TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN TRIẾT HỌC NÂNG CAO
Đề tài: Phân tích nội dung bản thể luận của triết học Phật giáo,
vận dụng đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng
sông Hồng
Họ và tên:
Trần Việt Hoàng
Mã học viên:
CH290842
Lớp:
Triết học _(220)_K29R
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Ngọc Thông
Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài........................................................................1
2.
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................2
2.1.
Mục tiêu nghiên cứu chung.....................................................2
2.2.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.....................................................2
3.
Phương pháp nghiên cứu.........................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TINH THẦN.........................3
1.1.
Cơ sở lý luận chung của bản thể luận triết học và bản
thể luận triết học Phật giáo............................................................3
1.1.1.
Lý thuyết về bàn thể luận trong triết học phương Tây.........3
1.1.2.
Lý thuyết bản thể luận trong triết học phương Đông...........3
1.1.3.
Lý thuyết về bàn thể luận trong triết học Phật giáo.............4
1.2.
Cơ sở lý thuyết về phát triển đời sống tinh thần..............6
1.2.1.
Lý thuyết về phát triển.........................................................6
1.2.2.
Lý thuyết về đời sống tinh thần............................................6
1.2.3.
Lý thuyết về phát triển đời sống tinh thần...........................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU NỘI DUNG BẢN THỂ
LUẬN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG....................................................................8
2.1.
Thực trạng nghiên cứu nội dung bản thể luận của triết
học Phật giáo....................................................................................8
2.1.1.
Thuyết Nhân – Duyên và Quả trong triết học Phật giáo.......8
2.1.2.
Tư tưởng triết học Phật giáo về “Vô ngã”, “ Vô thường”......8
2.1.3.
Nguồn gốc đưa ra khái niệm “bản thể” của triết học Phật
giáo
9
2.1.4.
Phương pháp nhận biết “bản thể” của triết học Phật giáo 10
2.2.
Đời sống tin thần của người dân đồng bằng sông Hồng
hiện nay...........................................................................11
2.3.
Bản thể luận của triết học Phật giáo với hoạt động phát
triển đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng
12
2.3.1.
Bản thể luận của triết học Phật giáo với đời sống đạo đức
12
2.3.2.
Bản thể luận của triết học Phật giáo với phong tục tập
quán
13
2.4.
Một số nhận xét về sự ảnh hưởng của bản thể luận triết
học Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng
bằng sông Hồng...............................................................................14
2.4.1.
Những ảnh hưởng tích cực của bản thể luận triết học Phật
giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng..14
2.4.2.
Những ảnh hưởng tiêu cực của bản thể luận triết học Phật
giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng..14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN PHẬT
GIÁO VÀO PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG.........................................................................................15
3.1.
Phương hướng của cá nhân đối với việc nâng cao đời
sống của người dân đồng bằng sông Hồng................................15
3.2.
Đề xuất các giải pháp đối với việc nâng cao đời sống
của người dân đồng bằng sông Hồng..........................................15
3.2.1.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các công tác Phật
giáo
15
3.2.2.
Nâng cao nhận thức về vai trò của bản thể luận Phật giáo
với đời sống tinh thần của người dân..............................................16
3.2.3.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các Phật tử ở
khu vực đồng bằng sông Hồng.......................................................17
KẾT LUẬN..............................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................19
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Khi mới triết học mới ra đời, với vai trò là tri thức của nhân loại có
nhận thức sâu sắc về thế giới từ những chân lý và bản chất của chính
các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhằm đi
đến hồn thiện, có nhiều các quan điểm khác nhau, tuy nhiên những
quan điểm đó đểu có điểm chung và điểm riêng khác biệt. Trong đó,
triết học Phật giáo có điểm khác biệt so với các trường phái triết học
khác là nhằm vào giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị mà là hướng
vào mục tiêu lấy con người và cuộc sống của con người làm trung tâm.
Trong nội dung trong tâm của Triết học, bản thể luận luôn được coi
là một nội dung trọng tâm của Triết học luôn được mọi người quan tâm
đến. Tuy nhiên theo các trường phái hay các học thuyết khác nhau, bản
thể luận cũng có sự khác biệt tương đối. Nhưng tựu chung lại tất cả đều
nhằm lý giải sự tồn tại của các sự vật hiện tượng trên thế giới đều có
nguồn gốc và ngun nhân của nó.
Phật giáo là một tơn giáo lớn trên thế giới với những tư tưởng triết
học xoay quanh con người và cuộc sống của con người trên thế giới.
Được hình thành vào thế kỷ thứ VI trước cơng ngun và do Thái tử Tất
Đạt Đa thuộc dịng họ Cồ Đàm sáng lập, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Trong đó, tơng chỉ của Phật giáo xoay quanh vấn đề dùng tâm từ bi và
trí tuệ để đi đến điểm đích giải thốt và giác ngộ, đạt được sự Chân –
Thiện – Mỹ - Tuệ. Phật giáo với những mục đích hướng con người
thường làm các việc lành bỏ làm các việc ác, từ đó giúp cho con người
từ bỏ được sự mê lầm, sai trái hưởng được sự tỉnh giác an vui, đưa
nhân loại từ khổ đau đến hạnh phúc trọn vẹn nhất. Với những tơng chỉ
đó, Phật giáo là một mang tính triết học, nhằm đi đến giải thích căn
ngun, nguồn gốc của sự hình thành của thế giới và những hoạt động
của cuộc sống của các sinh vật ở trên trái đất này.
Phật giáo trải qua hơn 2500 năm, tư tưởng triết học cũng như lác
lý luận cũng phát triển theo đó. Cùng với đó khi nghiên cứu về bản thể
luận của triết học Phật giáo sẽ khai thác những giá trị tích cực giúp cho
nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự vận hành của thế giới cũng như nhân
loại, áp dụng những tri thức đó vào cuộc sống. Hơn nữa, “từ lâu, bằng
trực giác thiên tài, có những nhà tư tưởng, những trường phái, học
thuyết đã đưa ra quan niệm về thế giới với những điểm trùng hợp kì lạ
với
khoa
học
hiện
đại.
Một trong những trường phái đó là Phật giáo” (Cao Xuân Sáng , 2009).
Cùng với đó, đồng hành cùng Việt Nam trong suốt hơn 2000 năm lịch
sử, Phật Giáo đóng góp vai trị rất lớn và đã đi sâu vào nếp sống, tư
tưởng và đời sống tinh thần của đại bộ phận người Việt. Hơn nữa, “Phật
giáo đã trở thành một trong những hệ tư tưởng - tơn giáo có sức sống
lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời
sống tinh thần con người Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng
sơng
Hồng
nói
riêng
trong lịch sử” (Cao Xn Sáng , 2009).
Chính vì những ngun nhân đó, nghiên cứu và phân tích về bản
thể luận của triết học Phật giáo. Cùng với đó, nhằm mục đích góp phần
phân tích rõ những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đối với cuộc sống
qua những lý luận về bản thể luận của triết học Phật giáo từ những
quan điểm về thế giới và con người, tác giả chọn đề tài “Phân tích nội
dung bản thể luận của triết học Phật giáo, vận dụng đối với đời
sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng” làm đề tài
nghiên cứu tổng kết môn.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Qua bài nghiên cứu về vấn đề bản thể luận của triết học Phật giáo
với các hoạt động kinh tế Việt Nam dựa trên các lý thuyết chung về bản
thể luận triết học Phật giáo, đời sống tinh thần của người dân Việt Nam
đặc biệt người dân ở khu vực đồng bằng sơng Hồng, qua thực trạng
phân tích đưa ra giải pháp và các định hướng nhằm phát huy mặt tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực qua quan điểm các nhân của tác giả.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Qua hệ thống các lý thuyết chung về bản thể luận của Phật giáo
và phát triển đời sống của người dân đồng bằng sơng Hồng
Phân tích vai trị của bản thể luận Phật giáo đối với việc phát triển
đời sống tinh thần Việt Nam, từ đó chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu
của hoạt động đó.
Đánh giá ý nghĩa của việc phân tích bản thể luận triết học Phật
giáo đối với phát triển đời sống tinh thần của người dân đông bằng
sông Hồng, và đưa ra giải pháp và các định hướng nhằm phát huy mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của bản thể luận triết học Phật giáo
đối với phát triển.
3.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính vào hoạt
động nghiên cứu của mình.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sau khi chọn đề tài
nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu quan đến bản thể luận triết
học Phật giáo đối với phát triển kinh tế. Từ đó khái quát các tài liệu xây
dựng lên các lý thuyết liên quan đến bài nghiên cứu.
Phương pháp luận: Dựa vào các phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận án đã phân tích, tổng
hợp tài liệu để viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi
trước đã làm được và những khoảng trống khoa học mà luận án cần
tiếp tục giải quyết.
Phương pháp logic - lịch sử: Luận án khái quát thế giới quan Phật
giáo qua các giai đoạn để tìm ra những điểm chung và khác biệt, từ đó
chỉ ra rằng, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh
thần.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
1.1. Cơ sở lý luận chung của bản thể luận triết học và bản thể
luận triết học Phật giáo
1.1.1.
Lý thuyết về bàn thể luận trong triết học phương Tây
Theo giáo trình Triết học nâng cao, bản thể luận là thuật ngữ bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp, được hiểu là “quan điểm của con người nhìn
nhận thế giới: Vật chất là khách quan? Nó có trước hay ý thức có trước?
Cái nào quyết định cái nào? Trong sách nghiên cứu và giáo trình triết
học ở Việt Nam, nội hàm của thuật ngữ này được gọi là vấn đề cơ bản
của triết học. Bản thể luận là lý luận nghiên cứu về bản chất của tồn
tại (ontos – logos)” và làm cơ sở cho siêu hình học.
Bên cạnh đó, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về bản thể
luận, theo các nhà triết học trung đại, chỉ rằng rằng “bản thể luận
không thể là bộ môn triết học cao nhất, là “triết học đầu tiên”, tách rời
khỏi nhận thức luận và logic học”. Trong quá trình phát triển, bản thể
luận được nhiều nhà triết học định nghĩa với nhiều các khác nhau. Đến
thế kỷ XX, học thuyết bản thể luận mới, chỉ ra rằng “bản thể luận là
một hệ thống những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được
nhờ một số trực giác siêu cảm tính và siêu lý tính”.
Qua đó có thể thấy bản thể luận là một phạm trù triết học cơ bản
qua đó con người tìm hiểu về nguồn gốc và hình thành vũ trụ và triết
học tự nhiên khảo sát về luật tắc của tự nhiên giới, động lực học, các
nguyên tố chính cấu thành (nguyên tử– atomic principles).
1.1.2.
Lý thuyết bản thể luận trong triết học phương Đông
Những quan điểm cơ bản của triết học phương Đông, đặc biệt là
người Trung Quốc cổ đại tiêu biểu là Lão Tử, ông cho rằng “Đạo” là một
lý thuyết trừu tượng, được hiểu là cái vắng lặng, trống rỗng nhưng lại
xuất hiện ở khắp mọi nơi, có trước cả trời đất, nhưng lại sinh ra mọi vật
ở trên thế giới này. “Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên
sâu kín, huyền diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được
sinh ra”. Trong đó Lão Tử chủ trương lý giải về “Đạo – Đức” là phạm trù
vũ trụ quan để giải thích bản thể của vũ trụ. “Lão Tử sáng tạo ra phạm
trù Hữu và Vô, trở thành những phạm trù cơ bản của lịch sử triết học
Trung Hoa.” (Lê Ngọc Thông, 2020).
Cùng với đó, học thuyết Âm dương - Ngũ hành đưa đến sự giải
thích việc thế giới tồn tại nguyên do là bởi có các yếu tố tự nhiên tương
tác với nhau mà hình thành lên. “Các quan điểm này hướng tới việc
phân tích sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong tự nhiên tạo
thành sự vật (học thuyết ngũ hành) hay là sự liên hệ, tương tác giữa hai
mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản để tạo nên vũ trụ (học thuyết
âm dương)”.
Cùng với các tư tưởng đó, tư tưởng của Nho giáo mà đứng đầu là
Khổng Tử với những mục tiêu hướng đến các vấn đề về các mối quan
hệ của con người đối với các hoạt động chính trị - xã hội, lại giải thích
về nguồn gốc của sự tồn tại.
Nho giáo, với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề
chính trị- xã hội và con người nên đưa ra những quan niệm khác khi lý
giải về bản nguyên của tồn tại. Theo Mạnh Tử cái nội tâm chủ quan bên
trong là bản thể tự tại, thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù
không gian, thời gian, vật chất, vận động. Đạt đến đó là con người có
thể thơng quan với trời đất, hố sinh ra vạn vật. Tâm là cái chủ thể
trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ mọi lý mà trời phú cho con
người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự. Tâm có quan hệ với
Tính. Tính là cái lý hồn tồn của tâm. Đem cái tâm tính ấy mà ứng xử
với vạn vật bên ngồi là tình. Chỉ có cái tâm đó thì mới biết được tính
của ta và của vạn vật..
Các nhà triết học ở Ấn độ cổ đại ban đầu lại quan niệm bản thể của
thế giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên. Họ tin tưởng, gửi gắm
tâm hồn, cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy. Về
sau, quan niệm tự nhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó
“là những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc
vũ trụ và đời sống con người. Đó là “thần sáng tạo tối cao” Brahman và
một tinh thần tối cao Brahman”. Bước chuyển về mặt nhận thức này
của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thế giới quan thần thoại
(với việc giải thích tính mn vẻ, cụ thể của thế giới qua biểu tượng các
vị thần có tính chất tự nhiên) đến thế giới quan triết học (bằng việc dần
phát hiện ra cái chung, cái bản chất như là bản nguyên tối cao của thế
giới).
1.1.3.
Lý thuyết về bàn thể luận trong triết học Phật giáo
Phật giáo được hình thành tại khu vực phía Bắc Ấn Độ vào đầu thế
kỷ thứ VI trước công nguyên, với vị giáo chủ - người sáng lập ra là đức
Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi nhận thức được các chân lý về con người
và thế giới, ngài đã đem những sự chứng ngộ của mình truyền bá cho
khắp nơi tại Ấn Độ, sau đó các học trị của ngài đã đem những tư tưởng
đó lan truyền ra khắp nơi trên thế giới. Từ ban đầu, với những “giới
luật’ chặt chẽ mang tính khn khổ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tạo
lập được một hệ thống “tăng đoàn” lớn mạnh, cùng với tình “diệu
dụng” trong các lý luận, đạo Phật đã dễ dàng thích nghi với nhiều tầng
lớp xã hội, nhiều hoàn cảnh, nhiều tư tưởng và phong tục của các nước
ở các thời kỳ khác nhau. Vì vậy, đến ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục
tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.
Phật giáo vượt qua khỏi các lý luận về tôn giáo khác, với mục đích
giúp cho mọi người đạt đến niềm vui trịn đầy hạnh phúc nhất, do đó
những lý luận của Phật giáo không đi quá sâu vào các vấn đề trết học
thuần túy mang tính khơ khan, mà mục đích cao cả nhất của Phật giáo
chính là “con đường giải thoát” khỏi những sự khổ nơi thế gian để
hướng đến hạnh phúc, đặc biệt là đạt được ảnh giới “thành Phật như
Phật khơng khác”. Trong đó, tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật
giáo nhằm lý giải các mối quan hệ về nguồn gốc và các mối quan hệ
của mọi sự vật hiện tượng tồn tại trên trái đất này và rộng hơn là toàn
thể vũ trụ.
Theo những lý giải của Phật giáo, cội gốc hay bản thể của mọi sự
vật hiện tượng có tên gọi và có hình tướng được nhận thưc quan cảm
giác hoặc ý thức được gọi là “Pháp”. Theo Kinh Hoa Nghiêm 1 – một bản
kinh được tôn xưng là vua của các kinh trong Phật giáo đại thừa, trong
đó nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề về vạn pháp – tức mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ, cho rằng “thế giới bản thể gọi là lý pháp
giới, thế giới hiện tượng gọi là sự pháp giới, nó như nước với sóng”. Hay
cũng như trong kinh Hoa Nghiên có đoạn kệ như sau “Nhược nhân dục
liễu tri/ Tam thế nhất thiết Phật/ Ưng quán pháp giới tánh/ Nhất thiết
duy tâm tạo” tạm hiểu là người nào muốn hiểu rõ mọi sự vật hiện
tượng tồn tại và các sự vận hành của vũ trụ từ trước đến giờ, hãy dùn
con mắt tuệ để quan sát tính của nó, tất cả đều do tâm của cúng ta tạo
nên. Theo Đinh Quang Hổ, ông chỉ ra rằng “Từ bản thể hay chân không,
1 Kinh Hoa Nghiêm: tên đầy đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.
do vô minh, vọng động mà xuất hiện chúng sinh, các chúng sinh sau
khi giải thốt lại trở về hồ nhập với bản thể tuyệt đối này.” Và ông
cũng chỉ ra bản thể thực tại chính là “tâm”, và đó chính là bản chất tồn
tại của thế giới. Từ đó có thể thấy, bản chất thực tại trong triết học
Phật giáo bao gồm cả tâm – ý thức và pháp – vật chất.
Đức Thích Ca chỉ ra rằng, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi
các quy luật vơ thường, luật nhân quả tác động, và đó chính là quy luật
vận hành của vũ trụ vạn vật. Có thể hiểu như sau: vô là không, thường
là luôn tồn tại và không thay đổi, vô thường chỉ ra quy luật cho thấy
mọi sự vật hiện tượng từ con người cho đến mn lồi trong vũ trụ đều
ln biến đổi khơng ngừng và khơng có sự tồn tại mãi mãi. Các lý luận
Phật giáo chỉ ra vạn vật chuyển biến khơng ngừng trong từng giây,
từng phút, thậm chí chỉ bằng cái nháy mắt, hay bằng còn nhỏ hơn rất
nhiều lần như thế. Từ con người cho đến vũ trụ vạn vật đều vận hành
theo quy luật: thành, trụ, hoại, không hoặc sinh, trụ. dị, diệt. Cùng với
đó, moi vật đều phải tn theo quy luật Nhân – Quả, có hình thành rồi
trụ lại hư hoại đi và cuối cùng là diệt hết. Tuy nhiên, muốn chuyển biến
từ nhân thành quả lại phải có sự tác động của duyên, nên Phật giáo
tiếp tục đưa ra thuyết Nhân Duyên để lý giải cho quá trình chuyển biến
của sinh – trụ - hoại – diệt này. “Nhân là nguyên nhân, duyên là những
điều kiện giúp cho nhân phát triển. Nhân duyên là những quan hệ biện
chứng trong không gian và thời gian giữa các sự vật. Một sự vật ảnh
hưởng dây chuyền (duyên) đến tất cả các sự vật khác.” Do đó có thể
coi, nhân duyên chính là một trong những thành tố tác động đến quá
trình phát triển.
Tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật giáo còn được thể hiện
qua các tư tưởng: “vô ngã – 無無”. “Vô” ở đây chính là khơng, khơng có,
“ngã” là bản thân mình. Vì thế gian mọi thứ đều không hằng tồn tại nên
mọi vật đều khơng có cái tính riêng tự có của bản thân mình (hay là
khơng có bản thể riêng). Đó chính là sự vơ ngã ở con người. Phủ nhận
Atman2 Phật giáo cho rằng khơng có một cái ngã thường hằng, bất biến
ở con người và vạn vật trong vũ trụ. Trong dòng chảy của đời sống, con
2 Theo từ điển Tiếng Việt: Atman, nghĩa là hơi thở, tâm hồn, bản ngã, khái niệm xuất hiện trong tôn giáo và
trong các học thuyết triết lí Ấn Độ cổ đại. A có nghĩa là các khởi nguyên tinh thần chủ quan thâm nhập mọi vật,
là cái "tôi" (bản ngã), cái linh hồn.
người chỉ là tập hợp của Ngũ uẩn3, Thập nhị xứ4, Thập bát giới5 tạo
thành cái ngã giả tạm với hai phần: thân và tâm. Thân là sự kết hợp
của tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong). Tâm là sự phối hợp của sáu căn tiếp
xúc với sáu trần và sáu thức phân biệt được chia thành bốn loại: thọ,
tưởng, hành, thức. Các yếu tố đó kết hợp, luân chuyển cho nhau mà tạo
thành. Khi nhân duyên đầy đủ thì hợp thành, khi nhân duyên hết thì tan
rã.
Từ tư tưởng về “vô ngã” và “vô thường” của triết học Phật giáo cho
thấy con người được hội tụ bởi 12 thứ nhân duyên 6 (thập nhị nhân
duyên) và 5 yếu tố (Ngũ uẩn). Các yếu tố vật chất (sắc) không tách rời
các yếu tố tinh thần (thụ, tưởng, hành, thức) mà dựa vào các yếu tố
tinh thần để tồn tại và ngược lại. Mọi tồn tại bao gồm cả yếu tố vật chất
và yếu tố tinh thần đều gắn với “không” và ngược lại. Tinh thần này thể
hiện đậm nét trong kinh Bát nhã: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc;
sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Sắc chẳng khác khơng, khơng
chẳng khác sắc; sắc chính là khơng, khơng chính là sắc).Và cũng từ đó
Phật giáo đưa cho con người ta một cái nhìn khách quan về bản thể
luận, từ nội dung cơ bản đó, giáo lý của Phật giáo phát triển lên hướng
đến giải quyết các nỗi khổ của con người, từ đó đưa ra các giải pháp
giúp con người thoát khỏi nỗi khổ như trong thuyết “Tứ diệu đế 7” và
phát triển hơn nữa đó chính tà tư tưởng “Bát chính đạo 8” – tám con
đường chân chính đưa con người đến sự hạnh phúc và an vui.
1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển đời sống tinh thần
3 Ngũ uẩn: 無無 – Ngũ uẩn, năm thứ hội tụ che lấp đi bản chất thực của con người) đó là sắc (vật chất), thụ (cảm
giác), tưởng (tri giác), hành (suy lý) và thức (ý thức).
4Thập nhị xứ gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cộng với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu xứ trước là 6 căn,
tức các cơ quan cảm giác thuộc về chủ quan, là chỗ nương tựa của tâm, tâm sở, được gọi là lục nội xứ (6 chỗ
bên trong); sáu xứ sau là 6 cảnh, tức các đối tượng của nhận thức thuộc về khách quan, là chỗ mà tâm, tâm sở
duyên theo, được gọi là lục ngoại xứ (6 chỗ bên ngoài).
5 Thập bát giới: Mười tám giới gồm sáu căn, sáu trần và sáu thức. Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ở trong
cơ thể con người. Sáu trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, những cảnh tượng bên ngồi. Sáu thức gồm có
quan năng nhìn, quan năng nghe, quan năng ngửi, quan năng nếm, quan năng tiếp xúc, dùng để nhận
biết những cảm giác như nóng, lạnh, quan năng dùng bộ não phối hợp với các căn trên mà nhận thức ngoại
cảnh, để phân biệt. Do sáu căn duyên với sáu trần mà nảy sinh ra sáu thức.
6 Thập nhị nhân duyên: 無無無無 – Mười hai nhân duyên: được định nghĩa gồm hai chiều hướng: chiều hướng sinh
khởi (cịn gọi là lưu chuyển: do vơ minh, hành sinh...) và chiều hướng đoạn diệt (cịn gọi là hồn diệt: do đoạn
diệt tham ái, vơ minh một cách hồn toàn nên hành diệt...). Khi mười hai nhân duyên được thành lập (tập khởi),
nghĩa là năm uẩn tập khởi, và đây là chiều hướng của khỗ đau, luân hồi. Khi mười hai mắc xích này bị phá vỡ
(đoạn diệt) thì cấu trúc năm uẩn cũng tan rã, và đây là con đường của an lạc, giải thoát.
7 Tứ diệu đế: là bốn chân lý nhiệm màu chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người – khổ đế, về nguồn
gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ - tập đế, về sự chấm dứt đau khổ - diệt đế và phương pháp thực hành dẫn đến
việc chấm dứt khổ đau – đạo đế.
8 Bát chính đạo: là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao
thượng, hạnh phúc. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính
nghiệp, Chính mệng, Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính định.
1.2.1.
Lý thuyết về phát triển
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, Phát triển là quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa
dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu
kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao
hơn
1.2.2.
Lý thuyết về đời sống tinh thần
“Đời sống tinh thần” được đưa ra nghiên cứu với tư cách là phạm
trù triết học từ đầu những năm 60 thế kỷ XX ở Liên Xô (cũ), và đến nay
được dùng tương đối phổ biến trong triết học, văn hóa học. Nhưng việc
xác định nội dung của nó cịn có những ý kiến khác nhau dưới góc độ
triết học, chẳng hạn như: Thứ nhất, loại quan điểm cho rằng đời sống
tinh thần gồm tất cả những hiện tượng tinh thần, quá trình tinh thần,
kể cả cơ chế tác động của một số phương tiện vật chất thuộc về văn
hóa tinh thần (phát thanh, truyền hình, thư viện, triển lãm nghệ
thuật…); thứ hai, loại quan điểm cho rằng phạm trù đời sống tinh thần
có quan hệ mật thiết với phạm trù ý thức xã hội, khi đời sống tinh thần
biểu hiện là một hệ thống hoạt động, nghĩa là có sự tác động giữa ý
thức xã hội và ý thức cá nhân, ở đó có đấu tranh tư tưởng của các tập
đồn xã hội, giai cấp khác nhau. Nó là sự trao đổi quan điểm, tư tưởng,
lý luận, sự hình thành, phát triển ảnh hưởng của chúng trong ý thức
của quần chúng nhân dân; thứ ba, loại quan điểm cho rằng đời sống
tinh thần không phải là tập hợp đơn giản những tư tưởng xã hội, mà nó
cịn là sự thống nhất đặc biệt của ý thức xã hội với các cơ quan, tổ chức
về văn hóa, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật nói chung; thứ tư, loại quan
điểm cho rằng đời sống tinh thần là tồn bộ những hiện tượng, những
q trình tinh thần có liên hệ với những tổ chức, cơ quan về văn hóa, tư
tưởng, giáo dục, khoa học, hay là hoạt động tinh thần - văn hóa của các
cơ quan, tổ chức đó.
Có thể thấy, khái niệm về đời sống tinh thần có nhiều quan điểm
khác nhau, tuy nhiên, trong luận án này, tác giả cho rằng: “Đời sống
tinh thần là một dạng thức đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, phản
ánh hoạt động của con người, là sự tổng hòa của các lĩnh vực khoa học,
nghệ thuật, giáo dục, văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng... của con người.”
1.2.3.
Lý thuyết về phát triển đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức
xã hội, ý thức cá nhân; là sự tổng hòa nhiều lĩnh vực chính trị, pháp
luật, đạo đức, tín ngưỡng, tơn giáo văn hóa... Giữa các lĩnh vực, các yếu
tố của đời sống tinh thần có sự giao thoa nên việc phân chia đời sống
tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy
thuộc vào từng góc độ tiếp cận.
Phát triển đời sống tinh thần có thể hiểu là việc tăng tiến tồn diện
về các mặt chính trị, đạo đức, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa. Hay nói
chung là sự tăng tiến tồn diện về đời sống tinh thần của mọi người.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU NỘI DUNG BẢN THỂ
LUẬN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1. Thực trạng nghiên cứu nội dung bản thể luận của triết học
Phật giáo
2.1.1.
Thuyết Nhân – Duyên và Quả trong triết học Phật
giáo
Lý luận của Phật giáo chỉ ra rằng, mọi sự vật hiện tượng từ con
người cho đến vũ trụ mọi loài đều tuân theo quy luật nhân quả gồm
bốn giai đoạn là: sinh – trụ – dị – diệt hay thành – trụ – hoại – không.
Đối với con người là sinh – già – bệnh – chết, tất cả 4 giai đoạn đó là
quy luật tự nhiên của vũ trụ khách quan, không bị ảnh hưởng của một
đấng siêu nhiên nào tác động. Trong đó, quá trình chuyển từ sinh đến
trụ là một quá trình có nhiều sự tác động, rồi từ trụ chuyển sang dị
sang diệt lại cả một quá trình, mà sự tác động đó được gọi là duyên. Do
vậy, duyên trong Phật giáo là chỉ những điều kiện, những tiền đề để có
thể dựa vào đó mà có những sự phát sinh, tồn tại, biến đổi mọi sự vật
hiện tượng. Ví dụ như để chuyển một hạt lúa thành một cây lúa, khơng
chỉ đơn thuần có mỗi hạt lúa khơng, mà cịn phải nhờ vào sự tác động
của thời tiết, có sự chăm sóc của con người,... đó chính là các dun để
thúc đẩy cho hạt lúa thành cây lúa.
Vì vậy, muốn chuyển từ nhân sang thành quả duyên là một yếu tố
tác động không thể thiếu duyên. Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế
giới chỉ có thể phát sinh, chỉ có thể hiện hữu, tồn tại hay mất đi (quả)
trên cơ sở nương dựa vào những điều kiện (duyên) và tiền đề nhất định
(nhân). Nghĩa là nếu khơng có những điều kiện và tiền đề ấy thì khơng
thể có sự phát sinh ấy.
Từ luận điểm tiền đề đó, tất yếu có thể rút ra những kết luận căn
bản về nguồn gốc, bản chất phổ biến của mọi sự vật hiện tượng tồn tại
trên thế giới.
2.1.2.
Tư tưởng triết học Phật giáo về “Vô ngã”, “ Vô
thường”
Tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật giáo được thể hiện qua
các tư tưởng: “vô ngã”, “ vô thường”. Bởi từ con người cho đến vũ trụ
vạn vật đều vận hành theo quy luật đó là sinh – trụ – dị – diệt, trong đó,
mọi vật đều phải được tạo ra (sinh), tức là cịn ở điều kiện tốt (trụ), sau
đó phải chuyển từ từ sang xấu (dị) và sau cùng đi đến sự tan rã (diệt).
Nhưng do con người mê mờ, nhầm tưởng cuộc sống này luôn thường
bằng bất biến, cái tôi này là mãi mãi và thường trụ, mà không biết do
sự giả hợp của các duyên mà tạo thành. Trong các giáo lý của Phật
giáo, đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni chi ra rằng: “Tất cả những gì
trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vậy vô
thường là không ở mãi một trạng thái nhất định, mà thay hình đổi
dạng, đi từ trạng thái hình thành để rồi biến hình đổi dạng và sau cùng
đi đến sự tan rã. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn
như trăng sao, đều phải tuân theo luật vô thường này
Trong bốn thời kỳ đó, thời kỳ Trụ lại là hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng
một sát na. Tức là mọi hiện tượng đang tồn tại thực tế trước mắt không
phải là cố định mà ở trên một dòng biến đổi thường xuyên, vĩnh viễn,
khơng có đầu và cũng khơng có cuối. Vì thế gian vơ thường nên mọi vật
đều khơng có tự tính hay là khơng có bản thể riêng. Đó chính là sự vô
ngã ở con người.
Phật giáo cho rằng không có một cái ngã thường
hằng, bất biến ở con người và vạn vật trong vũ trụ. Trong dòng chảy
của đời sống, con người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn thập nhị sứ, thập
bát giới tạo thành cái ngã giả tạm với hai phần: thân và tâm. Thân là sự
kết hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa), khi tứ đại tan rã thì thân này
cũng khơng cịn. Tâm là sự phối hợp của sáu căn tiếp xúc với sáu trần
và sáu thức phân biệt được chia thành bốn loại: thụ, tưởng, hành, thức.
Các yếu tố đó kết hợp, luân chuyển cho nhau mà tạo thành. Khi nhân
duyên đầy đủ thì hợp thành, khi nhân duyên hết thì tan rã.
Do khơng nhận thức được chính thực thể cái “ngã” nên con người
gặp phải những sự đau khổ, trong đó theo thuyết Tứ diệu đế của Phật
giáo chỉ ra con người cách nhận biết cái khổ, nguyên nhân của sự khổ
và tìm cách diệt cái khổ và đi đế con đường giải thoát khỏi sự khổ (Khổ
- Tập – Diệt – Đạo). Khi đã giải quyết được sự khổ con người sẽ đi đến
được sự giải thoát và hưởng được niềm vui thực tại của cuộc sống.
2.1.3.
Nguồn gốc đưa ra khái niệm “bản thể” của triết học
Phật giáo
Theo các kinh điển của Phật giáo cho rằng do có những cảnh giới
mà “tôi” hiện hữu và “thế giới” đang hiện hữu, “tôi” là ở trong, “thế
giới” là ở ngồi. Trong đó, tơi được gọi là chúng sinh, và thế giới được
gọi là pháp. Khi một chúng sinh đang cư ngụ trong mơi trường vật chất
chẳng thì cũng chín là một thành phần của thế giới. Hoặc là, khi hai
điều nầy được hiểu như là ‘ngã’ và ‘cái thuộc về ngã,’ thì ‘Tơi’ có nghĩa
là một chúng sinh, chiếm vị trí trung tâm của thế giới và thế giới ngoại
vi là cái thuộc về chúng sinh ấy, có nghĩa là, vật thể sở hữu của chúng
sinh. Hay cũng có thể hiểu “tôi” ở đây là tâm – ý thức, “thế giới” ở đây
là pháp – vật chật.
Phật giáo cũng chỉ ra rằng, cái gốc của chúng sinh vốn thanh tịnh,
trong suốt, không ô nhiễm. Nhưng khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,
ý) tiếp xúc với sáu trần và sáu thức phân biệt nên sinh ra ảo vọng,
chính sự ảo vọng về những thứ đó khiến cái gốc trong sáng bị che lấp
đi mất. Nên muốn thấy được cội nguồn thanh tịnh thì cần phải giữa cho
tâm và pháp đều thanh tịnh. Khi cả hai thứ đó đã thanh tịnh rồi thì mới
nhận thấy mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều là một, do cái chân tâm
này sinh ra mọi vật.
Từ quan điểm đó, đi đến việc tìm hiểu tâm – một phạm trù trong
triết học Phật giáo. Bản thể được hiểu là tâm - chính là bản chất tồn
tại của thế giới. Cái tâm ban đầu vốn tròn đầy, yên tĩnh, chưa xao
động. Bản thể của Tâm được ví như mặt nước lặng trong, do gió thổi
(vọng tâm sinh khởi) mà tạo ra sóng to, sóng nhỏ, bọt, bong bóng… Gió
ngừng thổi thì sóng hết, bọt tan chúng lại trở về với mặt nước n lặng.
Đó chính là bản thể của nó. Vậy tâm là cái bất biến, có sẵn, không thay
đổi. Những biểu hiện biến đổi của tâm là do có tác động từ bên ngồi,
có sự tiếp xúc của “lục căn” (cơ quan cảm giác chủ quan) với “lục trần”
(thế giới khách quan) làm xuất hiện tâm với tính cách là ý thức chủ
quan làm tâm xao động, chạy theo cái ảo, giả mà sinh ra “tham”,
“sân”, “si”...
Quan điểm về cái gốc của tồn tại như thế đã làm cho những luận
giải của Phật giáo về những biểu hiện vô cùng phong phú của thế giới
hiện tượng chẳng qua là do vọng tâm mà ra là một sự giải thích ít nhiều
thuyết phục. Kinh Hoa Nghiêm cho rằng, bản thê chỉ tồn tại ở hiện tại,
chỉ có hiện tại là thực tại, còn quá khứ là thuộc về thực tại đã qua, vị lai
là thực tại sau này mới có, phàm những thứ hiện tại khơng tồn tại, chỉ
là sự tồn tại với tư cách là một dạng hạt giống mà thơi. Kinh này cịn
cho rằng, tác dụng của tri giác là khoảnh khắc, chỉ có thế nhận thức
được sự tồn tại của khoảnh khắc hiện tại.
Với quan niệm như vậy, triết lý Phật giáo, cho rằng để thấy được
bản thể thì trước hết phải đạt được sự thanh tịnh - ở cả tâm và pháp
hay chính là ý thức và vật chất đều phải trong sạch, tinh khiết. Với sáu
giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức tiếp xúc với thế giới khách
quan, mắt ta dùng để nhìn, tai ta dùng để nghe âm thanh, mũi ta dùng
để ngửi các hương vị, lưỡi ta dùng để nhận biết mùi vị, thân là da bọc
thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh, ý là tư
tưởng dùng để phân biệt, vậy khi sáu căn khơng dính mắc vào sắc trần,
thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần thì sáu căn này là
nguồn gốc hướng đến sự hạnh phúc.
2.1.4.
Phương pháp nhận biết “bản thể” của triết học Phật
giáo
Từ nguồn gốc hình thành lên bản thể, con người đực coi là trung
tâm, nhưng do sự tiếp xúc của sáu căn với sáu trần và sáu thức nên
cản trở việc con người trở về lại cái cội gốc trong sáng, tinh khiết vỗn
có của mình. Theo quan niệm của Phật giáo đó chính là bị “vơ minh”
che lấp. Khái niệm “vơ minh” được hiểu là cái làm cho con người từ vô
thuỷ đến nay bị điên đảo, bị sinh tử luân hồi, nó che mờ đi bản tính tính
viên giác sẵn có.
Trong Thập nhị nhân dun, vơ mình là dun đầu tiên. Tất cả tư
tưởng, tình cảm của chúng ta đều do vơ minh mà sinh ra. Đó là sự
nhầm lẫn, nhận giả làm chân, là sự mê loạn, vọng nhận tứ đại (đất,
nước, gió, lửa) làm thân. Vơ minh là gốc của luân hồi. Vì chúng ta thấy
thân này thật (Hữu ngã) nên chúng ta sống trong vô minh mà không
biết rằng đời người thật hữu hạn mà lại cứ chạy theo những khát khao
vơ hạn thì thật hão huyền, phù du. Cũng bởi vô minh, nên không biết
tất cả sự vật là thân, là cảnh, là sống, là chết, là có hay khơng đều
do nhân dun hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả
dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa,
khơng có thật thể. Chính vì khơng biết như thế, nên lầm nhận sự tương
tác giữa tâm và pháp tạo ra những sự sinh diệt chuyển biến khơng
ngừng (Hữu thường).Vì thế, vơ minh là cội nguồn của nỗi khổ con người
mà nếu khơng diệt trừ được nó thì chúng sinh chẳng bao giờ chạm
được tới sự an vui, hạnh phúc.
Trong đó, để phá vơ minh để nhận ra bản thể, Đức Phật chỉ ra quan
điểm phải dùng trí tuệ để nhận biết vơ minh. Và dùng chính trí tuệ để
hóa giải được vơ minh. Nhưng với trí tuệ đó phải giác ngộ “tu vô tu tu,
hành vô hành hành, chứng vô chứng chứng” (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
tức là tu mà khơng cịn chấp mình tu, thế mới thật là tu, chứng quả,
mà khơng chấp mình chứng quả, thế mới thật là chứng quả, ... Tức là
khơng cịn chấp vào cái ngã và khơng cịn chấp và cái thường nữa. Do
đó, nhờ trí tuệ, những vọng động của thân tâm dần bị dập tắt, chìm
dần vào sự yên tĩnh vĩnh hằng. Con đường giác ngộ đã khai mở để trở
về trạng thái tồn tại chân thực như nó vốn có.
Tóm lại trí tuệ là bước đầu tiên trên con đường học Phật và khâu
cuối cùng của học Phật cũng chính là trí tuệ. Phật pháp là thành tựu
của trí tuệ chứ khơng phải là vấn đề mê tín mù quáng.
2.2. Đời sống tin thần của người dân đồng bằng sơng Hồng hiện
nay
Q trình xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, cao đẹp phải là
một quá trình xây dựng một cách chủ động và sáng tạo, phải vạch ra
được những đặc trưng cơ bản của nó phù hợp với thực tế cuộc sống ở
từng xã hội. Có thể khái quát một số đặc trưng chủ yếu của đời sống
tinh thần xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
là: Một là, Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị
chủ đạo, chi phối, định hướng toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
Cùng với đó, đời sống tinh thần xã hội nảy nở, phát triển trong bầu
khơng khí xã hội dân chủ, với sự khẳng định chủ thể tối cao trong sáng
tạo và hưởng thụ các giá trị tinh thần là quần chúng nhân dân (nhân
dân lao động, thắm đượm chủ nghĩa nhân văn, u hịa bình, xã hội
dân chủ, cơng bằng, văn minh, ở đó con người phát triển tồn diện, tất
cả từ con người và vì con người
Song song với các hoạt động phát triển kinh tế, là việc bảo tồn và
phát huy những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc cái tinh hoa, cái tiến bộ những giá trị tinh thần của các
dân tộc khác, của nhân loại và nền văn minh hiện đại.
Cụ thể, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng đồng bằng
sơng Hồng của Việt Nam khá phong phú và đa dạng ngoài những đặc
trung giống như trên, đời sống tinh thần của khu vực đồng bằng sơng
Hồng có nhiều nét tiêu biểu hơn. Với vùng đất có bề dày lịch sử, thấm
nhuần nhiều văn hóa của cha ơng truyền lại. Từ năm 1986 trở lại đây,
do đời sống vật chất có những bước phát triển vượt bậc, kéo theo đó
đời sống tinh thần của người dân nơi đây không ngừng được nâng cao.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế, do tiếp
thu các tư tưởng tiến bộ nên bên cạnh những yếu tố truyền thống, đời
sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng sơng Hồng cịn mang dấu
ấn thời đại. Đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng
hiện nay phát triển dựa trên nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Cùng với đó là sự đan xen giữa các giá trị cũ và giá trị mới,
giữa truyền thống và hiện đại,
2.3. Bản thể luận của triết học Phật giáo với hoạt động phát
triển đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông
Hồng
2.3.1.
Bản thể luận của triết học Phật giáo với đời sống đạo
đức
Ở Việt Nam đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng, đạo đức
Phật giáo trong thời Lý - Trần tác động đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức từ vua quan cho tới nhân dân, khi đó Phật giáo được coi là quốc
giáo, là nền tảng giáo dục đạo đức cho mọi người. Các vua quan trong
triều đình ln có ý thức phải trau dồi đạo đức, họ đã sống một cuộc
đời đạo hạnh, yêu nước, thương dân sâu sắc, thể hiện đạo hiếu sinh và
triết lý từ bi của nhà Phật. Nhờ đó mà “với những nhà chính trị có từ
tâm và những người xuất gia biết lo giáo dục, sự thực hành đạo từ bi
trong dân chúng, đời sống xã hội thời Lý trở thành thuần từ và đẹp đẽ”
(Lê Vân Anh, 2017).
Những chuẩn mực trong hệ thống đạo đức Phật giáo rất gần gũi với
giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam nói chung và người
dân khu vực đồng bằng sơng Hồng, nên chúng đã nhanh chóng được
người dân đón nhận, cho đến nay vẫn phát huy vai trị tích cực bởi các
giá trị đạo đức từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha... Đạo đức Phật giáo là đạo
đức lấy con người làm trung tâm, hướng con người đến việc giải quyết
sự khổ của con người cho chấp vào sự mê mờ của việc tồn tại của thế
gưới này mà dùng tấm lịng đại từ, đại bi, lấy tình thương bao la đối với
con người và đối với mn lồi làm trọng, lấy việc cứu khổ và diệt khổ
cho con người làm mục đích tối cao. Và cũng bổ sung thêm Phật giáo
chỉ ra rằng muốn được kết quả tốt đẹp, phải tạo nhân tốt đẹp. Từ đó
trong quy luật của Phật giáo đưa ra năm giới và mười điều thiện. Năm
giới là không sát sinh, không trộm cắp, khơng tà dâm, khơng nói dối,
khơng uống rượu. Mười điều thiện là trong đó có ba thiện nghiệp về
thân thể là khơng sát sinh, bố thí, giữ phẩm hạnh; bốn thiện nghiệp về
khẩu là thành thực, hoà nhã, ái kính, ngay thẳng; ba điều thiện về ý
thanh tịnh, từ bi, chính kiến, làm nền tảng của đạo đức.
Do đó với những tư tưởng về “vơ thường, vơ ngã”, “luân hồi, quả
báo”, “nhân quả”... Phật giáo đã phần nào đáp ứng nhu cầu về tâm linh
của người dân đồng bằng sông Hồng qua nhiều thê hệ. Người dân với
niềm tin rằng, sống có đạo đức thì sẽ gặt hái được những điều thiện,
điều tốt, sống vô đạo đức, trái luân thường đạo lý, ắt sẽ bị quả báo,
được đúc kết qua các câu tục ngữ như “Có đức mặc sức mà ăn”, hay
“Gieo nhân nào gặp quả đó”. Đạo đức Phật giáo đã góp phần bổ sung
những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của người Việt,
làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc
2.3.2.
Bản thể luận của triết học Phật giáo với phong tục
tập quán
Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm tới tâm lý, đạo đức của người
dân Việt, cũng như trong cách thức giao tiếp, ứng xử, trong phong tục,
tập quán, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống
của người dân khu vực đồng bằng sông Hồng. Phật giáo đã tạo một chỗ
đứng nhất định trong mọi tầng lớp của người dâ và trở thành những giá
trị tinh thần mang tính giáo dục cho các thế hệ kế tiếp. Phật giáo đã
góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống của người.
Do bởi con người được sinh ra bởi cha mẹ, trog bụng thì ăn tinh
cha hút máu mẹ mà sống, đến khi chào đời lại được cha mẹ nuôi nấng
dạy dỗ cho ăn học thành tài, cả một quá trình mà chúng ta vẫn gọi là
sinh – lão – bệnh- tử đểu đó đều bởi các duyên tác động như cha mẹ
nuôi nấng, thầy bạn dạy dỗ, đất nước tạo điều kiện cho cuộc sống bình
n, và mọi người có cơng giúp cho có mọi cơ sở vật chất hay dịch vụ
để sử dụng. Do đó, Phật giáo đề đề cao sự hiếu thuận của con cái với
ông bà, cha mẹ, nghĩ vụ với quê hương đất nước, lễ nghĩa với thầy bạn,
và biết ơn tất cả mọi người, thông qua việc thực hiện “Tứ ân”.
Trong giao tiếp, ứng xử, Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ
bình đẳng giữa tất cả mọi ngừoi, vì trong mọi người đều có tính Phật,
nếu biết cách tu tập, con người sẽ đoạn trừ được vô minh, tham ái, đạt
được sự hạnh phúc cứu cánh nhất. Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu
đậm đến đời sống phong tục tập quán, lối sống và văn hóa nghệ thuật
của người dân đồng bằng sơng Hồng với đạo lý sống nhân ái, vị tha,
hướng thiện, có tình, có nghĩa, sống giản dị, chân tình. Nhiều người,
ngồi cơng việc đời sống dân sinh, xây dựng và phát triển xã hội, họ
tìm đến chùa để cầu một sự yên tĩnh trong tâm hồn và cũng là để sinh
hoạt văn hóa cộng đồng.
Ngồi những ảnh hưởng trên, những di sản văn hóa, nghệ thuật
của Phật giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên bản sắc của
người dân Việt Nam và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng.
Những giá trị văn hóa, nghệ thuật Phật giáo khơng chỉ tồn tại trong tư
tưởng, mà còn đang hiện diện trong đời sống hiện thực. Những hình
ảnh về ngơi chùa, về Phật, trải qua hàng nghìn năm gắn bó mật thiết
với người dân. Nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng
cảnh, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa
Thầy, chùa Keo... Các ngôi chùa ở đồng bằng sông Hồng là nơi hàm
chứa cả nội dung triết lý Phật giáo và nội dung thẩm mỹ thanh khiết, là
một tác phẩm nghệ thuật, một cơng trình kiến trúc phản ánh triết lý
tổng hợp của Phật giáo Việt Nam, và cũng là nơi lưu giữ nhiều phong
tục tập quán từ ngàn đời lưu thuyền lại.
2.4. Một số nhận xét về sự ảnh hưởng của bản thể luận triết học
Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng
sơng Hồng
2.4.1.
Những ảnh hưởng tích cực của bản thể luận triết học
Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng
sông Hồng
Ảnh hưởng của bản thể luận triết học Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay từ quan niệm sống,
lối sống, phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, tư duy... Có thể khái
quát những ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay như sau:
Thứ nhất, bản thể luận triết học Phật giáo tạo ra lối sống thiện
trong đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng qua tư tưởng
nhân – quả và duyên. Muốn có quả tốt thời phải tạo nhân lành.
Thứ hai, bản thể luận triết học Phật giáo giúp người dân vùng đồng
bằng sống Hồng sống có đạo đức, biết quý trọng ông bà cha mẹ,
thương yêu mọi người , sống có tình có nghĩa, biết u q hương đất
nước. Tức là biết tạo duyên tốt để nhanh đạt được quả ngon.
Thứ ba, bản thể luận triết học Phật giáo giúp người dân sống biết
hy sinh vì mọi người qua tư tưởng vơ ngã, bởi vì khơng có ngã nên ai
cũng như ai, cùng đề bình đẳng như nhau.
Thứ tư, bản thể luận triết học Phật giáo giúp con người sống hướng
lương tâm, tâm hồn cao đẹp, bởi không cịn vơ minh che lấp nên nhìn
nhận mọi sự vật hiện tượng đều tại cái gốc trong sáng, thanh tịnh vốn
có của nó.
2.4.2.
Những ảnh hưởng tiêu cực của bản thể luận triết học
Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng
sông Hồng
Tuy nhiên, bất cứ vấn đề gì cũng đều có hai mặt tốt và xấu. Dù
khơng thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực mà Phật giáo mang lại,
nhưng vẫn luôn tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến đời
sống con người Việt Nam.
Thứ nhất, bản thể luận triết học Phật giáo chủ yếu chú trọng đến
cái tâm ít quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học công
nghệ. Bởi do, Phật giáo coi Tâm làm gốc, “Tâm đứng đầu các pháp, tâm
làm chủ tâm tạo” cho nên có phần chưa thực sự đề cao các vấn đè về
kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ hiện đại.
Thứ hai, trong bản thể luận triết học Phật giáo chú trọng đến cái
khổ về tinh thần mà ít chú trọng đến cái khổ về vật chất, sự phát triển
của xã hội.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN PHẬT
GIÁO VÀO PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
3.1. Phương hướng của cá nhân đối với việc nâng cao đời sống
của người dân đồng bằng sông Hồng
Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của bản thể luận triết học Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, đối với quan điểm
của tác giả đề xuất một số phương hướng như sau:
Thứ nhất, Nhà nước nên cơng nhận tín ngưỡng và tơn giáo là một
nhu cầu tinh thần thiết yếu của người dân, đảm bảo mọi người được
quyền tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, Khuyến khích phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa,
đạo đức của Phật giáo, hướng tín đồ, Phật tử theo đạo và những nhà tu
hành có nghĩa vụ làm trịn trách nhiệm cơng dân đối với Tổ quốc.
Thứ ba, Khuyến khích cơng tác nghiên cứu, nhận diện giá trị văn
hóa, đặc biệt là các tư tưởng đạo đức Phật giáo giáo cụ thể là các tư
tưởng về Nhân – Quả, Vô Ngã đối với cuộc sống của người dân.
Thứ tư, Tăng cường các tổ chức chính trị - xã hội cần kết hợp chặt
chẽ với các tổ chức Phật giáo, hướng dẫn các hoạt động Phật giáo bảo
đảm quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức
Phật giáo tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của
Phật giáo.
Thứ năm, Các nhà tu hành theo Phật giáo trước hết phải dùng trí
tuệ để phá trừ mọi sự phân biệt so sánh, phải sử dụng trí tuệ sáng suốt
vượt thốt khỏi cách hiểu các khái niệm thơng thường. Từ đó giúp cho
các tín đồ Phật tử hiểu rõ và làm đúng, tránh rơi vào trườn hợp mê tín,
cuồng tín, lệch lạc khỏi các tư tưởng văn hóa.
Thứ sáu, Tăng cường các lớp học giáo lý của các cơ sở Phật giáo
cho mọi tầng lớp nhân dân, hướng tới việc chùa là nơi dạy đạo đức thay
vì đơn thuần là nơi thực hành các nghi thức tâm linh.
3.2. Đề xuất các giải pháp đối với việc nâng cao đời sống của
người dân đồng bằng sông Hồng
3.2.1.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các công tác
Phật giáo
Hiện nay, với những diễn biến phức tạp của các tơn giáo, địi hỏi
các nhà quản lý nhà nước làm cơng tác tơn giáo phải có nhận thức đầy
đủ và quản lý hiệu quả công tác tôn giáo. Điều quan trọng của chính
sách tơn giáo hiện nay là cần được đặt trong tổng thể chính sách xã
hội. Trong việc quản lý hoạt động và tổ chức của tôn giáo và Phật giáo
địi hỏi Đảng, Nhà nước cần có những biện pháp ứng xử linh hoạt, tạo
điều kiện cho các tín đồ tôn giáo làm tốt nghĩa vụ của người công dân.
Điểm mới của chính sách tơn giáo hiện nay phải giải quyết đúng đắn
hai mặt tín ngưỡng và chính trị - xã hội của các tín đồ tơn giáo.
Đầu tiên, cần phải tơn trọng, khuyến khích người dân đi theo tơn
giáo mà mình lựa chọn nhưng phải đảm bảo được sự ổn định chính trị,
an ninh, trật tự, an tồn xã hội của vùng.
Thứ hai, cần phải tiếp tục đổi mới, cụ thể hóa và thể chế hóa hơn
nữa chính sách tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng nhằm đáp ứng
nhu cầu và nhiệm vụ quản lý tôn giáo trong tình hình mới, nhằm đảm
bảo khắp phục được những hạn chế còn tồn tại của bản thể luận phật
giáo đối với đời sống tinh thần của người dân.
Thứ ba, Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng
sơng Hồng cần kết hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và các
tổ chức trong và ngoài vùng, tạo điều kiện để các vị chức sắc và tín đồ
Phật giáo có thể tham gia tốt hơn nữa vào sự nghiệp quốc kế dân sinh.
Phát huy mặt tích cực lành mạnh vốn có trong Phật giáo, những giá trị
đạo đức nhân văn góp phần làm trong sạch, lành mạnh đạo đức xã hội.
Thứ tư, Cần tập trung hồn thiện đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn
giáo, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý cho họ. Tận dụng
các ưu điểm của Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng được
nhận thức và ứng dụng trong cơng cuộc xây dựng chính trị, văn hóa, xã
hội và bước đầu phát huy trong kinh tế là do tầng lớp doanh nhân đã và
đang quy ngưỡng.
3.2.2.
Nâng cao nhận thức về vai trò của bản thể luận Phật
giáo với đời sống tinh thần của người dân
Phật giáo đã trở thành một yếu tố cấu thành văn hóa tinh thần,
gắn bó với lịch sử dân tộc. Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm
đời sống tinh thần của người Hà Nội. Do vậy tác giả dề xuất một vài
giải pháp đối với việc nâng cao vai trò của bản thể luận Phật giáo đối
với đời sống tinh thần như sau:
Thứ nhất, giáo hội Phật giáo ở các địa phương và chính quyền các
cấp trong khu vực tăng cường tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu
rõ và nhận thức đúng về vai trò của Phật giáo. Coi Phật giáo khơng chỉ
dừng lại ở các hoạt động mang tính tín ngưỡng mà nên áp dụng vào
trong đời sống các giáo lý đã học được trpng Phật giáo.
Mặt khác, cần tuyên truyền cho đồng bào nâng cao tinh thần cảnh
giác chống lại các thế lực phản động lợi dụng Phật giáo để truyền bá
các hành vi mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục
của dân tộc. giúp người dân nhận thức đúng các giá trị chân thiện trong
đạo đức Phật giáo, tạo động lực cho họ có ý thức phát huy những mặt
tích cực của đạo đức Phật giáo.
Kế đó, nâng cao dân trí, nhận thức khoa học và chủ nghĩa vơ thần
khoa học sẽ góp phần đẩy lùi những niềm tin ảo tưởng, giúp cho đồng
bào có đạo làm chủ được bản thân mình, khơng sa vào mê tín dị đoan,
phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong sự nghiệp đổi mới đất
nước.
3.2.3.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các Phật
tử ở khu vực đồng bằng sơng Hồng
Nâng cao trình độ về mọi mặt cho đồng bào Phật giáo chính là điều
kiện tiên quyết để cho Phật giáo Việt Nam nói chung phát triển đúng
hướng, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc, hướng dẫn sinh hoạt Phật giáo
diễn ra lành mạnh, phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo đức Phật
giáo trong đời sống cộng đồng.
Tăng cường thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho tín đồ Phật giáo. Mặt khác cần tạo
điều kiện cho giới tăng ni - phật tử tham gia vào hoạt động sản xuất,
chính trị, xã hội và văn hóa, để họ tham gia vào thực tiễn đời sống xã
hội, không quá xa lạ với cuộc sống thực tại, khơi dậy ở họ tinh thần làm
chủ đất nước, đóng góp sức lực của mình cho cơng cuộc đổi mới.
3.3. Liên hệ việc áp dụng bản thể luận triết học Phật giáo vào
việc nâng cao đời sống của tác giả
Đối với bản thân tác giả, việc vận dụng triết học Phật giáo nói
chung và bản thể luận triết học Phật giáo nói riêng, có vai trị to lớn
trong nâng cao chất lượng đời sống. Qua các chân lý về con người và
vũ trụ của Phật giáo, tác giả nhận thấy rằng con người mỗi chúng ta
ln có hai phần, phần thân thể chất và phần tâm hồn. Muốn để cho