Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

giaoan tuan 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.35 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 19 T1. Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013. ĐẠO ĐỨC TRẢ LẠI CỦA RƠI(T1). TIẾT: 19. SGK/30 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: 1. Mục tiêu chính: - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quí trọng. - Quí trọng những người thật thà, không tham của rơi. 2.KNS: -Kĩ năng giải quyết vấn đề. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Phiếu ghi tình huống C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Nêu những việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp Hoạt động 2: Khởi động: cả lớp hát bài: Bà còng - GV hỏi, HS trả lời: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát là người như thế nào?Vì sao? - GV kết luận: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát là người thật thà vì nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Hoạt động 3: Thảo luận phân tích tình huống * Mục tiêu:- HS phân tích tình huống nhặt được của rơi. * KNS :- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi. *PP và KTDH:-Thảo luận nhóm -Xử lí tình huống. * Cách tiến hành: Bước 1: HS cả lớp quan sát tranh và cho biết nội dung tranh - Nội dung tranh: hai em cùng đi với nhau trên đường, cả hai cùng nhìn thấy tờ 2000 đồng rơi dưới đất. - GV đặt câu hỏi: hai bạn giải quyết như thế nào với số tiền nhặt được? - HS phán đoán các giải pháp có thể xảy ra, GV ghi bảng: + Tranh giành nhau. + Chia đôi. + Tìm cách trả lại cho người mất. + Dùng làm việc thiện. + Dùng để tiêu chung. Bước 2: Các nhóm thảo luận. - HS nhóm 4 thảo luận: Nếu em là bạn nhỏ, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ của mình về không tham của rơi. * Cách tiến hành: - GV lần lượt nêu các ý kiến, HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách vỗ tay. + Đồng ý: vỗ tay. + Không đồng ý: không vỗ tay. - GV yêu cầu HS giải thích lí do về thái độ đánh giá của mình. GV kết luận: + ý đúng a,c + ý sai b,d,đ - Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. * HS đọc phần ghi nhớ trong bài. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KNS: + Giáo dục HS ý thức nhặt được của rơi cần trả lại người mất. + HS liên hệ bản thân. + GV yêu cầu HS thực hành về nhặt được của rơi cần trả lại người mất. - HS sưu tầm các truyện kể, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về không tham của rơi. D.Bổ sung: ……………………………………………………………………........................ …………………………………………………………………………………....................... _____________________________________ T2,3 TẬP ĐỌC TIẾT: 55,56 CHUYỆN BỐN MÙA SGK/ 4 TGDK: 70’ A. Mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống (trả lời được CH 1, 2, 4). - HS khá, giỏi trả lời được CH 3. * BVMT:GD ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên. B. Đồ dùng dạy – học GV: Bảng phụ ghi câu đọc. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Không Hoạt động 2: Dạy bài mới Hoạt động 2.1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu + lượt 1-kết hợp luyện đọc từ khó : vườn bưởi, rước, tựu trường. + lượt 2-kết hợp giảng từ phổ thông: chăn (mền) + lượt 3-kết hợp luyện đọc câu dài: Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi, nảy lộc//. Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn – GV theo dõi, sửa sai. - GV gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giảng từ mới có trong sgk và ghi bảng. - GV hướng dẫn đọc đoạn khó: đoạn 1 - Nhóm 2 luyện đọc đoạn – Thể hiện Bước 3: Cả lớp đồng thanh Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bài - Đọc câu hỏi sgk , đọc thầm đoạn GV yêu cầu và TLCH. GV chốt ý: Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Câu 3: Lời Bà Đất: Mùa xuân: làm cho cây lá tươi tốt. Mùa hạ: trái ngọt, hoa thơm, HS nghỉ hè. Mùa thu: bưởi chín, trăng rằm, HS đến trường. Mùa đông: ấp ủ mầm sống. * BVMT:Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người.Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. Hoạt động 2.3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc mẫu..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - HS luyện đọc (đọc mời) - Thi đọc diễn cảm đoạn 1 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài. - Dặn HS luyện đọc ở nhà. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………….. ………............................................................................................................................... ___________________________ T4. TOÁN TỔNG CỦA NHIỀU SỐ. TIẾT: 91. SGK/ 91 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Nhận biết tổng của nhiều số. - Biết cách tính tổng của nhiều số. - Bài 1,2,3/ 3.VBT. B. Đồ dùng dạy học: Bảng con. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài Kiểm tra định kì: Giỏi: Khá: Trung bình: Yếu: 2. Hoạt động 2: Bài mới: Hoạt động 2.1: Giới thiệu tổng của nhiều số. - Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tích. a/GV viết: 2+3+4=… Đây là tổng của các số 2,3,4 hay đọc “hai cộng ba cộng bốn”, tổng của 2,3,4 bằng 9. GV đặt tính cột dọc: 2 2 + 3 + 3 4 4 ? 9 - HS nêu cách tính và tính kết quả như sgk. b/HS thực hiện bảng con và nêu cách tính như sgk (thực hiện hàng đơn vị trước, hàng chục sau) 12 15 + 34 +46 40 29 8 Hoạt động 2.2: Thực hành BT1/vbt: Ghi kết quả tính - HS làm cá nhân, sửa miệng - KQ: 16 20 14 20 BT2/vbt: Tính: - HS làm cá nhân – 4 HSY lên bảng - KQ: 68 83 48 92 - HS nêu lại cách tính cột dọc (đơn vị trước, hàng chục sau) BT3/vbt: số? - HS nhận xét: Ta thực hiện phép tính như đã học, ghi kết quả kèm đơn vị.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - HS cá nhân, 2 HS lên bảng - KQ: a/ 5kg + 5kg + 5kg + 5kg = 20 kg. b/3l + 3l + 3l + 3l + 3l = 15 l c/ 20 dm + 20 dm + 20 dm = 60 dm 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại cách tính cột dọc. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………. ______________________________ T5 T1. CHÀO CỜ Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐƯỜNG GIAO THÔNG. TIẾT: 19 TIẾT: 19. SGK/38 TGDK: 35’ A.Mục tiêu: 1. Mục tiêu chính: - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. - Nhận biết một số biển báo giao thông. Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. 2. KNS: - Kĩ năng kiên định: Từ chối hành vi sai luật giao thông. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông. B. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ sgk/40,41 - 5 bức tranh khổ A3 vẽ cảnh bầu trời trong xanh, sông, biển, đưòng sắt, một ngã tư đường phố.(chưa vẽ phương tiện giao thông) - 5 tấm bìa ghi chữ: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Hình vẽ như sgk (hình 3). C. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Em đã làm gì cho trường mình sạch, đẹp. 2. Hoạt động 2: Bài mới: Hoạt động 2.1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông. * Mục tiêu: HS biết có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. * Cách tiến hành: - Học sinh quan sát 5 bức tranh khổ A3. - Gọi 5 học sinh lên bảng phát cho mỗi học sinh một tấm bìa (đã ghi chữ đưòng bộ, đường sắt…) - Học sinh gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp Kết luận: có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển. Hoạt động 2.2: Làm việc với sgk. *Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông. * KNS: - Kĩ năng kiên định: Từ chối hành vi sai luật giao thông. * PP – KTDH: Thảo luận nhóm – Suy nghĩ. *Cách tiến hành: - Học sinh nhóm 2 quan sát tranh 1, 2, 4, 5 và nêu nội dung mỗi tranh: - HS trình bày:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Tranh 1: Các loại xe ô tô, xe khách đi trên đường bộ. + Tranh 2: Tàu lửa (tàu hoả) chạy trên đường sắt. + Tranh 4: Tàu, thuyền chạy trên biển, trên sông. + Tranh 5: Máy bay bay trên bầu trời. - HS trả lời các câu hỏi trong sgk. -GV kết luận: Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô…; đường sắt dành cho tàu hoả; đường thuỷ dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thuỷ…; còn đường hàng không dành cho máy bay. Hoạt động 4: Tìm hiểu về biển báo. *Mục tiêu: Biết một số biển báo giao thông và có ý thức chấp hành luật giao thông. *Cách tiến hành: - HS nhóm 2 quan sát các biển báo có trong sgk, GV gắn các biển báo đó lên bảng, HS xung phong lên bảng nêu tên biển báo đó. KNS: + Giáo dục HS ý thức tham gia giao thông đúng luật. + HS liên hệ bản thân về việc thực hiện ATGT. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - Kể tên các loại đường giao thông. KNS: - GV yêu cầu HS thực hành về tham gia giao thông an toàn. D.Bổ sung: .……………………………………….………………………………. …………………………………………………………………………………….. _____________________________ T2. TOÁN PHÉP NHÂN. TIẾT: 92. SGK/ 92 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau. - Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. - Bài 1/4.VBT B. Đồ dùng dạy học: GV: 5 thẻ 2 chấm tròn HS: đồ dùng học toán C/Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: BT2: Tính – 2 HS BT3: Số – 1 HS Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân - GV yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn Hỏi: Tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn) và lấy 5 tấm bìa như thế. Vậy có tất cả mấy chấm tròn ? – GV ghi phép tính tổng thể hiện số chấm tròn: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 - 2 chấm tròn được lấy mấy lần? ( 5 lần) – GV ghi bảng: 2 được lấy 5 lần. - Vậy ta chuyển thành phép tính nhân như sau: 2 x 5 = 10 - Dấu x : gọi là dấu nhân - Đọc : là hai nhân năm bằng mười - gọi HS đọc. - GV lấy ví dụ khác về phép nhân – HS tính kết quả, lớp nhận xét. -GV nhận xét – sửa sai- tuyên dương. Hoạt động 3: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 1/vbt: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân ( theo mẫu): - GV làm mẫu bài 1 như vbt / tr 4 - Tương tự GV gắn các tấm bìa có chấm tròn tương ứng câu a, b – HS ghi phép nhân vào bảng con. a/4 x 3 = 12 c/2 x 4 = 8 d/6 x 3 = 18 b/5 x 4 = 20 e/7 x 4 = 28 g/10 x 6 = 60 * Các câu còn lại HS tự làm vào vở - 4 HSY lên bảng. Hoạt động 4: - HS đọc các phép nhân sau: a/4 x 3 = 12 b/2 x 4 = 8 c/6 x 3 = 18 - Thừa số - Tích D.Bổ sung: ………………………………………………………........................................... …………………………………………………………………………………………………. __________________________ T3. CHÍNH TẢ TẬP CHÉP: CHUYỆN BỐN MÙA. TIẾT: 37. SGK/7 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT (2) a/b, hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu bài tập 1/vbt. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1 C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Không Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép. Bước 1: GV đọc đoạn chính tả bài Chuyện bốn mùa. - 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: Đoạn văn ghi lại lời của ai? - Bà Đất nói gì? Tìm tên riêng trong bài chính tả. - GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: tươi tốt, tựu trường, ấp ủ, mầm sống,.... * Nhắc nhở tư thế ngồi viết Bước 3: HS nhìn sgk chép bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1b /vbt: Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm: - GV hướng dẫn làm bài. - HS làm bài vào vbt –1 HS lên bảng. - HS đọc bài đã hoàn thành ( tổ, bão, nảy, kĩ) – GV cùng lớp nhận xét. Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn – HS mở sgk bài Chuyện bốn mùa và tìm chữ có dấu hỏi/dấu ngã. - HS nối tiếp nêu các chữ tìm được. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Về nhà viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. D. Bổ sung:................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> T4. THỂ DỤC TIẾT: 37 TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”VÀ “NHANH LÊN BẠN ƠI” SGV/ 87 TGDK: 35’ A/Mục tiêu : - Biết cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Làm quen xoay cánh tay, khớp vai. - Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B/ĐDDH : Còi, khăn. C/Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Phần mở đầu. - GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Xoay cánh tay, khớp vai. - Bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp. Hoạt động 2: Phần cơ bản - Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. - Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi. Hoạt động 3: Phần kết thúc. - Đứng vỗ tay, hát. - Cúi người thả lỏng và nhảy thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét giao BTVN. D/ Bổ sung : …………………………………………............................................. …………………………………………………………………………………...... __________________________________________________________________ T1. Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013 KỂ CHUYỆN CHUYỆN BỐN MÙA. TIẾT: 19. SGK/6 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1 (BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2). - HS khá, giỏi thực hiện được CH 3. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện. C. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Không Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn theo tranh Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn tranh minh hoạ - HS quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi tranh. - GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi. Tranh 1: Đông và Xuân đang nói chuyện. Tranh 2: Đông và Hạ đang nói chuyện, các cậu học trò đang chơi đùa. Tranh 3:Thu và Hạ đang nói chuyện, các bạn đang rước đèn. Tranh 1: Đông và Thu đang nói chuyện, bếp lửa bập bung. - 1 HS kể đoạn 1 theo tranh 1 – GV nhận xét. HS nối tiếp nhau kể 3 - 4 lần nội dung tranh 1..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - Đại diện mỗi nhóm kể 1-2 tranh – Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 3: Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3 : Dựng lại câu chuyện theo vai. - HS khá giỏi nhập vai kể toàn bộ câu chuyện. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. D. Bổ sung: ………………………………………………………………............ ……………………………………………………………………………………. ___________________________ T2. TẬP ĐỌC THƯ TRUNG THU. TIẾT: 57. SGK/ 9 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: 1. Mục tiêu chính: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. - Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam (trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài). 2. GDKNS: -Tự nhận thức -Lắng nghe tích cực B. Đồ dùng dạy – học GV: Bảng phụ ghi câu đọc. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Chuyện bốn mùa. - Nhận xét- ghi điểm. Hoạt động 2: Dạy bài mới Hoạt động 2.1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu + lượt 1-kết hợp luyện đọc từ khó : ngoan ngoãn, sức, hoà bình. + lượt 2-kết hợp giảng từ phổ thông: bận. + lượt 3-kết hợp luyện đọc câu dài( ngắt nhịp đoạn thơ như sgk) Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn – GV theo dõi, sửa sai. - GV gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giảng từ mới có trong sgk và ghi bảng. - GV hướng dẫn đọc đoạn khó: đoạn 2 - Nhóm 2 luyện đọc đoạn.- Thể hiện Bước 3: Cả lớp đồng thanh Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bài * KNS: -Tự nhận thức -Lắng nghe tích cực. * PP/ KTDH: -Trình bày ý kiến cá nhân * Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Đọc câu hỏi sgk , đọc thầm đoạn GV yêu cầu và TLCH. GV chốt ý: Câu 1: Bác nhớ các cháu nhi đồng. Câu 2: Câu thơ cho ta thấy Bác nhớ các cháu: Ai yêu….. xinh xinh. Câu 3: Các cháu phải học hành, làm việc, tham gia kháng chiến, gìn giữ hoà bình. Hoạt động 2.3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài - Giáo viên đọc mẫu. - Luyện đọc HTL đoạn thơ. - Thi đọc học thuộc lòng đoạn thơ - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. * HS nêu nội dung bài: Cảm nhận được tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với Thiếu nhi, nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác. - GV yêu cầu HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.- Dặn HS luyện đọc ở nhà. D.Bổ sung: .............................................................................................................................. ………………………………………………………………………….................................... ______________________________ T3. TOÁN THỪA SỐ - TÍCH. TIẾT: 93. SGK/ 94 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. - Bài 1,2,3/5.VBT B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ bài tập, thẻ từ ghi thừa số- tích C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: BT2: Viết phép nhân (theo mẫu) – 3 HS BT3: Viết phép nhân – 1 HS Hoạt động 2: Giới thiệu thừa số - tích - GV ghi phép tính nhân lên bảng: 2 x 5 = 10 - 1 HS đọc phép tính - GV vừa giới thiệu vừa gắn thẻ từ: 2 x 5 = 10 Thừa số Thừa số Tích - Gọi HS nhắc lại. GV nêu: 2 x 5 cũng gọi là tích. - Giáo viên lấy ví dụ 2 x 4 = 8 * Gọi HS yếu nêu tên thành phần và kết quả của phép nhân. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1/ vbt: Chuyển các tổng sau thành tích (theo mẫu): - GV làm bài mẫu – HS theo dõi. Mẫu: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 (3 được lấy 4 lần) - HS tự làm bài vào vbt – GV kèm HS TB - yếu làm bài. - 6 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. KQ: a/ = 2 x 5 b/ = 4 x 3 c/ = 5 x 4 d/ = 7 x 5 e/ = 8 x 3 g/ = 10 x 2 Bài 2/vbt: Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính ( theo mẫu). - GV làm bài mẫu – HS theo dõi. Mẫu: 6 x 3 = 6 + 6 + 6= 18; vậy 6 x 3 = 18.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> (Gợi ý: Số hạng là 6, có 3 số hạng) - HS làm vở bài tập, 2HS lên bảng - Lớp nhận xét, sửa sai. *GV kèm HS TB-yếu làm bài. KQ: a/ 9 x 2 = 9 + 9 = 18 2 x 9 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 18 b/3 x 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15 Bài 3/ vbt:* Viết phép nhân ( theo mẫu): - GV làm bài mẫu – Tương tự HS tự làm bài vào vở, sửa miệng. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: - HS nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. - Tiết sau: Bảng nhân 2 D. Bổ sung: …………………………………………………………………........................... ………………………………………………………………………………............................ _____________________________ T4. THỂ DỤC TIẾT: 38 TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”VÀ “NHÓM BA NHÓM BẢY” SGV/ 89 TGDK: 35’ A/Mục tiêu : - Biết cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Làm quen xoay cánh tay, khớp vai. - Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi được các trò chơi. B/ĐDDH : Còi, khăn. C/Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Phần mở đầu. - GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Xoay cánh tay, khớp vai. - Bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp. Hoạt động 2: Phần cơ bản - Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. - Trò chơi : Nhóm ba nhóm bảy. Hoạt động 3: Phần kết thúc. - Đứng vỗ tay, hát. - Cúi người thả lỏng và nhảy thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét giao BTVN. D/ Bổ sung : …………………………………………................................................................................. ………………………………………………………………………………………………. ________________________________________________________________________ T1. Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013 MĨ THUẬT TIẾT: 19 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI Có GV dạy.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> T2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT: 19 TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? SGK/8 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2). - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3). HS khá, giỏi làm được hết các BT. B. Đồ dùng dạy – học: GV: bảng phụ kẻ khung như bt2. C.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ: Không Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/sgk: (miệng): Kể tên các tháng trong năm - Một năm có bao nhiêu tháng? ( 12 tháng) – 1 HS kể tên các tháng trong năm. - Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào, kết thúc từ tháng nào? - HS nêu các tháng bắt đầu và kết thúc của mùa xuân – HS khác nhận xét. - Tương tự với các mùa hạ, thu, đông. - GV ghi bảng lớp các tháng HS nêu – GV xóa bảng, HS nhắc lại. KQ: Mùa xuân: Tháng 1,tháng 2, tháng 3. Mùa hạ: Tháng 4,tháng 5, tháng 6. Mùa thu: Tháng 7,tháng 8, tháng 9. Mùa đông: Tháng 10,tháng 11, tháng 12. Bài tập 2/vbt: ( viết ) - HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc các ý trong bài. - HS làm vào vở. Trình bày KQ: Mùa xuân B. Mùa hạ a. Mùa thu c,e. Mùa đông D. Bài tập 3/vbt: ( miệng)Trả lời câu hỏi khi nào? - HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi trong bài. - GV làm mẫu - HS nhóm 2 thảo luận. Trình bày Kết quả: Khi nào HS được nghỉ hè? (Đầu tháng 6 HS được nghỉ hè). Khi nào học sinh tựu trường? (Đầu tháng 8 HS tựu trương). Mẹ thường khen em khi nào? (Mẹ thường khen em khi em được điểm mười). * GV chốt: câu hỏi có cụm từ Khi nào? dùng đẩ đặt câu hỏi về thời gian. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: hỏi đáp nhanh: 1 HS nêu tháng 3 là mùa nào? – 1HS nói nhanh là mùa xuân. - Ghi nhớ kiểu câu hỏi có cụm từ: Khi nào? D. Bổ sung: .......................................................................................................................................... .. .............................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(12)</span> T3. TOÁN BẢNG NHÂN 2. TIẾT: 94. SGK/ 95 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết đếm thêm 2. - Bài 1,2,4/6.VBT B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập. Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. HS: Đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: BT2: Viết tích dưới dạng tổng – 2 HS BT3: Viết phép nhân – 1 HS Hoạt động 2: Lập bảng nhân 2 Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn để lên bàn. - Giáo viên lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn cài bảng. Hỏi: tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn) - 2 được lấy 1 lần ta viết: 2 x 1 = 2 - HS nhắc lại. - Tương tự với 2, 3 tấm bìa – GV hình thành phép nhân. Bước 2: GV ghi các phép nhân còn lại lên bảng - HS theo tác trên tấm bìa và nêu kết quả - GV giới thiệu bảng nhân 2 như sgk - Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 2. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1/vbt: Tính nhẩm: - HS làm bài và nêu miệng kết quả (bảng nhân 2). Bài 2/vbt: Giải toán - Gọi hs đọc bài toán – GV tóm tắt: 1 con: 2 chân 10 con: ….? Chân - GV hướng dẫn: 2 chân được lấy? lần (10 lần) - HS làm vở bài tập - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài giải: 10 con chim có số chân là: 2 x 10 = 20 (chân) Đáp số: 20 chân chim Bài 4/vbt: Viết số thích hợp vào ô trống. - HS nhận xét về các số liên tiếp cho trong ô vuông ( hơn kém nhau 2 đơn vị) - HS cá nhân, 1 HS lên bảng Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Thi đọc thuộc bảng nhân giữa các tổ. Lớp nhận xét, tuyên dương. - Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 2. - Tiết sau: Luyện tập. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> T4. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: THƯ TRUNG THU. TIẾT: 38. SGK/11 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu bài tập 1b, 2b/vbt. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1 C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng viết: mầm sống, tựu trường, đâm chồi, nảy lộc.. - Nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết. Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1. - 2, 3 HS khá giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: Nội dung bài thơ nói lên điều gì? ( Bác Hồ rất yêu thiếu nhi) - Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?( Bác, các cháu) - Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? - GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: ngoan ngoãn, xinh xinh, cố gắng, sức, gìn giữ, xứng đáng.... Bước 3: GV nhắc lại cách trình bày bài thơ 5 chữ. - GV đọc từng dòng thơ – HS nghe - viết bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1b /vbt: viết tên các vật trong tranh có dấu hỏi hoặc dấu ngã: - HS quan sát vật trong tranh và nêu tên chúng viết vào bảng con. KQ tủ gỗ cửa sổ muỗi Bài tập 2b/ vbt: chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: - GV hướng dẫn – HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài. KQ: Thi đỗ; đổ rác giả vờ( đò); giã gạo Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập 1a, 2a - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. D. Bổ sung:................................................................................................................................ ................................................................................................................................................... ____________________________________ T5 TẬP VIẾT TIẾT: 19 CHỮ HOA: P SGK/ 9 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), phong cảnh hấp dẫn (3 lần). B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẫu chữ hoa P. Phiếu viết chữ Phong, cụm từ Phong cảnh hấp dẫn trên dòng kẻ ô li. HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng viết chữ hoa Ô, Ơ; từ Ơn - GV nhận xét. Hoạt động 2: Dạy bài mới: Hoạt động 2.1: Quan sát và nhận xét chữ hoa P Bước 1: GV gắn chữ mẫu P. - GV hướng dẫn cách viết chữ hoa P – HS viết trên không. Bước 2: GV viết lên bảng chữ P và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi. Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ P ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ P cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2.2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Phong cảnh hấp dẫn . - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Các chữ cao 2, 5 li là: P, g, h + chữ cao 2 li: p, d + Các chữ còn lại cao 1 li. + Khoảng cách giữa các chữ bằng khảng cách viết 1 chữ o. Bước 2: GV viết mẫu chữ Phong và hướng dẫn HS viết Hoạt động 2.3: HS viết vở tập viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ. - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Thi viết chữ hoa P - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………. ____________________________________________________________________ T1. Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013 ÂM NHẠC TIẾT: 19 HỌC HÁT: BÀI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG TGDK: 35’. SGK/ 16 A/ Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. * HĐNGLL: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước B/ĐDDH : Thanh phách. C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Lớp hát bài Mẹ đi vắng. - Kiểm tra một tổ. Hoạt động 2: Dạy hát..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * HĐNGLL: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước B/ĐDDH : Thanh phách. C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Lớp hát bài Mẹ đi vắng. - Kiểm tra một tổ. Hoạt động 2: Dạy hát. * HĐNGLL: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Thời gian: 10 phút - Nội dung: - Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: + Tên thật: Lưu Hữu Phước. + Sinh ngày: 21.9.1921 tại Ô Môn - Cần Thơ. + Mất ngày: 12.6.1989 (thọ 67 tuổi) tại TPHCM. + Lưu Hữu Phước bắt đầu viết nhạc khi mới 15,16 tuổi. Ông là tác giả của những bài ca xuất sắc,có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bước đi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất (1987). Sau năm 1975, được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức. Năm 1996, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. - Giáo viên hát (đối với nơi không có điều kiện) hoặc mở máy cho học sinh nghe một số tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng, Tiến về Sài Gòn, Giải phóng miền Nam,… Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình khi nghe các tác phẩm. - Hát mẫu : GV hát mẫu. - Hướng dẫn HS đọc lời ca. - Bài hát chia thành 4 câu hát. Dạy hát từng câu, chú ý chỗ lấy hơi. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca(thay đổi luân phiên : dãy hát,dãy vỗ tay) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách 1 lần. D/ Bỗ sung : …………….………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _______________________________. T2. TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU.. TIẾT: 19. SGK/ 12 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: 1. Mục tiêu chính: - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3). 2. Kĩ năng sống: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh hoạ bt1. phiếu cho HS làm bt3..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Không Hoạt động 2: Thực hành * Các kĩ năng: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực. * PP/KTDH: Hoàn tất một nhiệm vụ thực hành đáp lại lời chào theo tình huống. * Cách tiến hành: Hướng dẫn làm BT Bài tập 1/sgk: Ghi lời đáp (Miệng) - HS đọc yêu cầu bài tập và lời của chị Hương trong tranh. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV cùng lớp nhận xét. KQ: - Chúng em chào chị ạ. - Ồ, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp. GV chốt: Lời chào cần lịch sự, lễ độ, vui vẻ. Nhất là đối với những người lớn tuổi hơn các em. Bài tập 2/vbt: Ghi lời đáp (Miệng) - HS nhóm 2 trao đổi. Trình bày KQ: a/Cháu chào chú. Chú đợi bố mẹ cháu 1 chút. b/Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi vắng. Lát chú ghé lại nhé. GV chốt: Dù người lạ hay quen, nếu muốn gặp bố hoặc mẹ các em cần thể hiện thái độ lịch sự, có văn hóa, vừa thông minh, vừa thận trọng. Bài tập 3/vbt: Viết lời đáp của Nam. (Viết) - HS cá nhân. Trình bày. KQ: - Cháu chào cô ạ! - Dạ đúng ạ! Cháu là Nam đây. - Thế ạ? Cháu mời cô vào nhà. - GV chốt: Cần ghi lời đáp phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ. *KNS: + Giáo dục HS cần đáp lời chào, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là học trò ngoan, lịch sự. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò + Yêu cầu HS thực hành trong cuộc sống. - Về nhà làm lại bt3. D. Bổ sung: .......................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .......... _________________________ T3. TOÁN LUYỆN TẬP. TIẾT: 95. SGK/ 96 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 2. - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết thừa số, tích. - Bài tập: 1,2 3/ 7.VBT; 5/ 96. SGK. B. Đồ dùng dạy - học: GV- phiếu ghi bài tập, bảng con. C. Các hoạt động dạy - học:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc bảng nhân 2. - BT1: Tính nhẩm – 1HS BT2: Giải toán – 1 HS Hoạt động 2: Thực hành Bài 1/vbt: Tính ( theo mẫu): - GV làm bài mẫu: 2 cm x 3 = 6 cm. - HS nhận xét: Ta thực hiện phép tính nhân, viết kết quả nhớ kèm đơn vị - HS tự làm bài vào vbt. - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. KQ: 8cm 4kg 18cm 14kg 10cm 16kg 20kg Bài 2/vbt: Số? - HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3/vbt: Giải toán - Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng: 1 đôi: 2 chiếc 6 đôi: …. chiếc - 2 chiếc được lấy mấy lần (6 lần) - HS làm vở bài tập, 1 em lên bảng. Bài giải: 6 đôi đũa có số chiếc đũa là: 2 x 6 = 12 (chiếc) Đáp số: 12 chiếc đũa. Bài 5/sgk Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) - HS nhận xét: Tìm tích là thực hiện phép tính nhân - HS cá nhân, 1 HS lên bảng. Thừa số Thừa số Tích. 2 4 8. 2 5 10. 2 7 14. 2 9 18. 2 10 20. 2 2 4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc lại bảng nhân 2. - Tiết sau: Bảng nhân 3 D. Bổ sung: …………… ………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________ T4. THỦ CÔNG TIẾT: 19 CẮT, GẤP TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (T1) TGDK: 35’. SGV/ 229 A. Mục tiêu: - Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. - Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản. Với HS khéo tay: Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * NGLL: Giới thiệu các tấm thiệp. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẫu thiệp chúc mừng HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, giấy màu khác), kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra những em chưa hoàn thành Gấp, cắt dán BBGT cấm đỗ xe. - Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học. Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét. - GV cho HS quan sát một số mẫu thiệp chúc mừng có kiểu dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật… - Các loại thiệp có rất nhiều kiểu dáng khác nhau dùng để chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, thiệp chúc noel… - HS kể thêm một số loại thiệp em biết. * NGLL: Giới thiệu các tấm thiệp - Thời gian: 10 phút. - Nội dung: - Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số thiệp chúc mừng (ngày 20/11, 8/3…) có trang trí. - Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, nội dung và cách trang trí các mẫu thiệp.. Thiệp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Thiệp mừng Sinh nhật. Thiệp chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Hoạt động 3: GV hướng dẫn mẫu - GV hướng dẫn từng bước theo qui trình: Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng. Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng. - GV nêu lại từng bước, kết hợp làm mẫu - Cả lớp theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - HS nhắc lại các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. Hoạt động 4: Thực hành. - GV tổ chức cho HS làm thiệp trên giấy nháp. - GV theo dõi, kèm HS yếu còn lúng túng. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Về thực hành cắt, gấp thiệp cho thành thạo. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… __________________________________. T5. SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT: 19 TỔNG KẾT TUẦN 18 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 19 I. Đánh giá hoạt động tuần 18: 1/ Ưu điểm: ……………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 2/ Khuyết điểm: …………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. II. Phương hướng hoạt động tuần 19: * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 1/ Hạnh kiểm: - Khắc phục hiện tượng nói chuyện trong giờ học. - Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho HS. - Duy trì đi học chuyên cần. Xếp hàng ra vào, lớp ra về trật tự. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ của công, đóng cửa sau buổi học, tắt điện quạt khi ra khỏi phòng. - Giáo dục HS thái độ học tập tự giác, tích cực, nghiêm túc. 2/ Học tập: - Học bài và làm bài khi đến lớp. Mang sách vở học kì 2, dụng cụ học tập đầy đủ. Nhắc nhở, kiểm tra HS sử dụng, trình bày bảo quản sách vở, ĐDHT. - Rèn đọc to, trôi chảy, viết đúng mẫu, đúng chính tả, kĩ năng làm tính nhanh, chính xác. 3/ Công tác khác: a.Trường học thân thiện – Học sinh tích cực - Tiếp tục chăm sóc dây leo, chăm sóc chậu cảnh trước lớp. - Tiếp tục thực hiện múa sân trường. - HS thực hiện đối xử tốt với bạn. - HS chơi trò chơi dân gian: chặt cây dừa, đánh chắt, ô ăn quan, nhảy dây, bắn bi. Trò chơi có ích: đá cầu. b.ATGT, phòng chống TNXH, TNHĐ, VSTL…: - Nhắc HS thực hiện tốt ATGT, đi lề bên phải, không đi hàng 3,4; không chạy băng qua đường. Không đi xe đạp người lớn. Qua đường phải nhìn trước ngó sau..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Tham gia giữ gìn trường học sạch đẹp, đi vệ sinh đúng quy định, bỏ rác vào sọt rác. Nhặt rác cuối buổi học. - Không leo trèo lên bàn ghế, không chạy nhảy gây tai nạn học đường. Không viết vẽ bậy lên tường. c. Phòng chống tai nạn thương tích: - Bài: Phòng tránh các tai nạn do ngạt, tắc đường thở. - Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Tài liệu: Trang 77,78 - Thời gian: 15 phút. III/. Sinh hoạt tập thể: Hát tập thể..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×