phương diện tâm

của âm thanh

lý của âm thanh

Biên độ

To

Độ lớn
Thấp


Tần số

Cao

Độ cao
Đơn giản

Sự phức tạp

Nhỏ

Phức tạp

Âm sắc

Hình 1.2. Các chiều vật lý và tâm lý của sóng âm
(nguồn Allyn & Bacon (2001))


16

Tóm lại, khi một đối tượng âm thanh được tri giác, trong trí não chúng ta xuất
hiện hình ảnh về đối tượng ấy. Có nhiều thơng tin cơ bản sẽ tạo nên những tính chất
khác nhau của âm thanh là độ cao, độ lớn, độ dài, âm sắc. Cũng có quan điểm lại cho
rằng âm sắc là do các thuộc tính cịn lại kết hợp tạo nên (Berger, 1964; Grey, 1977;
McAdams và cộng sự, 1995; Plomp, 1970) [14]. Những thông tin này sẽ được con
người sử dụng để giải mã ý nghĩa khác nhau của từng âm thanh và gọi tên chúng. Ví
dụ như khi nghe cùng tiếng xe nhưng với độ lớn khác nhau người nghe có thể biết
được xe đó đang đến gần hay đi xa mình; thời gian diễn ra của các âm trong chuỗi âm
cho biết chuỗi âm có nhịp điệu nhanh hay chậm và như vậy, ví dụ, có thể biết được

mức độ khẩn trương của sự việc liên quan.
Nghiên cứu tri giác nghe của trẻ khiếm thính tức là nghiên cứu đặc điểm của
năng lực nhận biết những thuộc tính ấy của âm thanh để gọi tên đối tượng ở trẻ khiếm
thính. Với những quan điểm được đề cập đến ở trên thì hai tính chất của âm thanh ln
được nói đến là độ lớn và độ cao.
1.2.2.1. Đặc điểm tri giác độ cao của âm thanh
Khi âm thanh được người nghe xác định là cao hay thấp, âm thanh này có độ
cao nhất định. Về nguyên tắc, khi âm thanh được miêu tả theo một tần số nhất định, ta
biết rằng âm thanh đó đã được đo bằng trang thiết bị và kết quả đo được xác định bằng
đơn vị Hertz (Hz). Tần số được phân biệt khác nhau bởi nhiều người khác nhau, một
âm thanh cũng có vẻ như cao hơn hay thấp hơn khi cho một số người khác nhau tri
giác. Chính vì vậy, chuẩn cảm giác của độ cao trong âm thanh sẽ có hai dạng: Thứ
nhất: chuẩn chung là các nốt trong khuông nhạc gồm 7 nốt đồ, rê, mi, fa, sol, la si. Thứ
hai: chuẩn tạm quy ước. Lấy một âm thanh làm chuẩn và đối chiếu độ cao của các âm
thanh khác với nó. Đây là chuẩn mà trẻ em thường hay sử dụng. Ví dụ, tiếng chuông
cao hơn tiếng trống.
Tần số của âm thanh tri giác được càng cao thì độ cao càng lớn. Tai người có
thể nghe âm thanh trong dải tần số từ 20 Hz – 20000 Hz. Tuy nhiên, ở những trường
hợp tổn thương tế bào lơng trong ốc tai thì sự tiếp nhận tần số của âm thanh rất đa
dạng.


17

Tai người nhạy cảm hơn với sự khác nhau trong tần số nền đối với âm thanh
trầm so với âm thanh cao. Điều này có nghĩa là: phân biệt giữa âm thanh có tần số 300
Hz và 350 Hz khác với phân biệt giữa âm có tần số 3000 Hz và 3050 Hz [24].
Khi hai âm thanh được phát ra đồng thời, nếu một âm được điều chỉnh về tần số
hoặc độ lớn thì nó sẽ được tri giác tách khỏi âm còn lại. Theo Rasch (1978), việc tạo ra
sự thay đổi về tần số hoặc độ lớn thúc đẩy sự nhận biết âm thanh, làm cho âm thanh đó

được tri giác khác đi so với âm thanh gây nhiễu [16].
Những kết luận nghiên cứu trên định hướng chú ý đến sự khác biệt về tần số
giữa các âm thanh khi xây dựng các bài tập đánh giá năng lực tri giác phân biệt âm
thanh.
1.2.2.2. Đặc điểm tri giác độ lớn của âm thanh
Tri giác độ lớn của âm thanh là nhận biết và phân biệt được độ lớn/biên độ của
các âm thanh khác nhau khi chúng tác động vào tai. Thơng thường, tai người có thể
tiếp nhận sóng âm có độ lớn từ 0 đến 140 dB. Lớn hơn 140 dB có thể gây đau tai. Tuy
nhiên trong thực tế ít có âm thanh nào có độ lớn trên 110, đặc biệt là lời nói.
Sự chín muồi của cơ quan thính giác trong cấu trúc và chức năng cảm nhận độ
lớn/biên độ của âm thanh đã được chứng minh là xuất hiện trong độ tuổi mầm non (< 6
tuổi). Tuy nhiên đặc điểm độ lớn của âm thanh được tri giác dưới sự tác động hỗn hợp
với nhiều yếu tố. Thông thường là sự kết hợp của yếu tố độ lớn và độ cao.
Nếu cho trẻ tri giác âm thanh thì điều kiện thuận lợi là phải có sự khác nhau về
độ lớn âm thanh và thời gian xuất hiện của chúng. Nhiệm vụ tri giác dễ dàng hơn là
khi các âm thanh có độ lớn tách biệt rõ rệt và khó khăn hơn khi chúng có độ lớn tương
đương nhau. Như vậy, cần phải chú ý khi cho trẻ nghe trong điều kiện môi trường
ồn ào. Để trẻ có thể tách âm thanh cần nghe (hình) ra khỏi những âm thanh gây
nhiễu (nền) thì cần có sự tách biệt về độ lớn giữa chúng. Theo Patrick J. Wolfe thì
sự tách biệt tối thiểu về độ lớn giữa tiếng ồn và tín hiệu là 6 đề-xi-ben. Tuy nhiên, độ
lớn của âm thanh có sự liên quan chặt chẽ với khoảng cách từ âm thanh đó đến người
nghe. Có nghĩa là cùng một độ lớn nhưng âm thanh nào đặt xa hơn sẽ được tri giác là
nhỏ hơn [28].


18

Một âm thanh có thể được tri giác là lớn hơn âm thanh khác mặc dù chúng có
cùng độ mạnh (intensity). Điều này nếu do sự ảnh hưởng của tần số được gọi là hiện
tượng độ lớn giống nhau. [Enricque A. Lopez-Poveda (2009), Lounness Perception,

Neuroscience Institute of Castilla y León, University of Salamanca].
1.2.2.3. Đặc điểm tri giác yếu tố thời gian của âm thanh
Tri giác yếu tố thời gian của âm thanh là khả năng nhận biết được sự tách biệt
giữa các âm thanh ngắn, nhận biết khoảng dừng/trống giữa các âm thanh, trật tự của
các âm thanh trong chuỗi.
Theo Handel, thời gian là một yếu tố được tri giác khi tri giác âm thanh. Nó
gồm có việc tri giác yếu tố thời gian diễn ra âm thanh (duration), nhịp điệu (ryhm).
Trong đó, nhịp điệu là yếu tố phức tạp hơn yếu tố thời gian diễn ra âm thanh.
Thời lượng khác nhau của các âm thanh giúp ta nhận dạng các âm thanh. Ví dụ,
ngun âm có khuynh hướng lâu hơn phụ âm. Đôi khi việc nhận dạng/xác định một
âm thanh nhất định địi hỏi phải có khoảng ngừng (gap) trong chuỗi lời nói; ví dụ,
ngay trước khi ta phát ra âm bật (plosive sounds) như /p/, /t/, hay /k/ khi nói một từ
[11].
Nếu có hai âm thanh của cùng một nguồn âm bắt đầu ở những thời điểm khác
nhau, chúng dường như được tri giác là phát ra từ hai nguồn âm khác nhau. Hiệu ứng
này được làm rõ trong một thực nghiệm của Rasch (1978). Hiện tượng khi tín hiệu
được đưa ra 30ms trước âm làm nhiễu thì ngưỡng phát hiện âm này thấp hơn nhiều so
với khi hai âm thanh được đưa ra đồng thời đã gợi ý rằng việc xuất hiện không đồng
thời thúc đẩy sự tách nhóm trong tri giác [14]. Như vậy, sự tính toán đến thời gian
xuất hiện của các âm thanh trong tri giác cũng là yếu tố cần phải quan tâm trong
các bài tập.
Tác động của yếu tố thời gian đối với độ lớn và sự phụ thuộc của nó vào những
yếu tố như tần số rất đa dạng. Độ rộng/độ mạnh cụ thể tăng cùng với trường độ (thời
gian mà âm thanh diễn ra) đối với trường độ trên 100-200ms; đối với những trường độ
dưới 80ms thì sự ổn định năng lượng dẫn đến sự ổn định trong độ lớn [15]. Những âm
thanh trong thực tế thường có trường độ trên 100-200ms, vì vậy, việc tăng trường độ


19


cũng có nghĩa là tăng độ lớn. Điều này cần được chú ý trong việc phân tích kết quả tri
giác độ dài của âm thanh.
Sự tham gia của thời gian là kết quả của sự kết hợp các hoạt động thần kinh hơn
là do năng lượng của kích thích. Những kích thích dài hơn cung cấp nhiều cơ hội
phát hiện âm thanh thông qua các mẫu lặp đi lặp lại [15].
Những tri thức về đặc điểm tri giác nghe sẽ giúp cho người nghiên cứu xác định
được nhiệm vụ phát triển tri giác nghe đó là tri giác đối tượng âm thanh với các thuộc
tính của nó (tri giác cao độ, độ lớn, âm sắc, thời gian, vị trí) cùng với những điều kiện
để tổ chức quá trình tri giác từng thuộc tính ấy. Cụ thể là:
+ Tri giác thuộc tính cao độ và độ lớn của âm thanh cần chú ý đến ngưỡng mà
tai nghe được, đặc thù trong tri giác âm thanh của từng cá nhân thể hiện ở quãng tần
số và biên độ mà cá nhân ấy có thể tiếp nhận. Sự khác biệt về tần số và độ lớn giữa tín
hiệu và âm thanh nền giúp cho việc tri giác thuận lợi hơn.
+ Yếu tố thời gian cịn có đóng góp vào trong q trình tri giác các thuộc tính
khác. Nếu thời gian diễn ra âm thanh dài hơn thì việc tri giác sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt
là đối với nhiệm vụ phát hiện âm thanh.
1.2.3. Các yếu tố tham gia vào tri giác nghe
1.2.3.1. Vai trị của trí nhớ
Cowan mơ tả hai pha trong trí nhớ giác quan, mặc dù có khẳng định rằng mơ
hình này có thể áp dụng cho tất cả các giác quan nhưng bộ nhớ giác quan được nghiên
cứu kỹ lưỡng nhất ở thính giác. Pha thứ nhất diễn ra trong khoảng 200-400 ms, những
thông tin liên tiếp đến được trộn lẫn vào nhau trong một khoảng thời gian để xử lý các
đặc điểm của chúng. Trong pha thứ hai, thông tin được chuyển vào trong bộ nhớ dài
hạn hơn, nơi chúng được lưu trữ ở tình trạng sẵn sàng để sử dụng trong bộ nhớ làm
việc và nơi nó có thể, ví dụ như, được so sánh với những thơng tin mới hoặc với
những thơng tin đã có trong bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ giác quan được cho là mất đi
thơng tin trong giai đoạn suy thối khoảng 10-20 giây [22].
Một nghiên cứu khác đã cho thấy rằng ngưỡng nghe tốt hơn ở người lớn do họ
có trí nhớ tốt hơn trẻ nhỏ và điều này giải thích cho sự khác biệt từ 2-3 dB trong
ngưỡng nghe khi có tiếng ồn theo tuổi (Schneider, B.A. và Trehub, S.E., 1992,



×